Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với gói dịch vụ internet ad...

Tài liệu đánh giá lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với gói dịch vụ internet adsl của công ty viễn thông fpt trên địa bàn thành phố huế

.PDF
133
243
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -----  ----- tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ÑAÙNH GIAÙ LOØNG TRUNG THAØNH CUÛA KHAÙCH HAØNG CAÙ NHAÂN ÑOÁI VÔÙI DÒCH VUÏ INTERNET ADSL Đ ại họ cK in h CUÛA COÂNG TY COÅ PHAÀN VIEÃN THOÂNG FPT CHI NHAÙNH HUEÁ Sinh viãn thæûc hiãûn: PHAN THUÌY DÆÅNG Giaïo viãn hæåïng dáùn: PGS.TS. NGUYÃÙN VÀN PHAÏT Låïp: K44B - QTKD TM Niãn khoïa: 2010 - 2014 KHÓA HỌC: 2010 - 2014 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân khác nhau. Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý tế H uế Thầy Cô của Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo những điều kiện và hỗ trợ tốt nhất để tôi có điều kiện hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. ại họ cK in h Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của công ty FPT Telecom Chi nhánh Huế đã giúp đỡ, cung cấp những tư liệu và tạo điều kiện một cách tốt nhất trong thời gian tôi thực tập tại công ty. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Đ Nguyễn Văn Phát, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Mặc dù tôi đã cố gắng nỗ lực hết sức để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô giảng viên. Sinh viên thực hiện Đ ại họ cK in h tế H uế Phan Thùy Dương Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát MỤC LỤC Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 4.1 Phương pháp thu thập thông tin tài liệu ........................................................... 3 4.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 5 PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................7 tế H uế CHƯƠNG 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ.... 7 1.1. Lý luận tổng quan về dịch vụ ADSL .............................................................. 7 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ............................................................................... 7 1.1.2 Dịch vụ viễn thông .................................................................................... 8 Đ ại họ cK in h 1.1.3. Dịch vụ Internet ADSL ............................................................................ 8 1.1.4 Thị trường ADSL tại Việt Nam ................................................................ 9 1.1.5 Thị trường ADSL tại thành phố Huế....................................................... 11 1.2. Lý thuyết về lòng trung thành của khách hàng và các nhân tố ảnh hưởng .. 12 1.2.1 Lòng trung thành của khách hàng ........................................................... 12 1.2.1.1 Khái niệm về lòng trung thành ......................................................... 12 1.2.1.2 Giá trị của khách hàng trung thành ................................................... 14 1.2.1.3 Các cấp độ trung thành thương hiệu ................................................. 14 1.2.2 Chất lượng dịch vụ .................................................................................. 15 1.2.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ ........................................................... 15 1.2.2.2 Các thành phần cơ bản của chất lượng dịch vụ ................................ 16 1.2.3 Lý thuyết về giá cả dịch vụ ..................................................................... 19 1.2.4 Lý thuyết về rào cản chuyển đổi ............................................................. 20 1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá lòng trung thành của khách hàng ........................................................................................................... 24 1.4. Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ............................................. 27 1.4.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 27 1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 30 1.4.3 Xây dựng thang đo .................................................................................. 32 Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát CHƯƠNG 2 – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................34 2.1. Tổng quan về công ty ................................................................................... 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ...................................... 34 2.1.2. Tầm nhìn, hệ thống giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp .................. 35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ......................................................... 36 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý: .......................................................... 36 2.1.3.2. Chức năng các phòng ban ................................................................ 36 2.1.3.3. Lĩnh vực hoạt động .......................................................................... 37 2.1.4. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm ............................................ 37 2.1.5. Tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm ........................................ 38 tế H uế 2.1.5.1. Tình hình vốn kinh doanh của công ty ............................................ 38 2.1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty...................................... 39 2.2. Đánh giá lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ADSL của công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế ......................................... 39 2.2.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu: ..................................................... 39 ại họ cK in h 2.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành rút trích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ADSL................................................................................................................ 45 2.2.3 Xác định các nhân tố tác động đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ADSL của công ty .......................................................... 48 2.2.3.1 Rút trích nhân tố chính các yếu tố tác động đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ADSL lần 1 ......................................... 48 Đ 2.2.3.2 Rút trích nhân tố chính các yếu tố tác động đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ADSL lần 2 ......................................... 50 2.2.3.3. Rút trích nhân tố chính các yếu tố tác động đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ADSL lần 3 ......................................... 51 2.2.3.4 Rút trích nhân tố chính nhận định lòng trung thành của khách hàng: ... 53 2.2.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi tiến hành rút trích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ADSL................................................................................................................ 54 2.2.5 Kiểm định tính phân phối chuẩn của số liệu ........................................... 54 2.2.6 Định lượng vai trò của các nhân tố rút trích lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ADSL của công ty FPT Telecom Huế .............. 55 Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát 2.2.7 Đánh giá của khách hàng cá nhân về các yếu tố tác động đến lòng trung thành đối với dịch vụ ADSL ............................................................................ 61 2.2.7.1 Đánh giá của khách hàng về yếu tố uy tín ........................................ 61 2.2.7.2 Đánh giá của khách hàng về các yếu tố chi phi chuyển đổi ............. 63 2.2.7.3 Đánh giá của khách hàng về giá cả ................................................... 64 2.2.7.4 Đánh giá của khách hàng về chuyên nghiệp ..................................... 65 2.2.7.5 Đánh giá của khách hàng về sẵn sàng đáp ứng................................. 67 2.3 Nhận xét chung .............................................................................................. 68 CHƯƠNG 3 - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN tế H uế VIỄN THÔNG FPT CHI NHÁNH HUẾ ................................................................70 3.1 Định hướng cho việc nâng cao lòng trung thành của các khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ADSL của công ty FPT Telecom chi nhánh Huế ....................... 70 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ADSL ...................................................................................................... 71 ại họ cK in h PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................75 1. Kết luận .............................................................................................................. 75 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................77 Đ PHỤ LỤC Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát DANH MỤC BẢNG BIỂU Đ ại họ cK in h tế H uế Bảng 1: Mối quan hệ giữa mô hình gốc (1985) và mô hình hiệu chỉnh (1988) ..........17 Bảng 2: Tóm tắt các nghiên cứu về rào cản chuyển đổi ..............................................21 Bảng 3: Thang đo các nhân tố trong mô hình .............................................................32 Bảng 4: Thống kê văn phòng giao dịch của công ty FPT Telecom ............................34 Bảng 5. Tình hình nguồn lực của chi nhánh Huế qua 3 năm 2011-2013 ....................37 Bảng 6. Tình hình vốn kinh doanh của công ty...........................................................38 Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Huế ........................................39 Bảng 8: Cơ cẫu mẫu điều tra theo giới tính .................................................................40 Bảng 9: Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi ...................................................................40 Bảng 10: Cơ cấu mẫu điều tra theo nghề nghiệp.........................................................41 Bảng 11: Thống kê gói dịch vụ khách hàng đang sử dụng .........................................45 Bảng 12: Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành kiểm định ................46 Bảng 13: Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với nhóm “Lòng trung thành” trước khi tiến hành kiểm định .....................................................................................................48 Bảng 14: KMO và kiểm định Barlett ..........................................................................48 Bảng 15: KMO và kiểm định Barlett ..........................................................................50 Bảng 16. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ..............................................................51 Bảng 17: Các nhân tố và các biến đo lường ................................................................52 Bảng 18: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test..............................................................53 Bảng 19: Kết quả phân tích nhân tố lòng trung thành của khách hàng cá nhân .........53 Bảng 20: Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm biến quan sát .................................54 Bảng 21: Hệ số Skewness và Hệ số Kurtosis của các biến nghiên cứu ......................55 Bảng 22: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân ................................................................................................................57 Bảng 23: Phân tích ANOVA .......................................................................................57 Bảng 24: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư.....................................................57 Bảng 25: Hệ số hồi quy ...............................................................................................59 Bảng 26: Kết quả kiểm định One_Sample T_test .......................................................62 Bảng 27: Kết quả kiểm định One_Sample T_test .......................................................63 Bảng 28: Kết quả kiểm định One_Sample T_test .......................................................65 Bảng 29: Kết quả kiểm định One_Sample T_test .......................................................66 Bảng 30: Kết quả kiểm định One_Sample T_test .......................................................67 Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Thị phần dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định ............................10 Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu điều tra theo thu nhập ............................................................41 Biểu đồ 3: Kênh thông tin tiếp cận với dịch vụ Internet ADSL ..................................42 Biểu đồ 4: Thời gian khách hàng đã sử dụng dịch vụ Internet ADSL ........................43 Biểu đồ 5: Lí do khách hàng lựa chọn dịch vụ ADSL của công ty .............................44 Đ ại họ cK in h tế H uế Biểu đồ 6: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ..................................................58 Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập với thế giới, Việt Nam đang có những bước chuyển mình rõ rệt về kinh tế, chính trị, ngoại giao và các lĩnh vực khác. Cuộc sống của người dân ngày càng trở nên ổn định hơn. Đặc biệt, những nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ đang ngày càng tăng cao. Trong những năm trở lại đây, dịch vụ internet phát triển mạnh và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Theo Sách Trắng về Công nghệ thông tin – Truyền thông năm 2013, Việt Nam là quốc gia tế H uế thuộc top 10 Châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng internet nhanh nhất và xếp thứ 3 Đông Nam Á, thứ 8 Châu Á và thứ 18 trên thế giới về số người dùng internet. Những con số đó minh chứng cho một thị trường sôi động và cạnh tranh quyết liệt bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. ại họ cK in h Hiện nay, trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường thành phố Huế nói riêng có ba doanh nghiệp chính cung cấp dịch vụ internet là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel và Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT. Trong đó công ty FPT Telecom đứng vị trí thứ 3, chiếm 5,73% thị phần dịch vụ truy nhập internet. Cùng với FPT, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác không ngừng phát triển, đa dạng hóa dịch vụ để ngày càng mở rộng thị Đ phần. Gói dịch vụ ADSL là gói dịch vụ có nhu cầu sử dụng cao nhất trên thị trường. Bài toán đặt ra là làm cách nào có thể duy trì khách hàng đã có và thu hút khách hàng mới đến với doanh nghiệp, mặt khác, doanh nghiệp nên cung cấp những dịch vụ như thế nào để gói dịch vụ ADSL ngày càng trở nên hấp dẫn, thương hiệu FPT trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong tâm trí khách hàng. Đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cả công ty FPT Telecom, bao gồm cả đơn vị FPT Telecom chi nhánh Huế. Bước vào thị trường thành phố Huế trong 4 năm, với nhà cung cấp chủ yếu toàn bộ thị trường lúc bấy giờ là VNPT, công ty đã có nhiều nỗ lực và cố gắng khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Hiện nay, công ty đã vươn lên đứng ở vị trí thứ hai về cung cấp dịch vụ Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát internet tại thị trường này. Để mở rộng thị phần hơn nữa, bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, việc nghiên cứu những mong muốn, nguyện vọng của khách hàng là điều rất quan trọng. Trong đó, cần thiết phải đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ để nắm bắt được mức độ gắn kết của khách hàng với sản phẩm dịch vụ công ty. Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp làm tăng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Gói dịch vụ ADSL là gói dịch vụ chủ yếu của công ty giành cho các khách hàng cá nhân. Nhận thấy đây là hướng nghiên cứu phù hợp với bản thân và quan trọng với doanh nghiệp, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với gói dịch vụ Internet ADSL của Công ty Viễn 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: tế H uế thông FPT trên địa bàn thành phố Huế” làm khóa luận thực tập của mình. Đánh giá lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với gói dịch vụ ADSL ại họ cK in h của công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá lòng trung thành của khách hàng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Internet ADSL và đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Internet ADSL. Đ - Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với gói dịch vụ Internet ADSL do FPT Telecom Huế cung cấp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ Internet ADSL của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Chi nhánh Huế. - Đối tượng điều tra: Những khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ADSL của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Chi nhánh Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Những khách hàng được lựa chọn trên địa bàn thành phố Huế. Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát + Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ 2011 – 2013, số liệu sơ cấp điều tra khách hàng trong thời gian thực tập tốt nghiệp từ ngày 10/2/2014 – 10/5/2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn:  Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu định tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết tổng quan về lòng trung thành, các mô hình đúc kết từ những nghiên cứu đi trước trên thế giới và ở trong nước. Đồng thời, kết hợp với việc thảo luận và tham khảo ý kiến chuyên gia, những người nghiên cứu chính thức tiếp theo. tế H uế có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhằm thiết lập bảng hỏi. Từ đó chuẩn bị cho giai đoạn  Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức bằng định lượng nhằm mục đích khảo sát các nhận định của những khách hàng về dịch vụ ADSL liên quan đến các hành vi, ại họ cK in h thái độ thể hiện lòng trung thành. Phương pháp này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các khách hàng cá nhân của công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế. Trên cơ sở đã thiết kế bảng hỏi, điều tra thử, điều chỉnh câu hỏi rõ ràng để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Người phỏng vấn phải giải thích nội dung bảng hỏi để người trả lời hiểu câu hỏi và trả lời chính xác theo những đánh giá của họ. Kết quả nghiên cứu chính thức dùng để kiểm định lại mô hình lý thuyết. 4.1 Phương pháp thu thập thông tin tài liệu Đ Dữ liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Chi nhánh Thừa Thiên Huế như doanh thu, lao động… từ phòng kinh doanh và phòng tổng hợp của chi nhánh. Đồng thời, thu thập các thông tin về các dịch vụ ADSL và các thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu tham khảo từ website, sách, báo, tạp chí, các đề tài, nghiên cứu liên quan. Dữ liệu sơ cấp: Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành với dịch vụ ADSL thông qua điều tra bằng bảng hỏi. Tôi tiến hành nghiên cứu tham khảo các đề tài liên quan để có được các thông tin chung, cần thiết cho việc xây dựng phiếu điều tra và hoàn thiện phiếu điều tra. Phiếu điều tra hoàn chỉnh sẽ được điều tra thử với quy mô mẫu là 30 trước khi tiến hành điều tra chính Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát thức, nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo được sử dụng trong phiếu điều tra và kiểm tra các sai sót nếu có. Điều tra chính thức được thực hiện thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra tới khách hàng.  Quy mô mẫu điều tra: Do giới hạn về nhân lực, thời gian và nguồn kinh phí, đề tài được tiến hành khảo sát trên mẫu đại diện và suy rộng kết quả cho tổng thể. Công thức chọn mẫu, để tính kích cỡ mẫu, có thể sử dụng 3 cách thức sau: - Kích cỡ mẫu được tính dựa trên số biến độc lập nhóm nghiên cứu đưa vào bảng hỏi. Theo phương pháp EFA của Hair và cộng sự (1998) thì quy luật tổng quát tế H uế cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5 lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp 5 lần số biến quan sát. Ta có cỡ mẫu tối thiểu: n= m*5, trong đó: n là cỡ mẫu; m là số biến đưa vào bảng hỏi. Như vậy cỡ mẫu là: n = 34*5 = 170. ại họ cK in h - Xác định kích thước mẫu theo tỉ lệ: n= Trong đó: n là kích thước mẫu; zα/2 là giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy (1 – α). Với α = 5%, z = 1,96 ; p là tỉ lệ của hiện tượng cần nghiên cứu q = 1 – p là tỉ lệ của hiện tượng trái ngược. Ở đây ta chọn p là tỉ lệ khách hàng nam, q là tỉ lệ khách hàng nữ. Do tính chất p + q = 1 , vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p= q= 0,5 nên p.q = 0, 25 . Đ ε là sai số mẫu, sai số cho phép ε = 8%. Từ đó, kích cỡ mẫu được tính ra là 150. - Trong phân tích hồi quy tuyến tính bội, theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là kích cỡ mẫu – m là số biến độc lập của mô hình. Kích cỡ mẫu tính được là n = 8*8 + 50 = 114. Sau khi tính kích cỡ mẫu theo 3 cách trên, tôi sẽ lựa chọn cách tính mẫu thứ hai có quy mô mẫu lớn nhất để mang tính đại diện cao nhất cho tổng thể. Do đó, kích cỡ mẫu của đề tài là 170, để đề phòng sai sót, tôi phát ra 180 phiếu điều tra. Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 4 Khóa luận tốt nghiệp  Phương pháp chọn mẫu: GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Dựa trên đặc điểm khách hàng của đơn vị thực tập, để đảm bảo tính đại diện cao cho các phần tử đã chọn với tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều giai đoạn. Trước tiên phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I. Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các đơn vị mẫu cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II,… Trong mỗi cấp có thể áp dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối…để chọn ra các đơn vị mẫu. Hiện tại, Công ty cổ phần viễn thông FPT Chi nhánh Huế có hạ tầng cho dịch tế H uế vụ Internet ADSL tại 27 phường của thành phố Huế và thị trấn Phú Bài của thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang, huyện Hương Trà. Tuy nhiên, do khả năng điều tra bị hạn chế về nguồn lực và thời gian tôi chỉ tiến hành điều tra trong thành phố Huế, bằng cách chọn ngẫu nhiên 5 phường trong 27 phường. Theo phương pháp chọn mẫu ại họ cK in h này, với số phiếu điều tra dự kiến được phát ra là 180 phiếu, tôi sẽ tính được số phiếu trung bình mỗi phường phải điều tra là 35 phiếu để tiến hành thu thập số liệu. Tiếp theo, trong mỗi phường, tôi chọn ngẫu nhiên hai con đường, trên mỗi con đường tôi chọn ngẫu nhiên các khách hàng căn cứ vào kỹ thuật inside trên hệ thống mạng nội bộ để xem danh sách khách hàng của Công ty đã và đang sử dụng dịch vụ trên đường đó. Kỹ thuật đăng nhập vào hệ thống inside nội bộ (inside chỉ có thể được đăng nhập bằng hệ thống máy tính nội bộ trong công ty) cho phép xem danh sách khách hàng Đ trên mỗi tuyến đường, thông tin về khách hàng, về thời gian sử dụng dịch vụ để từ đó có thể chọn được khách hàng thích hợp phục vụ cho việc nghiên cứu. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu Kỹ thuật phân tích của nghiên cứu được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0 Sau khi điều tra chính thức, tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa dữ liệu rồi nhập dữ liệu vào máy và được phân tích bằng phần mềm xử lí số liệu.  Phương pháp thống kê mô tả nhằm thống kê ý kiến của khách hàng đối với các biến quan sát thông qua các đại lượng như tần số, tỷ lệ…  Phân tích nhân tố nhằm xem xét xem liệu các biến dùng đánh giá ý định sử dụng có độ kết dính cao hay không và chúng có thể gom lại thành một số ít nhân tố Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát để xem xét không. Phân tích nhân tố được coi là phù hợp khi đạt các tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn nhất của mỗi hệ thang đo > 0.5, tổng phương sai trích > 50% (Gerbing & Anderson,1988), hệ số KMO > 0.5, và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê.  Đánh giá các thang đo nhiều chỉ báo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (sau khi điều tra thử 30 bảng hỏi để hiệu chỉnh thang đo, sau đó tiếp tục dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi điều tra chính thức và phân tích nhân tố khám phá).  Tiến hành hồi quy bội các nhân tố đã rút trích được sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA với lòng trung thành của khách hàng cá nhân. tế H uế  Kiểm định giá trị trung bình tổng thể One_Sample T_test đối với các nhân tố Đ ại họ cK in h ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng. Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ 1.1. Lý luận tổng quan về dịch vụ ADSL 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và tỷ trọng của tế H uế ngành dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng lên. Ở các nước phát triển tỷ trọng này là 60 - 70%, ở Việt Nam dịch vụ đang chiếm khoảng 39 - 40% GDP. Do vậy việc đẩy nhanh các ngành hoạt động dịch vụ là rất quan trọng. Trong từ điển bỏ túi Oxford ấn bản năm 1978, từ ngữ “công nghệ dịch vụ” ại họ cK in h được định nghĩa là cung cấp dịch vụ, không phải là hàng hóa”, hàng hóa được định nghĩa là tài sản có thể di dời được. Từ định nghĩa này mới xuất phát ý tưởng rằng công nghệ sản xuất là ngành cung cấp các sản phẩm hàng hóa cụ thể, sờ thấy được, còn công nghệ dịch vụ là ngành cung cấp thứ gì đó vô hình dạng. Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc với tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu. Sản phẩm của dịch vụ có thể trong Đ phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất. Theo Donald M.Davidoff thì “Dịch vụ là cái gì đó như những giá trị (không phải là hàng hóa vật chất) mà một người hay một tổ chức cung cấp cho những người hay những tổ chức khác thông qua trao đổi để thu được một cái gì đó”. Theo Philip Kotler (1999): Dịch vụ là một hoạt động hoặc một lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho phía bên kia mà về cơ bản là vô hình và không đem lại sự sỡ hữu cái gì cả. Khái niệm dịch vụ của ISO 9004:1991: Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 7 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2 Dịch vụ viễn thông GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền đưa, thu phát các kí hiệu, tín hiệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hay bất cứ loại tin tức nào khác giữa các điểm kết nối của mạng viễn thông. Dịch vụ viễn thông bao gồm: - Dịch vụ cơ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin. - Dịch vụ giá trị gia tăng: là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả tế H uế năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet. - Dịch vụ cộng thêm: là dịch vụ được cung cấp thêm đồng thời với dịch vụ cơ bản, làm phong phú thêm và hoàn thiện dịch vụ cơ bản, trên cơ sở các tính năng kỹ thuật của thiết bị hoặc khả năng phục vụ của doanh nghiệp viễn thông quy định hoặc ại họ cK in h công bố các dịch vụ cộng thêm do mình cung cấp. - Dịch vụ kết nối Internet: là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với quốc tế. - Dịch vụ truy cập Internet: là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập Internet. - Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông: là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng Đ dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định của pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định pháp luật khác có liên quan. 1.1.3. Dịch vụ Internet ADSL Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông. Internet băng thông rộng hay còn gọi tắt là ADSL là một loại kỹ thuật kết nối Internet tốc độ cao có dây cung cấp rộng rãi đến đông đảo người dùng. Đặc điểm dễ Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát phân biệt của loại hình này là người sử dụng kỹ thuật này kết nối dễ dàng để duyệt web, check mail, xem phim, nghe nhạc, chơi game hoặc gọi điện thoại qua mạng… với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với loại hình kết nối quay số qua điện thoại. Kết nối ADSL băng thông rộng được cung cấp đại trà và nhanh chóng mỗi khi có yêu cầu lắp đặt. Tốc độ và giá cước được quy định cụ thể, người dùng chỉ có thể lựa chọn trên bản quy định của nhà cung cấp mà không thể thay đổi được; mỗi lần sử dụng dịch vụ, thiết bị đầu cuối của khách hàng đều phải qua bước chứng thực mới có thể sử dụng. Hiểu một cách đơn giản nhất, ADSL là sự thay thế với tốc độ cao cho thiết bị Modem hoặc ISDN giúp truy nhập Internet với tốc độ cao và nhanh hơn. tế H uế ADSL viết tắt của Asymmetric Digital Subscriber Line - đó là đường thuê bao số không đối xứng, kỹ thuật truyền được sử dụng trên đường dây từ Modem của thuê bao tới Nhà cung cấp dịch vụ. Asymmetric: Tốc độ truyền không giống nhau ở hai chiều. Tốc độ của chiều ại họ cK in h xuống (từ mạng tới thuê bao) có thể nhanh gấp hơn 10 lần so với tốc độ của chiều lên (từ thuê bao tới mạng). Ðiều này phù hợp một cách tuyệt vời cho việc khai thác dịch vụ Internet khi mà chỉ cần nhấn chuột (tương ứng với lưu lượng nhỏ thông tin mà thuê bao gửi đi) là có thể nhận được một lưu lượng lớn dữ liệu tải về từ Internet. Digital: Các Modem ADSL hoạt động ở mức bít (0 & 1) và dùng để chuyển thông tin số hoá giữa các thiết bị số như các máy tính PC. Chính ở khía cạnh này thì ADSL không có gì khác với các Modem thông thường. Đ Subscriber Line: ADSL tự nó chỉ hoạt động trên đường dây thuê bao bình thường nối tới tổng đài nội hạt. Ðường dây thuê bao này vẫn có thể được tiếp tục sử dụng cho các cuộc gọi đi hoặc nghe điện thoại cùng một thời điểm thông qua thiết bị gọi là "Splitters" có chức năng tách thoại và dữ liệu trên đường dây. 1.1.4 Thị trường ADSL tại Việt Nam Trong bức tranh về thị trường internet Việt Nam, xét về tổng thể thị trường cả thu nhập cố định và di động, ba nhà cung cấp dịch vụ truy nhập internet chủ đạo là VNPT chiếm 62,82%, Viettel chiếm 29,45% và theo sau là FPT với 5,73% thị phần (Theo Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông năm 2013). Xét riêng về thị phần truy nhập Internet cố định hiện nay chủ yếu tập trung vào 5 DN lớn gồm Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát VNPT, FPT, Viettel, CMC, SCTV. Trong đó, VNPT chiếm 57,68%, FPT Telecom chiếm 26,78%, Viettel 9,8%, SCTV 2,14%, CMC Telecom 1,93%, SPT 1,07%, tế H uế Netnam 0,28% và các nhà mạng khác 0,31%. Biểu đồ 1: Thị phần dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định ại họ cK in h Tính đến tháng 10/2013, với thị trường băng rộng cố định thì có khoảng hơn 5 triệu thuê bao, trong đó 87,5% sử dụng ADSL. Tại hội thảo Vietnam ICT Insight 2010 được tổ chức ngày 22/12 tại Hà Nội, dẫn lại thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), đại diện VIA cho biết tính đến tháng 10/2010, trong nước hiện có 26.096.304 người sử dụng Internet (chiếm 30,2% dân số cả nước), số lượng thuê bao băng thông rộng đạt 3.562.988 thuê bao. Đ Theo VIA, nhìn chung đến năm 2010 thị trường Internet Việt Nam về cơ bản đã đạt được mục tiêu do Đảng và Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 32/2006/QDD/TTg về việc quy hoạch, phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010: Việt Nam đã xây dựng và phát triển được cơ sở hạ tầng có công nghệ hiện đại ngang tầm với khu vực, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Tại khu vực thành thị, có khoảng 50% dân số truy cập Internet (tỷ lệ này tại Hà Nội, TP.HCM còn cao hơn); khoảng 70% số xã có điểm truy nhập Internet công cộng, 100% số huyện và hầu hết các xã trong vùng kinh tế trọng điểm được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng; 100% cơ quan Đảng cấp tỉnh và 90% cơ quan Đảng cấp huyện đã kết nối Internet… Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Tại hội thảo, đại diện VIA cũng nhắc tới hàng loạt hạn chế đang tồn tại của thị trường Internet Việt Nam như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giới trẻ sử dụng Internet chủ yếu để tham gia vào các trò chơi giải trí chiếm tới 76%, mức độ sử dụng dịch vụ giữa thành thị và nông thôn còn có khoảng cách lớn do năng lực mạng lưới, thiết bị đầu cuối chưa thể đáp ứng được. Đưa ra giải pháp khắc phục, Hiệp hội cũng gợi ý đến một số hướng như bên cạnh việc phát triển năng lực hạ tầng, nâng cấp cổng Internet quốc tế…, đưa ra giá cước hợp lý để đảm bảo mọi người dân có thể sử dụng dịch vụ, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao 1.1.5 Thị trường ADSL tại thành phố Huế tế H uế của người dung… Tuy mật độ dân số ở địa bàn thành phố Huế và nhu cầu sử dụng Internet không lớn như ở các thành phố lớn như ở Hà Nội, tp Hồ Chí Minh… nhưng sự cạnh tranh ại họ cK in h giữa các nhà cung cấp dịch vụ này cũng đã và đang diễn ra rất quyết liệt. Bằng các thủ thuật, chiến thuật và chiến lược kinh doanh khác nhau, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đã xâm nhập thị trường Huế một cách nhanh chóng, dần dần thu hút khách hàng sử dụng và chiếm được một thị phần nhất định. Những ngày đầu khi dịch vụ Internet ADSL mới ra đời, chi phí cho việc sử dụng dịch vụ này còn cao, nhu cầu về dịch vụ không nhiều, vì vậy đại đa số người dân sử dụng dịch vụ này thông qua các quán kinh doanh dịch vụ Internet nhưng cũng Đ rất ít; rất hiếm người dân sử dụng dịch vụ Internet ở nhà. Dần dần về sau khi thu nhập của người dân tăng lên đáng kể cộng thêm chi phí sử dụng dịch vụ Internet giảm bớt phần nào, đặc biệt vào tháng 6/2006 một cuộc chiến về giá cước truy cập Internet đã nổ ra tại Việt Nam. Cuộc chiến về giá giữa FPT Telecom, Viettel và VNPT đã kéo theo giảm giá cước và tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet ADSL. Các ISP càng cạnh tranh thì khách hàng càng có lợi. Họ có xu hướng lắp đặt Internet tại nhà nhiều hơn do chi phí sử dụng dịch vụ giảm, thu nhập tăng và nhu cầu làm việc thông qua mạng Internet ngày càng cao. Và giờ đây, hầu hết những người có nhu cầu sử dụng Internet đều lắp đặt Internet tại nhà mà không cần phải tìm đến các quán kinh doanh dịch vụ Internet khi cần. Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet ADSL. Đó là Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và FPT Telecom. Trong đó dẫn đầu là VNPT với khoảng 60% thị phần, tiếp đến là FPT Telecom - Chi nhánh Huế với khoảng 30% thị phần và Viettel với khoảng 10% thị phần. 1.2. Lý thuyết về lòng trung thành của khách hàng và các nhân tố ảnh hưởng 1.2.1 Lòng trung thành của khách hàng 1.2.1.1 Khái niệm về lòng trung thành Khái niệm lòng trung thành của khách hàng đã được phổ biến ở nhiều nền kinh tế H uế tế trong nhiều thập kỉ qua (Lewis, 1997). Ngay từ những ngày đầu tiên, mục tiêu của lòng trung thành là lòng trung thành với thương hiệu như sự tôn trọng những hàng hóa hữu hình (Day, 1969; Kostecki, 1994; Tucker, 1964, Caruana, 2000). Cungningham (1956) đã định nghĩa lòng trung thành thương hiệu chỉ đơn giản như ại họ cK in h “Tỷ trọng mua hàng của các hộ gia đình hết lòng dành cho các thương hiệu mà họ đã mua nó thường xuyên nhất”. Dựa trên các nghiên cứu của mình, Jacoby và Chenut (1978) đã đưa các khía cạnh thái độ và hành vi của sự trung thành vào định nghĩa. Các tác giả cho rằng: “Lòng trung thành thương hiệu là xu hướng (tức không phải ngẫu nhiên), đáp ứng hành vi, thể hiện qua thời gian, ra một số quyết định đơn vị, với sự tôn trọng một hay nhiều thương hiệu thì việc loại ra một nhóm các thương hiệu như vậy là một chức năng của quá trình tâm lí. Đ Ngày nay, các doanh nghiệp luôn cố gắng để bảo vệ và mở rộng thị trường dựa vào lòng trung thành của khách hàng. Lòng trung thành của khách hàng đã được sử dụng như một tài sản giá trị để cạnh tranh trên thị trường (Srivasta, Shervani & Favey, 2000). Theo luận điểm marketing: “Lòng trung thành là sự gắn bó lâu dài, mật thiết của khách hàng với một loại sản phẩm hay dịch vụ của công ty nào đó. Nó được thể hiện bằng những hành động lặp đi lặp lại việc mua hay giới thiệu cho khách hàng việc mua hàng hóa, dịch vụ của công ty.” Theo Ganesh & cộng sự, lòng trung thành được mô tả như sự kết hợp giữa hành vi trung thành và cam kết quan hệ. Sự trung thành với sản phẩm, dịch vụ có thể được Sinh viên: Phan Thùy Dương - K44B QTKD Thương Mại 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan