Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái...

Tài liệu đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên

.PDF
92
28
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THU HUYỀN ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TĂNG VĂN KHIÊN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên” là hoàn toàn trung thực, và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài: "Đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên", tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể cá, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trƣớc hết tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các khoa, phòng của trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều điện về mọi mặt giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt Tôi xin chân trọng cảm ơn là sự hƣớng dẫn giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Tăng Văn Khiên trong suốt thời gian nghiên cứu để thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Kinh Tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ cộng tác của các đồng nghiệp động chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ............................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 4. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ........................ 5 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm năng suất lao động................................................................. 5 1.1.2. Tăng năng suất lao động, vai trò và ý nghĩa của tăng năng suất lao động ......................................................................................................... 6 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng năng suất lao động ............................. 9 1.2. Cơ sở thực tiễn về các chỉ tiêu năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến ..................................................................................... 11 1.2.1. Tính toán và áp dụng các chỉ tiêu năng suất ở nƣớc ta nói chung và doanh nghiệp chế biến nói riêng gắn liền với từng thời kỳ .................. 11 1.2.2. Thực tiễn về tính toán Năng suất lao động của nền kinh tế và năng suất lao động các doanh nghiệp chế biến trên cả nƣớc ......................... 17 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên ........................................................ 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 21 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 21 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 21 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 21 2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 21 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thống kê........................................................... 21 2.2.4. Phƣơng pháp so sánh ............................................................................ 22 2.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cho đánh giá và phân tích năng suất lao động ......................................................................................... 22 2.3.1. Các chỉ tiêu để tính toán và phân tích biến động năng suất lao động ........22 2.3.2. Năng suất lao động và các chỉ tiêu phản ánh mức tăng, tốc độ phát triển và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến................27 2.3.3. Các chỉ tiêu liên quan phục vụ phân tích đánh giá năng suất lao động ...... 29 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................................................... 31 3.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp chế biến nói riêng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên........ 31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31 3.1.2. Phát triển kinh tế xã hội ........................................................................ 34 3.1.3. Phát triển công nghiệp chế biến ............................................................ 40 3.2. Đánh giá tổng quan về năng suất lao động xã hội và năng suất lao động của các doanh nghiệp Chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................ 46 3.3. Phân tích xu thế biến động năng suất lao động của các doanh nghiệp Chế biến ................................................................................................ 48 Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ..................................................... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội gắn liền với nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp và doanh nghiệp chế biến ...... 61 4.1.1. Phƣơng hƣớng chung ............................................................................ 61 4.1.2. Mục tiêu phấn đấu tăng năng suất lao động và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 .................................................................................. 63 4.2. Các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên ........................ 70 4.2.1. Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp về vấn đề năng suất lao động ......... 71 4.2.2. Doanh nghiệp cần rà soát lại công tác từ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, sử dụng thiết bị công nghệ, lao động, vật tƣ, nguyên liệu… .......... 73 4.2.3. Đổi mới tổ chức quản trị doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện hiện nay, bao gồm đổi mới hình thức doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ......... 74 4.2.4. Tăng cƣờng quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả ......................... 75 4.2.5. Áp dụng các công cụ quản lý năng suất trong doanh nghiệp ............... 76 4.2.6. Tăng cƣờng đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh và phân bổ vốn đầu tƣ hợp lý cho các doanh nghiệp tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện sản xuất cụ thể....................................................................................... 76 4.2.7. Đẩy mạnh nâng cao chất lƣợng sản phẩm gắn kết nâng cao năng suất lao động với nâng cao chất lƣợng sản phẩm và coi nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng là một nhân tố và là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động ............................................................ 77 4.3. Một số kiến nghị ...................................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DNCB: Doanh nghiệp chế biến GMP (Good manufacturing pratice): Thực hành sản xuất tốt GPD: Tổng sản phẩm trong nƣớc HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point): Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm NSLĐ: Năng suất lao động TQM (Total quality management): Hệ thống quản lý chất lƣợng toàn diện VA: Giá trị tăng thêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng: Bảng 3.1. Đơn vị hành chính, diện tích và dân số tỉnh Thái Nguyên ......... 32 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 ....................................... 36 Bảng 3.3. Tính NSLĐ của doanh nghiệp Chế biến từ 2005 đến 2013 ....... 49 Bảng 3.4. Tính toán các chỉ tiêu phân tích NSLĐ của các doanh nghiệp chế biến qua các năm ...................................................... 51 Bảng 3.5. Tốc độ phát triển của giá trị tăng thêm và lao động của các doanh nghiệp chế biến qua các năm ........................................... 56 Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của các nhân tố tăng năng suất lao động và tăng số lƣợng lao động đến tốc độ tăng giá trị tăng thêm .................. 57 Bảng 4.1. Kết quả sản xuất và đơn giá các loại phẩm cấp của sản phẩm k ..... 78 Sơ đồ: Biểu đồ 3.1. Quan hệ của NSLĐ giữa 3 nhóm doanh nghiệp: Nông Lâm nghiệp - Thủy sản, Chế biến và Khai khoáng ................ 48 Biểu đồ 3.2. NSLĐ tính theo giá so sánh của các DNCB qua các năm...... 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (đầu ra) là số lƣợng hoặc giá trị sản phẩm và lao động làm việc để tạo ra kết quả sản xuất đó (đầu vào). Tăng năng suất lao động (còn gọi là nâng cao năng suất lao động) là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia hay một địa phƣơng ở mọi thời kỳ. Tăng năng suất lao động là điều kiện tốt nhất để tăng thêm sản phẩm cho xã hội, là cơ sở để hạ thấp giá thành, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và tăng tích lũy để phát triển sản xuất. Chỉ có phát triển nhờ vào tăng năng suất lao động mới tăng đƣợc khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, mới có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tăng cƣờng hội nhập Quốc tế. Tăng năng suất lao động tạo điều kiện để chuyển bớt lao động ở những ngành, những lĩnh vực có năng suất lao động thấp sang làm việc ở những ngành, những lĩnh vực có năng suất lao động cao nhằm đảm bảo phân công lại lao động xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực. Nhƣ vậy có thể nói tăng năng suất lao động là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Tùy theo mục đích nghiên cứu của mỗi nƣớc, mỗi ngành hay từng lĩnh vực khác nhau, trong từng giai đoạn khác nhau mà áp dụng chỉ tiêu năng suất lao động theo phƣơng thức khác nhau, đƣợc tính toán bằng chỉ tiêu đầu ra là kết quả sản xuất khác nhau. Trên góc độ tổng hợp chỉ tiêu kết quả sản xuất (đầu ra) để tính năng suất lao động thƣờng đƣợc tính theo chỉ tiêu giá trị. Ở Việt Nam trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, năng suất lao động đƣợc tính bằng chỉ tiêu giá trị tổng sản lƣợng (tính toàn bộ giá trị sản phẩm tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu giá trị sản xuất hiện nay). 2 Đối với doanh nghiệp (trƣớc gọi là xí nghiệp), trong đó có các Doanh nghiệp chế biến, chỉ tiêu năng suất lao động đƣợc đƣa vào chế độ báo cáo thống kê của các xí nghiệp trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… và đƣợc coi là một trong những chỉ tiêu pháp lệnh để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nƣớc của các doanh nghiệp. Bƣớc sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trƣờng, trong chế độ báo cáo thống kê của các doanh nghiệp không còn chỉ tiêu năng suất lao động và nhƣ vậy tất nhiên trong các ngành cũng không còn phải tổng hợp và báo cáo về chỉ tiêu năng suất lao động nữa. Tuy nhiên trong nội bộ các doanh nghiệp năng suất lao động vẫn đƣợc tính toán để phục vụ cho yêu cầu phân tích hoạt động và chỉ đạo sản xuất của doanh nghiệp. Ở các loại phƣơng tiện thông tin đại chúng và trên nhiều văn bản vẫn nhắc đến chỉ tiêu năng suất lao động, động viên phấn đấu nâng cao năng suất lao động ở các Doanh nghiệp. Đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, các doanh nghiệp chiếm vị trí chủ lực, vì vậy việc tính toán và phân tích chỉ tiêu năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì vừa để làm rõ năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến đã đạt đƣợc nhƣ thế nào, vừa để thấy đƣợc ảnh hƣởng của tăng năng suất trong các doanh nghiệp đến kết quả sản xuất ra sao so sánh năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến với năng suất lao động của các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Xuất phát từ thực tế và yêu cầu trên em đã chọn đề tài: “Đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ đó đề ra những giải pháp khoa học nhằm 3 nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định nội dung và phƣơng pháp đo lƣờng năng suất lao động và tăng năng suất lao động. - Phân tích, đánh giá mức độ đạt đƣợc và tăng năng năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Thái nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành chế biến (chỉ tiêu đầu ra tính theo giá trị tăng thêm) tại Tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến thuộc phạm vi tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Tài liệu tổng quan đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ những tài liệu đã công bố từ năm 2006 đến 2014 (số liệu điều tra doanh nghiệp của ngành thống kê thái nguyên từ 2005 đến 2013). - Về nội dung: Đánh giá mức năng suất lao động đạt đƣợc của các doanh nghiệp chế biến và quan hệ của tăng năng suất lao động và tăng giá trị tăng thêm. 4. Đóng góp mới của luận văn - Trên cơ sở các thông tin thu thập đƣợc, tiến hành tính toán mức năng suất lao động đánh giá năng suất lao động và biến động của năng suất lao động, phân tích ảnh hƣởng của tăng năng suất lao động đến giá trị tăng thêm của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm. 4 - Đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm 4 chƣơng. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng suất lao động và tăng năng suất lao động. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 3: Đánh giá, Phân tích năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Đề suất một số giải pháp nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm năng suất lao động Theo quan niệm truyền thống: năng suất lao động là tỷ số giữa đầu ra là kết quả sản xuất và đầu vào là lƣợng lao động để tạo ra kết quả sản xuất đó. Năng suất lao động đƣợc đo bằng số lƣợng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lƣợng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Theo quan điểm tiếp cận mới về năng suất lao động do ủy ban năng suất của hội đồng năng suất châu Âu đƣa ra: năng suất lao động là một trạng thái tƣ duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con ngƣời có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phƣơng pháp mới. Đó là sự tin tƣởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài ngƣời. Nhƣ vậy với quan niệm truyền thống, năng suất lao động chỉ thuần túy thể hiện mối tƣơng quan giữa “đầu ra” và “đầu vào”. Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam thì năng suất lao động thƣờng đƣợc tính bằng giá trị sản xuất hoặc giá trị tăng thêm chia cho lao động làm việc bình quân (Lao động tạo ra các giá trị sản xuất hoặc giá trị tăng thêm). Trong luận văn này sử dụng chỉ tiêu giá trị tăng thêm của doanh nghiệp chế biến (cho phù hợp chung với chỉ tiêu đầu ra của năng suất lao động tính trên phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam và thông lệ quốc tế. Cụ thể công thức nhƣ sau: 6 Giá trị tăng thêm Năng suất lao đông = Lao động làm việc bình quân Nếu đầu ra lớn hơn đạt đƣợc từ một đầu vào thì có thể nói năng suất lao động cao hơn. Quan niệm truyền thống đề cập về mặt tĩnh và chủ yếu nhấn mạnh về mặt số lƣợng. Còn theo quan niệm mới thì năng suất lao động đƣợc hiểu rộng hơn, đó là tăng số lƣợng sản xuất đồng thời với tăng chất lƣợng đầu ra. Điều này có nghĩa là sử dụng một lƣợng lao động để sản xuất một khối lƣợng lớn các đầu ra có cùng chất lƣợng hoặc chất lƣợng cao hơn. Với quan niệm nhƣ vậy, năng suất có thể hiểu là trả ít hơn và nhận nhiều hơn mà không tổn hại đến chất lƣợng. Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào số lƣợng sản phẩm mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng sản phẩm, đặc điểm của đầu ra và tính hiệu quả trong sản xuất. Năng suất lao động cao phải tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có các đặc tính kinh tế kỹ thuật và chức năng sử dụng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và những đòi hỏi của xã hội, bảo vệ môi trƣờng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ít gây ô nhiễm và không lãng phí trong quá trình sản xuất. Từ những quan niệm trên, ta có thể chỉ ra rằng: năng suất lao động là hiệu quả sản xuất của lao động có ích trong một đơn vị thời gian. Tăng năng suất lao động không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu phản ánh lƣợng sản phẩm sản xuất ra tăng lên mà nó phải chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa năng suất- chất lƣợng- cuộc sống- việc làm và sự phát triển bền vững. 1.1.2. Tăng năng suất lao động, vai trò và ý nghĩa của tăng năng suất lao động 1.1.2.1. Khái niệm tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động là “sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa sao cho lƣợng lao động ít nhất mà lại sản xuất ra nhiều giá trị sử 7 dụng hơn”. Điều đó có nghĩa là trong cùng một thời gian làm ra đƣợc nhiều sản phẩm hơn, hay làm ra một sản phẩm với hao phí lao động ít hơn. 1.1.2.2. Vai trò và ý nghĩa tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, là cơ sở quan trọng trong các quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô. Tác động quan tổng hợp nhất hay là mục tiêu của tăng năng suất lao động hiện nay là hoàn thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời trên toàn thế giới. Đối với các doanh nghiệp tăng năng suất lao động làm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Có thể nói nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với doanh nghiệp đặc biệt là trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay. Bởi nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bán đƣợc nhiều sản phẩm hơn trên thị trƣờng, tăng thị phần, tăng lợi nhuận… Mà năng suất lao động tăng thì làm giảm giá thành sản phẩm nhƣng đồng thời chất lƣợng sản phẩm cũng đƣợc cải tiến vì tiết kiệm đƣợc chi phí về tiền lƣơng trên một đơn vị sản phẩm. Giá cả và chất lƣợng chính là hai yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Tăng năng suất lao động là con đƣờng tăng tổng sản phẩm xã hội không có giới hạn, con đƣờng làm giàu cho mỗi quốc gia và từng thành viên trong xã hội. Để tăng tổng sản phẩm xã hội có 2 cách: tăng thời gian lao động hoặc tiết kiệm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Việc tăng thời gian lao động có giới hạn. Còn tăng năng suất lao động là vô hạn vì nó phụ thuộc vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mà tiến bộ đó đƣợc thực tiễn chứng minh là vô hạn. Do đó, tăng năng suất lao động không phải là một hiện tƣợng kinh tế thông thƣờng mà là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái kinh tế xã hội. 8 - Năng suất lao động tăng lên tạo cơ hội giảm thời gian hao phí lao động vào quá trình sản xuất vật chất, làm tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, tạo cơ hội cho con ngƣời phát triển toàn diện. - Năng suất lao động tăng là cơ sở vật chất cho mọi tiến bộ của xã hội. Trong phạm vi một quốc gia, tăng năng suất lao động quốc gia tạo ra sức mạnh kinh tế của đất nƣớc và đƣợc xem nhƣ một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh. Tăng năng suất lao động quốc gia cũng là chỉ tiêu dùng để so sánh giữa các quốc gia trên thế giới để cho thấy quốc gia nào có sức mạnh kinh tế hơn quốc gia nào. Vì vậy việc tăng năng suất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đất nƣớc, nhằm củng cố vị trí của nƣớc mình trên trƣờng quốc tế. Trong phạm vi một tổ chức, một đơn vị, trƣớc hết tăng năng suất lao động làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm đƣợc chi phí tiền lƣơng trong một đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao động cho phép giảm đƣợc số ngƣời làm việc, do đó cũng dẫn đến tiết kiệm đƣợc quỹ lƣơng; đồng thời lại tăng tiền lƣơng cho từng công nhân do hoàn thành vƣợt mức sản lƣợng. Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết các vấn đề tích lũy và tiêu dùng. Tăng năng suất lao động làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế. Đối với tỉnh Thái Nguyên nói chung (một tỉnh miền núi) và các doanh nghiệp công nghiệp nói riêng thì vấn đề tăng năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, vì năng suất lao động của Thái Nguyên thực tế còn quá thấp do trình độ công nghệ còn thấp và chƣa khai thác hết tiềm năng hiện có. Muốn tăng trƣởng, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống, Thái Nguyên nhất là các doanh nghiệp chế biến phải tìm mọi cách để tăng năng suất lao động. 9 Đó là biện pháp nhằm biến Việt Nam nói chung thành nƣớc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh, và là biện pháp làm cho Thái Nguyên nói riêng phát triển nhanh chóng và vững chắc. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng năng suất lao động Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tăng năng suất lao động và mức độ tác động của các nhân tố sẽ khác nhau ở từng quốc gia theo các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, có thể phân loại thành các nhóm yếu tố sau: 1.1.3.1. Các yếu tố về khoa học và công nghệ Việc phân tích các yếu tố cho phép rút ra kết luận về tác dụng của từng yếu tố đối với năng suất lao động, phải đặc biệt chú trọng đến vai trò của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Đó là yếu tố mạnh nhất làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tƣợng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Tính năng của công cụ sản xuất là mực thƣớc quan trọng nhất để đo trình độ kỹ thuật sản xuất. Ngày nay, ai cũng thừa nhận máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất xã hội thƣờng bắt đầu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy móc cũ. 1.1.3.2. Các yếu tố liên quan đến lao động - Do nhân tố lao động có tính quyết định trong việc kết hợp với các tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho xã hội, nên đây cũng là nhân tố có ảnh hƣởng mạnh đến năng suất lao động. Bản thân khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, sự sáng tạo đƣa vào sản xuất các loại công cụ ngày càng hiện đại, đòi hỏi những ngƣời lao động có trình độ chuyên môn tƣơng ứng, phải luôn học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo. Mà nếu thiếu những yếu tố này, ngƣời lao động không thể điều khiển đƣợc máy móc, không thể nắm bắt đƣợc các 10 công nghệ hiện đại. Đi đôi với tiến bộ kỹ thuật, cần nâng cao trình độ quản lý con ngƣời. Có thể kể đến phân công và hiệp tác lao động, sự phân bố hợp lý lực lƣợng sản xuất và nguồn nhân lực… Đều là các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội. Trong lịch sử, sản xuất máy móc tăng, phân công lao động phát triển bao giờ cũng dẫn tới nâng cao năng suất lao động. 1.1.3.3. Các yếu tố liên quan đến quản lý và các vấn đề xã hội Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Cơ sở vật chất kỹ thuật đó biểu hiện thông qua các ngành năng lƣợng, cơ khí, luyện kim, hoá học, giao thông vận tải và hệ thống thông tin, liên lạc. Đó là các yếu tố gắn với sự phát triển các tƣ liệu sản xuất mà bất kỳ một nƣớc nào muốn phát triển kinh tế, muốn tăng nhanh năng suất lao động xã hội đều phải đặc biệt quan tâm. Một yếu tố khác ảnh hƣởng đến năng suất lao động là công tác quản lý lao động. Quản lý lao động liên quan đến các chính sách cụ thể để khuyến khích ngƣời lao động tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và lao động của họ mang tính sáng tạo. Vấn đề này cũng liên quan trực tiếp đến các chính sách nâng cao tay nghề lao động, xây dựng mối quan hệ lao động giữa ngƣời lao động và việc đảm bảo chế độ đãi ngộ ngƣời sản xuất phù hợp với đóng góp của họ. Sự ổn định chính trị - xã hội nói chung và ổn định phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng tác động trực tiếp tới năng suất lao động. Mọi biến động hoặc xáo trộn về chính trị xã hội đều kìm hãm hoặc làm suy giảm năng suất lao động. Bên cạnh đó một nhân tố liên quan tới duy trì sự ổn định chính trị xã hội nói chung và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng là giải quyết tốt quyền lợi lao động. Mặc dù nhà nƣớc điều tiết sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng, nhƣng sự can thiệp không thƣờng xuyên, đúng lúc, đúng chỗ, sẽ tạo cơ hội cho giới chủ chạy theo lợi nhuận và bỏ mặc quyền lợi ngƣời lao động. Các cuộc đình công, bãi công không chỉ gây ảnh 11 hƣởng cho sản xuất kinh doanh, bất ổn xã hội mà còn ảnh hƣởng tới các nỗ lực nâng cao năng suất lao động ở các doanh nghiệp. Vai trò của các điều kiện thiên nhiên đối với năng suất lao động là khách quan không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của nƣớc nhiệt đới khác các nƣớc ôn đới và hàn đới; do đó ở các nƣớc khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong sản xuất. Tuy nhiên thời tiết, khí hậu khắc nghiệt đã tác động không nhỏ đến sản xuất, đến năng suất lao động. Trong nông nghiệp, độ phì nhiêu tự nhiên của đất, của rừng, của biển khác nhau đƣa lại sự chênh lệch của cây trồng, năng suất đánh bắt cá, năng suất tăng trƣởng và khai thác rừng rõ rệt. Trong công nghiệp khai thác mỏ, các vấn đề nhƣ hàm lƣợng của quặng, độ nông sâu của các vỉa than, trữ lƣợng của các mỏ đều tác động đến khai thác, do đó tác động đến năng suất lao động. Con ngƣời đã có nhiều hoạt động nhằm hạn chế các tác động có hại của thiên nhiên đến sản xuất, tuy nhiên vẫn chƣa khắc phục đƣợc hết. Vì thế yếu tố thiên nhiên vẫn là yếu tố quan trọng, cần phải đặc biệt tính đến trong các ngành nhƣ nông nghiệp, khai thác, đánh bắt hải sản, trồng rừng và một phần nào cả trong xây dựng. 1.2. Cơ sở thực tiễn về các chỉ tiêu năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến 1.2.1. Tính toán và áp dụng các chỉ tiêu năng suất ở nước ta nói chung và doanh nghiệp chế biến nói riêng gắn liền với từng thời kỳ Công cuộc đổi mới đất nƣớc của Việt Nam đã sắp tròn 30 năm với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá tốt và ghi nhận. Việt Nam đã bƣớc ra khỏi tình trạng nghèo đói ở thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới, gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình. Đặc biệt, tốc độ tăng trƣởng giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp nhiều năm đạt hai con số. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự thay đổi tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp khai khoáng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan