Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá một số yếu tố tác động tới khả năng tạo việc làm trong các doanh nghiệp...

Tài liệu đánh giá một số yếu tố tác động tới khả năng tạo việc làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam

.DOC
10
117
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Chuyên đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học THUYẾT MINH ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG TẠO VIỆC LÀM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM Học viên: Lê Thu Huyền Lớp: CH21V 1 HÀ NỘI, 2013 1. Tính cấp thiết Việc làm luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam; Bởi lẽ, có giải quyết được vấn đề việc làm mới tạo ra được nguồn thu nhập cho người dân, nâng dần mức sống dân cư, cải thiện kinh tế và giảm thiểu tệ nạn xã hội. Khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất là khối doanh nghiệp, trước tiên phải kể đến các DNVVN. Ở Việt Nam, có tới hơn 90% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. DNVVN không những đóng vai trò quan trọng trong ổn định nền kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động hơn mà còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp tới nguồn nhân lực của Việt Nam. Một trong những tác động đó là sự gia tăng số người thất nghiệp giai đoạn 2008 - 2010. Đến năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi, tỷ lệ doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN đăng ký kinh doanh tăng lên, theo đó tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm dần. Để nâng cao hơn nữa tỷ lệ lao động có việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, việc nghiên cứu các yếu tố tác động tới tạo việc làm trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã có nhiều cuộc điều tra về DNVVN, điển hình là Dự án điều tra do Danida tài trợ. Dự án điều tra DNVVN nhằm mục tiêu cung cấp bộ dữ liệu về tình hình hoạt động của các DNVVN và các hộ gia đình ở Việt nam phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Điều tra DNVVN do DANIDA tài trợ được xây dựng trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu trước đây do ILSSA thực hiện với sự tài trợ của SIDA 2 Thụy Điển và nhóm tư vấn của trường Đại học tổng hợp Stockholm, khoa kinh tế trường đại học Copenhagen: (1) Cuộc điều tra năm 1991 là cuộc điều tra đánh giá đầu tiên về doanh nghiệp nhỏ ở Việt nam. Nghiên cứu được tiến hành tại 923 doanh nghiệp phi nông nghiệp ở miền Bắc và miền nam Việt nam cũng như khu vực thành thị và nông thôn tại các tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải Phòng, Hà Sơn Bình (cũ), Vĩnh Phú (cũ), Quảng Ninh, Long An và Cửu Long (cũ). (2) cuộc tái điều tra năm 1997 với 400 doanh nghiệp cũ ở vòng 1 năm 1991 và 500 doanh nghiệp mới. Giai đoạn tiến hành các cuộc điều tra năm 1991 và 1997 được đặc trưng bởi sự chuyển đổi thị trường trong giai đoạn khởi đầu theo hướng xây dựng một nền kinh tế thị trường. Năm 2000 Luật doanh nghiệp mới được thông qua và có hiệu lực tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, DANIDA tài trợ cho ILSSA thực hiện 3 cuộc tái điều tra về doanh nghiệp vừa và nhỏ vào các năm 2005, 2007, 2009 và 2011 trên cơ sở tái điều tra 100% doanh nghiệp đã điều tra trước đây và có mở rộng thêm mẫu điều tra. Cuộc điều tra năm 2005 đã tổ chức điều tra 2918 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phạm vi 10 tỉnh/thành phố là Hà nội, Hải phòng, TP Hồ Chí Minh, Hà Tây, Phú Thọ, Nghệ an, Quảng Nam, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Long An. Cuộc điều tra năm 2007 đã tổ chức điều tra 2905 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 10 tỉnh/thành phố nêu trên. Năm 2007 có điều ra gần 1300 người lao động đang làm việc tại 596 doanh nghiệp. Cuộc điều tra năm 2009 đã tổ chức điều tra trên 2900 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 10 tỉnh/thành phố trên cả nước. Cuộc điều tra năm 2011 đã tổ chức điều tra trên 3200 doanh 3 nghiệp vừa và nhỏ tại 10 tỉnh/thành phố trên cả nước. Sẽ rất bổ ích nếu khai thác bộ số liệu này để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến DNVVN, nhất là vấn đề tạo việc làm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay. Đề tài “Đánh giá một số yếu tố tác động tới khả năng tạo việc làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” được thực hiện với mục đích trên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu, các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề tạo việc làm nói chung và tạo việc làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Có thể kể đến một số công trình như: Báo cáo “Xu hướng việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015” do Viện Khoa học Lao động và Xã hội phối hợp thực hiện trong dự án SIDA-CIEM, báo cáo này đi sâu vào phân tích thực trạng việc làm và đưa ra kết quả dự báo việc làm trong giai đoạn 2006 – 2015. Báo cáo cũng đã xác định tăng trưởng kinh tế và xu thế việc làm không có lợi đối với hoạt động tự tạo việc làm. Nghiên cứu “Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm (qua thực tế ở Hà Nội) do Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện cũng đã khẳng định: Việc làm đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua, Hà Nội đã nhất quán thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng khai thác và phát huy các nguồn lực trong mọi thành phần kinh tế, mọi lực lượng … Nhà nước đã hỗ trợ cho mọi tổ chức, mọi gia đình mọi cá nhân tự tạo việc làm cho mình, cho gia đình và cho cộng đồng, thực hiện giải quyết việc làm theo hướng phát triển mạnh cầu về sức lao động. Nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở để xây dựng chiến lược hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 4 từ nay đến 2010” (Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2004) đã chỉ ra vai trò quan trọng của khối các DNVVN trong tạo ra nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp. Nghiên cứu chuyên đề “Nguồn nhân lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ” của tác giả Phạm Minh Tuấn_Học viện Hành chính quốc gia, trong đó có nêu: “DNVVN đã góp phần tạo việc làm và thu hút nhiều lao động trong xã hội, nhất là số người đến tuổi lao động chưa có việc làm, giải quyết số lao động dôi dư từ các cơ quan nhà nước do tinh giản biên chế, do giải thể hoặc sắp xếp lại các DN nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 3 khoá 9” “DNVVN Việt Nam trước yêu cầu hội nhập” (Vũ Xuân Hùng_Tạp chí cộng sản số 765 năm 2006, trang 31-32). Trong nghiên cứu này, tác giả nhấn mạnh “DNVVN trước yêu cầu hội nhập đang đóng một vai trò quan trọng, biểu hiện ở khả năng thu hút lao động và đóng góp GDP hàng năm. “Một số định hướng phát triển DNVVN giai đoạn 2006-2010” của tác giả Nguyễn Ngọc Phúc, tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12 năm 2005, trang 38-42 có viết: “Các DNVVN đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và có ý nghĩa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề như xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các khu vực” “Thực trạng và giải pháp phát triển DNVVN ở nước ta hiện nay” (Phạm Trọng Đức_Tạp chí kinh tế và dự báo số 6 năm 2006, trang 2123): “Theo tính toán của các chuyên gia, để tạo ra một việc làm, các DN nhà nước phải đầu tư 41 triệu đồng, các DN có vốn đầu tư nước ngoài là 294 triệu đồng, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ là 26 triệu đồng”. Các nghiên cứu trên đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của việc làm và tạo việc làm là việc làm cần thiết đối với mỗi quốc gia. 5 Đồng thời, cũng đã đưa ra một số nhận định về vai trò giải quyết việc làm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Tuy nhiên, tạo việc làm chỉ là một trong những nội dung nghiên cứu nhỏ trong tổng thể về vấn đề phát triển DNVVN mà chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về khả năng tạo việc làm của loại hình doanh nghiệp này, nhất là chưa lượng hóa được các yếu tố tác động đến khả năng tạo việc làm của DNVVN. Hơn nữa, những nghiên cứu này không còn phù hợp với tình hình hiện nay, đòi hỏi phải có một nghiên cứu mới về vấn đề tạo việc làm trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy nghiên cứu này sử dụng Bộ số liệu điều tra DNVVN được thực hiện hai năm một lần bởi Viện Khoa học Lao động và Xã hội để nghiên cứu các yếu tố tác động tới khả năng tạo việc làm trong các DNVVN ở Việt Nam. Cho đến nay, Bộ số liệu điều tra DNVVN đã được ứng dụng để phân tích các đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam như vấn đề về lao động, đào tạo và bảo hiểm xã hội; vấn đề về sản xuất, công nghệ; các thủ tục hành chính; vấn đề đầu tư và tiếp cận tài chính ... của các DNVVN. Tuy nhiên, chưa có ứng dụng nào từ Bộ số liệu để nghiên cứu khả năng tạo việc làm của khối DN này – đây vốn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) được tiến hành thu thập tại 10 tỉnh, 2 năm một lần do tổ chức Dannida tài trợ. Bộ số liệu này được thu thập theo thời gian và có tính lặp lại nên ngoài việc phân tích xu hướng trung bình các chỉ tiêu theo thời gian còn có thể tạo lập cơ sở dữ liệu dạng mảng (panel data). Bộ số liệu này có thể cung cấp thông tin dùng để so sánh theo thời gian, so sánh theo vùng, so sánh theo tỉnh/thành phố. Việc tạo lập dữ liệu mảng giúp nghiên cứu có thể xây dựng mô hình phân tích, đánh giá dưới dạng tác động cố định hoặc tác động ngẫu nhiên, tăng tính chính xác cho các kết quả ước lượng. 6 3. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích, đánh giá thực trạng và tác động của các yếu tố tới khả năng tạo việc làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tạo ra nhiều chỗ việc làm hơn nữa trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: 10 tỉnh/thành ở Việt Nam + Về thời gian: năm 2005 – 2011 - Đối tượng nghiên cứu: + Vấn đề tạo việc làm từ phía các DNVVN đang hoạt động trong ngành sản xuất – chế biến. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực lao động việc làm. - Phân tích thống kê và kinh tế lượng: Dựa trên Bộ số liệu điều tra Doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2005, 2007, 2009 của Dự án Điều tra DANIDA để phân tích các yếu tố tác động tới khả năng tạo việc làm trong các DNVVN ở Việt Nam hiện nay. 6. Khung phân tích các yếu tố tác động tới khả năng tạo việc làm trong các DNNVV 7 Các yếu tố bên ngoài DN Các yếu tố bên trong DN - Ngành - Điều kiện tự nhiên: Tỉnh - Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh - Cơ chế chính sách: - Hình thức sở hữu + Số ngày làm thủ tục hành chính. - Vốn + Số tiền chi cho các giao dịch - GO không chính thức. - Chi phí: lệ phí, thuế. + Thủ tục xuất nhập khẩu. - Yếu tố công nghệ: - Môi trường đầu tư: số người cho + Loại máy móc thiết bị đang sử vay. - Yếu tố tăng trưởng: mức độ cạnh tranh với các DN khác. dụng. + Tuổi thọ của máy móc, thiết bị. Cầu lao động - Số lượng lao động - Chất lượng lao động * Kỳ vọng chiều tác động của các yếu tố tới khả năng tạo việc làm Yếu tố tác động Chiều tác động Hình thức sở hữu +/ - Vốn + GO, Doanh thu + K/L 8 Chi phí lao động - Công nghệ - Ngành sản xuất kinh doanh + /- vv… Trong đó: + là tác động làm tăng việc làm (tác động theo chiều thuận) - là tác động làm giảm (tác động theo chiều nghịch) +/- là tác động có thể tăng hoặc giảm việc làm 7. Nội dung nghiên cứu và kết cấu đề tài Kết cấu đề tài dự kiến gồm 3 phần: Phần 1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận về đánh giá các yếu tố tác động tới khả năng tạo việc làm trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1. Các khái niệm 2. Ý nghĩa và vai trò của tạo việc làm trong nền kinh tế 3. Mô hình và phương pháp ước lượng Phần 2. Đánh giá các yếu tố tác động tới khả năng tạo việc làm của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1. Thực trạng các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tác động tới khả năng tạo việc làm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 2. Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới khả năng tạo việc làm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần 3. Các hàm ý chính sách và khuyến nghị. 8. Những đóng góp của đề tài 9 - Đề tài sẽ hệ thống lại cơ sở lý thuyết có liên quan đến việc làm, tạo việc làm, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Đồng thời, chỉ ra khung lý thuyết các yếu tố tác động tới khả năng tạo việc làm của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. - Đề tài sẽ chỉ ra tác động trong ngắn hạn và dài hạn của các yếu tố: tiền lương/thu nhập, giá trị sản xuất, đầu tư trong vốn… tác động tới lao động/việc làm trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Đề tài đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tạo ra nhiều chỗ việc làm hơn nữa trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 9. Hạn chế của đề tài Đề tài chủ yếu được phân tích dựa trên Bộ Số liệu điều tra Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (DANIDA) của Viện Khoa học Lao động và Xã hội nên chưa khai thác, phân tích được tất cả các yếu tố tác động tới tạo việc làm trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, số liệu điều tra chọn mẫu một số tỉnh thành trên cả nước nên việc phân tích tới cấp vùng, cấp tỉnh còn hạn chế. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan