Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự những vấn đề l...

Tài liệu đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn

.PDF
81
9
110

Mô tả:

■ 1 =*g Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Tư PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THUÝ HÀ ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG c ứ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT x ử YỤ ÁN HÌNH s ự • • • NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THựC TIEN Chuyên ngành : Luật Hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC • • • • NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN văn huyên T H Ư V IỆ N TRƯỞNG ĐAI HỌC LUÃT h à p h ò n ;. : nòi HÀ NỘI - 2008 ................. ........................................... ........ iffi MỤC LỤC Mục lục Trang Lòi nói đầu.................................................................................................. 1 Chương 1: NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ ĐÁNH GIÁ, s ử DỤNG CHỨNG CỨ Cơ sở của việc đánh giá, sử dụng chúng cứ ...................................... 1.1. 5 1.2. Khải niệm về đánh giả, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét x ử vụ án hình sự ......................................................................... 10 Các nguyên tắc, chủ thế và phư ơ ng pháp đảnh giá, sử dụng 1.3. chứng cứ trong giai đoạn x é t x ử vụ án hình s ự ............................. 15 1.3.1. Các nguyên tắc đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự...................................................................... • • 15 • 1.3.2. Chủ thể đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự....................................................................................... * 18 1.3.3. Phương pháp đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình s ự ............................................................................ 21 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TÓ TỤNG HÌNH s ụ VÈ ĐÁNH GIẢ, SỬ DỤNG CHỨNG c ứ VÀ THỤC TIỄN ÁP DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH s ự • 2.1. • • Quy định của Bộ luật tổ tụng hình sự và thực tiễn đánh giá, sử dụng chứng cứ từ lời khai của người tham gia tố tụ n g .................... 2.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình s ự và thực tiễn đánh giá, sử dụng chứng cứ từ kết luận giảm đinh ................................................... 2.3. 34 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và thực tiễn đánh giá, sử dụng chứng cứ là pật ch ứ n g................................................................... 2.4. 26 42 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và thực tiễn đảnh giả, sử dụng chứng cứ là các loại biên bản về hoạt động điều tra, xé t x ử và các tài liêu, đồ vâí kh á c.................................................................. 47 2.4.1. Đánh giá, sử dụng chứng cứ là các loại biên bản về hoạt động điều tra, xét xử........................................................................... 1 47 2.4.2. Đánh giá, sử dụng chứng cứ là những đồ vật, tài liệu khác trong vụ án..................................................................................... 2.5. Một số vấn đề vướng mắc, bất cập khác phát sinh trong thực tế đánh giả, sử dụng chửng cứ ................................................................... 2.6. 50 51 Nguyên nhân của nhữ ng vướng mắc trong thực tế đánh giá, sử dụng chứng củ'...................................................................................... 56 Chương 3: NHŨNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA B ộ LLẶT TÓ TỤNG HÌNH s ụ VÈ ĐÁNH GIÁ, s ử DỤNG CHỬNG c ú VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ, s ử DỤNG CHỨNG CỨ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT x ử v ụ ÁN HÌNH s ụ • 3.1. • • Kiến nghị hoàn thiện Quy định của Bộ luật tổ tụng hình sự về đánh giả, sử dụng chúng cứ ................................................................... 3.2. Kiến nghị hoàn thiện văn bản pháp luật hướng dẫn về đánh giá, sừ dụng chúng cứ .................................................................................... 3.3. 61 65 M iữ ng kiến nghị khác để nâng cao hiệu quả của việc đảnh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét x ử vụ án hình sự .................. 66 33.1. Co' chế quản lý, đào tạo cán bộ.................................................. 66 33.2. Các kiến nghị về mặt kinh tế, xã hội, bảo đảm khác............ 68 KÉT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 2 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chứng cứ được dùng để chứng minh một người là có tội hay không có tội. Hay nói cách khác muốn kết tội được một người thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh sự thật của vụ án, xác định tội phạm và người phạm tội để giải quyết đúng đắn vụ án. Việc giải quyết vụ án phải khách quan, toàn diện, phải dựa vào những tài liệu, đồ vật, sự kiện... chửa đựng những thông tin xác thực về những tình tiết của vụ án; phải được tiến hành một cách thận trọng và có sự nhận thức đầy đủ về các quy luật khách quan trong tự nhiên, xã hội và tuân theo các quy định của pháp luật tổ tụng hình sự. Chính vì thế, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần nhận thức về chứng cứ một cách đầy đủ, toàn diện để đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách chính xác. Trong thực tế, hoạt động đánh giá, sử dụng chứng cứ được thực hiện không thống nhất. Nhiều khi cùng một chứng cứ nhưng mỗi cơ quan tiến hành tổ tụng lại đánh giá khác nhau, thậm chí ngay Toà án các cấp khác nhau đánh giá và sử dụng chứng cứ cũng khác nhau. Điều này dẫn tới oan sai hoặc không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng... thậm chí có những vụ án rất nghiêm trọng mà phải mất một thời gian rất dài, cơ quan có thẩm quyền mới phát hiện ra sự việc oan sai trong giải quyết vụ án. Đến lúc này, quyền lợi hợp pháp của bị cáo đã bị vi phạm nghiêm trọng. Tất cả những sai lầm đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân quan trọng nhất là đánh giá, sử dụng chứng cứ còn nhiều điểm bất cập như: chưa tuân theo các trình tự, thủ tục mà luật tố tụng hình sự quy định, chưa đánh giá đúng bản chất của chứng cứ hoặc chứng cứ có vấn đề mà chính bản thân người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tổ tụng không nhận thức ra hoặc do bị cáo cố tình che dấu khiến quá trình giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn... Xuất phát từ những lý do trên nhằm bảo đảm cho việc xét xử đúng đắn, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đảnh giá, sử dụng chứng cứ trong giai 1 đoạn xét x ử vụ án hình sự - những vân đê lý luận và thực tiên” làm đê tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài “Đảnh giá, sử dụng chúng cứ trong giai đoạn xét x ử vụ ản hình sự - những vẩn đề lỷ luận và thực tiễn” là một đề tài áp dụng lý luận về chứng cứ gắn liền với thực tiễn xét xử, chính vì thế có rất ít tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Thậm chí cũng cộ rất ít người nghiên cứu về cả những vấn đề khác trong chế định chứng cử. Hiện nay, chế định về chứng cứ mới được nghiên cứu ở 03 cuốn sách và 01 công trình nghiên cứu đề tài khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội và một số bài tạp chí. 03 cuốn sách gồm có: tác giả Đỗ Văn Đương “Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự”', tác giả Nguyễn Văn Cừ “Chứng cử trong luật tổ tụng hình sự Việt Nam”; tác giả Trần Quang Tiệp “Chế định chứng cứ trong luật tổ tụng hình sự Việt Nam”. Đe tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện năm 2003 có nội dung “Chứng cứ và chứng minh trong tổ tụng hình sự - một sổ vấn đề lỷ luận và thực tiễn Luận án tiến sỹ của Đỗ Văn Đương “Thu thập, đảnh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự”; Nguyễn Huy Du “Quá trình chứng minh vụ án hình sự ở nước ta Ngoài ra, còn có một số bài báo và tạp chí có đề cập đến nội dung nghiên cứu trên như: ThS. Bùi Kiên Điện “Đảnh giả chứng cứ trong tổ tụng hình sự”, tạp chí Luật học số 6/1997; TS. Hoàng Thị Minh Sơn * “Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong tổ tụng hình sự”, tạp chí Luật học số 7/2008 và một số bài viết khác xin được tham khảo và trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Vì vậy, khi nghiên cứu tác giả sẽ có thể gặp một số khó khăn ừong quá trình viết như: nguồn tài liệu tham khảo không nhiều; vấn đề nghiên cứu không phải là mới vì có nhiều bài viết nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu về hoạt động đánh giá và đặc biệt là hoạt động sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử nên không có điều kiện học tập được 2 kinh nghiệm của người đi trước; các quan điêm, cách suy nghĩ nhìn nhận về việc đánh giá, sử dụng chứng cứ còn nhiều điểm khác nhau. 3. Mục đích và đối tưọng nghiên cứu - Mụ c đích nghiên cứu Luận văn làm rõ các vấn đề lỷ luận về đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử để góp phần thống nhất cách hiểu về đánh giá, sử dụng chứng cứ trong những người tiến hành và tham gia tố tụng, tránh việc hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn tới áp dụng khác nhau. Luận văn làm rõ các quy định của pháp luật về đánh giá, sử dụng chứng cứ chỉ ra những bất cập làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị sửa đổi. Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dựng các quy định của pháp luật về đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, chỉ ra nguyên nhân của những vướng mắc trong thực tế. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đưa ra một sổ kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về đánh giá, sử dụng chứng cứ và các kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả của việc đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những quy định của pháp luật về đánh giá, sử dụng chứng cứ cũng như thực tiễn áp dụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Đổi tượng trên sẽ được nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn xét xử, những bản án, những văn bản tố tụng do toà án các cấp ban hành để chỉ rõ những mặt được, những điểm còn bất cập, những vướng mắc khi áp dụng, nguyên nhân của những bất cập để kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đều phải tiến hành việc thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ nhằm chứng minh tội phạm và người 3 phạm tội. Chủ thê tiến hành hoạt động này bao gồm cả 3 cơ quan: điều tra, tòa án, viện kiểm sát. Nếu nghiên cứu việc đánh giá và sử dụng chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng ở các giai đoạn tổ tụng sẽ rất rộng. Trong khả năng, điều kiện và mức độ cho phép của một luận văn cao học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, còn ở các giai đoạn khác hy vọng sẽ được nghiên cứu tiếp tục. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật trong việc nghiên cứu. Luận văn cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống chủ yếu sau: phương pháp phân tích; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp; phương pháp thống kê. 6. Những kết quả mói có thể đem lại của đề tài Việc nghiên cứu đề tài có thể đạt được những kết quả mới như: - Luận văn đã làm rõ một số vần đề lý luận về đánh giá, sử dụng chứng cứ để góp phần thống nhất cách hiểu và áp dụng trong thực tiễn xét xử. - Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, nghiên cứu việc áp dụng về đánh giá - sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử, luận văn đã làm rõ những điểm bất cập của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình áp dụng. - Luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về đánh giá, sử dụng chứng cứ; một số kiến nghị khác về cơ chế bổ nhiệm, đào tạo con người... nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử. 7. Bố cục và kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương và phần kết luận. 4 Chưong 1 NHỮNG VẢN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ, s ử DỤNG CHỨNG CỦ 1.1. Cư sở của việc đánh giá, sử dụng chúng cứ Cơ sở, phương pháp luận của việc đánh giá, sử dụng chứng cứ dựa trên quan điếm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: Bản chất của thế giới là vật chất, con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan để cải tạo thế giới khách quan. Vật chất là thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức, quyết định ý thức và được ý thức phản ánh. Nội dung cơ bản của phép duy vật biện chứng gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù. Chứng cứ cũng là một dạng vật chất nên vận động và phát triển theo đúng các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan luôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Sự vật này tác động vào sự vật khác sẽ để lại những dấu vết nhất định. Chính vì thế, khi hành vi phạm tội xảy ra bao giờ cũng để lại dấu vết về mặt vật chất như: địa điểm, không gian, thời gian phạm tội, vật chứng, phương tiện phạm tội hoặc để lại các dấu vết về mặt tinh thần như: các thông tin được phản ánh trong đầu của người làm chứng, bị hại, bị can, bị cáo...Những dấu vết vật chất này tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Trong thực tế các vụ án hình sự xảy ra, đa phần người phạm tội luôn tìm cách che dấu tội lỗi của mình. Họ có thể xóa dấu vết, tạo hiện trường khác làm giả chứng cứ để đánh lạc hướng điều tra. Tuy nhiên, theo quy luật của tự nhiên, những hành vi xóa dấu vết tội phạm lại hình thành dấu vết mới của việc làm giả hiện trường. Chẳng hạn, Một xác chết được phát hiện trong khu vườn hoang, cơ quan điều tra xác định nguyên nhân nạn nhân chết là do bị đâm nhiều nhát dao vào người. Nhưng tại hiện trường lại không tìm thấy có vết máu chảy hoặc vương vãi xung quanh, không có dấu hiệu của sự xô 5 xát, cây cối không bị dập nát. Hiện trường thật ở đâu, ai là người giết nạn nhân và mang xác đến đây vứt để đánh lạc hướng điều tra. Đây là câu hỏi mà Cơ quan điều tra phải làm rõ. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin con người có thể nhận thức được thế giới khách quan nên những dấu vết của tội phạm đế lại trong thế giới khách quan thì người tiến hành tố tụng có thể nhận thức được. Sự nhận thức này là quá trình biện chứng đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều; từ hiện tượng đến bản chất; từ bản chất kém sâu sắc đến sâu sắc. Chính vì vậy nhận thức của người tiến hành tổ tụng về vẩn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự có nguồn gốc là thế giới vật chất. Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đều phải thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ để tìm ra sự thật của vụ án, tìm ra những tình tiết có nội dung phù hợp với sự thật khách quan của vụ án. Từ các quy luật của tự nhiên và cơ chế hình thành dấu vết, Luật tố tụng hình sự quy định về các biện pháp điều tra như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, xem xét dấu vết trên thân thể, khám nghiệm tử thi... Các biện pháp này nhằm tái hiện lại sự việc đã xảy ra thông qua các chửng cứ của vụ án. Cũng theo phép biện chứng duy vật, mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng. Những gì đã xảy ra từ hành vi phạm tội cũng vận động và biến đổi không nằm ngoài quy luật đó. Chẳng hạn vết máu trên con dao của hung thủ để lại ở hiện trường sẽ khô dần và phân hủy trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu cơ quan điều tra không thu giữ con dao và giám định vết máu kịp thời thì sẽ không làm rõ được vết máu đó là máu gì, của ai, dẫn tới gặp khó khăn trong công tác điều tra. Chính từ quy luật vận động của vật chất này mà Luật tố tụng hình sự quy định các thủ tục thu giữ, bảo quản vật chứng, xử lý vật chứng; khám nghiệm hiện trường và thu thập chứng cứ, trưng cầu giám định... Tất cả các thủ tục phải được tiến hành trong một thời gian nhất định, 6 tránh sự biến đôi của vật chất từ dạng này sang dạng khác. Các hoạt động tiên hành tố tụng sẽ đi dần đến chân lý để tìm ra sự thật nhằm giải quyết đúng vụ án. * Khái niệm chứng cứ: “Chứng cứ là nhũng gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vỉ phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như nhũng tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đủng đắn r ĩĩì vụ án . Chứng cứ tồn tại khách quan, độc lập với ý thức chủ quan của con người. Con người sử dụng chứng cứ nhằm mục đích chứng minh sự thật của vụ án. Các thông tin, đồ vật, tài liệu được đưa ra chứng minh phải phù hợp với các tình tiết của vụ án đó. Nếu chứng cứ không có thật hoặc đã bị làm giả theo ý chí chủ quan của con người thì mất đi tính khách quan và không được coi là chứng cứ. Ví dụ: có người đến Cơ quan điều tra khai là trong đêm 30 tháng chạp năm X đã nhìn thấy vụ án giết người, cướp tài sản đã xảy ra mà thủ phạm là B đã đâm nhiều nhát vào người nạn nhân, sau đó cướp một chiếc vòng vàng và đôi hoa tai. Để làm rõ tính khách quan của lời khai này, cơ quan điều tra cần xác định điều kiện thời tiết đêm xảy ra vụ án có mưa không, có trăng, sao không hay trời tối; khoảng cách từ chỗ người làm chứng đứng đến chỗ hung thủ giết nạn nhân... Cơ quan điều tra đã tiến hành thực nghiệm điều tra và làm rõ trong điều kiện thời tiết trời tối, không có ánh sáng, với khoảng cách 50m như lời người làm chứng chứng khai thì không thể nhìn thấy hành vi giết người cũng như không thể nhìn thấy vòng vàng và hoa tai của nạn nhân. Lời khai này của người làm chứng không đảm bảo tính khách quan nên không thể sử dụng làm chứng cứ.ỉ Trong trường hợp những thông tin, tài liệu, đồ vật bị xuyên tạc, bóp méo hoặc làm giả mà vẫn sử dụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì sẽ dẫn 1 [2, tr. 64] 7 tới oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Vì thế, cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải nhận thức đúng những tình tiết, sự kiện của vụ án trong thực tế, tôn trọng sự thật khách quan, tránh thái độ chủ quan, phiến diện, định kiến thiếu trung thực. Tính khách quan của chứng cứ chỉ được khẳng định khi chứng cứ đó có liên quan đến vụ án, nếu chứng cứ đó không liên quan đến vụ án thì dù có khách quan nhung sẽ không chứng minh được gì cho vụ án. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ những tình tiết, đồ vật, tài liệu đã thu thập phải có mối quan hệ với những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể thu thập được nhiều tình tiết, sự kiện khác nhau nhưng chỉ những tình tiết, sự kiện mà bản thân nó chứa đụng những thông tin liên quan đến vụ án mới được công nhận là chứng cứ. Chẳng hạn, tại hiện trường của một vụ án giết người, cơ quan điều tra thu được 3 con dao, nhưng chỉ 1 con dao có dấu vân tay hoặc dấu vết của việc hung thủ đâm nạn nhân mà phù họp với vết thương trên người nạn nhân mới được coi là chứng cứ. Tính liên quan của chứng cứ cho phép có thể sử dụng những đồ vật, tài liệu là chứng cứ nếu có liên quan tới những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự bao gồm: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; Có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại của hành vi phạm tội gây ra; Các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. 8 Các tài liệu, đô vật liên quan trong vụ án trên chỉ có giá trị chứng minh khi chúng được cơ quan có thẩm quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Đây là tính hợp pháp của chứng cứ. Tính hợp pháp của chứng cứ đòi hỏi tình tiết, sự kiện, đồ vật, tài liệu do cơ quan tiến hành tổ tụng thu thập, kiểm tra trong quá trình tiến hành các hoạt động tổ tụng phải theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật tổ tụng hình sự quy định mới được coi là chứng cứ. Những việc làm tùy tiện trong quá trình thu thập chứng cứ đều bị coi là bất hợp pháp, vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, vi phạm luật tố tụng hình sự. Ví dụ: trong quá trình khám nghiệm hiện trường, Cơ quan điều tra đã không thu giữ mấu thuốc lá vương vãi tại hiện trường, thu giữ con dao thì không lập biên bản và không mô tả rõ kích thước, đặc điểm của dao... Vậy vấn đề đặt ra là trong giai đoạn tiền tố tụng những tài liệu do trinh sát thu thập được có được coi là chứng cứ không? Những tài liệu này không được coi là chứng cứ. Chúng chỉ được coi là chứng cứ khi đã được chuyển hóa thành chứng cứ tổ tụng. Ví dụ: Cơ quan điều tra bí mật ghi âm cuộc nói chuyện của người nghi thực hiện tội phạm giết người với vợ anh ta. Nội dung cuộn băng ghi âm chỉ rõ hành vi giết người, chỗ vứt con dao gây án ... Theo nội dung của băng ghi âm này, cơ quan điều tra tìm được phương tiện gây án và đấu tranh với bị cáo. Vì biết không thể giấu được nữa, bị can đã thừa nhận hành vi giết người, thừa nhận chỗ vứt con dao. Cơ quan điều tra cho bị can chỉ địa điểm và thu giữ được con dao gây án. Lời khai của bị can và con dao gây án sẽ được coi là vật chứng trong vụ án. Như vậy chỉ coi là chứng cứ những tình tiết, sự kiện, đồ vật khi chúng đảm bảo 3 thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Nếu thiếu một trong 3 thuộc tính trên thì không thể coi là chứng cứ và đồ vật, tài liệu đã thu thập được không có giá trị chứng minh. Dựa vào đặc điểm và các thuộc tính của chứng cứ có thể hiểu khái niệm chứng cứ như sau: Chứng cứ trong vụ án hình sự là những tình tiết, sự kiện có 9 thật phản ánh sự thật khách quan, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật to tụng hình sự quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án dùng làm căn cứ đê giải quyêt đúng đăn vụ án. 1.2. Khái niệm về đảnh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét x ử vụ án hình sự * Khải niệm đánh giá chủng cứ: Đánh giá chứng cú là giai đoạn cuối cùng của quá trình chứng minh nhằm rút ra kết luận về vụ án trên cơ sở những thông tin, đồ vật, tài liệu thu thập được trong quá trình tố tụng, là hoạt động của chủ thể nhằm phân tích giá trị chứng minh làm rõ bản chất của chímg cứ, xem chứng cứ đó thuộc loại chứng cứ gì và có giá trị chứng minh những vấn đề nào trong vụ án. Đánh giá chứng cứ là quá trình xác định giá trị chứng minh của chứng cứ. Từ việc đánh giá chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định được những đồ vật, tài liệu nào trong vụ án có giá trị chứng minh, những tài liệu nào không có giá trị chứng minh. Đây là hoạt động nhận thức của chủ thể đánh giá chứng cứ để tìm ra giá trị chứng minh của chứng cứ. Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về đánh giá chứng cứ: “Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phản và Hội thẩm xác định và đảnh giả mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đã xác định rõ chủ thể của hoạt động đánh giá chứng cứ là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm. Họ có nghĩa vụ đánh giá chứng cứ với đầy đủ tinh thần và trách nhiệm của mình trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết vụ án. Những người tham gia tố tụng có quyền đánh giá chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người mà mình có trách nhiệm bảo vệ, nhưng lại không có nghĩa vụ phải đánh giá chứng cứ. Mục đích của việc 10 đánh giá chứng cứ là xác định giá trị chứng minh của từng chửng cứ và của tât cả các chứng cứ. Các chủ thể đánh giá chứng cứ phải dựa trên việc nghiên cứu tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ án với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Những quy định trên của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có sự kế thừa những tinh hoa của pháp luật nước ngoài về đánh giá chứng cứ. Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định về đánh giá chứng cứ như sau: “Mỗi chứng cứ đều phải được đảnh giả trên quan điêm tính có liên quan, được chấp nhận, xác thực và tất cả các chứng cứ được thu thập phải đủ để giải quyết vụ án ”2. Quy định này đã chỉ rõ việc đánh giá chứng cứ phải xác định được tính khách quan, tính liên quan và chứng cứ đó phải được chấp nhận. Việc đánh giá chứng cứ đã thu thập phải đủ để giải quyết vụ án hình sự. Từ những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm đánh giá chứng cứ như sau: Đánh giả chứng cứ là hoạt động tư duy của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thấm phản và Hội thẩm, được tiến hành dưới dạng ìogic biện chứng trên cơ sở của pháp luật hình sự, tổ tụng hình sự, ỷ thức pháp luật và niềm tin nội tâm nhằm nghiên cứu, đánh giả độ tin cậy của lừng chứng cứ riêng biệt, cũng như tổng hợp chứng cứ của vụ án hình sự. Trong quá trình chứng minh việc đánh giá chứng cứ trong các giai đoạn khởi tố, điều tra chỉ mang tính sơ bộ, còn đánh giá chứng cứ trong giai đoạn xét xử là chính thức. Bởi lẽ, ở giai đoạn điều tra mục đích đánh giá chứng cứ chỉ nhằm xác định một người đã thực hiện tội phạm, nhưng việc đánh giá đó chưa có tính quyết định. Nó có thể bị thay đổi ở các giai đoạn tiếp theo. Dựa trên cơ sở các chứng cứ đã thu thập được, hội đồng xét xử mới đánh giá tổng hợp để đưa ra kết luận về hành vi phạm tội của bị cáo. Hoạt động đánh giá chứng cứ trong giai đoạn xét xử sẽ kết thúc quá trình chứng minh trong vụ án hình sự. Dựa vào kết quả đánh giá chứng cứ, hội đồng xét xử sẽ đưa ra được kết luận 2 [31, Tr. 44]. 11 cuối cùng của vụ án xác định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, tội gì và áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự. Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự việc đánh giá chứng cứ được thực hiện ở nhiều khâu khác nhau. Với hoạt động chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công xét xử vụ án phải nghiên cứu hồ sơ vụ án trong thời hạn luật định, có những đánh giá sơ bộ về các chứng cứ của vụ án để ra một trong những quyết định sau đây: đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Tại phiên tòa thông qua xét hỏi, tranh luận, hội đồng xét xử tiến hành kiểm tra, thu thập chứng cứ. Đánh giá các chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa được thực hiện chủ yếu qua nội dung thảo luận tại phòng nghị án. Khái niệm về vấn đề này cũng được thể hiện trong đề tài “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự - Một số vẩn đề lý luận và thực tiễn” của trường Đại học Luật Hà Nội: “Đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là tổng hợp hoạt động tư duy của các chủ thê nhằm xác định giá trị chứng minh của các chứng cứ và sự liên quan giữa các chúng cứ với nhau. Việc đảnh giá chứng cứ phải được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung (hình sự, dân sự...), đồng thời phải dựa vào ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm mới đảm bảo đúng đắn và chính xác ”3. * Khải niệm sử dụng chứng cứ: Sử dụng chứng cứ chưa được quy định trong một điều luật riêng của Bộ luật tố tụng hình sự, việc nghiên cứu về vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau, theo tác giả Đỗ Văn Đương thì “Sử dụng chứng cứ trong vụ án hình sự là việc dùng các chứng cứ đã có để tiếp tục phát hiện các chứng cứ khác thông qua hoạt động điều tra; để xác định những vấn đề cần phải được chứng minh thuộc phạm vi chứng cứ của vụ án trên thực tế và để thực hiện việc buộc tội, gỡ tội đối với bị can, bị cáo”. Quan điểm này nói rõ việc sử dụng chứng cứ trong 03 giai đoạn: điều tra, truy tố và xét xử. Quan điểm khác lại cho rằng sử dụng chứng cứ 3 [18.tr. 27]. 12 là việc cơ quan tiên hành tô tụng, người tiên hành tô tụng quyêt định lựa chọn những chứng cứ đã được thu thập, kiêm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật một cách khoa học, hợp lý là cơ sở cho quyết định tố tụng của mình trong việc giải quyết vụ án hình sự4. Quan điểm sau mang tính khái quát, tổng hợp về hoạt động sử dụng chứng cứ. Sử dụng chứng cứ là hoạt động của các chủ thể nhằm lựa chọn trong toàn bộ các chứng cứ thu thập được về vụ án những chứng cứ họp pháp, có độ tin cậy cao và liên hệ biện chứng với nhau để làm căn cứ đưa ra các kết luận giải quyết vụ án hình sự. Đổi với người tiến hành tổ tụng, kết quả của hoạt động sử dụng chứng cứ là các quyết định tố tụng. Đối với người tham gia tố tụng, kết quả của hoạt động sử dụng chứng cứ là sử dụng các biên bản hoạt động điều tra, các lời khai của người làm chứng, biên bản hỏi cung bị can...để bảo vệ cho quan điểm của mình khi đề xuất cách giải quyết vụ án có liên quan đến mình. Thẩm phán và hội thẩm sử dụng lời khai của bị can, bị cáo hoặc sử dụng những chứng cứ do bị can, bị cáo đưa ra để tổng hợp đánh giá cùng với các chứng cứ buộc tội hoặc sử dụng những chứng cứ xác định tội phạm trong hồ sơ vụ án chỉ rõ thái độ khai báo gian dối của bị can, bị cáo buộc họ phải khai đúng sự thật; sử dụng cả hệ thống chửng cứ đã thu thập và được kiểm tra vào việc chứng minh sự thật vụ án. Từ những phân tích trên có thể hiểu khái niệm về sử dụng chứng cứ như sau: Sử dụng chứng cứ là việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án lựa chọn chủng cứ đã được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật một cách khoa học, hợp phục vụ cho việc giải quyết đủng đắn vụ án ở từng giai đoạn tổ tụng. Khi sử dụng chứng cứ phải xem: giá trị chứng minh của chứng cứ đến đâu thì sử dụng để kết luận đến đó, không được sử dụng chứng cứ theo suy đoán chủ quan vượt ngoài khả năng chứng minh của chứng cứ. 4 [18, tr. 195]. 13 Ví dụ: A là người nhìn thây B bị đâm và chạy đên rút dao ra, c chỉ nhìn thấy việc A rút dao ra khỏi người B mà không trực tiếp chứng kiến ai đâm B nên không thế căn cứ vào lời khai của c là người chỉ nhìn thấy việc A rút dao từ người B ra để kết luận là A giết B. Nhưng lời khai của c được sử dụng cùng với lời khai của A khi phù hợp với chứng cứ khác của vụ án để xác định B là người thực hiện tội phạm. Khi sử dụng chứng cứ phải đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ, không nên chỉ coi trọng chứng cứ trực tiếp mà bỏ qua chứng cứ gián tiếp... Khi sử dụng chứng cứ phải chú ý bảo vệ chứng cứ, tránh sử dụng những chứng cứ do không được bảo vệ chu đáo nên không đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ. Đe sử dụng chứng cứ đạt hiệu quả cao phải dựa vào kết quả đánh giá chứng cứ. Giữa hoạt động đánh giá chứng cứ và hoạt động sử dụng chứng cứ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đánh giá chứng cứ là cơ sở, tiền đề cho việc sử dụng chứng cứ. Chủ thể đánh giá chứng cứ phải xác định độ tin cậy và giá trị chứng minh của chứng cứ nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng chứng cứ vào mục đích chứng minh. Đánh giá chứng cứ không đúng sẽ dẫn đến sử dụng chứng cứ có sai lầm. Mục đích của cả hai hoạt động trên nhằm đạt đến tính chân lý của vụ án. Tuy nhiên, giữa đánh giá và sử dụng chứng cứ cũng có sự khác biệt, đánh giá chứng cử thì quan tâm tới giá trị của chứng cứ để xác định chứng cứ đó có ý nghĩa chứng minh, còn sử dụng chứng cứ thì quan tâm tới hiệu quả của chứng cứ được sử dụng để đưa ra kết luận gì, bác bỏ tình tiết nào... Khi đánh giá chứng cứ trong giai đoạn xét xử thì thẩm phán, hội thẩm phải xác định xem chúng thuộc loại chứng cứ gì và chúng có giá trị chứng minh như thế nào trong vụ án, chứng minh tội phạm hay chứng minh tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, mức độ thiệt hại, hậu quả của tội phạm ... Còn hoạt động sử dụng chứng cứ phải làm rõ chứng cứ này được dùng để chứng minh tình tiết nào, bác bỏ tình tiết nào, để rút ra kết luận gì trong bản án. 14 Từ lập luận trên có thế đưa ra khái niệm về sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử: “Sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử là hoại động nhận thức (tư duy) của các Thâm phán, Hội thẩm nhằm lựa chọn trong toàn bộ các chủvg cứ đã thu thập, đã được kiêm tra tại phiên tòa những chứng cứ phù họp để làm căn cứ cho các kết luận hoặc quyết định của mình khi giải quyết vụ án Qua tìm hiểu Bộ luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới thấy rằng họ đã có những điều luật quy định rất cụ thể và chặt chẽ về hoạt động sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử. Chẳng hạn: Bộ luật tố tụng hình sự của Nhật Bản quy định về việc sử dụng chứng cứ từ Điều 319 đến Điều 328. Điều 320 quy định uTrừ trường họp quy định tại các Điều từ 321 đến 328 thì không một tài liệu nào được sử dụng làm chứng cứ để thay thế cho lời khai của bất kỳ người nào được đưa ra tại phiên tòa và những lời khai của người khác vào ngày khác với ngày xét xử đã được ẩn định, cũng không được sử dụng làm chứng cứ . 1.3. Các nguyên tắc, chủ thể và phương pháp đảnh giả, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét x ử vụ án hình sự 1.3.1. Các nguyên tắc đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự * Nguyên tắc đánh giá chứng cứ: Trong giai đoạn xét xử, thẩm phán và hội thẩm đánh giá chứng cứ dựa vào nguyên tắc sau: - Đánh giá chứng cứ khách quan, toàn diện và đầy đủ. Mỗi chứng cứ phải được đánh giá riêng biệt và phải đánh giá tất cả các chứng cứ, cả chứng cứ buộc tội, gõ tội và các chứng cứ xác định tình tiết khác của vụ án. Mỗi thẩm phán, hội thẩm phải xem xét, nghiên cứu mọi tình tiết của vụ án một cách khách quan trên cơ sở các quy luật, pháp luật và thực tiễn. 5 [29, tr. 54] 15 - Đánh giá chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự phải dựa trên cơ sở pháp luật: chứng cứ là chế định quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự. Khi có một vụ án xảy ra, các cơ quan tiến hành tổ tụng và người tiến hành tố tụng phải tuân thủ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục tố tụng để xác định tính hợp pháp của chứng cứ. Dựa trên những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm, cấu thành tội phạm, hình phạt để xác định hành vi của bị can, bị cáo có cấu thành tội phạm hay không, có những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nào, đưa ra kết luận giải quyết vụ án. Ngoài luật hình sự và tố tụng hình sự, khi đánh giá chứng cứ phải dựa vào các văn bản pháp luật có liên quan, chẳng hạn khi đánh giá nguồn chứng cứ là kết luận giám định phải dựa trên quy định của pháp lệnh giám định số 24/2004/PL-ƯBTVQH11 do ủ y ban thường vụ quốc hội có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2005 để xem xét tính hợp pháp của kết luận giám định đó... - Đánh giá chứng cứ phải dựa vào ý thức pháp luật: ý thức pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ mật thiết với pháp luật. Ý thức pháp luật thể hiện mối quan hệ giữa con người với pháp luật. Nó nói lên tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Ý thức pháp luật được hình thành dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật và sự hiểu biết pháp luật. Ý thức pháp luật giúp các chủ thể trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tìm ra cách tiếp cận đúng đắn đối với các tình tiết khác nhau của vụ án, hiểu rõ hơn giá trị thực tế của nó và đánh giá chính xác ý nghĩa pháp ý, chính trị - xã hội của các tình tiết đó. - Đánh giá chứng cứ dựa vào niềm tin nội tâm: niềm tin nội tâm là sự tin tưởng một cách chắc chắn vào các quyết định mà mình đã đưa ra khi giải quyết vụ án, chứ không phải là ý thức chủ quan của các chủ thể khi đánh giá chứng cứ. Niềm tin nội tâm được hình thành trên cơ sở ý thức pháp luật, các tri thức và hiểu biết về khoa học chứng cứ, về pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự. Niềm tin nội tâm khác với các linh cảm, suy luận về vụ án. Nó chính là bản lĩnh 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất