Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá một số chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện cẩm khê tỉnh phú thọ...

Tài liệu đánh giá một số chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện cẩm khê tỉnh phú thọ

.PDF
115
326
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG BÍCH CHUNG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 60.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài ‘‘Đánh giá một số chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” đều được thu thập điều tra, khảo sát thực tế một cách trung thực, đánh giá thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn, các thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015 Học viên Đặng Bích Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Cẩm Khê - Tỉnh Phú Thọ tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo cùng toàn thể các thầy cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Điền đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành nơi tôi nghiên cứu đề tài, đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015 Học viên Đặng Bích Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1 .Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2 . Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3 1.1 Đói nghèo và nguyên nhân ....................................................................................3 1.1.1. Quan niệm về đói nghèo ...................................................................................3 1.1.2 Nguyên nhân đói nghèo .....................................................................................9 1.1.3. Các khía cạnh của đói nghèo ...........................................................................12 1.2. Xóa đói, giảm nghèo ..........................................................................................15 1.2.1. Một số khái niệm và quan điểm ......................................................................15 1.2.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới ...................18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................29 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................29 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................29 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ................29 2.2.2. Đánh giá thực trạng nghèo đói tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ .................29 2.2.3. Đánh giá một số chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê ....................29 2.2.4. Quan điểm về kết quả thực hiện một số chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ .............................................................................................30 2.2.5. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả một số chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ..................................................................................30 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................30 2.3.1. Chọn vùng nghiên cứu ....................................................................................30 2.3.2. Chọn hộ nghiên cứu ........................................................................................30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................30 2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đáng giá và xử lý số liệu .............................32 2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả: Tính toán để mô tả thực trạng đói nghèo và những thuận lợi, khó khăn trong xóa đói giảm nghèo. .............................................32 2.4.2. Phương pháp so sánh: .....................................................................................32 Dùng để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống, chỉ tiêu. ......................................................................................................................32 2.4.3. Phương pháp phân tích SWOT: ......................................................................32 Dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác xóa đói, giảm nghèo. ........................................................................................................32 2.4.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: ...............................................................32 Tham khảo ý kiến chuyên gia để rút ra nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu. ............................................................................................................................32 2.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: .........................................................32 Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành xử lý và phân tích thông tin tại phần mềm Excel .................................................................................................................32 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................34 3.1 . Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ..................34 3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................34 3.1.2. Khí hậu, thuỷ văn ...........................................................................................34 3.1.3. Tình hình đất đai ............................................................................................35 3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................36 3.2. Đánh giá thực trạng nghèo đói tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ....................46 3.2.1. Bức tranh chung về tình trạng nghèo đói của huyện Cẩm Khê ......................46 3.2.2. Thực trạng đói nghèo tại vùng nghiên cứu .....................................................47 3.2.3. Nguyên nhân đói nghèo của vùng nghiên cứu ................................................52 3.3. Đánh giá một số chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê ........................56 3.3.1. Quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo ................................................56 3.3.2. Kết quả thực hiện một số chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê .......58 3.3.3. Ảnh hưởng của một số chương trình giảm nghèo đến vùng nghiên cứu ........69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 3.3.4. Tính bền vững của kết quả xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Khê .....76 3.4. Quan điểm về kết quả thực hiện một số chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. ............................................................................................78 3.4.1 . Những thành công của chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê ..........78 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế. ...................................................................................80 3.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế ..........................................................................82 3.4.4. Bảng phân tích SWOT ....................................................................................84 3.5. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả một số chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ..................................................................................86 3.5.1. Giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo ...........................................86 3.5.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền .....................................................88 3.5.3. Giải pháp chú trọng công tác rà soát, bình xét, phân loại xác định hộ nghèo ........88 3.5.4. Giải pháp về huy động nguồn vốn ..................................................................88 3.5.5. Giải pháp về đất đai.........................................................................................89 3.5.6. Giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động...............90 3.5.7. Giải pháp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật .........................90 3.5.8. Giải pháp thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội .........................................91 3.5.9. Giải pháp tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo ...............................................................................................................91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93 1. Kết luận .................................................................................................................93 2. Kiến nghị ...............................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải - BCĐ Ban chỉ đạo - BHYT Bảo hiểm y tế - DT Diện tích - ĐVT Đơn vị tính - GN Giảm nghèo - LĐ-TBXH Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội - NSNN Ngân sách nhà nước - PTBQ Phát triển bình quân - TTCN Tiểu thủ công nghiệp - XĐGN Xóa đói giảm nghèo - UBND Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Giới hạn đói nghèo ở một số nước trên thế giới .........................................6 Bảng 1.2. Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước theo vùng .....................9 Bảng 2.1. Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra ...........................................................31 Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Cẩm Khê năm 2014 .............................35 Bảng 3.2. Thống kê Dân số, Lao động huyện Cẩm Khê năm 2014..........................37 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu phát triển của huyện Cẩm Khê ........................................45 Bảng 3.4. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra ..........................................................47 Bảng 3.5. Tình trạng nhà ở và một số tiện nghi chính trong gia đình hộ .................48 Bảng 3.6. Cơ cấu thu nhập của hộ điều tra ...............................................................50 Bảng 3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của hộ nghiên cứu .......................53 Bảng 3.8. Kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn II của huyện Cẩm Khê ....59 Bảng 3.9. Kết quả chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo...............................62 Bảng 3.10. Kết quả thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi năm 2013 - 2014 ........65 Bảng 3.11. Kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo huyện năm 2010-2014 ............68 Bảng 3.12. Tổng hợp nhu cầu của các hộ gia đình điều tra ......................................71 Bảng 3.13. Ý kiến của người dân về các chương trình giảm nghèo thực hiện tại địa phương (n=70) ...........................................................................................................73 Bảng 3.14. Ý kiến của cán bộ giảm nghèo về kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo (n=25) ....................................................................................................75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Cẩm Khê năm 2014 .........................36 Biểu đồ 3.2. Tình trạng nhà ở và một số tiện nghi chính trong gia đình hộ .............49 Biểu 3.3. Cơ cấu thu nhập của hộ điều tra ................................................................51 Biểu đồ 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của hộ nghiên cứu ...................53 Biểu 3.5. Kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn II của huyện Cẩm Khê .....59 Biểu đồ 3.6. Kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo huyện năm 2010-2014 ...........69 Biểu 3.7. Tổng hợp nhu cầu của các hộ gia đình điều tra .........................................72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1 .Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách thức trở ngại lớn đối với sự phát triển của các nước trên thế giới. Do điểm xuất phát thấp, hậu quả do hai cuộc chiến tranh để lại, thiên tai lũ lụt thường xuyên khiến nền kinh tế Việt Nam chậm phát triển, tính cạnh tranh hạn chế. Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Việc triển khai thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo là vấn đề bức thiết cho công cuộc đổi mới đất nước; phát triển bền vững gắn với thực hiện công bằng xã hội đặc biệt là với những vùng nông thôn miền núi, biên giới, hải đảo [10]. Vai trò trong công cuộc đổi mới chính là cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, các chương trình xóa đói giảm nghèo giúp đồng bào nông thôn miền núi khó khăn từng bước tiến kịp với miền xuôi góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đạt được từ các chính sách hỗ trợ, các dự án đầu tư đã mang lại hiệu quả xã hội sâu sắc nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức về xóa đói giảm nghèo của nhân dân. Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, là tỉnh mới được tái lập có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế nhỏ lẻ, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh, Phú Thọ vẫn là tỉnh nghèo, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao so với các tỉnh trong khu vực (14,12% năm 2012; 13,8% năm 2013; 11,78% năm 2014). Nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Phú Thọ, Cẩm Khê là huyện miền núi có 30 xã và 01 thị trấn, trong đó 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn huyện có 15 xã thuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 diện đặc biệt khó khăn (khu vực III), có 9 xã và 35 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Cuộc sống của đồng bào nơi đây chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Do tốc độ phát triển kinh tế chậm nên Cẩm Khê là huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ và được thụ hưởng đầu tư từ các chương trình, dự án. Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước tiến kịp với các huyện đồng bằng trên địa bàn tỉnh, Cẩm Khê đã chủ động thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015 trên mọi lĩnh vực của đời sống nhân dân. Hiểu được tầm quan trọng của công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa phương mình, tôi tiến hành nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu đói nghèo: về thực trạng đói nghèo, các chương trình giảm nghèo, những yếu tố tác động tới kết quả thực hiện giảm nghèo từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình giảm nghèo đó, giúp cho người dân thoát nghèo bền vững, công cuộc phát triển kinh tế địa phương ngày càng khởi sắc. Là một cán bộ phát triển nông thôn của huyện tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Đánh giá một số chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ" . 2 . Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được kết quả một số chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Khê trong thời gian qua, đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả một số chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng nghèo đói và kết quả thực hiện một số chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện một số chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả một số chương trình giảm nghèo tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đói nghèo và nguyên nhân 1.1.1. Quan niệm về đói nghèo Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội luôn tồn tại ba bộ phận dân cư, đó là: người giầu, người khá và người nghèo. Bộ phận người nghèo phải sống trong cảnh thiếu thốn trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội, thể chế chính trị và đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có sự khác nhau. Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để chỉ mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số để xác định mức độ và giới hạn của nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình, một cá thể nào đố có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành [10]. Nhiều diễn đàn khu vực và thế giới đã khẳng định, đói nghèo là vấn đề nổi cộm của xã hội, đồng thời cũng cảnh báo rằng vấn đề đói nghèo không chỉ ở phạm vi quốc gia, quốc tế sẽ đưa đến mất ổn định chính trị trong và ngoài nước, sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường; di dân quốc tế ồ ạt, phá huỷ môi trường, tiêu cực xã hội lan rộng, ảnh hưởng chung đến cả nhân loại. Vì vậy, nghèo đói không còn là vấn đề riêng của một quốc gia, mà là vấn đề quốc tế [10]. Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.  Quan niệm trước đây Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống. Thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo, nó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những người nghèo. Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế [4].  Quan điểm hiện nay Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau: - Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối [4]. + Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. + Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. + Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế. + Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng. Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng. Qua các cách tiếp cận giúp chúng ta nâng cao sự hiểu về các nguyên nhân gây ra nghèo đói nhằm có những phương hướng cách thức hành động đúng đắn để tấn công đẩy lùi nghèo đói, làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn. 1.1.1.1. Quan niệm và chuẩn mực đói nghèo một số nước trên thế giới Tại hội nghị về chống nghèo đói do uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: "Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận" [4]. Đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói. Định nghĩa này tuy không định hướng một cách chính xác mức độ nghèo đói, nhưng nó chỉ ra được cái phổ biến của sự đói, đó là những nhu cầu về ăn, ở, đi lại tối thiếu được xã hội thừa nhận. Theo định nghĩa này thì mức độ đói nghèo ở các nước, khu vực khác nhau là khác nhau. Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng thế giới, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 1 tỉ người sống ở mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Ở mỗi thời kì phát triển của nền kinh tế - xã hội đều phải đưa ra một chuẩn mực riêng đề xác định mức đói nghèo cho phù hợp với sự phát triển và mức thu nhập bình quân theo đầu người trong từng giai đoạn khác nhau. Theo khái niệm này không có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia, chuẩn nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia và nó thay đổi theo thời gian và không gian. "Chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo, ai không nghèo từ đó có chính sách biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng". Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại" [4]. Ngoài ra, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)- ông Abapia Sen, người được giải thưởng Nooben về kinh tế năm 1998, cho rằng “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trongcuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 Ngân hàng thế giới thì khuyến nghị tính chuẩn nghèo theo 4 nhóm nước là chậm phát triển, đang phát triển, phát triển và các nước công nghiệp phát triển [4] : - Đối với các nước chậm phát triển: các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày. - Đối với nước đang phát triển là 1 USD - 2USD/ngày. - Các nước Châu Âu là 4 USD/ngày. - Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày. Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau để xác định ngưỡng đói nghèo trên thế giới như: dựa vào tỉ lệ USD/người, tiêu chuẩn calo/người, dựa theo các chỉ số HDI… Bởi vì ở mỗi nước có những đặc trưng riêng, phong tục tập quán riêng, trình độ phát triển khác nhau, mức thu nhập bình quân đầu người không giống nhau. Do vậy chuẩn đói nghèo được quy định khác nhau. Theo Ngân hàng thế giới 1993, chuẩn mực để xác định ranh giới giữa người giàu và người nghèo ở các nước đang phát triển và các nước khu vực ASEAN được xác định bằng ngưỡng thu nhập bình quân đầu người một năm là 370 - 450 USD, tức khoảng 30 - 35 USD/tháng. Nhưng các nước khác nhau có các quan niệm khác nhau để xã định ngưỡng đói nghèo [3]. Bảng 1.1: Giới hạn đói nghèo ở một số nước trên thế giới STT 1 2 3 4 5 6 Tên nước Philippines Malaixia Srilanka Băngladesh Giới hạn đói nghèo: USD/người/tháng 85 33 22 16 Nepan Pakistan 14 11 Nguồn: Ngân hàng ADB năm 2000 Tính theo mức calo tối thiểu trên đầu người, mức chi phí lương thực, thực phẩm, nhu cầu cần thiết khác để duy trì cuộc sống với mức tiêu dùng nhiệt lượng từ 2200 - 2350 calo/người hoặc mức thu nhập bình quân tính ra tiền là 370USD người/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 1.1.1.2. Quan niệm và chuẩn mực về đói nghèo ở Việt Nam Ở Việt Nam căn cứ vào tình hình phát triển của kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân đã tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt. - Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện [4]. Hiểu một cách khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. - Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND) [4]. Ở Việt Nam chúng ta, hộ gia đình được xem là thành phần kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế hộ có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của hộ và góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả cộng đồng và đất nước. Đánh giá, xem xét theo mô hình kinh tế hộ gia đình được Việt Nam quan tâm đúng mức trong việc thúc đẩy sự phát triển của nó và đánh giá một cách toàn diện. - Khái niệm hộ đói: Hộ đói là một bộ phận hộ gia đình có mức sống của từng thành viên dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống; hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ [8]. - Khái niệm hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng một số hội gia đình chỉ thõa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện [8]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 - Chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2006 - 2010 Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2006 - 2010 như sau: + Khu vực nông thôn, miền núi: Những hộ có thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. + Khu vực thành thị: Những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (3.120.000 đồng/ người/ năm) trở xuống là hộ nghèo. - Chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2011 - 2015 Theo Quyết định số: 09/2011/QĐ - TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính Phủ [5]: 1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. 2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. 3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. 4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. - Khái niệm hộ cận nghèo: Là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa băng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình so với hộ nghèo (Khu vực nông thôn từ 401 ngàn đồng đến 520 ngàn đồng/người/tháng; khu vực thành thị từ 501 ngàn đồng đến 650 ngàn đồng/người/tháng), là những hộ hộ đã thoát nghèo năm trước, hộ tách ra từ hộ thoát nghèo năm trước, những hộ có dấu hiệu ảnh hưởng đến giảm sút thu nhập trong năm do các nguyên nhân như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh và những hộ có lao động chính mất sức lao động hoặc bị chết, có người trong hộ ốm đau bệnh nặng kéo dài, gặp rủi ro. Bên cạnh xem xét, đánh giá hộ cận nghèo để có những chính sách phù hợp cho đối tượng này. Cơ sở để đánh giá là những hộ đã thoát nghèo, hộ có nguy cơ tái nghèo [3]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 Bảng 1.2: Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước theo vùng Hộ Nghèo STT Khu vực Tổng số hộ Số hộ Hộ Cận nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Cả nước 22.375.863 2.149.110 9,60 1.469.727 6,57 2 Miền núi Đông Bắc 2.470.555 429.579 17,39 220.307 8,92 3 Miền núi Tây Bắc 635.962 181.591 28,55 72.985 11,48 4 Đồng bằng sông Hồng 5.266.527 257.634 4,89 241.086 4,58 5 Bắc Trung Bộ 2.659.540 399.291 15,01 346.803 13,04 6 Duyên hải miền Trung 2.012.488 245.605 12,20 187.514 9,32 7 Tây Nguyên 1.229.803 184.429 15,00 76.144 6,19 8 Đông Nam Bộ 3.732.312 47.519 1,27 40.432 1,08 9 Đồng bằng sông Cửu .. Long 4.368.676 403.462 9,24 284.456 6,51 Nguồn: Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội năm 2012 [5] 1.1.2 Nguyên nhân đói nghèo Có nhiều cách tiếp cận khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của đói nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo, nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần túy về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế hoặc do thiên tai địch họa. Nguyên nhân của tình trạng đói nghèo có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, của nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn xã hội. Nó tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Do điều kiện tự nhiên xã hội khác nhau. - Sự khác nhau về của cải (Chênh lệch lớn nhất trong thu nhập là do sự khác nhau về sở hữu tài sản). - Sự khác nhau về khả năng cá nhân - Sự khác nhau về giáo dục - đào tạo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 Tại Việt Nam, cho đến nay đã tổng kết nhận định có các nguyên nhân của đói nghèo như sau: - Nguyên nhân từ chủ trương chính sách, trước hết là vấn đề thực hiện quy hoạch vùng còn nhiều hạn chế, manh mún, thiếu đồng bộ; thiếu các cơ chế chính sách trong thu hồi đất, dạy nghề, giải quyết việc làm trong lĩnh vực lao động nông thôn. Lao động chưa qua đào tạo còn cao, tác phong lao động, kỷ luật lao động kém, năng suất lao động thấp là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. - Về cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, dự báo thị trường,trong đó thị trường sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước, đặc biệt là xuất khẩu còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Vẫn còn tình trạng giá cả tăng thì người dân đua nhau sản xuất, giá cả hạ thì người dân phá bỏ. Các dịch vụ phục vụ sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp còn nhiều hạn chế, tính cạnh canh của sản phẩm nông nghiệp nước ta còn thấp so với sản phẩm cùng loại của nhiều nước. - Việc triển khai thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Cải cách thủ tục hành chính kết quả thấp. Điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu chưa linh hoạt ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân đặc biệt là bộ phận dân cư có thu nhập thấp dẫn đến nguy cơ nghèo và tái nghèo cao. Việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều khó khăn trong khi đó việc tháo gỡ của Nhà nước chưa kịp thời [10]. - Cơ cấu trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp chưa thực sự hợp lý. Khai thác tận dụng lợi thế từ các nghành chưa thực sự mang lại giá trị so với tiềm năng. * Nguyên nhân xuất phát từ đối tượng nghèo - Do trình độ dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi; trình độ học vấn thấp, không có trình độ để tiếp thu khoa học vào sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp. Trình độ, kỹ năng tổ chức trong hộ gia đình hạn chế, không quản lý và phân công được lao động trong hộ gia đình. Cá biệt có lao động trong hộ gia đình lười lao động, ăn chơi đua đòi, không quan tâm đến học hành cũng như trách nhiệm lao động sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 - Do nhận thức của người dân thấp nên việc tiếp thu các chủ trương chính sách của Nhà nước có phần hạn chế. Tự ti, cam chịu, có biểu hiện “chịu khổ mà không chịu khó”. Thà khổ chứ không chịu khó làm ăn, tần tảo để kiếm kế sinh nhai và thoát nghèo. - Một bộ phận dân cư có tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt là 62 huyện nghèo thuộc chương trình 30a của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Tư tưởng một bộ phận người dân "muốn được vào hộ nghèo", có thể nhận thấy đây là biểu hiện không tốt, bên cạnh đó còn một thực tế nữa là: một bộ phận hộ nghèo và cận nghèo "vui mừng khi được công nhận là hộ nghèo và lo khi phải ra khỏi diện hộ nghèo". Thực trạng này đã làm triệt tiêu động lực sản xuất trong bộ phận người dân; nên có một số chính sách của Nhà nước cho bộ phận dân cư này bị phản tác dụng. - Dân số nước ta có mức tăng bình quân mỗi năm hơn 1 triệu người. Tỉ lệ nam nữ có xu hướng mất cân đối (49,5% nam; 50,5% nữ). Trong khi đó ở nhiều vùng, địa phương nghèo số gia đình đông con nhiều, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, thiếu được chăm sóc cả y tế và giáo dục đã ảnh hưởng đến chất lượng dân số. - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và giảm mạnh, hiện chỉ còn 0,11 ha; nếu tính riêng diện tích trồng lúa thì còn thấp hơn nhiều (chỉ còn 0.048 ha). Điều đó cảnh báo rằng: Thứ nhất: Phải khai hoang tận dụng khoảng 340 ha đất chưa được sử dụng; Hai là: Phải bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực. - Dân số đông lại tăng lớn, nguồn lao động vốn đã dồi dào, tạo áp lực cho giải quyết công ăn việc làm hàng năm. Quy mô nền kinh tế thấp, năng suất lao động thấp (Bình quân lao động chỉ đạt 1959 USD; trong đó nhóm nông, lâm, thủy sản là 821 USD, riêng nông nghiệp còn thấp hơn nữa). Lợi thế lao động giá rẻ đang giảm dần, sức mua kém, nguy cơ tăng số hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp. - Một nguyên nhân nữa là do thiếu vốn sản xuất. Vốn là nhân tố quan trọng phục vụ sản xuất và tái sản xuất mở rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vốn của nông dân chủ yếu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Do thiếu vốn, nên họ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan