Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của tổ hợp lai giữa gà trống cáy củm v...

Tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của tổ hợp lai giữa gà trống cáy củm với gà mái f1 ei x lương phượng nuôi tại thái nguyên

.PDF
80
5
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------ DƯƠNG ĐỨC HOAN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ TRỐNG CÁY CỦM VỚI GÀ MÁI F1 (RI X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------ DƯƠNG ĐỨC HOAN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ TRỐNG CÁY CỦM VỚI GÀ MÁI F1 (♂ RI X ♀LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : CHĂN NUÔI Mã số ngành : 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thơm Thái Nguyên - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Mọi sự giúp đỡ của các Qúy thầy cô, cơ quan, đơn vị, đồng nghiệp và gia đình cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Dương Đức Hoan ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các quý thầy giáo, cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y, Khoa đào tạo Sau đại học, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới giảng viên TS Bùi Thị Thơm, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Tác giả Dương Đức Hoan iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3 1.1.1. Phân loại nguồn gốc gia cầm ............................................................................3 1.1.1.1. Phân loại .........................................................................................................3 1.1.1.2. Nguồn gốc ......................................................................................................4 1.1.2. Khả năng sinh trưởng ........................................................................................4 1.2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng ...............................................................................4 1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng ...........................................5 1.2. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt của gia cầm ...............................................7 1.3. Cơ sở khoa học của lai kinh tế .............................................................................8 1.4. Khả năng sinh sản của gia cầm ............................................................................9 1.4.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái ..........................................................................9 1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh gia cầm .......................................10 1.5. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của đối tượng nghiên cứu ................11 1.5.1. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Cáy Củm ............................11 1.5.2. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Lương Phượng...................12 1.5.3. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Ri .......................................13 1.5.4. Đặc điểm, tính năng sản xuất của gà lai F1(♂Ri x ♀Lương Phượng) ............14 1.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .............................................14 iv 1.6.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước ......................................................................14 1.6.2. Kết quả nghiên cứu trong nước .......................................................................15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................17 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................17 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................17 2.3.1. Nội dung ..........................................................................................................17 2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ........................................................17 2.3.2.1. Trên đàn gà thịt thương phẩm ......................................................................17 2.3.2.2. Trên đàn gà mái đẻ .......................................................................................19 2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .....................................................................20 2.4.1. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên đàn gà thịt .........................................20 2.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên đàn sinh sản ......................................23 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................................25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................26 3.1. Kết quả nghiên cứu trên gà thịt thương phẩm ....................................................26 3.1.1. Đặc điểm ngoại hình của gà CCRP .................................................................26 3.1.2. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................28 3.1.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ...........................................................29 3.1.4. Sinh trưởng tuyệt đối.......................................................................................32 3.1.5. Sinh trưởng tương đối .....................................................................................34 3.1.6. Lượng thức ăn thu nhận của gà thịt thương phẩm (g/con/ngày) .....................35 3.1.8. Chỉ số sản xuất (PN) của gà từ 1 - 16 tuần tuổi ..............................................38 3.1.9. Kết quả đánh giá năng suất và chất lượng thịt gà thí nghiệm .........................39 3.1.10. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt .......................41 3.1.11. Hiệu quả nuôi gà thịt thương phẩm ...............................................................42 3.2. Kết quả nghiên cứu trên đàn gà sinh sản............................................................43 3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ 21 - 38 tuần tuổi ..................................43 3.2.2. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà thí nghiệm ...............................................44 3.2.3. Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống của gà thí nghiệm ......................46 v 3.2.4. Lượng thức ăn thu nhận trong giai đoạn đẻ trứng và hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai đoạn đẻ trứng ............................................................................................48 3.2.5. Kết quả ấp nở của trứng gà thí nghiệm ...........................................................50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................52 1. Kết luận .................................................................................................................52 2. Đề nghị ..................................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53 I. Tiếng Việt ..............................................................................................................53 II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI ......................................................................59 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCRP: Con lai của tổ hợp lai giữa gà trống Cáy Củm với gà mái F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) LP: Lương Phượng PN: Chỉ số sản xuất SL: Số lượng SS: Sơ sinh TĂCN: Thức ăn chăn nuôi TB: Trung bình TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TL: Tỷ lệ TLNS: Tỷ lệ nuôi sống TT: Tuần tuổi TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn USD: Đồng đô la Mỹ VCK Vật chất khô VND: Đồng Việt Nam vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ..........................................................................18 Bảng 2.2. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thương phẩm CCRP .....................................18 Bảng 2.3. Lịch phòng vacxin cho gà CCRP .............................................................18 Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ..........................................................................19 Bảng 2.5. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà sinh sản CCRP .............................................19 Bảng 3.1. Một số đặc điểm ngoại hình của gà CCRP ...............................................26 Bảng 3.2. Kích thước các chiều đo của gà CCRP trưởng thành ...............................27 Bảng 3.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà CCRP ...................................................................28 Bảng 3.4. Sinh trưởng tích lũy của gà từ 0 - 16 tuần tuổi .........................................30 Bảng 3.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà từ 0 - 16 tuần tuổi ......................................32 Bảng 3.6. Sinh trưởng tương đối của gà CCRP từ 0 - 16 tuần tuổi ..........................34 Bảng 3.7. Lượng thức ăn thu nhận của gà từ 0 - 16 tuần tuổi ...................................36 Bảng 3.8. Hiệu quả sử dụng thức ăn theo tuần của gà từ 1- 16 tuần tuổi .................37 Bảng 3.9. Chỉ số sản xuất (PN) của gà từ 1- 16 tuần tuổi .........................................39 Bảng 3.10a. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm 16 tuần tuổi (gà trống) .................40 Bảng 3.10b. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm 16 tuần tuổi (gà mái) ....................40 Bảng 3.11a. Kết quả phân tích thịt gà trống (khảo sát lúc 16 tuần tuổi) ...................41 Bảng 3.11b. Kết quả phân tích thịt gà mái (khảo sát lúc 16 tuần tuổi) .....................41 Bảng 3.12. Hiệu quả nuôi gà thịt thương phẩm thí nghiệm ......................................43 Bảng 3.13. Tỷ lệ nuôi sống của gà CCRP từ 20 -38 tuần tuổi (%) ..........................44 Bảng 3.14. Tỷ lệ đẻ (%) và năng suất trứng (quả/mái/tuần) .....................................44 Bảng 3.15. Tỷ lệ trứng giống(%) và năng suất trứng giống (quả/mái/tuần) của gà thí nghiệm từ 23-38 tuần tuổi ...........................................................................48 Bảng 3.16. Lượng thức ăn thu nhận trong giai đoạn đẻ trứng (g/con/ngày) và hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai đoạn đẻ trứng .............................................49 Bảng 3.17. Kết quả ấp nở của trứng gà thí nghiệm ...................................................51 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Gà lai CCRP ..............................................................................................28 Hình 3.2. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà từ 0-16 tuần tuổi .................................31 Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà từ 0 - 16 tuần tuổi ..........................33 Hình 3.4. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .....................................35 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm (%) .....................................................45 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, do kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên đáng kể dẫn tới nhu cầu về các loại thực phẩm cũng tăng lên. Kể đến công tác giống, chúng ta đã nhập các giống gà màu thả vườn có những đặc điểm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, đây là một trong những lý do khách quan thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển mạnh. Để đáp ứng được nhu cầu này nước ta đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức về nhiều mặt, trong đó phát triển những điểm quí của gia cầm như: Lông màu, da vàng, sinh trưởng tốt năng suất chất lượng thịt cao, năng suất sinh sản cao. Không đòi hỏi các điều kiện đầu tư cao, đó là các giống Kabir, Lương phượng, Tam hoàng, AA... Bên cạnh việc nhập nội các giống tốt từ các nơi trên thế giới, việc lai tạo giữa các giống nhập nội và các giống địa phương thực sự mang lại những lợi ích kinh tế, khoa học thiết thực như các giống Rhode - Ri trước đây, Tam hoàng - Ri, Kabir Ri... Ưu thế lai ở con lai F1 tỏ ra ưu việt hơn bố mẹ chúng về mặt sinh trưởng, sức chống chịu, năng suất… Với mục đích thí nghiệm công thức lai mới tạo ra con thương phẩm cung cấp thịt cho nhu cầu của thị trường và làm phong phú thêm cho ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta. Chúng tôi tiến hành: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của tổ hợp lai giữa gà trống Cáy Củm với gà mái F1 (♂Ri x ♀ Lương Phượng) nuôi tại Thái Nguyên". 2 2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của gà CCRP. - Đánh giá khả năng sinh sản của gà CCRP nuôi tại Thái Nguyên. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề tài bổ sung thêm minh chứng thực tiễn cho lý thuyết lai kinh tế trong chăn nuôi gia cầm, bước đầu thử nghiệm tạo ra gà CCRP. - Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, đề tài cung cấp cho ngành chăn nuôi gia cầm một công thức lai mới, ngoại hình và chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang lên ở miền Bắc. Đa phần người dân chú trọng đến phát triển kinh tế nông nghiệp. Cùng với các gia súc, gia cầm khác, các giống gà địa phương đã được nhân dân các dân tộc nuôi dưỡng từ lâu đời với phương thức chăn thả, tập quán dân địa phương là sử dụng thịt và trứng gà rộng rãi vai trò là một nguồn thực phẩm giàu đạm và đặc biệt gà và thịt gà còn được sử dụng trong các nghi thức đình đám, tín ngưỡng từ ngàn xưa. Giống gà Cáy Củm được đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang, Cao Bằng… nuôi ở những vùng núi cao, với phương thức chăn thả quảng canh. Đây là giống gà có tầm vóc tương đối từ 1,8 - 2,5 kg, gà không có phao câu, không có tuyến nhờn, tốc độ sinh trưởng khá, màu lông đa dạng: Mơ, tía, vàng nâu, xám, đen, vàng đỏ, trắng tuyền, trắng có sọc đen... Sức sống và khả năng kháng bệnh: Trong cơ thể gia cầm có hệ thống miễn dịch hoàn hảo gồm tuỷ xương, tuyến ức, hạch lâm ba, lách... khi kháng nguyên vào cơ thể, cơ thể sẽ thông qua hệ thống đáp ứng miễn dịch sinh ra những cơ chế tiêu diệt kháng nguyên, khi cơ thể gia cầm khoẻ mạnh thi khả năng đáp ứng miễn dịch cao, khả năng kháng bệnh tốt đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho người chăn nuôi đạt hiệu quả cao. 1.1.1. Phân loại nguồn gốc gia cầm 1.1.1.1. Phân loại Theo Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1995) [24] gà thuộc: Giới (Kingdom): Animal; Ngành (Class): Aves; 4 Lớp (Order): Gallijonmes; Họ (Family): Phasianidae; Chủng (Genus): Gallus; Loài (Species): Gallus gallus. 1.1.1.2. Nguồn gốc Gà nhà hiện nay có nguồn gốc từ gà rừng Gallus, gà được nuôi ở Ấn Độ khoảng 2000 năm trước công nguyên. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994)[10] ở Việt Nam gà được nuôi cách đây 3000 năm. Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [12], gà rừng có thể chia thành 3 loại hình như sau: - Loại hình Bankiva (gà nguyên thủy): Lông nhiều, dán vào mình, ức nở, mào và dái tai phát triển, mỏ hơi cong dài và nhọn. - Loại hình Mã Lai (gà Chọi): Ít lông, cấu trúc lông cứng, mào và dái tai nhỏ, đầu nhỏ, mắt lõm vào hốc mắt, mỏ ngắn, khỏe. - Loại hình Cochin: Nhiều lông, bồng, nhiều lông tơ, mào và dái tai vừa, tai nhỏ màu đỏ, mỏ tương đối ngắn. Có nhiều giả thiết cho rằng gà nhà được thuần hóa đầu tiên từ Ấn Độ cách đây hơn 5000 năm, ở Trung Quốc hơn 3000 năm. Sau đó xuất hiện ở Mesopotamin. Ở Tây Âu, gà nhà xuất hiện cách đây gần 2500 năm. Có thể nói nước ta là một trong những trung tâm thuần hóa gà đầu tiên của vùng Đông Nam Á. Gà nhà ở nước ta bắt nguồn từ gà rừng Gallus banquiva. Như vậy, thông qua các di chỉ khảo cổ với các niên đại khác nhau cho phép khẳng định Gallus banquiva là tổ tiên các giống gà nhà hiện nay. Có nhiều tài liệu chứng minh rằng gà được thuần hóa đầu tiên ở Đông Nam Á và từ đây phân bố đi khắp thế giới. Trải qua thời gian thuần hóa và không ngừng chọn lọc đã hình thành các giống gà địa phương thích nghi tốt với điều kiện riêng biệt ở các nước khác nhau, đồng thời hình thành nên các giống gà theo hướng sản xuất khác nhau. 1.1.2. Khả năng sinh trưởng 1.2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình tích luỹ, sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của 5 đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất, chủ yếu là protein, nên tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein chính cũng là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992)[20]). 1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng * Ảnh hưởng của dòng, giống đến quá trình sinh trưởng Ở gà hướng thịt broiler giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con mái 180 - 250 g (Trần Thanh Vân, 2002) [42]). Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994)[10] cho biết sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 - 700 g (13 - 30 %). Trần Long (1994)[13] nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên 3 dòng thuần (dòng V1, V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc độ sinh trưởng 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi. Nguyễn Thu Quyên (2008) [21] cho biết: ở 12 tuần tuổi khối lượng của gà thí nghiệm vẫn tuân theo quy luật chung, cao nhất ở gà Lương Phượng (2277,28 g), tiếp theo là 2 nhóm gà lai F1 (♂ H Mông x ♀ Lương Phượng) (1545,75 g), F1 (♂Mông x ♀Ai Cập) (1356,88 g) và gà Mông là 1260,18 g, thấp nhất ở gà Ai Cập (1171,51g). Theo Nguyễn Thị Khanh và cs (2001) [11] gà Tam Hoàng 882 ở 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 1557,83 g/con. * Ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng Tính biệt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khối lượng cơ thể của gà: Gà trống nặng cân hơn gà mái từ 24 - 32% (Chambers. J. R, 1990 [47]). Tính biệt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khối lượng cơ thể của gà: Gà trống nặng hơn gà mái từ 24 - 32 %. Những sai khác này cũng được biểu hiện ở cường độ sinh trưởng, được quy định không phải do hoocmon sinh học mà do các gen liên kết với giới tính. Tuy nhiên, sự sai khác về mặt sinh trưởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm (Chambers J. R,1990 [47] ) 6 * Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn sinh trưởng phát dục và năng suất của gia súc, gia cầm. Đặc biệt đối với gia cầm mới nở, giá trị dinh dưỡng của thức ăn ở giai đoạn đầu có tác dụng quyết định đến khả năng sinh trưởng và khối lượng cơ thể của chúng sau này. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994) [17] đã kết luận: việc sử dụng mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Broiler. Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2001)[18]: hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của gà. Trong cùng một chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995) [14]; Bùi Quang Tiến và cs (1995)[30] đều đã khẳng định ảnh hưởng rất lớn của thức ăn và dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Hàm lượng các axit amin là rất quan trọng, đặc biệt nếu thiếu Methionin trong khẩu phần sẽ có hại cho sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn. Trong trường hợp sinh trưởng tối đa, việc bổ sung axit amin sẽ cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn. * Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với gà con do giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu) cơ quan điều khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh cho nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao. Lê Hồng Mận (2007) [19], cho biết nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 - 20°C. Tài liệu của Readdy (1999)[54] đã chỉ rõ ở thời kỳ sau ấp nở, nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt. Khi nhiệt độ tăng lên năng lượng của khẩu phần duy trì giảm xuống. Sau khi ấp nở nếu tăng nhiệt độ từ 70C đến 210C sẽ làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn 0,87% cho mỗi 0C tăng lên. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thì hệ số chuyển hóa thức ăn tiếp tục được cải thiện cho đến khi đạt đến điểm stress nhiệt làm giảm tốc độ sinh trưởng. * Ảnh hưởng của ẩm độ không khí: Ẩm độ không khí quá cao có ảnh hưởng không tốt đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm, do chuồng trại luôn ẩm ướt, lượng khí độc sinh ra nhiều và là môi trường 7 thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong mọi điều kiện của thời tiết nếu ẩm độ không khí cao đều bất lợi cho gia súc, gia cầm; bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cũng cao sẽ làm cho cơ thể gia cầm thải nhiệt khó khăn dẫn đến cảm nóng. * Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn gà đẻ cho nên chế độ chiếu sáng là vấn đề cần quan tâm. Thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gà ăn, uống, vận động ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng. Giang Hồng Tuyến (2013) [40] cho biết, mùa vụ khác nhau đã ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của gà, vào các mùa khác nhau gà lai Chọi có khả năng tăng khối lượng khác khác nhau. * Ảnh hưởng của kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [43] cho biết: Khi gà dưới 3 tuần tuổi mật độ nuôi nhốt (nuôi úm) 20 - 30 con/m2 nền chuồng, giảm dần đến mật độ 7 - 10 con/m2 nền chuồng là phù hợp. Theo Van Horne (1991) [58]: Khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lượng NH3, CO2 và H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao. 1.2. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt của gia cầm - Năng suất thịt: Năng suất thịt (hay tỷ lệ thân thịt) là tỷ lệ % của khối lượng thân thịt so với khối lượng sống của gia cầm. Năng suất của các thành phần thân thịt là tỷ lệ % của chúng so với thân thịt. Năng suất của cơ là tỷ lệ % của cơ so với thân thịt. Hệ số tương quan giữa cấu trúc cơ thể với khối lượng cơ thể gà broiler là 0,5; với tỷ lệ thân thịt là 0,45. Hệ số di truyền được ước tính cho cấu trúc cơ thể dao động từ 0,3- 0,45. Theo Soukuva Z và cs (1995) [57] năng suất thịt có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Bản thân gia cầm không thể đạt được năng suất tối đa nếu điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc không đạt yêu cầu. 8 Tỷ lệ thân thịt và các phần thịt trên gà thương phẩm ở công thức lai khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Hệ số tương quan giữa cấu trúc cơ thể với khối lượng cơ thể gà broiler là 0,5; với tỷ lệ thân thịt là 0,45. Hệ số di truyền được ước tính cho cấu trúc cơ thể dao động từ 0,3- 0,45. Mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng giết mổ rất cao, thường là 0,9; tương quan giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp hơn: 0,2- 0,5. Ngô Giản Luyện (1994) [15]) khi nghiên cứu 3 dòng gà thuộc giống Hybro HV85 cho biết, trong cùng một dòng, tỷ lệ thân thịt ở con trống cao hơn con mái từ 1- 2%. Trần Công Xuân (1995) [44]) cho biết: năng suất thịt còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y. Hồ Xuân Tùng (2010) [39] khi mổ khảo sát gà Ri và gà Ri lai ở 11 tuần tuổi, khối lượng sống của gà Ri là 1016,67g và gà Ri lai là 1479,17g; tỷ lệ thân thịt ở gà Ri lai là 69%; trong khi các chỉ tiêu đó ở gà Ri là 67,77%. - Chất lượng thịt: + Giá trị pH pH 15 phút để đánh giá cường độ phân giải glycogen ở tế bào cơ. Ở giai đoạn này, glycogen còn đang phân giải mạnh do đó pH > 5,8 là thịt bình thường; còn pH < 5,8 là thịt PSE (mềm, nước và nhạt màu) Đo pH sau 24 giờ bảo quản. Lúc này glycogen đã phân giải hết. Giá trị pH lúc này < 6,2 là bình thường còn nếu pH > 6,2 là thịt DFD (thịt sẫm, chắc, khô và dính) 1.3. Cơ sở khoa học của lai kinh tế Lai kinh tế là phương pháp cho giao phối giữa những con trống và con mái khác giống hay khác dòng với mục đích dùng con lai lấy sản phẩm. Phương pháp lai này còn được gọi là lai công nghiệp vì có thể sản xuất ra hàng loạt sản phẩm nhanh, có chất lượng trong một thời gian tương đối ngắn. Mục đích lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai, con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố hoặc mẹ, con lai có thể phối hợp được những đặc tính của hai giống gốc, con lai có thể vẫn còn giữ nguyên tính bảo thủ của một trong hai giống gốc, ví dụ như tính đòi ấp của gà RhodeRi được biểu hiện rõ rệt theo mùa vụ. 9 Năng suất của vật nuôi phụ thuộc hai yếu tố, đó là bản chất di truyền bên trong và ngoại cảnh bên ngoài, do đó, để nâng cao năng suất vật nuôi, người ta cần phải: Cải tiến bản chất di truyền của chúng Cải tiến phương pháp chăn nuôi Darwin là người đầu tiên đã phát hiện ra lợi ích của việc lai tạo và ông đã có nhận xét: đối với động vật lai có lợi, tự giao có hại. Lai tạo còn nhằm sử dụng một hiện tượng sinh học quan trọng, đó là ưu thế lai (Heterosis), đó là sức sống, khả năng miễn dịch đối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế được nâng cao hơn ở đời sau. Thông qua các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của tổ hợp lai, ưu thế lai còn được dùng làm căn cứ khoa học cho công tác chọn lọc và nhân giống gia súc. Mendel là một trong những nhà khoa học tiên phong trong việc dùng các phương pháp lai để nghiên cứu đặc điểm di truyền các tính trạng, từ đó ông đã phát hiện ra những định luật cơ bản của di truyền học hiện đại. Căn cứ vào mục đích cuối cùng của chăn nuôi mà người ta lựa chọn những phương pháp lai khác nhau như: lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai pha máu), lai cải tạo, lai phối hợp (lai tạo thành), trong đó lai kinh tế là phương pháp phổ biến nhất (Trần đình Miên, Nguyễn Kim đường, 1992)[20]. Hiện nay, tất cả các hãng gia cầm lớn trên thế giới đều áp dụng phương pháp lai giữa các dòng để tạo con thương phẩm. Phương pháp này một mặt, tạo ra các con lai cho năng suất cao, mặt khác, chỉ có bằng cách đó, các hãng mới giữ được bản quyền về giống. 1.4. Khả năng sinh sản của gia cầm 1.4.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm. Gà một ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1 - 2 mm, khối lượng 0,03g. Thời kỳ gà đẻ buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 - 55g chứa nhiều tế bào trứng. Sự hình thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời kỳ đầu của sự phát triển phôi. Sau mỗi lứa tuổi lại có những thay đổi về cấu trúc và chức năng của buồng trứng. Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín. 10 Trước khi bắt đầu đẻ, buồng trứng gà có khoảng 3500 - 4000 trứng, mỗi tế bào có một noãn hoàng. Khối lượng của gà mái ở các giai đoạn gà dò và gà đẻ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng trứng. Nếu đàn gà phát triển đồng đều ở các giai đoạn và đúng với trọng lượng chuẩn của dòng, giống thì sẽ thu được sản lượng trứng cao nhất. Phùng Đức Tiến và cs (2003) [31] cho biết: Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi của gà KL (Kabir x Lương Phượng) là 2160,25g, gà Kabir B là 2168,52, gà LV2 là 2098,30 g. Theo Nguyễn Trọng Thiện (2008) [26], sức sản xuất trứng chịu sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau: các gen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới tính. Sản lượng trứng được truyền lại cho đời sau từ bố mẹ. 1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh gia cầm * Sự thụ tinh: Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1995) [24] đã cho biết: Sự thụ tinh là một quá trình trong đó các giao tử (gamete) tức là trứng và tinh trùng đã hợp nhất lại thành một hợp tử (zygote). Sự thích ứng của cá thể trong giao phối có ý nghĩa lớn với sự thụ tinh. Có những cá thể trống sự thụ tinh cao với mái này nhưng lại đạt tỷ lệ rất thấp với con mái khác. Giao phối cận huyết cũng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ thụ tinh giảm (Lê Thị Thúy, 1996) [28]. Tỷ lệ trống mái hợp lý cũng làm nâng cao tỷ lệ thụ tinh. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [9] tỷ lệ trống mái hợp lý là từ 8 - 10 mái/trống. * Yếu tố di truyền Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau. Kỹ thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu cho giao phối đồng huyết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh. * Yếu tố dinh dưỡng Dinh dưỡng của đàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu trong khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Nếu khẩu phần thiếu protein, phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây là nguyên liệu cơ bản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất