Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá luật ngân sách nhà nước chi phối kế toán thu ngân sách nhà nước tại chi...

Tài liệu Đánh giá luật ngân sách nhà nước chi phối kế toán thu ngân sách nhà nước tại chi cục hải quân kcx long bình

.PDF
34
1
86

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE VÀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH THS. PHẠM THỊ LĨNH ĐÁNH GIÁ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHI PHỐI KẾ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KCX LONG BÌNH Đồng Nai - Năm 2021 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................1 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................1 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ....................................................................................2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................................................2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................................2 6.1. Các nghiên cứu nước ngoài: ..............................................................................2 6.2. Các nghiên cứu trong nước : .............................................................................5 7. KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN ...................................................................................9 1.1. Luật Ngân sách...................................................................................................9 1.1.1. Tổng quan về Luật Ngân sách ..................................................................9 1.1.2. Lịch sử ra đời Luật Ngân sách................................................................10 1.1.3. Khái niệm và mục tiêu của luật Ngân sách ............................................10 1.2. Nguồn thu ngân sách nhà nước ............................................................................ 11 1.2.1. Khái niệm............................................................................................... 11 1.2.2. Đặc điểm ................................................................................................12 1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước..................................13 1.2.4. Nguyên tắc tổ chức thu ngân sách nhà nước ................................................13 1.3. Cơ sở pháp lý về công tác thu NSNN của ngành hải quan ..............................14 1.3.1. Nguồn luật quốc tế..................................................................................14 1.3.2. Nguồn luật Việt Nam ..............................................................................15 1.4. Những vấn đề chung về công tác thu ngân sách nhà nước của ngành hải quan; thuế quan .................................................................................................................15 1.4.1. Công tác thu ngân sách nhà nước của ngành hải quan ...........................15 1.4.2. Mục tiêu của quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu ...............................16 1.4.3. Ý nghĩa công tác thu ngân sách Nhà nước của ngành Hải quan ............17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU NSNN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KCX LONG BÌNH ................................................................................................................19 2.1. Giới thiệu chung về Chi cục Hải quan KCX Long Bình .................................19 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................19 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn ......................................19 2.1.3. Tổ chức bộ máy thu thuế tại Chi cục Hải quan KCX Long Bình ..........20 2.2. Thực trạng về tình hình thu NSNN tại Chi cục Hải quan KCX Long Bình ....21 2.2.1. Cơ chế hành thu đối với hoạt động thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu .......21 2.2.2. Vận dụng mô hình quản lý thuế..............................................................22 2.2.3. Thực hiện quy trình hành thu .................................................................22 2.2.4. Kết quả thực hiện thu Ngân sách Nhà nước ...........................................23 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ...........................................................................................28 3.1. Hiệu quả ...........................................................................................................28 3.2. Hạn chế ............................................................................................................28 3.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................29 KẾT LUẬN ..................................................................................................................31 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập hiện nay, đòi hỏi nền tài chính của một quốc gia phải phát triển cho phù hợp và ngang tầm với các nước trên thế giới và trong khu vực. Vì vậy công tác thu ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu và sử dụng nguồn lực tài chính công. Trong đó vai trò của ngân sách được thể hiện trong quá trình quản lý thu ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh... Tại hội nghị tổng kết của Tổng cục Hải quan năm 2019, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu năm 2020, ngành phải tăng thu thêm khoảng 10% so với kế hoạch được giao nhằm bù vào các khoản có nguy cơ hụt thu, đặc biệt là do giá dầu giảm. Năm 2020, ngành hải quan được giao nhiệm vụ thu 260.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Phó thủ tướng đặt mục tiêu cơ quan này phải vượt con số này khoảng 15.000 đến 16.000 tỷ đồng. Trong những năm qua Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình đã có những kết quả khá khả quan trong việc thu ngân sách, đã hoàn thành mức chỉ tiêu thu ngân sách được giao. Bên cạnh, những điểm đã đạt được, việc thu ngân sách của Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình cũng đang gặp phải một số khó khăn, thách thức cũng như tồn tại. Có thể lấy ví dụ như việc thu ngân sách còn thất thu ở một số khâu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó, và một trong những nguyên nhân là việc áp dụng chưa thật sự hiệu quả luật ngân sách nhà nước vào công tác kế toán thu ngân sách tại Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình. Chính vì vậy việc việc chọn đề tài: “Đánh giá luật NSNN chi phối kế toán thu NSNN tại Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình” là thiết thực. Qua nghiên cứu sẽ tìm ra những hiệu quả và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế, sai sót có thể xảy ra nhằm đánh giá luật NSNN chi phối kế toán thu NSNN tại Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tình hình thu ngân sách nhà nước tại Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình. 1 Làm rõ thực trạng luật NSNN chi phối kế toán thu NSNN tại Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi: Thu thuế NSNN được thực hiện theo quy trình nào? Có thể sử dụng những tiêu chí nào để đánh giá quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu? Quá trình Thu thuế NSNN tại Chi Cục Hải quan KCX Long Bình được thực hiện như thế nào? Những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản nào? Nguyên nhân của những điểm mạnh và điểm yếu? Quản lý thu NSNN có thể được hoàn thiện bằng những giải pháp cơ bản nào? 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đánh giá tình hình nguồn thu và các khoản thu khác tại Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian nghiên cứu: tại Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình. Thời gian nghiên cứu: đánh giá tình hình nguồn thu và các khoản thu khác tại Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình từ năm 2017-2019 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu định tính: Thu thập và tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu căn cứ vào nguồn số liệu do chi cục hải quan cung cấp. Phương pháp mô tả: để miêu tả môt cách rõ ràng và cụ thể quy trình kế toán thu NSNN tại chi cục hải quan KCX Long Bình Phương pháp phân tích để thấy được ưu nhược điểm trong quy trình kế toán và đưa ra một số kiến nghị dựa trên những nội dung đã phân tích 6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Các vấn đề về Ngân sách Nhà Nước đã được các tác giả Nước Ngoài và Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ những năm đầu thập kỷ 90. Tuy nhiên, trong điều kiện của luận văn, tác giả chỉ giới thiệu sơ lược một số nghiên cứu sau: 6.1. Các nghiên cứu nước ngoài: 1. Ngân sách Nhà nước, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa 2 học, nó phát triển theo quy luật tự nhiên và đi đôi với phát triển quyền lực cảu nhà nước. Cùng với sự phát triển đó nó đòi hỏi một lý thuyết nhất quán và toàn diện để hiểu về ngân sách nhà nước và quản lý hiệu quả nó. V.O. Key (1940) đã nhận ra điều này khi Ông viết bài báo nổi tiếng “ The Lack of a Budgetary Theory” Sự thiếu hụt một lý thuyết ngân sách .V.O.Key đã chỉ ra các vấn đề khi không có lý thuyết và phân tích tầm quan trọng của nó trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng như gia tăng hiệu quả phân bổ ngân sách của Chính Phủ. 2. Tác giả người Mỹ duy nhất về tài chính công mà đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phân bổ chi ngân sách là Mebel Waker. Trong “ Minicipal Expenditures” Nguyên lý chi tiêu của Bà Mebel Waker, nó được xuất bản năm 1930 trước 10 năm so với sự phàn nàn của V.O.Key rằng “ Thiếu hụt một lý thuyết ngân sách” Mebel Waker đã tổng quan về lý thuyết chi tiêu công và phát minh ra lý thuyết xác định và khuynh hướng phân bổ chi tiêu công. 3. Martin Lawrence L, và Kettner đã so sánh và chỉ ra sự tiến triển trong các lý thuyết ngân sách trên trong nghiên cứu (1996) “Measuring the Performance of Human service Program” đo đạc thực hiện các chương trình dịch vụ của con người, và khẳng định các ưu thế hơn hẳn các phương pháp quản lý ngân sách luôn phải đặt ra đó là “ nên quyết định như thế nào để phân bổ A đôla cho hoạt động B thay vì cho hoạt động B1”. Do đó, phương pháp ngân sách theo kết quả điều tra đang được nghiên cứu để ứng dụng rộng rãi trong quản lý chi tiêu công của các quốc gia hiện nay. 4. Tác giả “External Debt, Public Investment, and Growth in Low-income Countries” Nợ nước ngoài, đầu tư công, tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp (2003) Trong nghiên cứu này tác giả đã tổng quan các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mô hình tăng trưởng, mô hình đầu tư công từ đó định lượng và phân tích các tác động qua chứng minh thực tế từ các nước có thu nhập thấp ( Togo, Benin, Gambia,...) 5. Tác giả Edward Anderson, Paolo de Renzio and stephanie Levy “ The Role of Public investment in Poverty Redution: Theories, Evidence and Methods” Vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo (2006) đã đưa ra các lý thuyết và bằng chứng về vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo thông qua chứng minh hiệu quả của đầu tư công trong tăng trưởng , sản xuất nghèo đói và cân bằng xã hội. Đồng thời các tác giả 3 cũng đưa ra các phương pháp thẩm định dự án tư công và phân bổ tối ưu giữa các vùng nhằm đạt được mục tiêu xã hội. 6. Lasse,O ( 2010) “ Public sector accounting and the international standardization process of presenting statement”, Halduskultur – Administraive Culture,vol 11.no.2. Bài báo này nghiên cứu quá trình chuẩn hóa quốc tế về việc lập và trình bày báo cáo tài chính trong kế toán công.Trong bài này tác giả tiến hành đánh giá quy trình chuẩn hóa và thực hiện lựa chọn các khuôn mẫu lý thuyết để trình bày báo cáo sao cho phù hợp với các quy định trên thế giới. 7. Lapsley,(1988) “Research in public sector Accounting: An Appraisaf Accounting, Auditing & Accountability Journal, vol.1,no 1. Đây là một tổng quan về các nghiên cứu gần đây về tài chính, kế toán tài chính và trách nhiệm giải thích, kế toán nội bộ, hệ thống thông tin quản lý và kiểm toán trong khu vực công. Theo tác giả hầu hết các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào kế toán tài chính và trách nhiệm giải trình. Bài báo chỉ ra các khía cạnh khác nhau của kế toán công, gồm quá trình phát triển hiện tại và nội dung chưa được tìm hiểu” Tác giả chỉ ra rằng kế toán công là nội dung chưa được nghiên cứu của cộng đồng khoa học” 8. Ball, A,Soare,V & Brewis, J (2012) “ Egagement Research in Public sector Accounting, “ Financial Accounting & Management, vol.28,no.2. Bài này tổng hợp nhiều tác phẩm trước đây để lập luận, chúng minh giá trị cho những tiếp cận nghiên cứu về kế toán công. Tác giả đã phân tích, khám phá và đánh giá những bài học thông qua việc ứng dụng kế toán công để chứng minh tính tích cực khi cải cách chính sách công, chế độ kế toán và chuẩn hóa theo hướng quốc tế. 9. Ekren, K(2012) “ Financial analysis in public sector Accounting: an example of EU, Greece and Turkey”European Jounal of Scientific research ISSN 1450 – 216X vol.69,no.1. Theo tác giả thì trên thế giới cho đến thời điểm hiện nay thì vẫn còn khá ít các nghiên cứu về tài chính trong kế toán công. Do đó, bài viết này đã đề cập đến việc phân tích tài chính trong kế toán công , cùng với những bài báo so sánh để giúp cung cấp thông tin minh bạch hơn cho Chính phủ, đồng thời có nghiên cứu thêm kinh nghiệm của EU, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. 10. Robinson, O.U.& Edith, O.O ( 2013), Inadequacies and redundancies in the principal finacial authorities that guide public sector accounting and fanancial 4 management in Negeria, Journal of finance & Accounting ,vol.4 , no.1. Hai tác giải đã nghiên cứu và khẳng định rằng tại Negeria có một sô tổ chức chịu trách nhiệm hướng dẫn nội dung về kế toán công và quản trị tài chính, tuy nhiên mức độ minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình đối với tài chính và báo cáo kế toán còn thấp. Kết quả khảo sát lý thuyết cho thấy rằng các tổ chức tài chính có thẩm quyền chưa thực sự hữu hiệu và phù hợp . Từ đó ần thiết tiến rành và rà soát chi tiết hệ thống luật pháp hiện hành, hướng dấn kế toán KVC một cách nhất quán với tình hình tài chính để nâng cao tính pháp lý của các văn bản tại nước này. 6.2. Các nghiên cứu trong nước : Có rất nhiều bài báo nghiên cứu được công bố trên các tạp chí trong nước, trong số các nghiên cứu khác nhau có liên quan, tiến hành lựa chọn một sốbài viết do các tác giải hàng đầu trong lĩnh vực kế toán công nghiên cứu trình bày, cụ thể như sau: 1. Xây dựng chính sách thuế quan trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” tác giả Phạm Thị Thùy Dương- luận văn Thạc sĩ kinh tế, năm 2009 2. Tăng cường kiểm soát nội bộ thu chi Ngân sách nhà nước tại Cục Hải quan Tỉnh Đồng Tháp”, tác giả Đào Hữu Cần- luận văn thạc sĩ năm 2011 Tăng cường quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Đồng Nai”, tác giả Vũ Quang Chí – luận văn thạc sĩ năm 2013 3. Hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại Hải quan Đồng Nai”, tác giả Lê Thị Kim Oanh – luận văn thạc sĩ năm 2011. 4. Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế nhập khẩu tại cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh” tác giả Phan Thị Kiều Lê- luận văn Thạc sĩ kinh tế, năm 2009. 5. Mai Thị Hoàng Minh (2008) “Cần thiết ban hành chuẩn mực kế toán công” Tạp chí kế toán ngày 02.07.2008 . Trong bài viết tác giả khẳng định các quốc gia phải lập báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn bộ lĩnh vực công theo khuôn mẫu thống nhất của chuẩn mực kế toán công quốc tế để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động cho từng năm để có sự so sánh trên phạm vi toàn cầu cho một tiêu chí chung nhất. Từ đó tác giả đưa ra hệ thống cho đơn vị công và hệ thống báo cáo cảu Việt nam để minh chứng cho tính tất yếu đó. 6. Phạm Văn Đăng (2008) “ Kế toán nhà nước Việt Nam, sự khác biệt với 5 chuẩn mực quốc tế về kế toán công” tạp chí kế toán ngày 09.10.2008. Tác giả đã xác định những điểm khác biệt và tương đồng giữa kế toán nhà nước Việt nam với chuẩn mực kế toán công quốc tế cũng với việc tiến tới hài hòa theo xu hướng toàn cầu hiện nay trong lĩnh vực kế toán công. 7. Đoàn Xuân Tiên (2009) “ Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và quan điểm xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam” Tạp chí kiểm toán số 5. Tác giả tìm hiểu vấn đề chung nhất liên quan đến bộ chuẩn mực kế toán khu vực quốc tế do một tổ chức thuộc IFAC ban hành, từ đó tác giả rút ra mối quan hệ với tình hình Việt nam, tiến hành đề xuất một số giải pháp cơ sở trong việc xậy dựng và áp dụng bộ chuẩn mực kế toán công của quốc gia. 8. Đặng Thái Hùng (2009) “ Chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam sự cần thiết và định hướng ban hành “ tạp chí kế toán số 79. Tác giả khẳng định sự cần thiết trong việc ban hành chuẩn mực kế toán công của Việt nam trong thời gian tới do khoảng cách nhất định với chuẩn mực quốc tế, cũng như định hướng hội nhập quốc tế hiện nay. 9. Đoàn Ngọc Xuân (2012)” Đổi mới chính sách Ngân sách nhà nước ở Việt nam hiện nay” tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 10. Tác giả tập trung nghiên cứu về nội dung cảu hệ thống ngân sách nhà nước tại Việt nam, những điểm còn tồn tại qua đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để đổi mới các chính sách có liên quan đến ngân sách nhà nước. 10. Hoàng Văn Thành (2005) “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN “ Tác giả đã đi sâu vào giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN và chia thành 4 nhóm chính : nhóm giải pháp tài chính, nhóm giải pháp về con người, nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý đầu tư từ NSNN,nhóm giải pháp khác. Tuy nhiên , trong nghiên cứu này đã đưa ra các giải pháp rất chung chung cho toàn bộ hoạt động quản lý dự án đầu tư từ vốn NSNN, và nâng cao hiệu quả của nó, chưa thực hiện được những giải pháp nào sẽ được áp dụng cho từng địa phương riêng biệt. 11. Phạm Văn Đăng ( 2011) “ Đối tượng thông tin kế toán của mô hình kế toán nhà nước” tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 2. Tác giả đã nêu ra khá cụ thể về các đối tượng khác nhau trong thông tin kế toán do kế toán nhà nước cung cấp, bao gồm các vấn đề về tài khoản, bảng cân đối và một số điểm khác giữa tổng kế toán nhà 6 nước dự kiến ban hành với quy định cơ bản trong một số chuẩn mực kế toán công quốc tế. 12. Lê Hùng Sơn (2009) “ Hoàn thiện mô hình một cửa trong kiểm soát chi Ngân sách nhà nước” tạp chí kinh tế và phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội số 6. Tác giả tập trung vào nội dung chi ngân sách nhà nước, những hạn chế và tồn tại trong quá trình kiểm soát các khoản chi trong các đơn vị công cùng với một số giải pháp cơ bản đối với mô hình một cửa do chính phủ quy định trong thời gian qua. 13. Đặng Văn Du (2008) “ Một số công cụ mà cơ quan quyền lực có thể sử dụng để giám sát ngân sách nhà nước” tạp chí kiểm toán số 3 . Tác giả không đi sâu phân tích tính hợp lệ , hợp pháp của hoạt động giám sát , mà chủ yếu tập trung luận bàn về cơ sở lý luận cảu việc lựa chọn các công cụ phục vụ cho giám sát Ngân sách nhà nước của cơ quan quyền lực các cấp. Theo tác giả một số công cụ mà cơ quan quyền lực nhà nước có thể sử dụng để giám sát ngân sách nhà nước bao gồm: pháp luật, Mục lục ngân sách nhà nước, kiểm toán, thông tin, chuyên gia. 14. Đặng Thái Hùng (2008) “ Kế toán nhà nước Việt nam và sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế vè kế toán” tạp chí kế toán ngày 11.08.2008. Tác giả cũng cấp tổng quát về bức tranh cơ sở lý luận đối với tài chính kế toán,kế toán nhà nước cũng như những yêu cầu về mặt tổ chức thực hiện kế toán nhà nước tại Việt nam trong những năm sau và định hướng cho quá trình hội nhập cũng như tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế trong khu vực công. 7. KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN 1.1. Luật Ngân sách 1.1.1. Tổng quan về Luật Ngân sách: 1.1.2. Lịch sử ra đời Luật Ngân sách: 1.1.3. Khái niệm và mục tiêu của luật Ngân sách 1.2. Nguồn thu ngân sách nhà nước 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Đặc điểm 1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước 7 1.2.4. Nguyên tắc tổ chức thu ngân sách nhà nước 1.3. Cơ sở pháp lý về công tác thu NSNN của ngành hải quan 1.3.1. Nguồn luật quốc tế 1.3.2. Nguồn luật Việt Nam 1.4. Những vấn đề chung về công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan 1.4.1. Công tác thu ngân sách nhà nước của ngành hải quan 1.4.2. Mục tiêu của quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu 1.4.3. Ý nghĩa công tác thu ngân sách Nhà nước của ngành Hải quan CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU NSNN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KCX LONG BÌNH 2.1. Giới thiệu chung về Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn 2.1.3. Tổ chức bộ máy thu thuế tại Chi cục Hải quan KCX Long Bình 2.1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ chính 2.1.3.2. Bộ máy thu thuế của Chi cục Hải quan KCX Long Bình 2.2. Thực trạng về tình hình thu NSNN tại Chi Cục Hải Quan KCX Long Bình. 2.2.1. Cơ chế hành thu đối với hoạt động thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2.2.2. Vận dụng mô hình quản lý thuế 2.2.3. Thực hiện quy trình hành thu 2.2.4. Kết quả thực hiện thu Ngân sách Nhà nước 2.2.4.1. Về số thu thuế 2.2.4.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ ngân sách 2.2.4.3. Các giải pháp góp phần tăng thu tại Chi cục Hải quan KCN Long Bình CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ 3.1. Hiệu quả 3.2. Hạn chế 3.3. Nguyên nhân của hạn chế KẾT LUẬN 8 CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN 1.1. Luật Ngân sách 1.1.1. Tổng quan về Luật Ngân sách Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002, gồm có 8 chương và 77 điều, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Ngân sách nhà nước là tòan bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước Nội dung : ngân sách nhà nước là tòan bộ các khỏan thu chi của nhà nước. Điều kiện có hiệu lực của ngân sách nhà nước: khi và chỉ khi được cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân (Quốc hội) quyết định. Thời gian có hiệu lực của ngân sách nhà nước: trong vòng một năm ( từ 1/1 đến 31/12 ). Vai trò của luật ngân sách Huy động nguồn vốn tài chính để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Kích thích tăng trưởng nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định. Ngân sách nhà nước sử dụng để cấp phát cho thành phần kinh tế nhà nước, các ngành nghề quan trọng và được sử dụng đển cấp tín dụng ưu đãi cho thành phần kinh tế nhà nước. Ngân sách nhà nước được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, hòan thiện môi trường đầu tư. Nhà nước cần xây dựng chính sách thuế khóa hợp lý để vừa thu hút họat động đầu tư vừa khuyến khích họat động tiêu dùng. Điều tiết giá cả, giữ ổn định thị trường. Chống lạm phát và giảm phát (sự cân đối giữa lượng tiền và lượng hàng trong lưu thông). Điều tiết thu nhập và góp phần đảm bảo công bằng xã hội (đánh thuế thu nhập và tái phân phối cho người nghèo) 9 Hệ thống ngân sách nhà nước: Hệ thống ngân sách nhà nước là tập hợp ngân sách các cấp chính quyền nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ và công khai. Hệ thống ngân sách Việt nam là hệ thống ngân sách 2 cấp: Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương hiện nay bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được trao quyền để quản lý tòan bộ ngân sách cấp địa phương thể hiện nguyên tắc tập trung. Nguyên tắc dân chủ công khai chưa được phát huy tốt Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước: Tính độc lập tương đối giữa ngân sách các cấp: Nguồn thu của ngân sách cấp nào thì cấp đó sử dụng. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào thì cấp đó phải đảm nhận. Tính phụ thuộc giữa ngân sách cấp dưới và ngân sách cấp trên: Ngân sách cấp trên có thể chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới để địa phương hòan thành nhiệm vụ. Ngân sách cấp trên có thể chi bổ sung có mục tiêu để địa phương có thể thực hiện được chính sách mới. 1.1.2. Lịch sử ra đời Luật Ngân sách Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. 1.1.3. Khái niệm và mục tiêu của luật Ngân sách Khái niệm: Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt 10 Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Mục tiêu của luật Ngân sách: là để thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước 1.2. Nguồn thu ngân sách nhà nước 1.2.1. Khái niệm Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm: Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; Các khoản viện trợ; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; 11 còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN. Kết luận: thu ngân sách nhà nước là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước,nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế,xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước 1.2.2. Đặc điểm Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước; Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v... Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. Nội dung thu ngân sách nhà nước: Thu thuế Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật quy định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội,thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính. Phí và lệ phí Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. 12 Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước Các khoản thu này bao gồm: Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở hữu nhà nước; Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà nước; Thu hồi tiền cho vay của nhà nước. Thu từ hoạt động sự nghiệp Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước. Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định... 1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước Thu nhập GDP bình quân đầu người:đây là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của đầu tư phát triển kinh tế,tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn,do đó thu NSNN phụ thuộc vào mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước; Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên:đây là yếu tố làm tăng thu NSNN,ảnh hưởng đến việc năng cao tỉ suất thu; Tổ chức bộ máy thu ngân sách:nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu 1.2.4. Nguyên tắc tổ chức thu ngân sách nhà nước Các nguyên tắc định hướng Nguyên tắc thu thuế theo lợi ích 13 Nguyên tắc thu theo khả năng. Các nguyên tắc thực hiện thực tế Nguyên tắc ổn định và lâu dài Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn Nguyên tắc đơn giản. Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế 1.3. Cơ sở pháp lý về công tác thu NSNN của ngành hải quan 1.3.1. Nguồn luật quốc tế Xuất phát từ tính chất của thuế quan là thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế cuối cùng. Từ đó, thuế quan tạo sức ép lên nhiều chủ thể mua hàng, bán hàng ở những quốc gia khác nhau. Mặt khác thương mại quốc tế ngày nay được hình thành từ những chuỗi cung ứng hàng hóa phạm vi toàn cầu, có liên quan đến lợi thế so sánh của một quốc gia. Chính vì vậy, thuế quan không phải do từng nước thực hiện một cách riêng rẽ mà do các nước cùng thực hiện dựa trên thỏa thuận về thuế giữa các nước với nhau, có sự giám sát của các tổ chức quốc tế đa phương và song phương. Do đó, nguồn luật quốc tế là cơ sở pháp lý rất quan trọng. Theo quy định chung, Việt Nam có nghĩa vụ chuyển hóa các quy định, cam kết, điều ước quốc tế đã ký kết vào luật quốc gia. Trong mọi trường hợp Luật của Việt Nam không KCN Long Bình với quy định quốc tế thì trước hết phải thực hiện theo luật quốc tế. Một số cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia: Các quy định của Tổ chức WTO: Hiệp định trị giá Hải quan, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Công ước hài hòa hệ thống phân loại hàng hóa (HS), Hiệp định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Trips), Hiệp định quy tắc xuất xứ (ARO)… Các quy định của Tổ chức ASEAN (The Association of South East Asian Nations): Hiệp định khung về hội nhập và ưu tiên (FAIPS), Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), danh mục hài hòa thuế quan ASEAN (AHTN)… Các quy định của Tổ chức APEC (Asian Pacific Economic Cooperation): Chương trình hành động cá nhân (IAP), Chương trình hành động tập thể (CAP). Đối với CAP, Việt Nam tham gia Tiêu chuẩn và hợp chuẩn (SCSC), Thủ tục hải quan (SCCP), Chương trình đi lại của doanh nhân, Chương trình thương mại điện tử, 14 Chương trình chính sách cạnh tranh.Trong các chương trình đó, các chuẩn mực Hải quan sẽ được thực hiện theo Công ước Kyoto, Công ước tạm nhập (ATA)… Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ. Các Công ước quốc tế, các điều ước đa phương, song phương khác… 1.3.2. Nguồn luật Việt Nam Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Luật Hải quan ngày 23/06/2014; Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012; Luật Thuế xuất thuế nhập khẩu năm 2005 Luật Thương mại năm 2005; Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan; Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Các Luật xử phạt vi phạm hành chính, Luật doanh nghiệp…. Hải quan là cơ quan thực thi pháp luật do đó, mọi hoạt động phải dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật. Trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ quan hải quan có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ về các vấn đề về quản lý thuế, kiểm tra, giám sát hải quan, từng bước xây dựng lực lượng hải quan tiên tiến hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập. 1.4. Những vấn đề chung về công tác thu ngân sách nhà nước của ngành hải quan; thuế quan 1.4.1. Công tác thu ngân sách nhà nước của ngành hải quan Thu ngân sách Nhà nước trong hoạt động hải quan nhằm mục đích cân đối ngân sách Nhà nước. Theo nội dung kinh tế thì các khoản thu này là thu thường xuyên. Hệ thống ngân sách Nhà nước của Việt Nam hiện nay bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà 15 nước theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 thì toàn bộ số thu thuế hải quan sẽ nộp trực tiếp vào ngân sách trung ương thông qua Kho bạc Nhà nước và các khoản thu từ phạt vi phạm hành chính bao gồm phạt chậm nộp thuế nộp vào ngân sách địa phương. Việc phân chia ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được quản lý thông qua mục lục ngân sách hiện hành. Dự toán thu ngân sách ngành Hải quan trùng với năm ngân sách, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 của năm. Trong năm ngân sách, ngành Hải quan phải quyết toán ngân sách năm trước, chấp hành ngân sách năm nay và lập dự toán ngân sách cho năm tiếp theo. Thu ngân sách nhà nước trong hoạt động hải quan hiện nay bao gồm: Thu thuế hải quan. Thu lệ phí hải quan. Thu phạt vi phạm hành chính về hải quan, thu từ bán đấu giá tài sản tịch thu sung công quỹ. Trong các nguồn thu ngân sách nhà nước trong hoạt động hải quan thì các khoản thu như thu lệ phí hải quanchỉ nhằm bù đắp lại phần nào chi phí hành chính, thu phạt vi phạm hành chính như một biện pháp trừng phạt tài chính, có tác dụng răn đe, hạn chế cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hải quan.Thuế hải quan mới chính là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất. Chính vì vậy, tăng thu ngân sách Nhà nước chủ yếu xem xét từ nguồn tăng số thu từ thuế quan. 1.4.2. Mục tiêu của quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu Mục tiêu tổng quát của quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu là đảm bảo nguồn thu NSNN, đảm bảo tính hiệu quả cao nhất. Nhằm thực hiện mục tiêu này, quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu đặt ra các mục tiêu cụ thể sau: Thu đúng đối tượng chịu thuế theo luật thuế: Căn cứ mục tiêu của chính sách thuế hàng hóa nhập khẩu của từng giai đoạn phát triển đất nước, Luật thuế đối với hàng hóa nhập khẩu qui định từng đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế. Mục tiêu của quản lý thu thuế là đảm bảo không thu nhầm và không bỏ sót đối tượng chịu thuế. Thu đủ và kịp thời số thuế phải thu do hoạt động nhập khẩu hàng hóa phát sinh: 16 Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải được tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp và nộp đúng hạn, không để nợ thuế kéo dài. Xử lý và ngăn ngừa các hành vi gian lận, trốn thuế Nhà nước: Các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu đều bình đẳng trước pháp luật thuế, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo qui định. Cơ quan quan lý thuế có trách nhiệm kiểm tra phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận trốn thuế. Giảm chi phí quản lý thuế: Là các khoản chi phí khai báo thuế của doanh nghiệp và chi phí tổ chức bộ máy quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu của cơ quan thuế. Giảm thời gian thông quan hàng hóa, đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục hải quan là gián tiếp giảm chi phí khai báo thuế cho doanh nghiệp và chi phí điều hành của cơ quan thuế. Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế: Ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp được nâng cao có tác dụng trực tiềp giảm chi phí quản lý cho xã hội. 1.4.3. Ý nghĩa công tác thu ngân sách Nhà nước của ngành Hải quan Một là, thu ngân sách nhà nước mà chủ yếu là thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nhiệm vụ của ngành Hải quan. Nhiệm vụ này được Quốc hội giao và quy định rõ tại Điều 11 Luật Hải quan Việt Nam: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu…”. Hai là, thu ngân sách nhà nước về hải quan góp phần tạo nguồn thu nhằm ổn định ngân sách, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Từ đó, giúp Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, cung cấp các hàng hóa công cộng, kiến tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Ba là, thu ngân sách nhà nước về hải quan có thể giúp bảo hộ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nước ngoài qua sử dụng linh hoạt biểu thuế quan, sử dụng các công cụ thuế đối kháng và qua công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Bốn là, thu ngân sách nhà nước về hải quan góp phần điều tiết tiêu dùng, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ chưa thật sự cần thiết cho xã hội, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người tiêu dùng. Năm là,thu ngân sách nhà nước về hải quan giúp tăng cường bảo vệ nguồn tài 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan