Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá ô nhiễm môi trường, sức khỏe cộng đồng tại làng nghề tái chế nhôm bình ...

Tài liệu đánh giá ô nhiễm môi trường, sức khỏe cộng đồng tại làng nghề tái chế nhôm bình yên nam thanh nam trực nam định và đề xuất các biện pháp giảm thiểu

.PDF
127
2
148

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Lê Thị Bích Vân Mã số học viên : 128.440.301.020 Lớp : 20MT Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Mã số : 60 – 85 - 02 Khóa học : K20 (2011 – 2014) Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của T.S Vũ Đức Toàn với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá ô nhiễm môi trường, sức khoẻ cộng đồng tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên – Nam Thanh – Nam Trực – Nam Định và đề xuất các biện pháp giảm thiểu”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nôi dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Lê Thị Bích Vân LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè, trong trường và các cá nhân, tập thể trên địa bàn nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên Ts.Vũ Đức Toàn đã trực tiếp hướng dẫn tôi xây dựng luận văn, luôn giảng giải, chỉ dẫn, góp ý sâu sát một cách tận tình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy, các cô thuộc Khoa Môi Trường trường Đại học Thủy Lợi, các thầy cô là những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức, ý tưởng trong suốt quá trình tôi được học tập tại trường, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trong thời gian khảo sát thực địa, tôi xin cảm ơn các cán bộ Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Nam Định, Ủy Ban Nhân Dân xã Nam Thanh, người dân làng nghề Bình Yên đã ủng hộ, hợp tác tạo điều kiện cho việc thu thập tài liệu cũng như lấy mẫu phân tích được diễn ra thuận lợi. Một lần nữa tôi cảm ơn tất cả những thầy cô, bạn bè, tập thể, ban ngành vì những giúp đỡ quý báu trong suốt thời gian qua, tôi sẽ luôn ghi nhớ. Vì những kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế, luận được hoàn thành trong thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng toàn thể các bạn đọc để luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn nữa. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Lê Thị Bích Vân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2 MỤC LỤC ......................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 6 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 7 DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 8 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG NGHỀ .............................................. 4 1.1. Đánh giá chung về làng nghề tái chế Việt Nam......................................... 4 1.2. Hiện trạng sức khỏe cộng đồng tại các làng nghề Việt Nam ..................... 8 1.3. Phương pháp đánh giá sức khoẻ cộng đồng............................................... 9 1.3.1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận tính toán gánh nặng bệnh tật....... 9 1.3.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận tính toán tổn thất kinh tế ............ 12 1.3.3. Bộ công cụ phân tích xử lý số liệu [23] ................................................ 15 1.4. Giới thiệu về làng nghề Bình Yên............................................................ 21 1.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21 1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 24 1.4.3. Hiện trạng phát triển các ngành nghề và các lĩnh vực .......................... 26 1.4.4. Định hướng phát triển kinh tế xã hội .................................................... 27 1.4.5. Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất và quy trình tái chế nhôm tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên. .......................................................................... 28 1.4.6. Các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên ............................................................................................... 35 1.5. Tình hình quản lý, bảo vệ môi trường và các vấn đề tồn tại của làng nghề Bình Yên ................................................................................................. 37 1.5.1. Sự bất cập từ bộ máy quản lý môi trường ............................................. 37 1.5.2. Sự bất cập từ người dân ........................................................................ 38 1.5.3. Những vấn đề còn tồn tại ...................................................................... 38 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN ............... 41 2.1. Đánh giá chất lượng môi trường tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên .. 41 2.1.1. Chất lượng môi trường không khí........................................................ 41 2.1.2. Chất lượng môi trường nước ................................................................ 48 2.1.3. Môi trường đất....................................................................................... 61 2.1.4. Hiện trạng môi trường chất thải rắn ...................................................... 63 */ Nhận xét: Dựa vào bảng 2.12. chúng ta thấy được, các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất đã gây ra tác động rất lớn đối với môi trường sinh thái và môi trường kinh tế xã hội tại làng nghề Bình Yên ...................... 69 2.2. Đánh giá tình hình sức khỏe cộng đồng tại làng nghề Bình Yên ............ 70 2.2.1. Các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề Bình Yên ................................................................................................. 70 2.2.2. Thực trạng sức khỏe cộng đồng trên toàn xã Nam thanh – Số liệu cung cấp từ trạm y tế xã Nam Thanh. ............................................................. 74 2.2.3. Kết quả tính toán gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế tại làng nghề Bình Yên ......................................................................................................... 75 2.3. Kết luận chương 2 về chất lượng môi trường, sức khỏe cộng đồng tại làng nghề Bình Yên ......................................................................................... 79 2.3.1. Chất lượng môi trường .......................................................................... 79 2.3.2. Tình hình sức khỏe cộng đồng tại làng nghề ........................................ 80 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ................................... 81 3.1. Các giải pháp quản lý trong công tác bảo vệ môi trường ........................ 81 3.1.1. Áp dụng Kí quỹ môi trường đối với các hộ tham gia sản xuất ............. 81 3.1.2. Áp dụng chế tài người gây ô nhiễm phải trả tiền ................................. 81 3.1.3. Áp dụng công cụ pháp luật kết hợp sự tham gia cộng đồng ................. 82 3.1.4. Các biện pháp khác ............................................................................... 82 3.1.5. Quản lý an toàn vệ sinh lao động .......................................................... 83 3.2. Giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm ............................................... 84 3.2.1. Các biện pháp cải thiện môi trường không khí .................................... 84 3.2.2. Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ........................... 86 3.2.3 Các biện pháp xử lý chất thải rắn ........................................................... 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 96 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT BTNMT BOD COD DS DW DALY Đ EBD GBD GDP HGD HIA IF/AF KK LĐ- TB&XH NN NM NT NLĐ QCVN TS TTKT TCVN TTCN UBND WHO YLL YLD Bảo vệ môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường Oxy hoá sinh học Oxy hoá hoá học Dân số Trọng số bệnh tật Số năm sống điều chỉnh theo mức độ tàn tật Đất Gánh nặng bệnh tật gánh nặng bệnh tật toàn cầu Tổng thu nhập quốc dân Hộ gia đình Đánh giá tác động sức khoẻ Tỷ phần quy thuộc cho môi trường Không khí Bộ lao động – thương binh và xã hội Nước ngầm Nước mặt Nước thải Người lao động Quy chuẩn Việt Nam Tiến sỹ Tổn thất kinh tế Tiêu chuẩn Việt Nam Tiểu thủ công nghiệp Uỷ ban nhân dân Tổ chức y tế thế giới Số năm sống mất đi vì chết non Số năm chung sống với bệnh tật DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số liệu đầu vào tính toán gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế được thu thập qua mẫu phiếu điều tra 300 hộ gia đình (1.673 người) tại làng nghề Bình Yên ......................................................................................... 18 Bảng 1.2: Khối lượng nguyên liệu sản xuất bình quân hàng tháng.[2] .......... 29 Bảng 1.3: Khối lượng hóa chất sử dụng bình quân hàng tháng[2] ................. 31 Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu môi trường không khí tại làng nghề Bình Yên ....... 45 Bảng 2.2: Kết quả phân tích mẫu khí môi trường xung quanh ....................... 46 Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu nước thải tại làng nghề Bình Yên ........................... 50 Bảng 2.4: Kết quả phân tích mẫu nước thải .................................................... 51 Bảng 2.5: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại làng nghề Bình Yên ........................... 54 Bảng 2.6. Kết quả phân tích mẫu nước mặt .................................................... 55 Bảng 2.7: Vị trí lấy mẫu nước ngầm tại làng nghề Bình Yên......................... 57 Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm ................................................. 59 Bảng 2.9: Vị trí lấy mẫu đất tại làng nghề Bình Yên ...................................... 61 Bảng 2.10: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm ............................................... 62 Bảng 2.11. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình (điều tra 300 HGĐ) ........................................................................... 64 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ tính toán gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế theo WHO 14 Hình 1.2. Mô hình cơ bản của bệnh sử dụng trong DISMOD2 [18] .............. 17 Hình 1.3: Bản đồ vị trí địa lý làng nghề Bình Yên ......................................... 22 Hình 1.4: Tỷ lệ các hộ gia đình tham gia sản xuất công nghiệp ..................... 27 Hình 1.5: Cơ cấu định hướng phát triển của xã Nam Thanh 2010 - 2015...... 28 Hình 1.6: Đồ nhôm phế liệu làm nguyên liệu tái chế ..................................... 29 Hình 1.7: Nhiên liệu sản xuất chủ yếu than đá ............................................... 30 Hình 1.8: Quy trình cô lon, cô nhôm, cô bã .................................................... 31 Hình 1.9: Cô lon, cô nhôm, cô bã ................................................................... 32 Hình 1.10: Những thỏi nhôm nguyên liệu thu được sau tái chế được ............ 33 Hình 1.11: Quy trình sản xuất đồ nhôm gia dụng ........................................... 33 Hình 1.12: Nhúng rửa, gia công, hoàn thiện sản phẩm................................... 34 Hình 1.13: Sản phẩm từ nhôm tái chế ............................................................. 35 Hình 1.14: Đường làng, sân chơi đều là nơi xả thải ....................................... 37 Hình 1.15: Máy móc và dụng cụ lao động bảo hộ thô sơ ............................... 38 Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gây ô nhiễm không khí tại làng nghề Bình Yên [2] .. 43 Hình 2.2: Khí thải tại làng nghề ...................................................................... 44 Hình 2.3: Các cống nước thải trong làng nghề ............................................... 50 Hình 2.4: Môi trường nước mặt ô nhiễm nặng ............................................... 56 Hình 2.5: Chất thải rắn xả bừa bãi không được thu gom ................................ 64 Hình 2.6: Chất thải rắn sản xuất chủ yếu là xỉ than, xỉ nhôm ......................... 66 Hình 2.7 : Mô hình bệnh tật của xã Nam Thanh từ năm 2003 – 2012 (%) .... 75 Hình 2.8: Gánh nặng bệnh tật EBD/1000 người trong các nhóm tuổi phân theo bệnh do yếu tố ô nhiễm không khí .......................................................... 76 Hình 2.9: Tổn thất kinh tế do yếu tố ô nhiễm không khí theo các bệnh (đồng) .............................................................................................................. 77 Hình 2.10: Tổn thất kinh tế do ô nhiễm không khí theo nhóm tuổi (đồng) ... 77 Hình 2.11: Gánh nặng bệnh tật EBD/1000 người trong các nhóm tuổi ......... 78 Hình 2.12: Tổn thất kinh tế do nước và vệ sinh môi trường theo các bệnh.... 79 Hình 2.13: Tổn thất kinh tế do nước và vệ sinh môi trường theo nhóm tuổi . 79 Hình 3.2: Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải cho làng nghề ........................... 87 Hình 3.3: Sơ đồ bể khử Crom ......................................................................... 88 Hình 3.4: Sơ đồ bể kết tủa ............................................................................... 89 Hình 3.5: Sơ đồ bể lắng đứng ......................................................................... 89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện có hơn 1.500 làng nghề sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, sử dụng tới 30% lực lượng lao động nông thôn. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng đông dân cư, đồng bằng, gần đô thị và dọc các sông. Phần lớn các làng nghề đều có qui mô sản xuất nhỏ áp dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu, hiệu suất sử dụng chỉ đạt 60-90% và thường gây các nguồn ô nhiễm lớn tác hại tới sức khỏe cộng đồng. Tại các làng nghề, tỷ lệ dân mắc bệnh thông thường và hiểm nghèo do ô nhiễm môi trường cao gấp 2-3 lần các làng, xã thuần nông [3]. Hầu hết môi trường sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn, người lao động tiếp xúc trực tiếp với môi trường không an toàn như: 95% người lao động tiếp xúc với bụi, 85,9 % tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất [1]. Sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ đời sống của con người. Do môi trường không khí, nước ngầm và nước mặt, đất đều bị ô nhiễm nên số người dân tại các làng nghề bị mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ khoa là rất cao. Ngoài ra còn có một số bệnh mang tính nghề nghiệp như bệnh bụi phổi, ung thư, thần kinh, đau lưng, đau cột sống....[10] Trên cả nước, Nam Định là một trong những tỉnh có hoạt động sản xuất làng nghề khá phát triển và góp phần giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập cho người lao động cũng như sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng cần thiết cho xã hội. Theo số liệu thống kê, Nam Định là tỉnh có 85% dân số ở nông thôn, có gần 90 làng nghề lớn nhỏ cơ cấu theo 7 nhóm: Dệt, tơ tằm; Mây tre đan; Đồ mỹ nghệ sơn mài; Chế biến thực phẩm; Làm muối; Cơ khí nhúng mạ và nhóm các nghề khác [12]. 2 Làng nghề Bình Yên thuộc xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định với hoạt động chủ yếu là sản xuất các sản phẩm nhôm từ nhôm phế liệu. Qua điều tra khảo sát tình hình hoạt động sản xuất cho thấy làng nghề Bình Yên ngày càng được mở rộng cả quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ đặc biệt là 5 năm trở lại đây. Thực tế cho thấy làng nghề Bình Yên đang được đẩy mạnh sản xuất, tổng số hộ trong làng là 600 hộ và số hộ tham gia sản xuất làng nghề là 300 hộ, chiếm 50% số hộ trong làng [2]. Xuất phát từ hiện trạng phát triển làng nghề tái chế nhôm Bình Yên và cũng như tình hình sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng đang sinh sống và làm việc trong môi trường không an toàn, qua luận văn “Đánh giá ô nhiễm môi trường, sức khoẻ cộng đồng tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên – Nam Thanh – Nam Trực – Nam Định và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ” tác giả có thể đánh giá được hiện trạng môi trường, sức khỏe cộng đồng của làng nghề cũng như đề xuất các biện pháp giúp giảm thiểu và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề Bình Yên. 2. Mục đích của đề tài: - Đánh giá về hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề Bình Yên. - Đánh giá về tình hình sức khỏe của người dân tại làng nghề Bình Yên. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu. 3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Phạm vi nghiên cứu của luận văn: làng nghề tái chế nhôm Bình Yên 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 1) Phương pháp điều tra  Thu thập các dữ liệu về hiện trạng môi trường làng nghề Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định . 3  Thu thập các dữ liệu về quy hoạch các làng nghề tỉnh Nam Định đến năm 2015.  Các kết quả điều tra nghiên cứu hiện có về hiện trạng môi trường các làng nghề tái chế và sản xuất nhôm, các nghiên cứu khoa học của các Dự án, các chương trình đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Nam Định.  Điều tra xã hội học bằng bộ công cụ mẫu phiếu câu hỏi phỏng vấn. 2) Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu: Nhằm đánh giá được mức độ ô nhiễm các thông số trong các thành phần môi trường tại làng nghề. Trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị và đề xuất, các biện pháp khắc phục. 3) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong quá trình làm đề tài. 4) Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Dùng các phần mềm tính toán, xử lý các số liệu thu thập tại khu vực điều tra. 5) Phương pháp ma trận môi trường 6) Phương pháp Đánh giá tác động sức khỏe (Health impact assessment - HIA): HIA là một qui trình nhằm tiên lượng các ảnh hưởng về chính sách trên sức khỏe, phúc lợi (wellbeing) và trên những bất công bằng về sức khỏe. HIA được áp dụng trong chính sách và rất có hiệu quả khi triển khai ứng dụng sớm trong quá trình phát triển xây dựng chính sách 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG NGHỀ 1.1. Đánh giá chung về làng nghề tái chế Việt Nam Sự khôi phục và phát triển của các làng nghề Việt Nam trong những năm gần đây có ý nghĩa tích cực về kinh tế- xã hội, đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, trên toàn quốc có khoảng gần 1.500 làng nghề đang hoạt động với trên 100 nghề khác nhau, trong đó có khoảng trên 300 làng nghề truyền thống. Dựa vào sản phẩm và phương thức sản xuất, có thể chia ra làm 5 loại nghề như sau: Làng nghề sản xuất thủ công, làng nghề sản xuất công nghiệp, làng nghề chế biến lương thực- thực phẩm, làng nghề sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu, làng nghề buôn bán – dịch vụ [1]. Quy mô của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề rất linh động, từ hộ gia đình đến các tổ hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển từ một vài gia đình, một làng nghề đến một vài xã, trong mỗi tỉnh có thể có rất nhiều loại làng nghề. Số lượng thiết bị, công suất và mức sử dụng nguyên, nhiên liệu vật liệu ở nhiều làng nghề tương đương với các khu công nghiệp lớn. Ví dụ: các làng nghề sản xuất sắt thép xây dựng ở xã Châu Khê (Bắc Ninh) với khoảng 3000- 4000 nhân công, có sản lượng là 210.000 tấn/năm, gấp hơn 2 lần sản lượng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (sản lượng 100.000 tấn với 13.000 cán bộ, công nhân); Riêng khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có khoảng gần 20 làng nghề sử dụng vật liệu kim loại như vậy, nằm ở các tỉnh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định… với hàng ngàn lò nấu thép trung tần, lò rèn; các làng sản xuất giấy ở Dương ổ, Châu Khê, Hạ Giang… (Bắc Ninh) có trên 100 xưởng sản xuất giấy các loại, tổng công suất gần 60.000 tấn/năm; một số làng tái chế nhựa ở Hưng Yên có công suất hàng ngàn tấn sản phẩm/năm; các khu vực sản xuất vật liệu xây dựng gốm, sứ…[1] 5 Hiện nay, tốc độ cải tiến công nghệ ở các làng nghề còn chậm, cầm chừng và không đồng bộ, vì mức độ đầu tư cho cải tiến công nghệ phụ thuộc vào khả năng của từng tổ hợp hoặc hộ gia đình, vào sự cân đối giữa mức đầu tư với giá trị sản phẩm trên thị trường, vào trình độ hoạt động kinh tế của người đầu tư sản xuất… các thiết bị bán tự động hoặc tự động được sử dụng trong dây chuyền sản xuất phần lớn đã cũ, không đồng bộ và nhiều thiết bị không còn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhiều nơi, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới được thâm nhập vào làng nghề một cách tự phát, do các chủ sản xuất tự tìm hiểu và ứng dụng, thậm chí bằng cách truyền miệng mà không được tư vấn, hướng dẫn của các nhà chuyên môn, nên đã gây ra nhiều sự cố về chất lượng sản phẩm và môi trường. Cùng với sự phát triển về quy mô, các vấn đề môi trường ở các làng nghề đang là mối lo ngại cho toàn xã hội. Hiện nay, hướng giải quyết những vấn đề môi trường trong các làng nghề đang gặp nhiều vướng mắc lớn. Các biện pháp tăng cường quản lý, kiểm soát chỉ đạt hiệu quả ở mức độ rất thấp, do các cơ sở sản xuất chỉ dùng các biện pháp tiêu cực (như nộp tiền phạt hoặc tạm thời ngừng phát thải vào thời điểm kiểm tra…) để đối phó với công luận và sự kiểm soát của các cơ quan quản lý. Ngay cả ở những làng nghề đã được cấp đất để di chuyển khu vực sản xuất ra khỏi khu vực dân cư (như làng gốm Bát Tràng, sắt Đa Hội…) thì hiệu quả về môi trường cũng chưa cao, vì nhiều cơ sở sản xuất có nhu cầu di chuyển đến khu mới quy hoạch vì muốn mở thêm diện tích sản xuất. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng mức độ ô nhiễm. Các công nghệ và thiết bị bảo vệ môi trường chưa có trong các dây chuyền sản xuất. Một vài nơi thử áp dụng một số biện pháp xử lý chất thải, nhưng hiệu quả chưa cao, do điều kiện cơ sở hạ tầng của các làng nghề quá thấp kém và chi phí xử lý quá cao. Điều quan trọng hơn nữa là hầu hết các chủ sản xuất chưa sẵn sàng tự 6 giác trong việc bảo vệ môi trường. Sản xuất thủ công là nguyên nhân làm tăng mức độ tác động tới môi trường. Ở nhiều nơi, tình trạng ô nhiễm môi trường đã tới mức nghiêm trọng: Môi trường vật lý, môi trường sinh thái- cảnh quan bị suy thoái nặng nề. Các khu vực dân cư, làng xã vừa là nơi sống, vừa là nơi sản xuất với các nhà xưởng tạm bợ, nguyên vật liệu và các loại chất thải đổ bừa bãi, các nhà ở mới, cũ và nhà xưởng chen nhau tạo nên một quang cảnh hỗn loạn và ô nhiễm; nhiều diện tích mặt nước, sông, kênh mương, đất canh tác, đất dự phòng… đang bị các loại chất thải lấn dần và làm ô nhiễm… Tình trạng phát thải bừa bãi với khối lượng lớn và thường xuyên đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Ở nhiều làng nghề, các nhà ở phải thường xuyên đóng cửa để giảm tác động của bụi, tiếng ồn, hơi hoá chất và các khí độc (làng sắt thép, đồ gỗ, sơn, giấy, nhựa…); các công trình công cộng như trường học, trạm xá, nhà trẻ… đều nằm trong khu vực ô nhiễm nặng… Người lao động làm việc trong các điều kiện không an toàn, nhà xưởng, hệ thống điện nước tạm bợ, các điều kiện chiếu sáng và thông gió kém, mặt bằng sản xuất chật chội, thời gian lao động quá dài (1012h/ngày) trong môi trường độc hại, điều kiện lao động nặng nhọc và hầu Những điều kiện trên dẫn đến tình trạng gia tăng các tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp như không có các dụng cụ bảo hộ lao động…(bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da và một số bệnh hiểm nghèo khác). Ví dụ ở khu vực sản xuất sắt thép xã Châu Khê (Bắc Ninh) có trên 60% dân số trong xã (kể cả những người không tham gia sản xuất) mắc các bệnh liên quan đến sản xuất làng nghề. Trong 10 năm gần đây, tuổi thọ trung bình trong làng nghề thấp hơn hẳn các khu vực dân cư không có làng nghề [3]. 7 Những tác động tiêu cực tới môi trường kinh tế- xã hội cũng đang trở thành những vấn đề bức xúc ở các khu vực này. Đó là sự gia tăng dân số cơ học; thay đổi cơ cấu lao động… kéo theo sự gia tăng các nhu cầu dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục… nảy sinh các vấn đề lớn trong việc sử dụng lao động, những biến động đột biến về thị trường nguyên liệu, hàng hoá và các vấn đề liên quan đến trật tự trị an khu vực, gây khó khăn trong quản lý xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường của các địa phương. Nhiều làng nghề thu hút lao động từ các vùng lân cận và các tỉnh khác lên tới con số hàng ngàn người và con số này luôn biến động theo thời vụ và thị trường sản phẩm, khiến cho các cơ quan quản lý địa phương luôn ở trong tình trạng quá tải. Sự phát triển của các làng nghề hầu hết mang tính tự phát và hoàn toàn chịu sự chi phối bởi các yếu tố thị trường, nguồn nguyên, vật liệu. Thêm vào đó, những hạn chế về trình độ quản lý, trình độ lao động, dân trí, khả năng đầu tư, điều kiện cạnh tranh trên thị trường… đã làm tăng mức độ rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, lãng phí vật tư, nguyên liệu, tài nguyên khoáng sản và ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi, nhiều lúc, tác động tới môi trường đã đến mức báo động, thậm chí gây nguy hại đến người, gia súc, suy giảm hệ sinh thái khu vực như các vụ nổ lò nấu kim loại, nhiễm độc kim loại nặng, khí và hoá chất độc, tình trạng ô nhiễm hoàn toàn các nguồn nước trong khu vực… do thiếu trách nhiệm và kiến thức nghề nghiệp… Bên cạnh đó, những hạn chế trong cơ chế quản lý, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng cũng là một trong những nguyên nhân chính cản trở việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường cũng như việc bảo đảm quyền lợi, sức khoẻ và tính mạng người lao động. Rõ ràng, các vấn đề môi trường ở các làng nghề đang là yêu cầu cấp bách hiện nay và rất cần có những biện pháp quản lý và xử lý thích hợp. 8 1.2. Hiện trạng sức khỏe cộng đồng tại các làng nghề Việt Nam 1.2.1. Lao động và các vấn đề về bệnh nghề nghiệp liên quan đến làng nghề Từ lâu, vấn đề về an toàn lao động trong các làng nghề được nhắc đến nhiều, song tình trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn không giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều chủ cơ sở sản xuất không quan tâm đến việc trang bị phương tiện bảo hộ cho người lao động. Thậm chí, chính bản thân người lao động còn thờ ơ với việc tự bảo vệ mình. Một số liệu thống kê của các tổ chức chuyên ngành cho biết, hơn 90% người lao động nông nghiệp và làng nghề tiếp xúc các yếu tố nhiệt, bụi là 65,89%, tiếng ồn: 48,8%, hóa chất: 59,5%... Đối với tai nạn lao động và bệnh tật thì những nguy cơ gây bỏng, đứt tay chân, điện giật, bệnh hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ khoa luôn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, hơn 50% số người lao động tại các làng nghề bị nhiễm bệnh liên quan đến hô hấp [3]. Tình trạng bệnh nghề nghiệp, số vụ tai nạn lao động ngày càng có xu hướng gia tăng tại các làng nghề, một phần do chủ các cơ sở không đầu tư máy móc, thiết bị có độ an toàn cao. Theo đánh giá của ngành chức năng, máy móc sử dụng trong sản xuất tại các làng nghề phần lớn không đảm bảo an toàn. Phần lớn máy móc không có tài liệu kỹ thuật để hướng dẫn, vận hành an toàn thiết bị. Ngoài ra, còn có các máy tự chế, tự lắp ráp từ các bộ phận cũ, chắp vá, nhiều chi tiết hỏng không được thay thế, sửa chữa... Do vậy, nguy cơ gây ra các vụ tai nạn lao động là rất lớn. Hoặc thậm chí, có người được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động nhưng vẫn chủ quan không sử dụng dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Đây là thực trạng chung trong việc sử dụng lao động tại hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở các làng nghề. Môi trường sản xuất hiện nay rất thiếu an toàn, bản thân người sử dụng lao động chưa ý thức trong 9 việc cần phải thực hiện trách nhiệm của mình, dẫn đến những tai nạn lao động đáng tiếc. Đáng tiếc hơn, những người chịu tổn thất hầu hết đều là người nghèo, người thu nhập thấp. Theo các chuyên gia ngành y tế, việc bảo đảm sức khỏe cho người lao động tại các làng nghề cần phải có sự kiểm tra, theo dõi chặt chẽ hơn. Với lao động tại các làng nghề truyền thống, nhất là các làng nghề có nguy cơ ô nhiễm cao, việc khám sức khỏe cho người lao động phải được tiến hành định kỳ hàng năm. Đồng thời, người lao động cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm để tự bảo vệ sức khỏe của mình. 1.2.2. Các nhóm bệnh tật đặc trưng tại các làng nghề Theo một khảo sát mới đây của Bộ LĐ- TB&XH, qua những lượt người đến khám- chữa bệnh tại các làng nghề thì có khoảng 31% số NLĐ tại các làng nghề bị mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp (32,6%), bệnh về mắt (29,7%), bệnh điếc tiếng ồn (11,3%), bệnh tim mạch (18%)...[3] 1.3. Phương pháp đánh giá sức khoẻ cộng đồng 1.3.1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận tính toán gánh nặng bệnh tật Để đo lường gánh nặng bệnh tật của một cộng đồng, ta sử dụng phép đo lường do Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng Thế giới lại đề xuất bao gồm tính “số năm sống mất đi vì chết non “(YLL) và “số năm chung sống với bệnh tật “(YLD) hay tạm dịch là số năm sống mất đi vì mang bệnh hoặc bị chấn thương, và thường dùng nhất là phép tính DALY (số năm sống điều chỉnh theo mức độ tàn tật) là phép cộng của YLL và YLD.[21] a. Các phép đo lường gánh nặng bệnh tật qua tính DALY, YLL và YLD [21] - Tính số năm sống mất đi vì chết non (YLL) 10 Số năm sống mất đi vì chết non tính bằng hiệu số giữa kỳ vọng sống khi sinh và tuổi lúc chết. Trong tính toán, kì vọng sống được lấy theo tuổi thọ trung bình cao nhất của người Việt Nam, nữ giới là 81 và nam giới là 71 tuổi.. Khi tính số năm mất đi vì chết non cho một cộng đồng, người ta dựa vào kỳ vọng sống khi sinh trung bình cho từng nhóm tuổi và theo hai giới (trong nghiên cứu này chia theo 8 nhóm tuổi: 0-4, 5-14, 15-29, 30-44, 45-59, 60-69, 70-79, 80+) và áp dụng công thức sau: 1 (1 - e -0,03L) x số chết của từng khoảng YLL = 0,03 Trong đó L là kỳ vọng sống khi sinh trung bình của một nhóm tuổi, tính theo từng nhóm tuổi và theo hai giới được nhân với số mới chết trong từng nhóm tuổi để có YLL theo nguyên nhân và nhóm tuổi theo giới. Trong công thức này đã tính đến mức khấu hao theo tuổi là 3% theo quy định chung của cách tính gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD). - Tính số năm sống mất đi vì mang bệnh hoặc thương tích (YLD) Khi tính số năm sống mất đi vì mang bệnh hoặc thương tích của một cộng đồng người ta sử dụng công thức sau: YLD = I x DW x L Trong đó: I là số trường hợp mới mắc trong một khoảng thời gian quy định; DW là mức độ nặng nhẹ của bệnh, khi bệnh càng nặng hệ số này càng lớn và ngược lại, DW có giới hạn từ 0 - 1 (0 là hoàn toàn khoẻ, 1 coi như là chết); L là thời gian mang bệnh trung bình. Hệ số DW được xác định bằng hai phương pháp; (1) dựa vào bảng tra sẵn và (2) dựa vào các định nghĩa về mức độ mất khả năng. Phép tính toán 11 này sử dụng DW dựa vào bảng tra sẵn của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra (Phụ lục) - Phép tính DALY và một số yếu tố bổ sung Việc tính DALY còn khá nhiều khâu tính toán trung gian, đôi khi các tác giả khác nhau tính DALY một cách khác nhau. Vì vậy, phép tính DALY được sử dụng trong nghiên cứu này theo công thức sau: DALY = YLL + YLD b. Mô hình tính toán gánh nặng bệnh tật (EBD) [20] Trong khuôn khổ luận văn tính EBD theo 02 nhóm yếu tố đó là: + EBD theo các nhóm bệnh liên quan đến yếu tố ô nhiễm không khí + EBD theo các bệnh liên quan đến yếu tố nước sạch và vệ sinh môi trường. - Công thức tính EBD: EBD = GÁNH NẶNG QUY THUỘC1 = Gánh nặng bệnh tật x Tỷ phần tác động 1 Hay gọi đầy đủ là: Gánh nặng bệnh tật quy thuộc theo nguy cơ Trong đó: - Gánh nặng bệnh tật là chỉ số DALY theo các nhóm tuổi và giới - Tỷ phần tác động hoặc tỷ phần quy thuộc: IF (Impact Fraction-tỷ phần tác động) hoặc AF (Attribute Fraction-tỷ phần quy thuộc) là tỷ lệ giảm đi các vấn đề sức khỏe hoặc tử vong do việc giảm yếu tố nguy cơ môi trường. Nói cách khác nó là tỷ lệ của vấn đề sức khỏe hoặc tử vong trong cộng đồng do yếu tố nguy cơ môi trường đó gây ra [18]. Trong nghiên cứu trên, luận văn sử dụng các tính toán về tỷ phần tác động/tỷ phần quy thuộc sẵn có đã được tính toán bởi Tổ chức Y tế thế giới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan