Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại x...

Tài liệu đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã quảng phước, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
84
323
117

Mô tả:

---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ QUẢNG PHƯỚC, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN NGUYỄN QUỲNH TIÊN KLTN – 2011  ÂAÏNH GIAÏ TAÏC ÂÄÜNG CUÍA DÄÖN ÂIÃÖN ÂÄØI THÆÍA ÂÃÚN PHAÏT TRIÃØN KINH TÃÚ HÄÜ NÄNG DÁN  TRÁÖN NGUYÃÙN QUYÌNH TIÃN TAÛI XAÎ QUAÍNG PHÆÅÏC, HUYÃÛN QUAÍNG ÂIÃÖN, TÈNH THÆÌA THIÃN HUÃÚ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN Khoá học: 2007 - 2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ QUẢNG PHƯỚC, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên Lớp: K41A KTNN Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Hương Loan Niên khóa: 2007 - 2011 Huế, 05/2011 Để xây dựng và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, trong thời gian thực tập đã được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Trước hết tôi xin được gởi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong và ngoài trường Đại Học Kinh Tế Huế, những người đã cho tôi vô vàn kiến thức quý báu cả trong lý luận và thực tiễn trong suốt những năm học tại trường Đại Học Kinh Tế Huế. Đặc biệt tôi muốn gởi lời cám ơn đến cô giáo Lê Thị Hương Loan, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú lãnh đạo cũng như các anh (chị) nhân viên của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Điền đã cung cấp các tài liệu, văn bản liên quan và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương. Xin được gởi lời cám ơn đến tập thể cán bộ và nhân viên trong UBND xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, những người đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Và tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các bà con xã Quảng Phước đã rất tận tình cung cấp cho tôi những nguồn số liệu thực tế quý giá. Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè luôn luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận. Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Trần Nguyễn Quỳnh Tiên MỤC LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT...............................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................. ii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ...................................................................................................... iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................iv PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu...................................................................3 4.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu và phân tích ....................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................5 1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm, vai trò đất đai và đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp...5 1.1.2. Khái niệm về tập trung ruộng đất và tác động ......................................................7 1.1.2.1. Một số vấn đề về tập trung ruộng đất .................................................................7 1.1.2.2. Mục đích và nguyên tắc của dồn điền đổi thửa:................................................8 1.1.2.3. Tác động của "dồn điền, đổi thửa" đến quyết định sản xuất và sản xuất nông nghiệp của nông hộ........................................................................................................10 1.1.3. Các mối quan hệ trong quá trình sử dụng ruộng đất ...........................................10 1.1.4. Các chỉ tiêu phân tích ..........................................................................................12 1.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................12 1.2.1. Tình hình sử lý đất ruộng trước và sau "dồn điền, đổi thửa" ở nước ta. .............12 1.2.1.1. Trước khi dồn điền, đổi thửa ............................................................................12 1.2.1.2. Nguyên nhân của tình trạng manh mún ruộng đất của Việt Nam. ...................15 1.2.1.3. Một số kết quả đạt được sau dồn điền đổi thửa................................................15 1.2.2. Các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến “dồn điền đổi thửa”. .......................................................................................................16 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH .....................................................................................................................19 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...........................................................................19 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................19 2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................19 2.1.1.2. Địa hình: ...........................................................................................................19 2.1.1.3. Khí hậu .............................................................................................................20 2.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước......................................................................................20 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................21 2.1.2.1. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................21 2.1.2.2. Tình hình nhân khẩu, lao động .........................................................................22 2.1.2.3. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của xã.........................................................23 2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng: ...................................................................................25 2.2. Tình hình dồn điền đổi thửa tại huyện Quảng Điền ...............................................25 2.2.1. Các thông tin chung về công tác dồn điền, đổi thửa ở huyện .............................25 2.2.2. Kết quả "dồn điền, đổi thửa" của huyện ..............................................................28 2.3. Quá trình dồn điền đổi thửa tại xã Quảng Phước ...................................................31 2.3.1. Thực trạng đất đai xã Quảng Phước sau khi giao đất theo Nghị định 64/CP năm 1993. ..............................................................................................................................31 2.3.2. Tình hình dồn điền đổi thửa tại xã.......................................................................34 2.4. Tình hình dồn điền đổi thửa ở các hộ điều tra........................................................35 2.4.1. Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra.......................................................35 2.4.2. Quỹ đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra.........................................................39 2.4.3. Quá trình dồn điền đổi thửa của nhóm hộ điều tra ..............................................42 2.4.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra trước và sau dồn điền đổi thửa ..........................................................................................................................44 2.4.5. Tác động của dồn điền đổi thửa đến sản xuất của nông hộ ................................46 2.4.5.1. Tác động đến việc quyết định sử dụng giống cây trồng của nhóm hộ điều tra 46 2.4.5.2. Mức chi phí đầu tư sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa....................................46 2.4.5.3. Tác động đến kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ .........................................48 2.4.5.4. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất của nhóm hộ sau dồn đổi ...............50 2.4.5.5. Tác động đến cơ cấu lao động của hộ sau dồn đổi ...........................................51 2.4.6. Một số vấn đền khó khăn và nảy sinh trong dồn điền đổi thửa...........................53 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ...........................................................56 3.1. Định hướng của xã..................................................................................................56 3.2. Một số giải pháp chủ yếu........................................................................................56 3.2.1. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân................................................................57 3.2.2. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai gắn với tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. .........................................................................................................57 3.2.3. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục và vận động người dân tham gia. ..................58 3.2.4. Giải pháp về khuyến nông ...................................................................................59 3.2.5. Giải pháp về thị trường........................................................................................59 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................60 1. Kết luận......................................................................................................................60 2. Kiến nghị ...................................................................................................................61 2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................61 2.2. Đối với các hộ nông dân.........................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá HTX Hợp tác xã CN - TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp TTCN - DV Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất KHKT Khoa học kỹ thuật NN - DV Ngành nghề - dịch vụ TN Thuần nông UBND Uỷ ban nhân dân BVTV Bảo vệ thực vật DĐĐT Dồn điền đổi thửa i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên Trang Bảng 1: Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước .................................13 Bảng 2: Tình hình biến động đất đai, dân số và kết quả sản xuất kinh doanh của xã Quảng Phước (2008-2010) ............................................................................................24 Bảng 3: Thực trạng ruộng đất của huyện sau khi giao đất (2000) ................................26 Bảng 4: Tổng hợp kết quả công tác dồn điền, đổi thửa ở huyện Quảng Điền (2006)...28 Bảng 5: Kết quả chi tiết thực hiện “dồn điền, đổi thửa” ở huyện Quảng Điền (2006) 30 Bảng 6: Tình hình ruộng đất của xã khi thực hiện Nghị định 64/CP ............................33 Bảng 7: Tình hình dồn điền đổi thửa ở xã điều tra........................................................34 Bảng 8: Số hộ được lựa chọn ở các thôn điều tra..........................................................36 Bảng 9: Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra ...................................................38 Bảng 10: Diện tích các loại đất bình quân của nhóm hộ điều tra..................................41 Bảng 11: Sự tham gia của các hộ điều tra trong quá trình dồn điền đổi thửa ...............43 Bảng 12: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra trước và sau dồn đổi ..................................................................................................................................45 Bảng 13: Mức độ đầu tư, chi phí của các hộ trên 1 sào lúa trước và sau dồn điền đổi thửa ................................................................................................................................47 Bảng 14: Kết quả giá trị sản xuất của ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra ..............49 Bảng 15: Giá trị cơ cấu sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2010................................50 Bảng 16: Tình hình cơ cấu lao động của nhóm hộ điều tra trước và sau khi dồn đổi...52 Bảng 17: Khó khăn nảy sinh trong quá trình dồn điền, đổi thửa .................................54 ii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1sào = 500m2 1ha = 10.000m2 iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước đây, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, trong đó điển hình là Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, đã tạo điều kiện và động lực mới thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau quá trình phân chia ruộng đất cho hộ nông dân đã phát sinh một số hạn chế, điển hình là tình trạng manh mún ruộng đất. Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất như đã nói trên, thì việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm hết sức cần thiết. Huyện Quảng Điền là một địa bàn có công tác “dồn điền đổi thửa” hoàn thành gần như là sớm nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong toàn huyện đã có 11/11 xã, thị trấn tham gia thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Vì vậy để hiểu rõ hơn về tác động của việc dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện nói chung và trong địa bàn xã Quảng Phước nói riêng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. * Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác “dồn điền, đổi thửa” trên địa bàn xã Quảng Phước. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế trước và sau khi thực hiện công tác “dồn điền, đổi thửa” tại địa phương nghiên cứu. - Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất nông nghiệp và quyết định sản xuất của hộ. * Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu - Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn 80 hộ bằng phiếu điều tra tiến hành trên 3 thôn Thủ Lễ 2, Thủ Lễ 3 và Khuông Phò. - Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các số liệu từ: Báo cáo tổng kết về "dồn điền, đổi thửa" của huyện Quảng Điền, xã Quảng Phước, niêm giám thống kê của xã 2008 – iv 2010. Thu thập số liệu sẵn có qua các báo cáo về kinh tế - xã hội của huyện, xã, thông tin về đất đai của xã. * Phương pháp nghiên cứu: Để có được kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh, số liệu thu thập được xử lý bằng các ứng dụng của phần mềm Excell. * Kết quả nghiên cứu: Qua phân tích tình hình kinh tế của hộ nông dân trước và sau dồn điền đổi thửa ta thấy được sự tác động của việc dồn điền đổi thửa đến việc ra các quyết định trong sản xuất nông nghiệp như: quyết định trong việc lựa chọn các giống cây trồng mới, áp dụng cơ giới hoá, mức đầu tư chi phí/đơn vị diện tích giảm làm tăng năng suất. Sau quá trình dồn điền điền đổi thửa cơ cấu kinh tế của hộ đã chuyển dần từ việc sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hoá, hình thành nên nhiều mô hình kinh tế, nông nghiệp đã và đang hình thành phát triển theo hướng hàng hoá và theo hướng tập trung chuyên canh. Đồng thời mang lại những kết quả trực tiếp (quy mô đất đai bình quân tăng lên, số thửa của các hộ giảm đi đáng kể, diện tích đất canh tác tăng lên do giảm được diện tích bờ vùng, bờ thửa, diện tích kênh mương tưới tiêu, đồng ruộng được quy hoạch gọn gàng, giảm được công lao động) và còn có những tác động dán tiếp đến kinh tế, xã hội và môi trường. v Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước đi lên từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Cùng với những diễn biến thăm trầm của lịch sử, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển biến hết sức mạnh mẽ và đạt được những thành tựu nổi bật đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước đây, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, trong đó điển hình là Luật đất đai năm 1993. Theo đó ruộng đất được chia đến tận tay người nông dân. Có thể nói rằng, với chính sách mới về quyền sử dụng đất như vậy đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự trở thành người chủ mảnh đất của riêng mình. Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, đã tạo điều kiện và động lực mới thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau quá trình phân chia ruộng đất cho hộ nông dân đã phát sinh một số hạn chế, điển hình là tình trạng manh mún ruộng đất. Ví dụ như là ở vùng Bắc bộ trung bình có từ 7-20 thửa/hộ, cá biệt có hộ có đến 25 thửa. Còn ở Duyên hải miền trung thì trung bình là từ 5-10 thửa/hộ, cá biệt nhất là có hộ có tới 30 thửa. Tình trạng phân tán, manh mún ruộng đất phần nào đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các quy trình kỹ thuật đồng nhất cho một loại hình canh tác nào đó trong sản xuất. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây rất nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai. Tình hình ruộng đất đó không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất trong điều kiện mới, tiềm năng đất đai, lao động chưa khai thác triệt để và hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao gây khó khăn cho quá trình thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn trong thời đại mới. SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên 1 Khóa luận tốt nghiệp Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất như đã nói trên, thì việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm hết sức cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sử dụng và khai thác đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nắm bắt được tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương “ Dồn đổi ruộng đất” để việc sử dụng đất có hiệu quả hơn. Những địa phương đi đầu trong phong trào này có thể kể đến như: Thanh Hoá, Hà Tây, Hà Nam, Bắc Ninh,… cho đến nay phong trào dồn điền, đổi thửa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên cả nước và được ủng hộ đồng tình của đông đảo các hộ dân. Trên thực tế, một số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi đã đưa ra những chính sách riêng để triển khai dồn điền, đổi thửa giữa các hộ xã viên. Việc dồn điền đổi thửa cũng đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng cũng có những địa phương không thành công. Mặt khác mức độ thành công ở mỗi địa phương là khác nhau: có nơi công việc chỉ diễn ra nhanh chóng trong một vài tháng là xong, nhưng có nơi kéo dài hàng năm, gây tốn kém sức người và tiền của… Huyện Quảng Điền là một địa bàn có công tác “dồn điền đổi thửa” hoàn thành gần như là sớm nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong toàn huyện đã có 11/11 xã, thị trấn tham gia thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Vì vậy để hiểu rõ hơn về tác động của việc dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp trong cả nước nói chung và trong địa bàn xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền nói riêng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tác động của dồn điền, đổi thửa ở hộ nông dân và phát hiện những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, từ đó đề xuất khuyến nghị về chính sách liên quan đến đất SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên 2 Khóa luận tốt nghiệp đai góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, làm tăng thu nhập cho hộ nông dân. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tập trung ruộng đất tác động đến sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất nông nghiệp và quyết định sản xuất của nông hộ. - Đề xuất khuyến nghị và những giải pháp chủ yếu liên quan đến vấn đề tập trung ruộng đất nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất trong nông hộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa và những tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến quyết định sản xuất và sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. - Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền - Thời gian: Tiến hành nghiên cứu về tình hình dồn điền đổi thửa của xã Quảng Phước, trong đó tình hình đất đai của nhóm hộ trước và sau dồn điền đổi thửa. Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2011. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu * Tài liệu thứ cấp: Tìm đọc, trực tiếp xin số liệu thông qua các tài liệu sẵn có như: Báo cáo tổng kết về "dồn điền, đổi thửa" của huyện Quảng Điền, xã Quảng Phước, các chính sách định hướng, các báo, tạp chí, văn bản các tỉnh, huyện, niêm giám thống kê của huyện 2008 – 2010. Thu thập số liệu sẵn có qua các báo cáo về kinh tế - xã hội của huyện, xã, thông tin về đất đai của xã. SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên 3 Khóa luận tốt nghiệp * Tài liệu sơ cấp Tiến hành điều tra 80 hộ của xã, trong mỗi thôn tôi kết hợp với cán bộ địa phương để phân loại hộ theo các nhóm. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra hộ nông dân. 4.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu và phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, để tính toán chỉ tiêu cần nghiên cứu như loại đất, quy mô loại đất, kết quả sản xuất để suy rộng ra toàn bộ tổng thể nghiên cứu. - Phương pháp thống kê so sánh: So sánh các tiêu thức nghiên cứu, các nhóm hộ ở các vùng khác nhau trước và sau chuyển đổi như: chỉ tiêu năng suất, các khoản chi phí, thu nhập hỗn hợp, kết quả sản xuất. SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên 4 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm, vai trò đất đai và đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Khái niệm: Luật đất đai năm 1993 và sửa đổi bổ sung năm 2003 của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như hiện nay”. Vai trò của đất đai: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phố của ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. Đất đai là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế-xã hội. Địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa mang tính chất chuyển tiếp, mạng lưới sông ngòi, nguồn nước ngầm khá phong phú, thảm thực vật khá đa dạng, phong phú, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, tình hình kinh tế, xã hội ổn định đã có nhiều thuận lợi và cũng gây ra không ít khó khăn cho đất đai. Đất trung du miền núi gồm các loại chính: đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, các loại đất mùn, đất đỏ nâu trên đá macma trung tính và basic... Đất đồng bằng gồm đất phù sa không bồi SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên 5 Khóa luận tốt nghiệp hàng năm, đất phù sa bồi hàng năm... Các loại đất này có đặc điểm, tính chất vật lý, hoá học khác nhau. Mỗi loại đất phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau. Vì vậy, cần nắm được đặc điểm của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp và mô hình sử dụng đất đai phù hợp. Trong đó một số loại đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng cũng có những loại đất cần được cải tạo. Cho nên, cần nắm vững đặc điểm từng loại đất, lựa chọn cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng đất. Đất phù sa phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày chủ yếu là : lúa nước.Trung du và miền núi chủ yếu tập trung đất badan và feralit, phù sa cổ phù hợp với các loại cây công nghiệp như : chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,… và sự phân bố của các loại cây này còn phụ thuộc vào khí hậu mà chủ yếu là độ cao. Ngoài diện tích đất bề mặt , nước ta còn có một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo… với nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gen quý hiếm… ngoài ra nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), sản xuất nông nghiệp và thủy sản, điều hòa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, cứ trú của chim, giải trí, du lịch,… Nhiều nơi đã tăng hiệu quả sử dụng đất ngập nước trong nuôi trồng thủy hải sản: nuôi tôm quảng canh, quản canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp như đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, An Giang,… Như vậy, đất đai là đối tượng lao động phổ biến nhất. Đối với sản xuất nông – lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, và chất lượng của đất có vai trò quyết định đến việc sản xuất sản phẩm và hiệu quả của quá trình sản xuất. Đối với sản xuất công nghiệp, xây dựng… đất đai chỉ đơn thuần là chổ dựa, địa điểm cư trú, chất lượng đất đai không hề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên 6 Khóa luận tốt nghiệp Đất đai có những tính chất đặc biệt không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào. Đất đai hạn chế về mặt số lượng, chất lượng không giống nhau và có vị trí cố định trong không gian. Chính vì lẽ đó mà các mảnh đất khác nhau thì khả năng sinh lời khác nhau. Ngày nay, nền kinh tế xã hội càng phát triển thì vấn đề đất đai càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết và là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Đối với nước ta là một nước nông nghiệp có dân số đông, tỷ lệ tăng dân số cao, sản xuất nông nghiệp đang giữ vai trò chủ đạo, việc quản lý sử dụng đất đai như thế nào cho có hiệu quả đang trở thành mối quan tâm hàng đầu. 1.1.2. Khái niệm về tập trung ruộng đất và tác động 1.1.2.1. Một số vấn đề về tập trung ruộng đất Khi nghiên cứu về “tích luỹ tư bản”, một khái niệm trong lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng: tích luỹ tư bản là đầu tư tăng thêm vào tư bản đã có, làm cho tổng số tư bản tăng lên. Quá trình làm cho quy mô tư bản tăng lên được thực hiện bằng hai phương thức tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Như vậy, tập trung đất đai trong nông nghiệp là phương thức làm tăng quy mô diện tích của thửa đất và chủ thể sử dụng đất thông qua các hoạt động dẫn tới tập trung ruộng đất như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, thuê lại đất, thừa kế, thế chấp,… Hay nói cách khác, tập trung ruộng đất là việc sát nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành một chủ sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra theo hai con đường: một là hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một chủ sở hữu cá biệt lớn hơn. Con đường này được thực hiện thông qua việc xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp ở nước ta trước đây. Hai là, con đường sát nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn. Con đường này được thực hiện thông qua biện pháp tước đoạt hoặc chuyển nhượng mua bán ruộng đất. Con đường này diễn ra mạnh mẽ ở các nước tư bản. Việc tập trung ruộng đất vào tay chủ sở hữu mới tạo ra kết quả hai mặt là: Một mặt làm cho một bộ phận nông dân trở thành không có ruộng đất, buộc họ phải đi làm thuê hoặc rời quê hương đi tìm kế sinh nhai. Mặt khác, tạo cho chủ đất có điều kiện áp SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên 7 Khóa luận tốt nghiệp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, mà trước hết là nông nghiệp. Ở nước ta, việc tập trung ruộng đất diễn ra do một số nguyên nhân sau: - Một số hộ làm ăn khá giả, có vốn, có trình độ kỹ thuật và quản lý kinh doanh muốn có thêm đất đai để sản xuất. - Một số hộ do yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn không hiệu quả, không đảm bảo được cuộc sống trên ruộng đất được giao nên chuyển nhượng, cho thuê để đáp ứng yêu cầu trước mắt hoặc chuyển sang để làm các ngành nghề khác. Mặt khác trong luật đất đai hiện hành của nước ta đã và đang tạo ra hành lang pháp lý cho quá trình tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Đó chính là việc xác định chế độ sử dụng đất: - Chủ thể sử dụng đất: là những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng. - Khách thể của quyền sử dụng đất: là một vùng nhất định mà Nhà nước giao cho các chủ thể sử dụng đất. - Chuyển đổi quyền sử dụng đất: là việc “đổi đất lấy đất” giữa các chủ thể sử dụng đất được Nhà nước giao đất để sử dụng nhằm mục đích chủ yếu là tổ chức lại sản xuất cho phù hợp, khắc phục tình trạng đất đai manh mún, phân tán như hiện nay. - Cho thuê đất: là một dạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thời hạn, bên thuê đất phải trả cho bên cho thuê đất một khoản tiền nhất định để được quyền sử dụng. - Thế chấp quyền sử dụng đất: là hoạt động trong quan hệ tín dụng, từ đó các chủ thể sử dụng đất thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với thuê lại tổ chức tín dụng để vay vốn sản xuất kinh doanh theo quy mô của pháp luật. - Cho thuê lại đất: là một dạng của chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất khi người đi thuê cho người thuê lại. 1.1.2.2. Mục đích và nguyên tắc của dồn điền đổi thửa: - Mục đích của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp là việc dồn ghép các ô thửa nhỏ thành những ô thửa lớn hơn nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất. Tạo điều kiện đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan