Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá phát triển tăng trưởng xanh công ty cổ phần bia ninh bình, thành phố ni...

Tài liệu đánh giá phát triển tăng trưởng xanh công ty cổ phần bia ninh bình, thành phố ninh bình, tỉnh ninh bình

.PDF
85
22
109

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA NINH BÌNH, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.44.03.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thị Hải Vân NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Phương Anh i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Đinh Thị Hải Vân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Công ty CP bia Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Phương Anh ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục các ký hiệu ....................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình ................................................................................................................ vii Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii Thesis abstract................................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4 2.1. Tổng quan về tăng trưởng xanh ............................................................................ 4 2.2. Lợi ích và khó khăn khi thực hiện tăng trưởng xanh .......................................... 55 2.3. Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất bia ..................................................... 7 2.3.1. Tình hình sản xuất bia ở Việt Nam ....................................................................... 7 2.3.2. Công ty cổ phần Bia Ninh Bình .............................................................................. 9 2.3.3. Các vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất Bia ......................................... 10 2.4. Thực trạng phát triển tăng trưởng xanh trên thế giới và ở Việt Nam .................. 14 2.4.1. Thực trạng phát triển tăng trưởng xanh trên thế giới .......................................... 14 2.4.2. Thực trạng phát triển tăng trưởng xanh ở Việt Nam ........................................... 16 2.4.3. Tăng trưởng xanh trong sản xuất bia .................................................................... 23 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 23 3.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 27 3.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 27 3.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 27 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 27 3.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 27 iii Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 30 4.1. Thực trạng phát triển công ty cổ phần bia ninh bình ..................................... 3030 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bia Ninh Bình ............. 30 4.1.2. Thực trạng sản xuất của Công ty cổ phần bia Ninh Bình ................................... 31 4.2. Phân tích dòng thải .............................................................................................. 36 4.2.1. Cân bằng vật liệu của quy trình sản xuất bia....................................................... 36 4.2.2. Đánh giá dòng thải .............................................................................................. 39 4.2.3. Định giá dòng thải ............................................................................................... 42 4.2.4. Hiện trạng môi trường của Công ty CP bia Ninh Bình ....................................... 44 4.3. Đề xuất các giải pháp xanh hóa sản xuất ............................................................ 45 4.3.1. Mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh của Công ty CP bia Ninh Bình ........ 45 4.3.2. Tiêu chí tăng trưởng xanh cho Công ty CP bia Ninh Bình ................................. 47 4.3.3. Giải pháp xanh hóa sản xuất ............................................................................... 48 4.3.4. Những lợi ích và khó khăn của Công ty CP bia Ninh Bình khi phát triển tăng trường xanh ................................................................................................. 60 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 62 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 62 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 63 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 64 Phụ lục ............................................................................................................................ 66 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ CT Bộ Công thương Bộ KH & ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế KNK Khí nhà kính KT-XH Kinh tế - xã hội PTBV Phát triển bền vững TNMT Tài nguyên và Môi trường TTX Tăng trưởng xanh UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc UNESCAP Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á- Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu UNIDO Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc WB Ngân hàng Thế giới WBCSD Hội đồng Doanh nghiệp thế giới về Phát triển bền vững v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các vấn đề môi trường theo các công đoạn trong quy trình sản xuất bia ... 11 Bảng 2.2. Tính chất nước thải của quá trình sản xuất bia ........................................... 12 Bảng 2.3. Lượng chất thải rắn phát sinh khi sản xuất 1 hectolit bia ........................... 13 Bảng 2.4. Chỉ số đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh ................................................... 20 Bảng 2.5. Ước tính tiềm năng tiết kiệm có thể đạt được tại các nhà máy bia Việt Nam.... 24 Bảng 4.1. Sản lượng bia của Công ty năm 2016 ......................................................... 32 Bảng 4.2. Cân bằng vật liệu cho 1 mẻ với sản lượng 9.000 lít bia thành phẩm .......... 38 Bảng 4.3. Đặc tính dòng thải cho 1 mẻ (9.000 lít bia thành phẩm) ............................. 42 Bảng 4.4. Tiêu thụ tài nguyên và nhiên liệu thô.......................................................... 42 Bảng 4.5. Chi phí bên ngoài của công ty trong 1 năm ................................................ 43 Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước thải ........................................................................ 45 Bảng 4.7. Các tiêu chí lựa chọn ................................................................................... 47 Bảng 4.8. Phân tích tồn tại theo hướng xanh hóa sản xuất.......................................... 48 Bảng 4.9. Đề xuất các giải pháp chung về xanh hóa sản xuất..................................... 49 Bảng 4.10. Các giải pháp xanh hóa sản xuất có thể thực hiện ngay ............................. 52 Bảng 4.11. Các giải pháp xanh hóa sản xuất có thể áp dụng cần đầu tư kinh phí ............. 53 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất bia.................................................................. 9 Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần bia Ninh Bình ..................................... 31 Hình 4.2. Sơ đồ dòng thải chi tiết (cho 1 mẻ bia) ....................................................... 37 Hình 4.3. Các quá trình sản xuất bia gây ra ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn ............................................................................ 40 Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ thu hồi bia từ cấn men ..................................................... 53 Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ của hệ nấu........................................................................ 56 Hình 4.6. Sơ đồ nguyên lý tận dụng lượng nhiệt bay hơi ........................................... 57 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Phạm Thị Phương Anh Tên luận văn: Đánh giá phát triển tăng trưởng xanh tại Công ty cổ phần bia Ninh Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.44.03.01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đề tài có 03 mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng sản xuất Công ty cổ phần bia Ninh Bình, các dòng thải phát sinh và hiện trạng quản lý môi trường của Công ty cổ phần bia Ninh Bình. Tìm hiểu thực trạng phát triển Công ty cổ phần bia Ninh Bình theo hướng xanh hóa sản xuất. Nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất bia nói chung và cụ thể tại Công ty cổ phần bia Ninh Bình phát triển hướng đến tăng trưởng xanh. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu sẵn có từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình, Cục Thống kê tỉnh. Thu thập các thông tin và số liệu thực tế về thực trạng sản xuất của Công ty CP bia tỉnh Ninh Bình, trong đó tập trung thu thập các thông tin, số liệu về nguyên liệu sản xuất, hiện trạng môi trường, chất thải và tiến hành điều tra với nội dung phỏng vấn sâu tập trung thu thập những thông tin về hoạt động, tình trạng vận hành của các khu vực sản xuất và xử lý nước thải tại Công ty. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá cân bằng vật chất nhằm xác định đầu vào, đầu ra và lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất bia. Phương pháp phân tích môi trường được thu thập từ các số liệu quan trắc của nhà máy được so sánh với một số Tiêu chuẩn Quy chuẩn kĩ thuật. Kết quả chính và kết luận 1. Quá trình sản xuất bia có 9 công đoạn chính. Chất thải phát sinh ở cả 3 dạng rắn, lỏng, khí. Chi phí dòng thải của công ty trong 1 năm là: 1.978.871.215 đồng. Trong đó chi phí bên trong là 1.957.920.600 đồng, chi phí bên ngoài là 20.950.615 đồng. 2. Dòng thải của Công ty bao gồm 8 dòng thải từ các công đoạn khác nhau với 12 nguyên nhân khác nhau. 3. Có 16 giải pháp được đề xuất hạn chế 12 nguyên nhân nói trên.Trong đó có 13 giải pháp có thể thực hiện ngay và 3 giải pháp cần phân tích thêm. Qua đánh giá và viii phân tích 3 giải pháp đó thì có 2 giải pháp đáp ứng được các yếu tố về kinh tế, môi trường và kỹ thuật có thể áp dụng cho công ty giúp đảm bảo việc giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trường đó là: (1) Thu hồi nước từ máy thanh trùng và máy làm mát, (2) Thu hồi và bảo quản cấn men để tận dụng lại hàm lượng bia. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Pham Thi Phuong Anh Thesis title: Evaluate the development of green growth in Ninh Binh Brewery Joint Stock Company, Ninh Binh City, Ninh Binh Province Major: Environmental Science Code: 60.44.03.01 Educational organization: Vietnamese Academy of Agriculture Research Objectives The thesis has three specific objectives: assess of Ninh Binh Brewery Company's current production status, waste current and situation of environmental management of Ninh Binh Brewery Joint Stock Company. Prapose the development status of Ninh Binh Brewery Joint Stock Company in the direction of green production. Research and propose solutions to support and promote the brewing enterprises in general and specific in Ninh Binh Brewery Joint Stock Company to develop towards green growth. Materials and Methods The topic uses the main research methods: Data collection method: Collect and study available materials from the Department of Natural Resources and Environment of Ninh Binh Province, Provincial Statistics Office. Collecting information and actual data on the status of production of Ninh Binh Brewery, focusing on collecting information and data on production materials, environmental status, waste and Conducting an in-depth interview focused on collecting information on the operation, operating status of the production and waste water treatment areas at the Company. In addition, the subject uses a physical equilibrium assessment method to determine inputs, outputs and waste generated during the brewing process. The environmental analysis method collected from the monitoring data of the plant is compared with some of the standards. Main findings and conclusions 1. The brewing process has 9 main stages. The waste generated in all three forms of solid, liquid, gas. Cost of waste stream of the company in a year is: 1.978.871.215 VND. Of which the cost is internal cost 1,957,920,600, the external cost is VND20,950,615. x 2. The waste stream of the Company consists of 8 waste streams from different stages due to 12 different causes. 3. There are 16 proposed solutions that limit the 12 causes mentioned above. There are 13 possible solutions to be implemented and 3 solutions needed for further analysis. By evaluating and analyzing the three options, there are two possible solutions to the economic suitable with environmental and technical factors that can be applied to the company to help reduce the generation of waste into the environment. leaves: (1) Reclaim water from pasteurizer and cooler, (2) Recover and preserve beer to take advantage of the beer content. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tăng trưởng xanh hiện là một trong những trọng tâm được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia, khu vực, vì sự phát triển bền vững. Nó được coi là sự tăng trưởng hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và tác động môi trường. Đặc biệt, Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20) với chủ đề “Tương lai mà chúng ta mong muốn” đã đặt nền móng để hướng tới một nền kinh tế xanh toàn cầu. Ở Việt Nam, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, tốc độ ô nhiễm và suy thoái tài nguyên, môi trường ở nước ta đang gia tăng nhanh. Một trong những nguyên nhân chính là do mô hình tăng trưởng kinh tế thời gian qua chưa thực sự bền vững. Tăng trưởng còn chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên, sử dụng các công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu hao tài nguyên, năng lượng lớn, làm phát sinh nhiều chất thải, khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Vì thế, việc tiếp cận và xây dựng một nền kinh tế xanh là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhận thức rõ ý nghĩa của cơ hội này, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm: “Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội”. Ngoài ra, Chiến lược cũng xác định mục tiêu: “Khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao, hạn chế, tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới”. Có thể nói, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để các ngành kinh tế phát triển hướng đến tăng trưởng xanh, trong đó doanh nghiệp được coi là đối tượng quan trọng, có tính chất quyết định. Ngành sản xuất bia của nước ta là một ngành lâu đời, chiếm tỉ trọng không nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến bia, rượu, nuớc giải khát nói riêng và chế biến lương thực – thực phẩm nói chung. Tốc độ tăng truởng của ngành bình quân đạt 12 – 13%/năm. Năm 2003, sản lượng bia đạt 1,29 tỷ lít. Năm 2010, sản lượng sản xuất bia của Việt Nam là khoảng 2,7 tỷ lít bia thì đến năm 2013 là khoảng 3 tỉ 1 lít. Dự báo nếu giữ tốc độ tăng trưởng ổn định như hiện nay thì năm 2025, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia trong nước sẽ đạt 6 tỉ lít (Bộ Công Thương, 2009). Có thể nói, ngành công nghiệp sản xuất bia đang là ngành tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước với hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 110 nhà máy, cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng mạnh về số lượng với tổng năng lực sản xuất đạt trên 800 triệu lít/năm. Công ty CP Bia Ninh Bình với công suất 5 triệu lít bia/năm. Với tốc độ phát triển nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp sản xuất bia như hiện nay đã kéo theo nhiều vấn đề về tiêu tốn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, ngành sản xuất bia vốn là ngành sử dụng và tiêu thụ một lượng nước và năng lượng khá lớn trong quá trình sản xuất, phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. Theo thống kê của Bộ Công Thương, lượng nước sử dụng của các nhà máy sản xuất bia có công nghệ trung bình ở Việt Nam ước tính tiêu thụ khoảng 0,7-1,5 m3 cho 100 lít bia, trong khi với công nghệ tốt nhất chỉ tiêu tốn 0,4 m3 nước cho 100 lít bia (Bộ Công Thương, 2008). Đây là những hạn chế, thách thức lớn của các doanh nghiệp sản xuất bia của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng. Vì vậy luận văn tiến hành nghiên cứu với đề tài là: “Đánh giá phát triển tăng trưởng xanh tại Công ty cổ phần bia Ninh Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”, là hết sức cấp thiết, nhằm tìm ra các giải pháp vừa đảm bảo lợi nhuận của Công ty nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng phát triển của Công ty cổ phần bia Ninh Bình từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất phát triển theo hướng xanh hóa sản xuất. Mục tiêu cụ thể: 1. Đánh giá thực trạng sản xuất Công ty cổ phần bia Ninh Bình. 2. Xác định các dòng thải phát sinh và hiện trạng môi trường của Công ty cổ phần bia Ninh Bình. 3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ Công ty cổ phần bia Ninh Bình phát triển theo hướng xanh hóa sản xuất và phát triển bền vững. 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi không gian: Nhà máy bia Ninh Bình trực thuộc Công ty cổ phần bia Ninh Bình trên địa bàn thành phố Ninh Bình. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02 năm 2016 đến tháng 02 năm 2017. 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Kết quả của đề tài nghiên cứu - nhóm các giải pháp xanh hóa sản xuất cho Công ty cổ phần bia Ninh Bình được đề xuất là những thông tin hữu ích giúp cho Công ty cổ phần bia Ninh Bình phát triển theo hướng Tăng trưởng xanh. Các kết quả thu được tại Công ty cổ phần bia Ninh Bình sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý, các nhà quy hoạch ngành, đặc biệt đối với ngành công nghiệp sản xuất bia tham khảo để xem xét và điều chỉnh các chính sách phát triển ngành theo hướng xanh, góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách có hiệu quả. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH Hiện nay, tăng trưởng xanh là chủ đề quan tâm của nhiều diễn đàn và tổ chức quốc tế. Từ năm 2005, Uỷ ban Liên hợp quốc về kinh tế và xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương – UNESCAP đã tổ chức các Diễn đàn đối thoại chính sách “Hướng tới tăng trưởng xanh ở châu Á – Thái Bình Dương”. Theo đó, tăng trưởng xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, nhằm để giảm nghèo, đồng thời đảm bảo sự bền vững về môi trường. Tăng trưởng xanh tập trung vào chất lượng tăng trưởng thông qua thúc đẩy hiệu quả về sinh thái. Tăng trưởng xanh khác với tăng trưởng bình thường ở chỗ không lấy phương châm “phát triển trước, bảo vệ môi trường sau”, mà lấy việc phòng ngừa, bảo vệ môi trường, giảm phát thải cac-bon trong sản xuất kinh doanh làm động lực để tăng trưởng. Sáu nội dung mà UNESCAP đề ra về tăng trưởng xanh là: (i) Sản xuất và tiêu dùng bền vững; (ii) Xanh hóa thị trường và các hoạt động sản xuất kinh doanh; (iii) Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững; (iv) Cải tổ thuế và ngân sách xanh; (v) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; (vi) Xây dựng và thực hiện các chỉ số hiệu quả về sinh thái. Tháng 10/2008, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã công bố Sáng kiến về nền kinh tế xanh (Green Economy Initiative - GEI) với mục tiêu hỗ trợ chính phủ các nước trong việc “xanh hóa” nền kinh tế của họ. Định nghĩa về tăng trưởng xanh, GEI cho rằng “tăng trưởng xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội”. (Green Economy Initiative, Desta Mebratu, UNEP). Tăng trưởng xanh được xác định là một trong hai chủ đề chính của Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (RIO+20) sẽ được tổ chức vào năm 2020 tại Brazil. Còn theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD, tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho 4 cuộc sống của chúng ta. Hay theo Ngân hàng thế giới (WB, 2012), tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, là sự tăng trưởng sạch vì nó giảm thiểu ô nhiễm và tác động môi trường, là sự tăng trưởng có sức chống chịu. Theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh: “Tăng trưởng xanh là phương thức thúc đẩy quá trình thay đổi các mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững“ (Thủ tướng Chính phủ, 2012c). 2.2. LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đã xác định 3 mục tiêu là: i) Khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường; ii) Ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải KNK, góp phần ứng phó hiệu quả với BĐKH, và iii) Nâng cao đời sống nhân dân thông qua việc tạo thêm việc làm từ các ngành công nghiệp xanh và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc xây dựng lối sống thân thiện với môi trường. Để thực hiện các mục tiêu trên, Chiến lược cũng đã đề ra ba nhóm nhiệm vụ quan trọng là:  Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.  Xanh hóa sản xuất:  Hợp tác quốc tế Dưới đây là những nội dung chủ yếu xanh hóa sản xuất, phát triển ngành sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh tập trung vào chủ đề 2 và chủ đề 3, cụ thể: Chủ đề 2: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo: Bao gồm 20 hoạt động theo 04 nhóm: a, Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng bao gồm 08 hoạt 5 động. b, Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm cường độ phát thải KNK trong giao thông vận tải bao gồm 03 hoạt động. c, Đổi mới kỹ thuật canh tác và hoàn thiện quản lý để giảm cường độ phát thải KNK trong nông lâm nghiệp, thủy sản gồm 06 hoạt động. d, Phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo bao gồm 03 hoạt động. Chủ đề 3: Thực hiện xanh hóa sản xuất bao gồm 25 hoạt động theo 4 nhóm: a, Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và xây dựng đề án tái cơ cấu kinh tế theo hướng TTX gồm 10 hoạt động. b, Sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn lực tự nhiên phát triển khu vực kinh tế xanh bao gồm 09 hoạt động. Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững bao gồm 03 hoạt động. Thúc đẩy phong trào “doanh nghiệp phát triển bền vững”, nâng cao năng lực và thị trường dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và quản lý phục vụ TTX bao gồm 03 hoạt động. Trong đó, hoạt động ưu tiên của giai đoạn 2014 - 2020 tập trung thực hiện 23 hoạt động ưu tiên, trong đó, nhằm vào thực hiện Hoạt động số 16: Nâng cao năng lực quản lý năng lượng trong công nghiệp và xây dựng. Hoạt động số 40: Sử dụng tài nguyên nước hiệu quả và bền vững (Thủ tướng Chính phủ, 2012c). Thực hiện sản xuất xanh mang lại hiệu quả kinh tế đầu tiên cho doanh nghiệp sản xuất bia. Trong đó, bài toán môi trường đã được giải mã và có kết quả thực tiễn. Tiêu chuẩn ISO 14001: 1996 được áp dụng cho bất kì tổ chức nào mong muốn, trong đó nó được coi là “chìa khóa” để doanh nghiệp thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT); Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố; Chứng minh sự phù hợp cho tổ chức khác; Được chứng nhận phù hợp cho HTQLMT do một tổ chức bên ngoài cấp; Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn. Khi doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 đạt được các lợi ích cơ bản: Cải tiến quá trình sản xuất, giảm thiểu chất thải và chi phí. Giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, giảm các phàn nàn từ các bên hữu quan, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, đạt lợi thế cạnh tranh. Hơn thế, phát triển kinh tế “xanh” giúp cải thiện mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với chính quyền, cơ quan truyền thông, nhà cung cấp, đồng nghiệp, khách hàng, cộng đồng xung quanh bằng những hành động thân thiện với môi trường. Trong khi đó hiện nay, Doanh nghiệp sản xuất bia đang chịu sức ép môi trường bởi vì sự gia tăng áp lực từ các bên liên quan, các tác động môi trường 6 của doanh nghiệp sản xuất bia đã thúc đẩy các nhà quản lý môi trường trong các quyết định; Các chi phí do tác động môi trường của doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể; Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại và toàn cầu hoá đã dẫn đến một sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO; Hỗ trợ cho lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp bao gồm xác lập mục tiêu, dự đoán các kết quả tiềm năng theo các kịch bản khác nhau và đưa ra các biện pháp, lộ trình để đạt được mục tiêu đó. Bởi vậy, giải pháp để doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh hướng đến TTX, PTBV rất cần sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ cơ quan quản lý. Tuy nhiên con đường thực hiện tăng trưởng xanh còn nhiều khó khăn: Hệ thống pháp luật đang trong thời kỳ chuyển đổi chưa đồng bộ, chưa thật phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hướng tới tăng trưởng xanh. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý còn chia cắt chưa phù hợp với sự phát triển trong liên kết của đất nước trong hội nhập. Hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, còn nhiều lãng phí, tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên sinh vật bị suy thoái nghiêm trọng, tài nguyên không tái tạo cạn kiệt. Trong khi công nghệ sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng làm cho chất lượng sản phẩm thấp, phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, gia tăng phát thải khí nhà kính. Các ngành sản xuất năng lượng sạch như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt… chưa phát triển. Thêm vào đó, nhiều ngành hỗ trợ, giải quyết vấn đề môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp tái chế… còn yếu kém. 2.3. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT BIA 2.3.1. Tình hình sản xuất bia ở Việt Nam Bia là một loại đồ uống chứa cồn được sản xuất bằng quá trình lên men đường lơ lửng trong môi trường lỏng và nó không được chưng cất sau khi lên men. Dung dịch đường không bị lên men thu được từ quá trình ngâm nước được gọi là hèm bia. Quá trình sản xuất bia được gọi là nấu bia. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất bia đã có lịch sử hơn 100 năm. Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành sản xuất bia có mức tăng trưởng mạnh vào thời kỳ mở cửa và trở thành một ngành công nghiệp thế mạnh khi Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) (Bộ Công Thương, 2008). 7 Bộ Công Thương đã thống kê vào đầu những năm 1990, việc đầu tư xây dựng các nhà máy bia được phát triển mạnh mẽ với nhiều quy mô khác nhau từ 100 nghìn lít/năm đến 100 triệu lít/năm. Về số lượng doanh nghiệp thì năm 1998 có 468 nhà máy sản xuất bia. Do đời sống của các tầng lớp dân có những bước cải thiện quan trọng khiến mức tiêu thụ tăng mạnh đến năm 2000 cả nước có hơn 500 nhà máy ở tất cả các địa phương. Trong 5 năm tiếp theo số doanh nghiệp sản xuất chỉ còn 329. Do quá trình đổi mới doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp thay đổi cũng như nhà nước ra quyết định quy hoạch ngành bia thì đến nay trên cả nước chỉ còn 117 nhà mày đang hoạt động (Bộ Công Thương, 2008). Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch công bố, 3 tỷ lít bia tiêu thụ ở Việt Nam trong năm 2013, tương đương khảng 3 tỷ USD. Tuy nhiên, 3 tỷ lít bia lại gần như chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước, ước tính trung bình mỗi người Việt có nhu cầu sử dụng khoảng 32 lít bia trên một năm. Với mức tiêu thụ đó, Việt Nam luôn nằm trong top 25 nước uống bia nhiều nhất thế giới, đứng thứ 3 ở Châu Á chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản (Châu Long,2014). Để lý giải cho mức tiêu thụ trên ta có thể thấy ảnh hưởng lớn nhất là do sự phát triển của đất nước ngày một đi lên, với sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là bước đầu tiên phong cho việc mở cửa thị trường góp phần phát triển kinh tế. Đời sống vật chất tăng thì nhu cầu tiêu thụ bia tăng theo tỉ lệ thuận. Bên cạnh đó Việt Nam cũng là một nước có dịch vụ du lịch phát triển nên sản lượng sử dụng bia là rất cao. Minh chứng cho điều đó có thể thấy năm 2003, Việt Nam sản xuất 1,29 tỷ lít bia, sau 5 năm đã tăng lên đến 2 tỷ lít. Khi lập quy hoạch phát triển ngành bia- rượu- nước giải khát đến năm 2010 tầm nhìn 2015, Bộ Công Thương đưa ra sản lượng dự báo sẽ đạt 2,7 tỷ lít vào năm 2010, tuy nhiên chỉ sau 2 năm lập ra quy hoạch Bộ Công Thương đã phải xem xét điều chỉnh lên 3 tỷ lít để phù hợp với tốc độ tăng trưởng về sản xuất và mức tiêu dùng trong thực tế. Có thể thấy ngành bia là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Thông qua sản lượng và mức tiêu dùng thì vai trò của ngành công nghiệp bia đóng góp và quá trình phát triển kinh tế của đất nước là rất lớn. Không chỉ đóng góp cho ngân sách nhà nước mà ngành bia còn giải quyết một lượng lớn lao động giúp đất nước xóa đói giảm nghèo. Báo cáo năm 2013 của Bộ Công Thương cho biết tổng giá trị gia tăng tạo bởi chuỗi giá trị ngành bia đạt gần 50.000 tỷ đồng, trong đó khu vực sản xuất bia tạo ra khoảng 30.000 tỷ đồng, các hoạt động đầu vào của sản xuất trên 7500 tỷ đồng, các hoạt động đầu ra gần 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất