Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước...

Tài liệu đánh giá khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông cửu long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất

.PDF
127
4
80

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Học viên xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước và khoa sau đại học trường đại học Thủy Lợi cơ sở 2 đã giúp đỡ tạo điều kiện cho học viên hoàn thành khóa cao học 21Q11 – CS2. Đặc biệt cảm ơn TS Phạm Ngọc, người đã giúp học viên định hướng về mặt khoa học trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn lãnh đạo Viện Địa lý tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp trong Viện, đặc biệt các đồng nghiệp phòng Tài nguyên nước đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học và hoàn thành luận văn đúng tiến độ. Cuối cùng học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn đồng hành giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin Chân thành cảm ơn! Học Viên Phạm Thị Bích Thục LỜI CAM KẾT Tác giả luận văn xin cam kết, luận văn Thạc sĩ ngành Qui hoạch và quản lý tài nguyên nước với tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN NGỌT VÙNG CỬA SÔNG CỬU LONG VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC NƯỚC NGỌT PHỤC VỤ SINH HOẠT SẢN XUẤT” là công trình do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Tác giả luận văn không sao chép bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tác giả luận văn xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. HCM, ngày 26 tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Thị Bích Thục MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………...1 2. Mục đích của đề tài …………………………………………………………......2 3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………….2 4. Phương pháp thực hiện …………………………………………………………2 5. Kết quả đạt được…………………………………………………………………3 6. Ý nghĩa của luận văn…………………………………………………………….6 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước …………………………………..8 1.1.1 Ngoài nước……………………...……………………………………….……………….8 1.12 Trong nước…………………………………………………………………………………9 1.2 Cơ sở lý luận về xâm nhập mặn và sự xuất hiện nước ngọt ở ĐBSCL………..11 1.3 Tổng quan nghiên cứu…………………………………………………………….17 1.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………17 1.3.2 Hiện trạng khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt………………………………..18 1.3.3 Các yếu tố địa hình- địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng……………………………..18 1) Đặc điểm và quá trình thành tạo môi trường trầm tích vùng ven biển……………..18 2) Đặc điểm địa mạo…………………………………………………………………….…..21 3) Đặc điểm địa hình…………………………………………………………………………24 4) Thổ nhưỡng …………………………………………………………………………….…..25 1.3.4 Đặc trưng khí hậu………………………………………………………….....26 1)Chế độ gió ………………………………………………………………………………….26 2) Chế độ nhiệt……………………………………………………………………………….27 3 Chế độ mưa……………………………………………………………………………….….27 1.3.5 Hệ thống sông rạch tự nhiên ………………………………………………….28 Tài 1.3.6 nguyên nước ngọt vùng Cửa sông…………………………………………29 1) Tài nguyên nước mưa………………………………………………………………………29 2) Tài nguyên nước mặt……………………………………………………………………….31 3) Tài nguyên nước dưới đất……………………………………………………………….…33 1.3.7 Công trình kiểm soát mặn và ngọt hóa……………………………………….35 1.3.8 Điều kiện kinh tế xã hội vùng cửa sông và vấn đề phát triển…………………36 1) Dân cư và phân bố dân cư…………………………………………………………………36 2) Các nền kinh tế liên quan đến sử sụng nước………………………………………….…37 3) Qui hoạch phát triển vùng cửa sông……………………………………………………...38 CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN NGỌT VÙNG CỬA SÔNG CỬU LONG 2.1 Xâm nhập mặn vùng cửa sông Cửu Long………………………………………40 2.2 Diễn biến mặn và khả năng xuất hiện ngọt theo số liệu thực đo……………….43 2.3 Diễn biến mặn trong điều kiện BĐKK – NBD qua một số kết quả nghiên cứu…………………………………………………………………………………….49 2.3.1 Những đề vấn chung……………………………………………………………………..49 2.3.2 Xâm nhập mặn vùng cửa sông trong điều kiện nước biển dâng…………………..50 2.4 Ứng dụng mô hình Mike 11 trong nghiên cứu xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long……………………………………………………………………………..55 2.4.1 Mô hình Milke 11…………………………………………………………………………55 2.4.2 Sơ đồ thủy lực cho toàn vùng ĐBSCL………………………………………………….56 2.5 Kịch bản tính toán……………………………………………………………….59 2.5.1 Kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu……………………………………….59 2.5.2 Những thay đổi phía thượng lưu trong tương lai:………………………………….60 2.6 Diễn biến mặn và khả năng khai thác ngọt vùng cửa sông phương án hiện trạng 2005……………………………………………………………………………………65 2.6.1 Diễn biến mặn nhỏ nhất dọc sông tiền………………………………………………..65 2.6.2 Diễn biến mặn nhỏ nhất dọc sông Hàm Luông……………………………………..67 2.6.3 Diễn biến mặn nhỏ nhất dọc sông Cổ Chiên………………………………………..68 2.6.4 Diễn biến mặn nhỏ nhất dọc sông Hậu……………………………………………….69 2.7 Diễn biến mặn và khả năng khai thác ngọt vùng cửa sông phương án nước biển dâng 50 cm…………………………………………………………….………………71 2.7.1 Diễn biến mặn nhỏ nhất dọc sông tiền………………………………………………..71 2.7.2 Diễn biến mặn nhỏ nhất dọc sông Hàm Luông……………………………………..73 2.7.3 Diễn biến mặn nhỏ nhất dọc sông Cổ Chiên………………………………………..75 2.7.4 Diễn biến mặn nhỏ nhất dọc sông Hậu……………………………………………….76 2.8 Sơ đồ phân bố khả năng xuất hiện ngọt trong mùa mặn trong mùa ………………………77 2.8.1 Cơ sở phân bố khả năng xuất hiện ngọt mặn……................................77 2.8.2 Kết quả phân bố khả năng xuất hiện ngọt trong mùa mặn…………………………77 CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC NƯỚC NGỌT PHỤC VỤ SINH HOẠT VÀ SẢN XUẤT 3.1 Những vấn đề chung……………………………………………………….....80 3.2 Giải pháp tích trữ nguồn nước ngọt………………………………………...81 3.2.1 Lợi dụng đất ngập nước để xây dựng hồ chứa……………………………………81 3.2.2 Giải pháp sơ bộ………………………………………………………………………84 3.3 Sử dụng đoạn sông bỏ Láng Thé làm hồ chứa cung cấp nước ngọt cho thành phố Trà Vinh……………………………………………………………………........87 3.3.1 Giới thiệu đoạn sông bỏ Láng Thé……………………………………………………87 3.3.2 Khả năng xuất hiện ngọt tại Láng Thé………………………………………………89 3.3.3 Bố trí hệ thống công trình……………………………………………………………..89 3.3.4 Khả năng của hệ thống…………………………………………………………………91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………………93 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………..94 PHỤ LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Phân tóc bố độ chảy theo độ ~ L sâu……………………………………………..13 Hình 1.2 Dạng phân bố S chuẩn……………………………………………………16 Hình 1.3 Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu………………………………………………..17 Hình 1.4 Bản đồ đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long……………………………….26 Hình 1.5 Phân bố lưu lượng ra các cửa sông Cửu Long theo kết quả thực đo từ 924/4/2010………………………………………………………………………………33 Hình 1.6 năng Khả sử dụng nước ngầm cấp cho sinh hoạt ở ĐBSCL…………………35 Hình 1.7 Các dự án ngọt hóa…………………………………………………………..35 Hình 2.1 Đường quá trình mặn Max, Min trạm Hưng Mỹ mùa kiệt năm 2009……….40 Hình 2.2 Ranh giới xuất hiện năm ngọt 2005 …………………………………………47 Hình 2.3 Ranh giới xuất hiện năm ngọt 2009………………………………………….48 Hình 2.4 Kết quả mô phỏng XNM mùa khô năm 2005……………………………….53 Hình 2.5 Kết quả XNM theo nồng độ KB NBD 50 cm………………………………..53 Hình 2.6 Kết quả XNM theo thời đoạn với nồng độ 4g/l theo KB NBD 100 cm………54 Hình 2.7 Các vùng dự án bị đe dọa khi xâm nhập mặn ………………………………54 Hình 2.8 Sơ đồ khối ứng dụng Mike 11 mô phỏng xâm nhập mặn……………………..55 Hình 2.9 Sơ đồ phân bố khả năng xuất hiện ngọt vùng cửa sông ĐBSCL…………….79 Hình 3.1 Sơ đồ bố trí tổng thể một số vị trí khai thác nước ngọt ………………………80 Hình 3.2 Cù lao Thành Long sông Cổ Chiên…………………………………………..85 Hình 3.3 Khu vực có thể khai thác tích trữ nguồn nước ngọt trên sông Hậu…………..86 Hình 3.4 Khu vực Ngãi………………….87 ĐNN nhân tạo do khai thác sét sau vàm Đại Hình 3.5 Vị đoạn trí sông bỏ Láng Thé…………………………………………………88 Hình 3.6 Đường quá trình mặn tại Láng Thé hiện trạng 2005 và NBD 50 cm………..89 Hình 3.7 Bố trí hệ thống công trình tổng thể tại Láng Thé – Trà Vinh……………...90 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Thống kê sự phân độ bố mặn theo chiều sâu………………………………..16 Bảng 1.2. Phân bố lượng mưa trung bình nhiều năm………………………………….27 Bảng 1.3: lượng Tổng mưa trung bình (mm)………………………………………….30 Bảng 1.4: Số ngày mưa trung bình…………………………………………………….30 Bảng 1.5 Các dự án thủy lợi được thực hiện trên vùng các cửa sông………………..36 Bảng 1.6 Nhu cầu nước trong mùa năm đặc trưng ở một số trạm biên năm đặc trưng ở một số trạm biên năm nhất tháng với mức khô 2008, 2020, 2050………………………..39 Bảng 2.1 Độ mặn 1990…………………………..41 Bảng 2.2 Độ mặn 1991…………………………..41 Bảng 2.3 Chiều dài xâm nhập lớn 4g/l…………………………..42 Bảng 2.4 Chiều dài truyền mặn 4‰ trên các cửa sông chính (Tổng hợp tài liệu cũ)..43 Bảng 2.5 Thống kê thời gian kết thúc sự xuất hiện ngọt thường xuyên……………...44 Bảng Thống 2.6 kê thời gian xuất hiện ngọt trở lại……………………………………45 Bảng 2.7 Thống kê số giờ có xuất hiện ngọt trong những ngày mặn…………………45 Bảng 2.8 Thống kê thời gian xuất hiện mặn và số giờ có ngọt trạm Trà Vinh……….48 Độ mặn lớn nhất tháng 4/2005 tại một số vị trí theo các PA NBD Bảng 2.9 (g/l)……52 Bảng Nước 2.10 biển dâng theo kịch bản dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm)………………………….59 Bảng Nước 2.11 biển phát thải trung bản phát thải bình(cm)……………………59 Bảng Nước 2.12 biển dâng theo kịch cao(cm)…………………………..60 Bảng 2.13 Các bối cảnh phát triển của lưu vực theo điều kiện năm 2000 và tương lai..62 Bảng 2.14 Kịch bản tính toán phục vụ xây dựng sơ đồ phân bố xuất hiện ngọt ...........65 Bảng 2.15 Độ mặn thấp nhất dọc sông Cửa Tiểu mùa khô năm 2005………………….65 Bảng 2.16 Độ Mặn thấp nhất dọc sông Cửa Đại………………………………………..65 Bảng 2.17 Độ mặn thấp nhất sông Hàm Luông……………………………………….67 Bảng 2.18 Độ mặn thấp nhất sông Cổ Chiên…………………………………………69 Bảng 2.19 Độ mặn thấp nhất sông Hậu cửa Định An…………………………………70 Bảng Độ 2.20 mặn thấp nhất sông Hậu Cửa Trần Đề………………………………….71 Bảng 2.21 Độ mặn thấp nhất dọc sông Tiền tại Cửa Tiểu – PA NBD 50 cm…………..72 Bảng 2.22 Độ mặn thấp nhất dọc sông Tiền tại Cửa Đại – PA NBD 50 cm……………73 Bảng 2.23 Độ mặn thấp nhất dọc sông Hàm Luông – PA NBD 50 cm…………………74 Bảng 2.24 Độ mặn thấp nhất sông Cổ Chiên – PA NBD 50 cm………………………75 Bảng 2.25 Độ mặn thấp nhất cửa Định An – PA NBD 50 nhất cửa Trần Đề – PA NBD 50 cm…………………………76 Bảng 2.26 Độ mặn thấp cm…………………………77 Bảng 3.1 Các khả năng cải tạo khu vực Láng Thé thành hồ điều tiết…………………91 Bảng 3.2 Các kết quả tính toán khả năng cung cấp nguồn nước cho từng trường hợp..92 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt là những hạn chế lớn cho người dân vùng ven biển ĐBSCL. Vào mùa khô xâm nhập mặn tăng cao, khan hiếm nước ngọt đã ảnh hưởng rất lớn đến người dân trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Hầu hết các vùng ngọt hoá ven biển trước đây đều phải chuyển đổi mục tiêu mà vấn đề xâm nhập mặn là một trong những nguyên nhân chính. Nguồn nước sinh hoạt cho người dân đặc biệt khó khăn. Mạng lưới cấp nước hiện nay chưa cung cấp đủ cho nhân dân. Một bộ phận lớn dân cư vẫn chưa được cấp nước, nguồn nước sinh hoạt của họ là tích trữ lại từ mùa mưa để dùng cho mùa kiệt. Nguồn nước sạch này chỉ đảm bảo dùng cho nhu cầu ăn uống, còn các nhu cầu khác người dân phải dùng nước ao, kênh,… Nguồn nước chính để cung cấp cho sinh hoạt hiện nay là từ nước ngầm. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc khai thác nước ngầm quá mức đã bộc lộ nhiều vấn đề phát sinh. Sự sụt giảm các tầng chứa nước, nhiễm mặn, nhiễm bẩn, lún sụt đất,... đã thực sự xuất hiện nhiều ở trên ĐBSCL. Độ mặn trên sông phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: (1) Chế độ thủy triều là động lực chính gây ra xâm nhập mặn: làm cho diễn biến mặn xảy ra theo nhịp độ thủy triều; (2) Lưu lượng nước từ thượng lưu chuyển xuống: làm cho mặn diễn biến rõ rệt theo mùa; (3) Hướng gió thổi thuận với dòng triều lên (gió chướng): những năm gió chướng thổi mạnh là năm mặn xâm nhập sâu nhất. Tại vùng các cửa sông thuộc ĐBSCL thời gian khó khăn về nước ngọt thường kéo dài từ tháng 2 cho tới hết tháng 5 tùy theo vị trí. Tuy nhiên, ngay trong mùa kiệt vẫn có nhiều thời gian có nước ngọt trên sông, đây là một yếu tố có thể lợi dụng khai thác. Từ xa xưa người dân vùng ven biển ĐBSCL đã biết tận dụng những thời điểm xuất hiện ngọt để khai thác nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trong những thời gian có nước ngọt người dân thường tích trữ vào các ao hồ, mương vườn để sử dụng trong những ngày mặn. Để làm rõ hơn về việc đánh giá khả năng xuất hiện nước ngọt ở vùng ven biển và đánh giá khả năng khai thác nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, học Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục 2 viên đã thực hiện đề tài luận văn: “Đánh giá khả năng xuất hiện nước ngọt vùng cửa sông Cửu Long và vấn đề khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất”. 2. Mục đích của Đề tài. - Đánh giá được khả năng xuất hiện nước ngọt ở vùng cửa sông và đề xuất các biện pháp khai thác tài nguyên nước ngọt phục vụ mục đích sinh hoạt và sản xuất. - Xây dựng được sơ đồ phân vùng khả năng xuất hiện nước ngọt theo thời gian ở vùng cửa sông ĐBSCL. 3. Nội dung nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội vùng cửa sông liên quan đến khai thác và tích trữ nguồn nước ngọt. - Đánh giá xâm nhập mặn vùng cửa sông và khả năng xuất hiện ngọt qua số liệu thực đo giai đoạn 2000 -2010. - Xây dựng sơ đồ xuất hiện ngọt theo thời gian năm hiện trang 2005, phương án nước biển dâng 50cm. - Đưa ra biện pháp khai thác nước ngọt và đề xuất mô hình cụ thể tại đoạn sông bỏ Láng Thé tỉnh Trà Vinh. 4. Phương pháp thực hiện. - Phương pháp thu thập và biên hội tại liệu trong quá khứ. - Phương pháp phân tích thống kê giờ xuất hiện ngọt tại các trạm quan trắc. - Sử dụng mô hình Mike 11 mô phỏng mặn năm 2005 và phương án nước biển dâng 50 cm. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp tương tự: sử dụng kinh nghiêm của các đề tài dự án đã thực hiện, dự đoán các tác động môi trường tiềm tàng khi đề xuất các giải pháp khai thác nguồn nước. Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục 3 - Sử dụng ảnh vệ tinh để xác định các vùng đất ngập nước; hoàn thiện tài liệu địa hình, địa mạo, hệ thống sông rạch vùng nghiên cứu. 5. Kết quả đạt được. 5.1 Các kết quả chính: (1). Qua việc phân tích các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội có liên quan đến khai thác và tích trữ nguồn nước ngọt vùng nghiên cứu, luận văn đã rút ra được: - Tài nguyên nước mặt về tới vùng ven biển là phong phú, tuy nhiên nguồn nước này bị nhiễm mặn nên khó sử dụng. - Nước mưa là nguồn nước quý giá có thể khai thác phục vụ sinh hoạt. Hiện tại việc khai thác nguồn nước này để phục vụ sinh hoạt rất hạn chế. Để khai thác các nguồn nước nói trên cần có bể chứa để sử dụng trong những thời kỳ không mưa (nước mưa). Hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng nước mưa là giá thành làm bể chứa hiện đang quá cao so với thu nhập của người dân. Đối với việc cấp nước cho các hộ dân cư riêng lẻ, cần có cần có nghiên cứu tìm biện pháp giảm giá thành xây dựng bể chứa nước. - Nước ngầm là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề khai thác nguồn nước này đang bắt đầu bộc lộ nhiều khó khăn. Khó khăn thứ nhất là độ cứng của nước ngầm khá cao, chi phí để xử lý rất tốn kém. Thứ hai: hiện tại các tầng nước đang sụt giảm nhanh, nếu không có biện pháp thích hợp để bảo vệ thì các tầng chứa nước sẽ dần cạn kiệt, bị ô nhiễm, bị mặn hóa,… Trong tương lai khi nhu cầu dùng nước tăng cao hơn thì các khó khăn trên càng tăng lên nhiều lần. Do đó, cần thiết phải có kế hoạch tìm nguồn nước để bổ sung và thay thế. (2). Tổng hợp các nghiên cứu về mặn trong quá khứ, phân tích số liệu mặn thực đo, phân tích các nghiên cứu trước đây về các diễn biến trong tương lai (khai thác lưu vực và nước biển dâng), sử dụng mô hình thuỷ lực để tính toán diễn biến xâm nhập mặn cho trường hợp thiết kế và các kịch bản trong tương lai, luận văn đã rút ra: Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục 4 - Ranh giới xâm nhập mặn trên sông Cửu Long đã tăng lên đáng kể trong khoảng 80 năm qua. Từ khoảng những năm 1930 – 1982, chiều dài xâm nhập mặn 4‰ trên sông Tiền khoảng 50- 52 km; trên sông Hậu khoảng 30 – 32km; sông Hàm Luông: 30-35km; sông Cổ Chiên khoảng 31 – 37km. Giai đoạn gần đây ranh giới này tăng cao: trung bình sông Cửa Tiểu ranh mặn 4‰ vào sâu 57km; sông Hàm Luông 54km; sông Cổ Chiên: 53km; sông Hậu: 50km. Ranh giới nước ngọt (S< 0.25‰) hiện nay vào rất sâu trên sông Tiền ranh giới này vào sâu khoảng 100km, gần tới Mỹ Thuận; trên sông Hậu ranh giới này khoảng gần 90km, tới thành phố Cần Thơ. - Mặc dù ranh mặn vào rất sâu trong nội địa nhưng nước ngọt vẫn rút ra tận biển tuỳ theo năm, theo mùa và theo chế độ thuỷ triều. Trong những năm nhiều nước (2009) ranh giới ngày nào cũng xuất hiện nước ngọt kéo ra khá xa. Trên sông Hậu ranh giới này khoảng 30km, sông Cổ Chiên: 28km, sông Hàm Luông 25km, sông Tiền 37km. Trong năm ít nước (2005) ranh giới luôn có nước ngọt trong ngày vào sâu hơn. Trên sông Hậu ranh giới này khoảng 38km, sông Cổ Chiên: 38km, sông Hàm Luông 48km, sông Tiền 51km. - Tháng 2 là tháng có nước ngọt rút ra gần với biển nhất, trong năm nhiều nước ranh giới này lần lượt là: sông Hậu: 12km, sông Cổ Chiên: 12km, sông Hàm Luông 10km, sông Tiền 17km. Năm ít nước ranh giới này vào sâu hơn. Ranh giới xuất hiện ngọt tháng 2 lần lượt là: sông Hậu: 25km, sông Cổ Chiên: 22km, sông Hàm Luông 30km, sông Tiền 26km. Trong tất cả các năm thì tháng 3 và tháng 6 có ranh giới nước ngọt gần như nhau. - Các sông Mỹ Tho và Hàm Luông rất nhạy cảm với lượng nước từ nguồn. Vào thời kỳ đầu mùa khô ranh giới ngọt rút xuống gần phía biển, tuy nhiên vào thời kỳ kiệt nhất ranh giới này rút sâu về thượng lưu. - Một điểm cần lưu ý: mặc dù nằm trong khoảng thời gian mặn (khoảng thời gian kết thúc sự xuất hiện ngọt và sự xuất hiện ngọt trở lại) tại các trạm quan trắc cho thấy số giờ có xuất hiện nước ngọt vẫn còn nhiều tùy thuộc vào vị trí trạm quan trắc. Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục 5 - Tính toán mô phỏng diễn biến quá trình mặn mùa khô năm 2005 cho thấy kết quả tương đối sát với thực tế. Sông Tiền tại Cửa Tiểu khoảng cách khai thác ngọt trên sông chính từ vị trí xa nhất cách biển 27 km đầu tháng 2 và xa nhất vị trí 50 km vượt qua trạm An Định. Sông Cửa Đại thời gian có ngọt chỉ xuất hiện vào tháng 2 từ vị trí 26 km và tháng 5 vị trí 35 km. Cửa Hàm Luông khắc nghiệt hơn ranh ngọt xuất hiện từ vị trí 34 -35 km vào tháng 4 có thể vượt qua Mỹ Hóa ở khoảng cách 48 km. Sông Cổ Chiên ranh giới ngọt thấp nhất là 20 km và xa nhất là 30 km. Sông Hậu cửa Định An ranh ngọt ngắn nhất là 30 km và xa nhất là 42 km, thời gian không có ngọt tại Cầu Quan dài nhất là 80 ngày, tương tự với cửa Trần Đề ranh ngọt ngắn nhất là 20 km trạm Đại Ngãi thời gian không có ngọt dài nhất là 70 ngày. - Kết quả mô phỏng với phương án nước biển dâng 50 cm khoảng cách xuất hiện ngọt có thay đổi nhưng không nhiều vào tháng 2 nhưng biến động lớn vào tháng 4 đối với sông Tiền vượt qua Mỹ Tho ở vị trí 60 km, Hàm Luông là 52 km, Cổ Chiên là 40 km, tại sông Hậu ranh giới này vượt qua An Lạc Tây. Điều này làm ảnh hưởng tới không gian khai thác ngọt của từng cửa sông, thể hiện rõ nhất trên sơ đồ phân khả năng xuất hiện ngọt trong mùa khô. (3). Trên cơ sở kết quả tính toán mô phỏng khả năng xuất hiện nước ngọt trong vùng cửa sông học viên đã xây dựng sơ đồ đánh giá khả năng xuất hiện nước ngọt trong điều kiện hiện tại và điều kiện NBD 50cm. Theo đó có 08 vùng được phân chia với các trường hợp: hoàn toàn không xuất hiện ngọt (H4.D4); có xuất hiện ngọt tới tháng 3 trong hiện trạng nhưng không xuất hiện ngọt khi NBD (H3.D4); có xuất hiện nước ngọt tới tháng 3 cả 2 điều kiện (H3.D3); có xuất hiện nước ngọt tới tháng 4 trong điều kiện hiện trạng, xuất hiện nước ngọt tới tháng 3 điều kiện NBD (H2.D3); có xuất hiện nước ngọt tới tháng 4 trong cả 2 trường hợp(H2.D2); ngày nào cũng xuất hiện nước ngọt trong điều kiện hiện trạng, xuất hiện nước ngọt tới tháng 4 điều kiện NBD (H1.D2); ngày nào cũng xuất hiện nước ngọt trong cả 2 điều kiện (H1.D1); vùng ngọt trong điều kiện hiện trạng và ngày nào cũng xuất hiện nước ngọt trong NBD (H0.D1) Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục 6 (4). Luận văn đã đề xuất giải pháp sử dụng đất ngập nước nhằm xây dựng hồ chứa điều tiết nguồn nước mặt bao gồm các đối tượng đất ngập nước tự nhiên, đất ngập nước nhân tạo. (5). Bằng việc sử dụng ảnh vệ tinh luận văn đã đưa ra được một số vùng đất ngập nước có khả năng tích trữ và điều tiết nguồn nước mặt. - Sử dụng khúc sông cạnh cù lao Thành Long để cấp nước cho cù lao Minh – Bến Tre - Hệ thống đất ngập nước dọc bờ Trái sông Hậu để cấp nước cho vùng ven sông Hậu – Trà Vinh và khu công nghiệp Định An. - Tận dụng khu vực khai thác sét gạch ngói sau vàm Đại Ngãi tỉnh Sóc Trăng làm hồ chứa nước ngọt dùng trong mùa khô. - Đặc biệt luận văn giới thiệu ứng dụng đoạn sông bỏ Láng Thé làm hồ chứa cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh. Công trình này có thể đảm bảo an toàn cấp nước cho TP Trà Vinh trong điều kiện hiện trạng và điều kiện tương lai khi lên đô thị loại II và dưới tác động của NBD do BĐKH. 5.2 Ý nghĩa của luận văn. (1). Về mặt thực tiễn: Kết quả luận văn đã đánh giá được khả năng xuất hiện nước ngọt ở vùng cửa sông và đưa ra được giải pháp sử dụng hệ thống đất ngập nước để tích trữ điều tiết nguồn nước này phục vụ các hộ dùng nước. Nếu được chấp thuận và áp dụng vào thực tế kết quả luận văn sẽ giải quyết được những khó khăn về cung cấp nước sinh sạch cho người dân vùng ven biển trong hiện trạng và tương lai. Khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt sẽ tăng lên, giá thành có thể giảm xuống. Kết quả luận văn có thể mở ra một hướng mới trong vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho các địa phương khác áp dụng. Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục 7 (2). Về mặt khoa học: Ý tưởng khai thác nước ngọt trong vùng mặn, hay ý tưởng dùng ao hồ để tích trữ nguồn nước ngọt không phải là ý tưởng mới. Những vấn đề đó đã được những người nông dân vùng ven biển ĐBSCL thực hiện. Tuy nhiên việc kết hợp cả hai ý tưởng đó để có thể khai thác nguồn nước ở quy mô lớn hơn là một vấn đề mới. Phân tích khả năng xuất hiện ngọt trong vùng mặn là một cách mới trong nghiên cứu về xâm nhập mặn. Trước đây khi nghiên cứu về xâm nhập mặn thường chúng ta phân tích, đánh giá những giá trị độ mặn cao để tìm biện pháp phòng tránh. Trong nghiên cứu này đề tài đã chủ động đi tìm những thời điểm độ mặn thấp nhất để tìm biện pháp khai thác. Luận văn thạc sỹ khóa Q11CS2 – Học viên Phạm Thị Bích Thục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan