Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá rủi ro ô nhiễm vi sinh từ nước thải các khu công nghiệp trên địa bàn tỉ...

Tài liệu Đánh giá rủi ro ô nhiễm vi sinh từ nước thải các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai

.PDF
88
1
88

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ RỦI RO Ô NHIỄM VI SINH TỪ NƯỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Sinh viên thực hiện : Đoàn Ngọc Kiều Nữ Lớp : D17MTSK01 Khóa : 2017 – 2021 Ngành : Khoa học Môi trường Giảng viên hướng tháng dẫn : ThS. Nguyễn Bình Dương, 11 năm 2020Hiền Thân Bình Dương, tháng 11/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ RỦI RO Ô NHIỄM VI SINH TỪ NƯỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Ký tên) MSSV: 1724403010024 Lớp: D17MTSK01 ThS. NGUYỄN HIỀN ĐOÀN Bình THÂN Dương, tháng 11 nămNGỌC 2020 KIỀU NỮ Bình Dương, tháng 11/2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Bình Dương, ngày tháng năm 2020 SINH VIÊN THỰC HIỆN (Ký, ghi rõ họ tên) Đoàn Ngọc Kiều Nữ i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin cảm ơn thầy ThS. Nguyễn Hiền Thân – thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong ngành Khoa học Môi trường đã luôn chỉ bảo, khuyến khích và hỗ trợ em rất nhiều trong suốt bốn năm học tập tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Đây là khoảng thời gian em được tiếp thu rất nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết để trang bị cho tương lai phía trước. Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên, hỗ trợ, cho em những lời khuyên bổ ích để em có được như ngày hôm nay. Tuy nhiên, vì thời gian và khả năng có hạn nên bài khóa luận này không tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Thầy Cô và các bạn để bài khóa luận trở nên hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày tháng năm 2020 SINH VIÊN THỰC HIỆN (Ký, ghi rõ họ tên) Đoàn Ngọc Kiều Nữ ii TÓM TẮT Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhiều khu công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động, trong đó TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và Long Thành tập trung nhiều khu công nghiệp và lượng nước thải phát sinh hằng ngày rất lớn gây ảnh hưởng đến môi trường từ ô nhiễm vi sinh (Coliform). Bài luận văn thực hiện nhằm đánh giá rủi ro môi trường và sức khỏe từ nước thải các khu công nghiệp tại TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch và huyện Long Thành bằng phương pháp đánh giá rủi ro môi trường(RQ), chỉ số rủi ro sức khỏe (HQ) và hệ thống thông tin địa lí (GIS). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều hệ thống xử lý nước thải có thông số coliform vượt quy chuẩn cao như: khu công nghiệp Tam Phước, khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn, khu công nghiệp Loteco, khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. Từ đó, nghiên cứu đã thực hiện xác định chỉ số RQ cho các khu công nghiệp, kết quả thu được mức độ ô nhiễm từ cao đến rất cao khu công nghiệp Tam Phước (40), khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn (18,6), khu công nghiệp Loteco(3,16), khu công nghiệp Nhơn Trạch 2(2,65). Chỉ số HQ cho thấy phần lớn các HQ đều nằm trong khoảng giá trị 0 < HQ ≤ 1 (tương ứng với mức không có rủi ro đến có khả năng có rủi ro đáng kể). Tuy nhiên trong tại khu công nghiệp Long Đức có giá trị HQ tương đối cao (trẻ em dưới 1 tuổi có HQ = 4,63), có khả năng gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe là rất lớn. Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin cần thiết cho nâng cao hiệu quả xử lý nước thải ở các khu công nghiệp tập trung và triển khai các biện pháp ngăn ngừa tác động sức khỏe đến người dân. iii CÁC THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường GDP Tổng sản phẩm nội địa GIS Hệ thống thông tin địa lý HQ Chỉ số rủi ro sức khỏe KCN Khu công nghiệp KT – XH Kinh tế xã hội QCVN Quy chuẩn Việt Nam RQ Chỉ số rủi ro môi trường iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Mặc định lượng nước tiêu thụ hàng ngày ....................................... 14 Bảng 4.1. Bảng thông tin các khu công nghiệp. ............................................. 16 Bảng 4.2. Rủi ro sinh thái từ nước thải KCN huyện Long Thành .................. 18 Bảng 4.3. Rủi ro sinh thái từ nước thải KCN Tp.Biên Hòa ............................ 19 Bảng 4.4. Rủi ro sinh thái từ nước thải KCN huyện Nhơn Trạch .................. 20 Bảng 4.5. Tỷ số rủi ro sức khỏe ô nhiễm Coliform ở KCN huyện Long Thành ......................................................................................................................... 22 Bảng 4.6. Tỷ số rủi ro sức khỏe ô nhiễm Coliform ở KCN TP.Biên Hòa ...... 23 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản độ lưu vực sông Đồng Nai [9]. .................................................. 6 Hình 3.1. Bản đồ KCN TP.Biên Hòa, KCN huyện Long Thành, KCN huyện Nhơn Trạch...................................................................................................... 11 Hình 4.1. Số lần vượt chuẩn các thông số quan trắc. ...................................... 18 Hình 4.2. Chỉ số rủi ro các điểm quan trắc ..................................................... 21 Hình 4.3. Số lần vượt chuẩn KCN huyện Nhơn Trạch ................................... 23 vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi MỤC LỤC ....................................................................................................... vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................... 1 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 2 3.1. Đối tượng............................................................................................... 2 3.2. Phạm vi .................................................................................................. 2 3.2.1. Phạm vi không gian: ....................................................................... 2 3.2.2. Thời gian nghiên cứu: ..................................................................... 2 4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 4 2.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................... 5 2.2.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 5 2.2.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 6 2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế............................................................. 7 2.3. TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ COLIFORM .............................................. 9 2.3.1. Khái niệm ........................................................................................ 9 vii 2.3.2. Nguyên nhân Coliform tồn tại trong nước ...................................... 9 2.3.3. Tác hại của vi khuẩn Coliform...................................................... 10 2.3.4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ........................................................ 10 CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 11 3.1. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 11 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 12 3.2.1. Đánh giá khảo sát hiện trường thu gom và xử lý nước thải từ KCN trên địa bàn Tp.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch tỉnh ........ 12 Đồng Nai. ........................................................................................................ 12 3.2.2 Hiện trạng xử lý và chất lượng nước sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN trên địa bàn Tp.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.............................................................................. 12 3.2.3. Tác động của ô nhiễm vi sinh từ nước thải KCN tập trung trên địa bàn Tp.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai .... 13 đến môi trường và sức khỏe. ................................................................... 13 3.2.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ....................................................... 15 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 16 4.1. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN ........ 16 4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SAU HỆ THỐNG XỬ LÝ KCN TẬP TRUNG .......................................................... 17 4.2.1. Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải ............................................. 17 4.2.2. Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm vi sinh của nước thải từ các KCN TP.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch.......................... 18 4.2.3. Đánh giá rủi ro sức khỏe từ ô nhiễm vi sinh của nước thải từ các KCN TP.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch.......................... 22 4.2.4. Giải pháp giảm thiểu và tác động rủi ro do ô nhiễm coliform đến nguồn nước ...................................................................................................... 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 28 1. Kết luận ...................................................................................................... 28 viii 2. Kiến nghị .................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 29 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 31 ix CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hệ thống sông Đồng Nai bao gồm dòng chính sông Đồng Nai và 4 chi lưu lớn là sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Dòng sông chính Đồng Nai chảy qua 5/8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ với chiều dài 513/628 km. Trong đó đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai dài nhất khoảng 294/628 km. Do đó, việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp vốn là chức năng cơ bản quan trọng hàng đầu của hệ thống sông Đồng Nai.Tính đến năm 2020, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch 35 KCN với tổng diện tích 12.000 ha, trong đó có 32 KCN đã được đầu tư hạ tầng hoàn thiện đi vào hoạt động. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (45 quốc gia). Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển không ngừng từ hoạt động phát triển kinh tế là những mối đe dọa không nhỏ đến môi trường. Nhìn chung, các KCN đã có biện pháp xử lý, nhưng vẫn chưa triệt để dẫn đến ô nhiễm vi sinh trong nước thải sau khi xử lý của các hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó, Coliform là thông số điển hình cho đánh ô nhiễm vi sinh trong nước. Vi khuẩn Coliform là vi khuẩn gram kị khí, có hình que và không có bào tử. Đây cũng chính là nhóm vi khuẩn phổ biến và sống khỏe được trong nhiều môi trường khác nhau, trong đó có môi trường nước, bao gồm: nước uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản. Coliform là một trong những loại vi khuẩn gây ra các bệnh đường ruột nguy hiểm hàng đầu. Khi vào trong cơ thể người, vi khuẩn này sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 ngày rồi mới bắt đầu gây ra hàng loạt các chứng rối loạn đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, sốt, gây mất nước, rối loạn máu, mệt mỏi…Tuy nhiên, đánh giá ô nhiễm vi sinh từ nước thải công nghiệp sau hệ thống xử lý hiện nay ít được quan tâm. Xuất phát từ đó, đề tài "Đánh giá rủi ro ô nhiễm vi sinh sông Đồng Nai từ nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm đưa ra giải pháp quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường thích hợp. 1 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải của các KCN trên địa bàn Tp.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai và xác định rủi ro môi trường, rủi ro sức khỏe do ô nhiễm vi sinh từ nước thải KCN. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề tài sẽ thực hiện và làm rõ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: + Đánh giá được hiện trạng thu gom, xử lý nước thải tại các KCN trên địa bàn Tp.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai và đánh giá chất lượng nước sau xử lý nước thải tập trung. + Đánh giá được chất lượng nước sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN tại Tp.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. + Tính toán và đánh giá được rủi ro sức khỏe và môi trường do ô nhiễm vi sinh của nước thải các KCN trên địa bàn Tp.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai một cách khoa học và tường minh. + Đề xuất biện pháp giảm thiểu giảm thiểu ô nhiễm vi sinh từ nước thải công nghiệp một cách khả thi và có tính thực tiễn 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng Coliform trong nước thải KCN tập trung trên địa bàn Tp.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. 3.2. Phạm vi 3.2.1. Phạm vi không gian: Trên địa bàn Tp.Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. 2 4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Về phương diện khoa học: Đề tài thực hiện dựa trên phương pháp phân tích khoa học đã được công nhận. Vì thế, kết quả đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài tiếp theo có liên quan. Thực tiễn: Kết quả đề tài nhận diện mối nguy hại và đánh giá được rủi ro an toàn sức khỏe và môi trường ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ảnh hưởng đến con người và cách phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro sức khỏe, môi trường. 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Công nghiệp phát triển phát sinh ra môi trường lượng lớn nước thải. Nước thải từ công nghiệp là mộ trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Trong các năm qua có nhiều nghiên cứu về đánh giá rủi ro nước thải công nghiệp. Salem và cộng sự [1] đã đánh giá mức độ rủi ro vi khuẩn và hóa lý nước thải đến ở các vùng của Tunisia bằng phương pháp PCR đa hợp. Kết quả nghiên cứu này cho thấy mức độ rủi ro sức khỏe, tuy nhiên chưa đánh giá được mức độ rủi ro môi trường.A. Osho và cộng sự [2] đã đánh giá sơ bộ nước thải từ hai công ty thực phẩm ở Nigeria. Nghiên cứu này đánh giá được thông số ô nhiễm môi trường. tuy nhiên chưa đánh giá được rủi ro sức khỏe. Đánh giá rủi ro sức khỏe con người là một phương pháp tiếp cận để xác định mức độ rủi ro sức khỏe được đặt ra bởi các chất gây ô nhiễm khác nhau. Một số nghiên cứu có ứng dụng chỉ số HQ như: Nta và cộng sự [3] đã đánh giá rủi ro sức khỏe tiềm năng của người sử dụng nước ngầm xung quanh bãi thải Main Uyo. A.Dennis Lemly [4] đã đánh giá rủi ro sức khỏe Selen từ nguồn nước thải công nghiệp ở Hoa Kỳ. Adam Pawełczyk [5] đã đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến các hợp chất Nitơ trong nước. Wu và cộng sự [6] đã đánh giá rủi ro sơ bộ về ô nhiễm kim loại theo dấu vết trong nước từ song Dương Tử, Nam Kinh, Trung Quốc. Có một số nghiên cứu về đánh giá môi trường tại Việt Nam như: Ngô Thị Lệ Thủy [7] đã đánh giá rủi ro sinh thái đối với nước thải công nghiệp tại khu kinh tế Dung Quất và một số KCN tỉnh Quảng Ngãi và Trần Thị Thu Lộc [8] đã đánh giá rủi ro sinh thái đối với nước thải KCN Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. Hệ thống sông Đồng Nai bao gồm dòng chính sông Đồng Nai và 4 chi lưu lớn là sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Dòng sông chính Đồng Nai chảy qua 5/8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ với chiều dài 513/628 km. Trong đó đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai dài nhất khoảng 294/6,28 km. Do đó, việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp vốn là chức năng cơ bản quan trọng hàng đầu của hệ thống sông Đồng Nai. Tính đến năm 2020, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch 35 KCN với tổng diện tích 12.000 ha, trong đó có 32 KCN đã được đầu tư hạ tầng hoàn thiện đi vào 4 hoạt động. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (45 quốc gia). Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển không ngừng từ hoạt động phát triển kinh tế là những mối đe dọa không nhỏ đến môi trường. Nhìn chung, các KCN đã có biện pháp xử lý, nhưng vẫn chưa triệt để dẫn đến ô nhiễm vi sinh trong nước thải sau khi xử lý của các hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó, Coliform là thông số điển hình cho đánh ô nhiễm vi sinh trong nước. Vi khuẩn Coliform là vi khuẩn gram kị khí, có hình que và không có bào tử. Đây cũng chính là nhóm vi khuẩn phổ biến và sống khỏe được trong nhiều môi trường khác nhau, trong đó có môi trường nước, bao gồm: nước uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản. Coliform là một trong những loại vi khuẩn gây ra các bệnh đường ruột nguy hiểm hàng đầu. Khi vào trong cơ thể người, vi khuẩn này sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 ngày rồi mới bắt đầu gây ra hàng loạt các chứng rối loạn đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, sốt, gây mất nước, rối loạn máu, mệt mỏi…Tuy nhiên, đánh giá ô nhiễm vi sinh từ nước thải công nghiệp sau hệ thống xử lý hiện nay ít được quan tâm. Xuất phát từ đó, đề tài "Đánh giá rủi ro ô nhiễm vi sinh sông Đồng Nai từ nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm đưa ra giải pháp quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường thích hợp. 2.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.2.1. Vị trí địa lý Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, có diện tích 5.862,37 km2, bằng 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, giữ vị trí phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước[1]. tỉnh Đồng Nai nằm ở cực Bắc miền Đông Nam Bộ, có toạ độ địa lý từ 10˚30’03 đến 11̊34’57’’vĩ độ Bắc và từ 106˚45’30 đến 107˚35’00 kinh độ Đông. Đồng Nai giáp các tỉnh: phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính: TP Biên Hòa, Thị xã Long Khánh và các huyện Thống nhất, Long Thành, Định Quán, Tân Phú, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom. 5 Hệ thống sông Đồng Nai bao gồm dòng chính sông Đồng Nai và 4 chi lưu lớn là sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ (tên gọi chung cho hai nhánh sông lớn Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây). Dòng sông Đồng Nai chảy qua 5/8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tổng chiều dài 513/628 km. Trong đó đoạn chảy qua Đồng Nai là dài nhất khoảng 294/628 km, khoảng 46% tổng chiều dài dòng chính. Do đó việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp vốn là chức năng hàng đầu của hệ thống sông Đồng Nai. Hình 1.1. Bản độ lưu vực sông Đồng Nai [9]. 2.2.2. Điều kiện tự nhiên a. Địa hình Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng, 92% đất có độ dốc dưới 15˚, các đất có độ dốc từ 15˚ trở lên chiếm khoảng 8% [10]. b. Khí hậu Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc 6 tháng 4 năm sau (khoảng 5 – 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 – 7 tháng). Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 25,7 – 26,7˚C. Trong đó, nhiệt độ trung bình mùa khô từ 25,4 – 26,7˚C và nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 26 – 26,8˚C. Số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%. Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Mùa khô, tổng lượng mưa chỉ từ 210 – 370 mm chiếm 12 – 14% lượng mưa của năm. Mùa mưa, lượng mưa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 – 88% lượng mưa của năm. Phân bố lượng mưa giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam [10]. c. Thủy văn Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng Tây Nam. Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 tỉ m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%. Hệ thống sông Đồng Nai do sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ hợp thành. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ dãy núi Lâm Viên, Bi Đúp trên cao nguyên Lang Biang. Toàn bộ hệ thống sông Đồng Nai có 266 sông suối với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 60 sông cấp 1; 129 sông cấp 2; 63 sông cấp 3 và 13 sông cấp 4. Sông Đồng Nai, nằm trên tỉnh Đồng Nai đi qua các huyện: Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom, Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch. Có 1 hồ chứa lớn là hồ Trị An. Nó là nơi điều tiết nước của sông Đồng Nai, có diện tích 14.776 km2, cung cấp điện, nước tới tiêu cho nông nghiệp, sinh hoạt và các khu công nghiệp [10]. 2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế a. Về tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 là 13,2% và giai đoạn 2011 – 2015 dự kiến tăng từ 13 – 14%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 tương đương 1.630 USD. 7 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đến năm 2010 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,2%; ngành dịch vụ chiếm 34,1%; ngành nông, lâm nghieejo và thủy sản chiếm 8,7% [11]. b. Công nghiệp Đồng Nai là tỉnh phát triển khu công nghiệp đầu tiên và hiện là một trong các địa phương dẫn đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam. Đồng Nai đã được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép qui hoạch phát triển 34 KCN diện tích khoảng 11.380 ha, trong đó đến năm 2010 đã có 30 khu công nghiệp được cấp phép thành lập diện tích 9.573 ha, cơ sở hạ tầng các KCN đang được xây dựng đồng bộ, trên 60% diện tích đất đã có nhà máy và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư mới. Ngoài ta Chính Phủ đã chấp thuận chủ trương cho Đồng Nai thành lập khu công nghiệp công nghệ cao tại huyện Long Thành (500ha), khu liên hợp công nông nghiệp tại huyện Xuân Lộc và huyện Thống Nhất (2.186ha), khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ (209ha)... mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư vào Đồng Nai. Bên cạnh các khu công nghiệp, đến năm 2010 Đồng Nai đã qui hoạch phát triển 45 cụm công nghiệp và làng nghề với diện tích khoảng 2.080 ha nhằm tạo thuận lợi cho việc đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa [11]. c. Nông - Lâm - Ngư nghiệp Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazal thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 185.440 ha trong đó đất trồng lúa 70.700 ha, bắp 52.800 ha, khoai mỳ 17.800 ha; đất trồng cây lâu năm là 162.390 ha trong đó các cây trồng chủ yếu như cao su 39.250 ha, cà phê 17.710 ha, điều 51.050 ha, tiêu 7.200 ha ... Bưởi Tân Triều của Đồng Nai là đặc sản nổi tiếng đã đăng ký thương hiệu. Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc, có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến. Năm 2010, Đồng Nai có đàn gia súc trên 164.000 con, đàn lợn khoảng 1,22 triệu con, đàn gia cầm khoảng 8,7 triệu con. Đất nuôi trồng thủy sản, diện tích khoảng 33.330ha, chủ yếu là vùng hồ Trị An và vùng bán ngập thuộc hạ lưu sông Đồng Nai. 8 Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Tổng diện tích đất rừng hiện có 155.830 ha với độ che phủ rừng khoảng 29,8% [11]. d. Thương mại Đồng Nai xuất khẩu chủ yếu các loại sản phẩm nông nghiệp như mủ cao su sơ chế, cà phê, lạc nhân, hạt điều nhân, bắp, nông sản, thực phẩm chế biến, một số sản phẩm công nghiệp như giày dép, may mặc, sản phẩm cơ khí, điện tử, sản phẩm gỗ chế biến..., Nhập khẩu chủ yếu là các loại vật tư nguyên liệu như phân bón, xi măng, sắt thép xây dựng, phụ tùng thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất. Năm 2010, Đồng Nai đạt kim ngạch xuất khẩu trên 7 tỷ USD, nhập khẩu đạt trên 7,9 tỷ USD [11]. e. Dịch vụ Đồng Nai đang phát triển nhanh các dự án nhà ở, khách sạn, bệnh viện, trường học, các dịch vụ tài chính ngân hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ... đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. 2.3. TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ COLIFORM 2.3.1. Khái niệm Chỉ số Coliform là một đánh giá về độ tinh khiết của nước dựa trên số lượng vi khuẩn tồn tại trong phân. Đây là một trong nhiều thử nghiệm được thực hiện để đảm bảo đủ chất lượng nước. Nước đã bị ô nhiễm bởi phân thường chứa vi khuẩn gây bệnh, có thể gây bệnh. 2.3.2. Nguyên nhân Coliform tồn tại trong nước - Những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của Coliform trong nước gồm: + Xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và phân động vật không đúng cách, không đúng quy trình chuẩn khiến cho chất thải chứa Coliform ngấm vào lòng đất, thấm vào các mạch nước ngầm và khiến nguồn nước bị nhiễm khuẩn Coliform; + Các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt chưa xử lý triệt để vi khuẩn Coliform; 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất