Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh...

Tài liệu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình

.PDF
81
1
56

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHU ĐỨC UY ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI RỪNG, MÓNG CÁI PHỐI VỚI ĐỰC RỪNG VÀ SINH TRƯỞNG ĐỜI CON ĐẾN XUẤT BÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CHĂN NUÔI THÁI BÌNH Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Cường PGS. TS. Phan Xuân Hảo NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Chu Đức Uy i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phan Xuân Hảo và TS Nguyễn Hữu Cường là hai thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể Ban giám đốc Học viện nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình, Bộ môn di truyền và chọn giống vật nuôi – Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn ủng hộ động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Chu Đức Uy ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. v Danh mục bảng ............................................................................................................ vi Danh mục hình ............................................................................................................vii Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii Thesis abstract .............................................................................................................. ix Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài .......................................................................................... 2 1.2.1. Mục đích chung ............................................................................................... 2 1.2.2. Mục đích cụ thể ............................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học về sinh sản, sinh trưởng của lợn .............................................. 3 2.1.1. Một số đặc điểm sinh lý phát dục của lợn cái hậu bị ......................................... 3 2.1.2. Đặc điểm sinh sản của lợn ............................................................................... 8 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng ở lợn............................................................................ 18 2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn rừng, rừng lai trong nước và trên thế giới ........ 21 2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn rừng, rừng lai trên thế giới ...................................... 21 2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn rừng, rừng lai ở Việt Nam ........................................ 22 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 26 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 26 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 26 3.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 26 iii 3.2.1. Các chỉ tiêu sinh sản ...................................................................................... 26 3.2.2. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa ...................................................................... 27 3.2.3. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn thương phẩm từ cai sữa đến xuất bán (180 ngày tuổi) ........................................................................................ 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27 3.3.1. Điều kiện nuôi dưỡng .................................................................................... 27 3.3.2. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản .................................................................. 29 3.3.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn thương phẩm từ cai sữa đến xuất bán (180 ngày tuổi) .............................................................. 31 3.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 31 Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 32 4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan, lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan ................................................................................... 32 4.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục, năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan, lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan ......................................... 32 4.1.2. Năng suất sinh sản của lợn rừng Thái Lan và lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan qua các lứa đẻ ............................................................ 46 4.2. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của lợn nái rừng Thái Lan và lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan ..................................................... 52 4.3. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC)............................................................................... 53 4.3.1. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) ............................... 53 4.3.2. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính ........................................... 57 4.3.3. Sinh trưởng của lợn F1(RxMC) theo giới tính ................................................ 59 4.3.4. Thu nhận thức ăn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ............................... 61 Phần 5. Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 64 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 64 5.2. Đề nghị .......................................................................................................... 64 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 65 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt cs Cộng sự CS Cai sữa g gam KL Khối lượng kg kilogam MC Móng Cái R Rừng TGĐD Thời gian động dục TĂ Thức ăn TTTĂ Tiêu tốn thức ăn TKL Tăng khối lượng F1(RxMC) F1(Rừng x Móng Cái) GnRH PL LH FSH Gonadotropine Release Hormone Prolactin Lutein Hormone Folliculine Stimuline Hormone v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thành phần giá trị dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở các giai đoạn của lợn rừng, Móng Cái và lợn lai F1(RxMC) ................................... 33 Bảng 3.2. Khẩu phần thức ăn của lợn nái rừng, nái Móng Cái, đực rừng .................. 33 Bảng 3.3. Khẩu phần thức ăn của lợn thương phẩm rừng và F1(RxMC)….......... ...... 33 Bảng 4.1. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục, năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan và lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan ........................ 33 Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan nhân thuần qua các lứa đẻ .................................................................................. 47 Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan qua các lứa đẻ .............................................................. 48 Bảng 4.4. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa ........................................................... 53 Bảng 4.5. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) .......................... 54 Bảng 4.6. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính ...................................... 57 Bảng 4.7. Sinh trưởng của lợn F1(RxMC) theo giới tính ........................................... 59 Bảng 4.8. Tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) .................................................................. 62 Bảng 4.4. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa ........................................................... 53 Bảng 4.5. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) .......................... 54 Bảng 4.6. Sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính ...................................... 57 Bảng 4.7. Sinh trưởng của lợn F1(RxMC) theo giới tính ........................................... 59 Bảng 4.8. Tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) .................................................................. 62 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tóm tắt cơ chế điều hòa chu kỳ tính của lợn cái .......................................... 3 Hình 2.2. Các nhân tố xác định thành tích sinh sản của lợn nái ................................. 10 Hình 4.1. Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái rừng Thái Lan và lợn nái Móng cái. ............................................... 36 Hình 4.2. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ của lợn nái rừng Thái Lan và lợn nái Móng Cái ........................................................... 40 Hình 4.3. Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) ................................................................................. 43 Hình 4.4. Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con của lợn rừng Thái Lan và lợn F1(RxMC) ............................................................................... 43 Hình 4.5. Thời gian động dục trở lại và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa của lợn rừng Thái Lan và lợn Móng Cái .................................................... 45 Hình 4.6. Số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ của lợn nái rừng Thái Lan phối với lợn đực rừng Thái Lan theo lứa đẻ ........................ 51 Hình 4.7. Số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ của lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan theo lứa đẻ .............................. 51 Hình 4.8. Khối lượng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) qua các giai đoạn ngày tuổi..... ...................................................................................... 55 Hình 4.9. Tăng khối lượng của lợn rừng Thái Lan và lợn lai F1(RxMC) qua các giai đoạn ngày tuổi .................................................................................... 56 Hình 10. Khối lượng của lợn rừng Thái Lan qua các giai đoạn tuổi theo giới tính........ 58 Hình 4.11. Tăng khối lượng của lợn rừng Thái Lan theo giới tính ............................... 58 Hình 4.12. Khối lượng của lợn F1(RxMC) qua các giai đoạn tuổi theo giới tính ........ 60 Hình 4.13. Tăng khối lượng của lợn F1(RxMC) theo giới tính ..................................... 61 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Chu Đức Uy Tên luận văn: Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, Móng Cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình. Ngành: Chăn nuôi; Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá và nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái khi phối với lợn đực rừng Thái Lan, sinh trưởng của con lai F1(RxMC) góp phần phục vụ phát triển chăn nuôi. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành trên lợn nái rừng Thái Lan và Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan. Lợn con thương phẩm rừng thuần, rừng lai F1(RxMC). Với 34 nái rừng nhân thuần (204 ổ đẻ) và 39 nái Móng Cái phối với đực rừng (234 ổ đẻ) được thu thập và theo dõi để đánh giá năng suât sinh sản. 10 ổ lợn rừng thuần và 10 nái Móng cái phối với đực rừng để đánh giá tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa, bố trí thí nghiệm theo dõi 74 lợn rừng thuần, 76 lợn lai F1(RxMC) để đánh giá sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. Lợn được nuôi theo hình thức bán chăn thả, được cho ăn thức ăn hỗn hợp và bổ sung thức ăn xanh. Kết quả chính và kết luận: Tuổi đẻ lứa đầu ở lợn cái rừng là: 351,47 ngày muộn hơn so với lợn nái Móng Cái là 332,53 ngày. Số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ của lợn nái rừng và lợn Móng Cái tương ứng là 8,07 và 10,09 con; 7,45 và 9,26 con. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái rừng và lợn Móng Cái tương ứng là; 0,71 và 0,66 kg; 49,32 và 59,11 kg. Tiêu tốn thức ăn hỗn hợp và thức ăn xanh/1 kg lợn cai sữa ở lợn rừng thuần là 6,12 và 6,42 kg; ở lợn nái Móng Cái các chỉ tiêu này thấp hơn và lần lượt tương ứng là 4,90 và 5,11 kg thức ăn/kg lợn cai sữa. Lợn rừng ở 180 ngày tuổi đạt 27,26 kg là thấp hơn so với F1(RxMC) là 32,76 kg. Tăng khối lượng/con/ngày ở giai đoạn từ cai sữa – 180 ngày tuổi của lợn F1(RxMC) 210,16 g cao hơn so với lợn rừng thuần là 163,94 g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ cai sữa đến 180 ngày tuổi của lợn rừng là 4,21 kg thức ăn hỗn hợp và 6,55 kg thức ăn xanh. Chỉ tiêu này ở lợn F1(RxMC) là thấp hơn so với lợn rừng và tương ứng là 3,71 kg thức ăn hỗn hợp và 5,48 kg thức ăn xanh. viii THESIS ABSTRACT Master candidate: Chu Duc Uy Thesis title: Evaluation of reproductive capacity of wild, Mongcai sows mated with wild boars and growth of ofsprings at Thaibinh Breeding Livestock Joint Stock Company. Major: Animal Science Code: 60.62.01.05 Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research purposes: The aim of this research is to evaluate and improve reproductive capacity of Mongcai sows when they are mated with Thailand wild boars, growth of half-breed F1(WxMC) contributing to livestock development. Materials and research methods: The experiment was conducted on Thailand sows, purebred wild commercial piglets, crossbreeding pigs F1(WxMC). Total 34 wild sows (204 productive litters) and 39 Mongcai sows mated with wild boars (234 productive litters) were collected and monitored to assess reproductive performance. 10 litters of wild sows and 10 litters of Mongcai sows mated with wild boars to evaluate feed consumption per kg of weaned pigs, 74 piglets wild pigs, 76 piglets F1(WxMC) to evaluate growth (ADG) and feed consumption/kg (FCR). Pigs are raised in the form of semi-grazing, fed with concentrate and supplemented green feeds. Main results and conclusions: Age of first farrowing is 351.47 days of wild sows that is later than that of Mongcai sows (332.53 days). Number born alive and number weaned were 8.07 and 7.45 pigslets for wild; while 10.09 and 9.26 pigslets for Mongcai, respectyvely. The body weight of pigslets at the birth, and weaning were 0.71 and 49.32 kg for the wild; 0.66 and 59.11 kg for Mongcai, respectyvely. FCR of weaned purebred wild pigs is 6.12 kg of concentrate and 6.42 kg of supplemented green feeds. For Mongcai pigs, these were lower and were 4.90 and 5.11 kg, respectively. At 180 days, wild piglets reaching 27.26 kg is lower than F1(WxMC) as 32.76 kg. ADG in stage up weaning to 180 days in piglets F1(WxMC) as 210.16 g was higher than that of purebred wild piglets (163.94 g). FCR of wild piglets is 4.21 kg of concentrate and 6.55 kg of supplemented green feeds; these of piglets F1(WxMC) are lower than wild piglets (3.71 kg of concentrate and 5.48 kg of supplemented green feeds). ix PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình đổi mới và hội nhập, ngành chăn nuôi đang được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển. Trong chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì việc đổi mới cơ cấu giống và đa dạng hoá các nguồn gen vật nuôi là một trong những vấn đề đang được Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm. Một trong những động vật hoang dã được quan tâm đó là lợn rừng. Thịt lợn rừng nhiều nạc, ít mỡ, da dày và dòn, thịt thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng colesteron thấp, là loại thực phẩm đặc sản được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nuôi lợn rừng trong điều kiện có diện tích rộng hoặc ở vùng đồi núi có nhiều loại thức ăn thì chi phí thức ăn cho tăng trọng thường là thấp hơn so với những giống lợn khác, nhu cầu thức ăn của lợn rừng đơn giản chủ yếu là thức ăn xanh (các loại cỏ, bẹ chuối, cây chuối, rau, …), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ, quả, mầm cây, rễ cây các loại …); Vì vậy, thức ăn cho lợn rừng ít chịu ảnh hưởng của biến động giá thức ăn tăng cao. Từ những ưu điểm nói trên mà thị trường quốc tế về sản phẩm lợn rừng đã được chú ý. Các nước trên thế giới và một số nước trong khu vực châu Á đã đi vào nghiên cứu và phát triển chăn nuôi lợn rừng. Thời gian gần đây, để khắc phục tình trạng khan hiếm giống lợn rừng, đồng thời nhằm tận dụng nguồn gen quí của lợn rừng và giống lợn địa phương; đã có nhiều nơi dùng lợn nái địa phương để lai với lợn đực rừng tạo giống lợn rừng lai. Tuy nhiên, việc lai tạo đó thường mang tính tự phát chưa mang tính nghiên cứu khoa học nên đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nói rõ về các giống lợn rừng lai. Lợn rừng lai vẫn giữ được đặc tính đặc trưng của lợn rừng, mà cải thiện được năng suất, đồng thời cũng dễ thích ứng với điều kiện của từng địa phương. Lợn nái Móng Cái ở Thái Bình có những đặc điểm rất thuận lợi cho việc lai với lợn rừng như mắn đẻ, đẻ sai, khéo nuôi con, thịt thơm, màu lông gần giống với lợn rừng, thể vóc nhỏ. Nếu lai giữa lợn đực rừng Thái Lan với lợn cái Móng Cái thì con lai sẽ tiếp nhận được các nguồn gen quí của cả bố và mẹ mà thị trường hiện nay đang ưa chuộng, đặc biệt khả năng di truyền 3 lông chụm một của con bố truyền cho thế hệ sau là rất cao. Vì vậy việc thuần hoá, lai tạo lợn rừng trên nền đàn lợn Móng Cái tạo ra sản phẩm con lai cho năng suất, chất lượng để đa 1 dạng hoá giống vật nuôi trong chăn nuôi là bước đi phù hợp trong điều kiện kinh tế hội nhập. Hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá về khả năng sinh sản của lợn nái rừng thuần và lợn nái Móng cái, khả năng sinh trưởng của lợn rừng thuần và con lai trên địa bàn tỉnh Thái Bình còn rất ít. Vì vậy để có các thông tin chính xác và khoa học về khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn rừng và lợn rừng lai trong điều kiện nuôi tại vùng đồng bằng sông Hồng và đồng thời để phát triển đàn lợn rừng, bảo vệ nguồn gen quý giá giúp đa dạng sinh học của thế giới tự nhiên, chúng tôi thực hiện đề tài này. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích chung Nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan, lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng Thái Lan. 1.2.2. Mục đích cụ thể - Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan, lợn nái Móng Cái phối với đực rừng Thái Lan tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình. - Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan, lợn nái Móng Cái phối với lợn đực rừng qua các lứa tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi Thái Bình. - Xác định sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con rừng thuần Thái Lan, con lai F1(RxMC) đến xuất bán (180 ngày tuổi). 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp các tư liệu liên quan đến khả năng sinh sản qua các lứa của lợn nái rừng, lợn nái Móng cái phối với đực rừng và khả năng sinh trưởng của lợn rừng, lợn rừng lai. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá đúng thực trạng năng suất sinh sản, sinh trưởng của lợn rừng, rừng lai, từ đó có những định hướng đúng đắn với sự phát triển chăn nuôi lợn rừng ở nước ta. - Đưa ra những khuyến cáo có cơ sở khoa học về việc sử dụng đối với giống lợn rừng và lợn rừng lai cho các cơ sở chăn nuôi. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH SẢN, SINH TRƯỞNG CỦA LỢN 2.1.1. Một số đặc điểm sinh lý phát dục của lợn cái hậu bị 2.1.1.1. Cơ sở sinh lý động dục Hoạt động sinh dục của lợn cái được tính từ khi nó bắt đầu thành thục về tính. Sự thành thục về tính ở con cái được nhận biết khi có sự xuất hiện chu kỳ sinh dục đầu tiên, khi nó tới tuổi và có khối lượng nhất định, lợn cái thường thành thục về tính từ 6 – 8 tháng tuổi. Các giống lợn nội ở Việt Nam như lợn Ỉ, Móng Cái, tuổi thành thục về tính sớm hơn từ 120 – 150 ngày tuổi. Cơ chế điều khiển hoạt động sinh dục của lợn nái được thể hiện qua hình 2.1. Vỏ não Hypothalamus + GnRH + --Thùy trước tuyến yên PL LH FSH Buồng trứng Oestrogen Thể vàng Trứng rụng Tuyến sữa Progesteron Sừng tử cung ccungCUcccung Protagladine Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt cơ chế điều hòa chu kỳ tính của lợn cái Ghi chú: - GnRH: Gonadotropine Release Hormone - PL: Prolactin - LH: Lutein Hormone - FSH: Folliculine Stimuline Hormone 3 Quá trình thành thục được điều khiển bằng các hormone của vùng dưới đồi (Hypothalamus), tuyến yên và buồng trứng theo cơ chế điều hòa ngược. Dưới tác dụng kích thích của hormone này nó sẽ kích thích tuyến yên giải phóng ra GnRH (Gonadotropine Release Hormone) kích thích thùy trước tuyến yên giải phóng FSH và LH. FSH (Folliculine Stimuline Hormone) kích thích sự phát triển của trứng và tiết kích tố Oestrogen. LH (Lutein Hormone) kích thích quá trình thải trứng và hình thành thể vàng. FSH và LH luôn có một tỷ lệ ổn định, FSH tiết ra trước và LH tiết ra sau khi bao noãn chín nó sẽ tiết ra hormone Oestrogen làm hàm lượng Oestrogen trong máu tăng lên 64 mg% đến 112 mg%, gây kích thích toàn thân và biểu hiện động dục. Sau khi trứng rụng tại đó mạch quản và sắc tố vàng phát triển hình thành thể vàng và thể vàng tiết ra progesteron giúp quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung, ức chế sự sinh ra FSH, LH của tuyến yên do đó ức chế quá trình phát triển bao noãn, từ đó con cái không động dục. Như vậy hormone này được coi như hormone bảo vệ sự mang thai. Khi trứng rụng không được thụ tinh thì thể vàng ở ngày thứ 15 đến 17 sẽ bị tiêu biến, Quá trình này là do hoạt động của prolactin sừng tử cung và tiếp tục một chu kỳ mới. * Các giai đoạn của chu kỳ động dục (được chia làm 4 giai đoạn) - Giai đoạn trước động dục (Pooestrus) Là thời kỳ đầu của chu kỳ sinh dục, buồng trứng phát triển to hơn bình thường, hệ thống sinh dục xung huyết, niêm dịch cổ tử cung tiết ra, kích thích cổ tử cung hé mở, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động. giai đoạn này con vật chưa có tính hưng phấn cao, bao noãn phát triển và chín, trứng được tách ra, sừng tử cung sung huyết rõ, niêm dịch đường sinh dục chẩy ra nhiều con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. Thời kỳ này kéo dài 1 – 2 ngày. - Giai đoạn động dục (Oestrus) Gồm 3 thời kỳ kế tiếp nhau: Hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 3 ngày. Tính hưng phấn sinh dục thể hiện mạnh mẽ, nhất là hàm lượng oestrogen tiết ra cao nhất. Biểu hiện bên ngoài của giai đoạn này là âm hộ sưng to, niêm mạc sung huyết, niêm dịch trong suốt từ âm đạo chẩy ra nhiều, con vật phá chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhẩy lên lưng con khác hoặc để con khác nhẩy lên, xuất hiện tư thế chờ phối. Sau khi trứng rụng được thụ tinh 4 lợn cái chuyển sang thời kỳ mang thai, nếu không được thụ tinh thì chuyển sang giai đoạn sau động dục. - Giai đoạn sau động dục (Postoestrus) Sau khi kết thúc động dục, các hormone FSH, LH trở lại trạng thái bình thường, oestrogen trong máu không tăng, buồng trứng xuất hiện thể vàng tiết ra progesteron ức chế động dục, con vật dần dần trở lại ổn định. Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 3 ngày. - Giai đoạn yên tĩnh (Dioestrus) Là giai đoạn dài nhất thường bắt đầu từ ngày thứ 4 khi trứng rụng. Giai đoạn này con vật thích yên tĩnh để khôi phục lại trạng thái sinh lý chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. 2.1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính a. Nhân tố di truyền Chọn lọc là động lực đầu tiên để đạt tới sự tiến bộ di truyền, chọn lọc có thể đơn giản thông qua tăng số lượng gen tốt và giảm số lượng gen kém. Ở gia súc thuộc các giống khác nhau thì có sự thành thục về tính cũng khác nhau. Sự thành thục về tính ở lợn cái được xác định là thời điểm con vật rụng trứng lần đầu tiên, xẩy ra lúc 3 – 4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thúc sớm và 6 – 7 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục về tính muộn hơn, gia súc có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn như ở lợn nội (Móng Cái, Ỉ..) thành thục về tính sớm hơn so với giống lợn ngoại, thường ở tháng thứ 4 thứ 5 (120 – 150 ngày tuổi). Theo Bazer et al. (1998), Hunter et al. (1993) (trích tài liệu của Nguyễn Ngọc Phục, 2003), lợn cái Meishan có tuổi thành thục sinh dục rất sớm so với giống lợn Landrace và Yorkshire khi nuôi trong cùng điều kiện. Ngoài ra lợn cái hậu bị động dục sớm hay muộn liên quan đến khối lượng cai sữa. Theo Tarocco (1999), cho biết khối lượng cai sữa là 4,6 kg ở nhóm lợn cái động dục sớm và 5,11 kg ở nhóm lợn cái động dục muộn. Theo Phạm Hữu Doanh và cs. (1995), thì tuổi thành thục sinh dục ở lợn lai muộn hơn lợn cái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái…) thường ở tháng thứ 4, thứ 5 (120 – 150 ngày tuổi). Lợn lai F1 thường động dục lần đầu ở 6 tháng tuổi và lợn ngoại 6 – 8 tháng tuổi. 5 b. Yếu tố ngoại cảnh Ngoài yếu tố di truyền thì môi trường cũng ảnh hưởng đến sự thành thục về tính dục. Thức ăn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho tất cả các hoạt động khác của cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của lợn. + Dinh dưỡng: Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới tuổi thành thục về tính, thường những lợn được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi dưỡng trong điều kiện kém dinh dưỡng. Lê Xuân Cương (1986) cho rằng lợn cái hậu bị thuộc giống Landrace được ăn khẩu phần tăng 20% so với bình thường thì đạt tuổi thành tục về tính lúc 7 – 8 tháng tuổi và khối lượng 120 kg, còn những con ăn khẩu phần thiếu dinh dưỡng phải tới 11 – 12 tháng tuổi mới có khả năng sinh sản. Tuy nhiên phần lớn lợn cái hậu bị phát triển 40 - 80 kg ở độ tuổi 4 – 6 tháng với khẩu phần thích hợp sẽ bộc lộ tiềm năng di truyền về tốc độ sinh trưởng và tích lũy mỡ. Sau khi đạt khối lượng 80 kg mà sự thành thục không bị chậm trễ có thể khống chế mức năng lượng ăn vào bằng cách cho lợn cái hậu bị ăn khoảng 2 kg/con/ngày với 14% protein, năng lượng trao đổi là 2900 kcal ME/kg thức ăn với khẩu phần đã được cân bằng. Việc khống chế năng lượng với mục đích tiết kiệm chi phí thức ăn ngoài ra còn tránh được tăng trọng không cần thiết, nhưng trước khi phối giống cần chấm dứt chế độ cho ăn hạn chế và thay thế bằng mức năng lượng cao hơn và bình thường, mục đích là lợn cái hậu bị được cải thiện dinh dưỡng. Nhiều tác giả khuyến cáo cần cho lợn cái ăn mức năng lượng cao (đặc biệt là cho ăn đầy đủ) trong vòng 7 – 10 ngày của chu kỳ động dục trước khi chịu đực cho phối giống sẽ đạt được số trứng rụng tối đa. Nếu tiếp tục cho ăn mức năng lượng cao vào đầu giai đoạn chửa sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi và giảm số lợn con sinh ra/ổ. Cùng với việc lựa chọn, lai tạo giống tốt, khẩu phần ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng đóng vai trò quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Đặc biệt chế độ dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tuổi thành thục của lợn cái hậu bị. Như vậy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành thục về tính của lợn cái. Khi thiếu dinh dưỡng sẽ làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố tuyến sinh dục. Nếu khẩu phần ăn thừa dinh dưỡng cũng gây ảnh hưởng không tốt tới sự thành thục, do sự tích lũy mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục, làm giảm chức năng bình thường của chúng, đồng thời khi béo quá ảnh hưởng tới hormone và chất mỡ có thể giữ lại 6 hormone estrogen và progesteron trong máu làm cho hàm lượng của chúng trong cơ thể không đạt được mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục. + Ảnh hưởng của mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng tới sự thành thục của lợn cái hậu bị. Thông thường những lợn cái hậu bị sinh ra vào mùa đông, mùa xuân thì tuổi động dục lần đầu bao giờ cũng sớm hơn những lợn cái hậu bị được sinh ra vào các mùa khác trong năm. Sự thành thục về tính dục bị chậm lại là do nhiệt độ mùa hè cao, hoặc do độ dài ngày giảm. Nhiệt độ môi trường cao hay thấp sẽ gây trở ngại cho biểu hiện chịu đực, làm giảm mức ăn, tỷ lệ rụng trứng giảm ở những lợn cái hậu bị trong chu kỳ. Ngược lại nhiệt độ môi trường quá thấp cũng ảnh hưởng tới quá trình sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị. Do vậy cần bảo vệ lợn cái hậu bị tránh nhiệt độ cao của môi trường. Theo Lê Xuân Cương (1986), ở mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn mùa thu – đông, điều đó có thể ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi ở các tháng nóng bức làm cho mức tăng trọng thấp, những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1994) cho biết lợn nội (Móng Cái, Ỉ) thành thục về tính ở tháng thứ 4 - thứ 5, còn lợn lai F1 thì 6 tháng tuổi, lợn ngoại 6 đến 8 tháng tuổi. + Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt Mật độ nuôi nhốt quá đông thì sự có mặt của nhiều đàn lợn trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục, cần tránh việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị theo từng cá thể sẽ làm chậm tuổi thành thục về tính dục so với những lợn cái hậu bị được nuôi nhốt theo nhóm. Mặt khác điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi có ảnh hưởng lớn tới năng suất và tuổi động dục lần đầu ở lợn, tiểu khí hậu chuồng nuôi được hình thành do nhiều tác nhân như, kiểu chuồng, hướng chuồng, độ thông thoáng, hàm lượng khí NH3; CO2; H2S...Hughes and James (1996) cho thấy nồng độ NH3 cao sẽ làm chậm tuổi động dục lần đầu 25 – 30 ngày so với nhóm lợn cái hậu bị nuôi ở điều kiện NH3 thấp. Với giống lợn Mường Khương khi nuôi nhốt tuổi bắt đầu động dục lần đầu là 6 tháng tuổi và tập trung nhiều ở 2 tháng tiếp theo (Lê Đình Cương và cs., 2004). + Ảnh hưởng của sự tiếp xúc với con đực đến tuổi động dục của lợn cái hậu bị Sự có mặt và tiếp xúc của con đực có thể thúc đẩy nhanh sự xuất hiện các 7 chu kỳ động dục. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hàng ngày đưa con đực vào chuồng lợn cái hậu bị đã làm tăng nhanh hoạt động tính dục . Khi sử dụng nhiều lợn đực thí tình trong chuồng lợn cái hậu bị thì cho hiệu quả tốt hơn là khi chỉ sử dụng một con đực duy nhất. Ngoài ra cách ly lợn cái hậu bị trên 5 tháng tuổi ra khỏi lợn đực sẽ làm chậm sự thành thục tính dục so với những lợn cái hậu bị cùng lứa tuổi được tiếp xúc với lợn đực mỗi ngày một lần hoặc được tiếp xúc liên tục. Hughes and James. (1996) thông báo khi lợn cái hậu bị đạt trung bình 164 ngày tuổi, hàng ngày cho lợn đực tiếp xúc trong vòng 30 phút với lợn cái thì lợn cái động dục sớm hơn 21 ngày so với nhóm lợn cái hậu bị đạt 164 ngày tuổi không được tiếp xúc với lợn đực. Những con lợn đực non không có tác dụng trong việc kích thích phát dục, vì những con đực còn non chưa tiết ra lượng Pheromon đó là thành phần cần thiết của “Hiệu ứng đực giống”. Tác dụng của “Hiệu ứng đực giống” khi tiếp xúc với lợn cái hậu bị là do con đực tác thành các kích thích thành phần để tạo ra tín hiệu, tín hiệu đặc biệt mà nó đưa ra để kích thích sự phát dục của con cái. “Hiệu ứng đực giống” được thực hiện thông qua Pheromon trong nước bọt của con đực, được truyền trực tiếp qua đường miệng. Tuy nhiên những nghiên cứu sau đã cho thấy nếu chỉ có Pheromon mà không có mặt của con đực thì tác dụng kích thích cũng tương đối thấp. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiếp xúc giữa lợn cái hậu bị và lợn đực đã cắt bỏ tuyến sinh dục phụ sẽ làm giảm tính thành thục của lợn cái. Như vậy, việc nhốt lợn đực giống cạnh lợn cái hậu bị và cho tiếp xúc trực tiếp với đực giống là cách kích thích thành thục ở lợn cái hậu bị, cho nên vị trí ô chuồng của lợn đực là nhân tố ngoại cảnh tác động lên tuổi động dục lần đầu của lợn cái hậu bị. 2.1.2. Đặc điểm sinh sản của lợn 2.1.2.1. Cơ sở di truyền của sự sinh sản Sinh sản là quá trình mà ở đó con đực sản sinh ra tinh trùng và con cái sản sinh ra trứng, sau đó tinh trùng và trứng được thụ tinh với nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng hình thành hợp tử và phát triển thành phôi thai trong tử cung của con cái, cuối cùng sinh ra một thế hệ mới. khả năng sinh sản được biểu hiện qua các chỉ tiêu như tổng số con sơ sinh sống, tỷ lệ nuôi sống, khả năng tiết sữa, số con cai sữa... Hầu hết các tính trạng có giá trị kinh tế của lợn nái đều là tính trạng số lượng và có hệ số di truyền thấp nên nó chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh. Tính trạng số lượng có những đặc điểm di truyền cơ bản sau đây: 8 - Tính trạng số lượng có biến dị liên tục. - Phân bố tần số của tính trạng số lượng thường là phân bố chuẩn. - Tính trạng số lượng do nhiều gen chi phối. - Tính trạng số lượng có hệ số di truyền thấp nên chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh. Khả năng sinh sản là một đặc tính sinh lý sinh dục cơ bản và quan trọng nhất của gia súc để bảo tồn, duy trì nòi giống và đảm bảo sự tiến hóa của sinh vật. Gia súc khi còn là bào thai và ngay cả khi mới sinh ra đặc tính sinh lý sinh dục vẫn chưa được biểu hiện. Khả năng sinh sản của con vật chỉ được tính lúc nó bắt đầu thành thục tính dục, lúc này bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh đảm bảo cho chức năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có những biến đổi khác nhau, nó tạo ra hàng loạt những điều kiện cần thiết để tiến hành giao phối, thụ tinh và phát triển bào thai. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định và được gọi là chu kỳ tính hay chu kỳ động dục. 2.1.2.2. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Có nhiều chỉ tiêu sinh học đánh giá năng suất sinh sản của lợn cái, nhưng các nhà di truyền chọn giống lợn chỉ quan tâm tới một số tính trạng năng suất nhất định là các chỉ tiêu có tầm quan trọng kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Chỉ tiêu tổng quát để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái là số con cai sữa/ nái/ năm. Gordon (2004) cho rằng, trong các trang trại chăn nuôi hiện đại, số lợn con cai sữa do lợn nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất khả năng sinh sản của lợn nái. Chỉ tiêu số lợn con cai sữa do lợn nái sản xuất trong một năm phản ánh được đầy đủ chu kỳ sản xuất của một lợn nái trong một năm, nó là chỉ tiêu cấu thành tổng hợp từ các chỉ tiêu: số con sơ sinh sống, số con để nuôi, tỷ lệ hao hụt của lợn con trong thời gian theo mẹ, tuổi cai sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa. Kết quả các nghiên cứu đều cho rằng các thành phần đóng góp vào năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm: số trứng rụng, số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm… Các tính trạng này ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái. 9 Thông thường các chỉ tiêu được đề cập để đánh gía khả năng sinh sản của lợn nái bao gồm: số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con 21 ngày/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng 21 ngày/con, khối lượng cai sữa/con, thời gian cai sữa, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian phối giống có chửa sau cai sữa, số con cai sữa/nái/năm. * Các nhân tố xác định thành tích sinh sản của lợn nái được minh họa qua hình 2.2. Số lợn con cai sữa/nái/năm Số lứa/nái/năm Số lợn con cai sữa/ lứa Hao hụt chăn nuôi Tỷ lệ rụng trứng Số lợn con đẻ ra sống Tỷ lệ trứng thụ tinh Hợp tử chết Thời gian sống sau cai sữa Thời gian mang thai Khoảng cách giữa cai sữa và động dục Tỷ lệ thụ thai, không thụ thai Thời gian bú sữa Không có khả năng sinh sản Hình 2.2. Sơ đồ các nhân tố xác định thành tích sinh sản của lợn nái Ở Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nước về lợn giống (TCVN 9111 – 2011 và TCVN 9713 – 2013) đề ra chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật đối với lợn nái tại các cơ sở giống nhà nước là: số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ ổ, khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa, số ngày cai sữa, tuổi đẻ lứa đầu, số lứa đẻ/nái/năm. Hoàn thiện quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi là yếu tố để có được số lợn con cai sữa/ nái/ năm cao. 2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản của lợn nái là những tính trạng số lượng nên nó cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất