Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá khả năng hấp thụ carbon của rừng thông ba lá tự nhiên nhằm góp phần quả...

Tài liệu đánh giá khả năng hấp thụ carbon của rừng thông ba lá tự nhiên nhằm góp phần quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện đức trọng, tỉnh lâm đồng

.PDF
126
1
51

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN         VÕ BÙI AN LÀNH     ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ TỰ NHIÊN NHẰM GÓP PHẦN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Mã số: 60850101 LUẬN VĂN THẠC SĨ Tp HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA VÕ BÙI AN LÀNH  ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ TỰ NHIÊN NHẰM GÓP PHẦN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Mã số: 60850101 LUẬN VĂN THẠC SĨ Tp HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS. Võ Lê Phú Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Bùi Xuân An Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 01 tháng 8 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. .............................................................. 2. .............................................................. 3. .............................................................. 4. .............................................................. 5 ................................................................ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên : VÕ BÙI AN LÀNH Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh : 06/5/1982 Nơi sinh: Quảng Trị Chuyên ngành : Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường Khóa: 2013 I. TÊN ĐỀ TÀI Đánh giá khả năng hấp thụ carbon của rừng thông ba lá tự nhiên nhằm góp phần quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN 1. Đánh giá diễn biến, xu thế BĐKH tại huyện Đức Trọng và các tác động của BĐKH lên hệ sinh thái rừng. 2. Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đức Trọng từ năm 2000 đến nay. 3. Đánh giá khả năng hấp thụ carbon của rừng thông ba lá tự nhiên thông qua sinh khối rừng. 4. Xây dựng các giải pháp quản lý rừng thông ba lá thích ứng với BĐKH. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2015 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/7/2015 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS TS. Võ Lê Phú – Khoa Môi Trường và Tài nguyên, Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG Tp.HCM. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Nội dung đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua. Ngày 01 tháng 8 năm 2015 TRƯỞNG PHÒNG ĐT SĐH TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Võ Lê Phú đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp nhiều tài liệu quý báu, đặc biệt là những lời động viên, chia sẽ, tiếp sức cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Quý Thầy Cô lớp Cao học Quản lý Tài nguyên - Môi trường Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đồng thời xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn học, các anh chị cao học Khóa 2013. Các Ban quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh, Ninh Gia, Tà Năng, các đồng nghiệp phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đã giúp đỡ trong quá trình khảo sát điều tra thực địa, đo đếm mẫu và thu thập số liệu. Quý chuyên gia trong ngành môi trường, lâm nghiệp đã nhiệt tình cung cấp những nhận xét và ý kiến thiết thực góp phần hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã động viên và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này. Tp Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 7 năm 2015 Học viên Võ Bùi An Lành TÓM TẮT Cùng với quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Đức Trọng, tài nguyên rừng ngày càng bị suy giảm mạnh và chất lượng rừng ngày càng xuống cấp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, với các biểu hiện liên quan đến các tác động bất lợi của biến đổi của khí hậu ngày càng rõ rệt, việc bảo vệ, quản lý và khai thác tài nguyên rừng là một trong những hoạt động cần thiết để góp phần giảm phát thải khí nhà kính ở quy mô địa phương, vùng và toàn cầu. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về duy trì và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng thông ba lá tự nhiên chiếm trên 80% diện tích rừng tự nhiên của huyện Đức Trọng. Việc đánh giá khả năng hấp thụ CO2 có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc tính toán giá trị thương mại carbon hiện nay. Vì vậy đề tài đã được thực hiện với mục tiêu chính là (i) Đánh giá khả năng hấp thụ carbon của rừng thông ba lá tự nhiên; và (ii) Đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đã tiến hành lập ô tiêu chuẩn với thông số điều tra là đường kính ngang ngực. Từ đó tính sinh khối trên mặt đất: AGB = V*BEF*WD, dùng hệ số chuyển đổi tính carbon theo công thức IPCC: C = 0,47*B, dùng phương pháp ước tính carbon dưới mặt đất: Cdưới = 21,99%* Ctrên sau đó tính tổng carbon và sử dụng công thức chuyển đổi sang CO2: CO2 = C*44/12. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thước của cây là nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định sinh khối, lượng hấp thụ CO2 của rừng. Ngoài ra, lượng CO2 hấp thụ có sự biến động mạnh và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của từng khu vực. Lượng CO2 hấp thụ bình quân của khu vực nghiên cứu là 263,963 tấn/ha. Giá trị thương mại của CO2 mang lại là 25.360.610,65 đồng/ha. Các giải pháp quản lý được đánh giá là phù hợp và khả thi đối với công tác quản lý hiện nay trên địa bàn huyện Đức Trọng là (i) Giảm phát thải khí nhà kính thông qua giảm mất rừng, suy thoái rừng; (ii) Tăng cường và bảo tồn trữ lượng carbon từ rừng; (iii) Quản lý rừng bền vững. Ngoài ra, việc rà soát và hoàn thiện công tác giao - khoán rừng, cho thuê rừng, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp không kém phần quan trọng. Những kết quả đạt được của đề tài chắc chắn có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý rừng, giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách hợp lý và bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. ABTRACT In parallel with the rapid urbanization in Duc Trong district, its forest resource was sharply declined and degraded which had significant effects on the socio-economic development of the district. Furthermore, there has been an increase in adverse impacts of climate change that posed imperative activities of forestry management, conservation and exploitation to minimize greenhouses gases at local, regional and global scales. This places urgent requirements on conservation and development of natural forest ecosystems, in particularly in pinus forest (pinus kesiya) which accounts for 80% of Duc Trong’s total natural forest area. The assessment of carbon dioxides (CO2) sequestration is essential to estimating commercial carbon. Therefore, the aim of this Thesis is to (i) Assessing carbon sequestration of natural pinus kesiya forest;and (ii) Proposing measures for sustainable forest management in the context of climate change. In order to achieve the above-mentioned goal, standard zones were set up to investigate the parameter of diameter at breast height. Accordingly, above – ground biomass was calculated by the formula: AGB = V*BEF*WD, followed with conversion factor of IPCC: C = 0,47*B. Below – ground biomass (carbon) was then estimated by Cbelow= 21,99%* Cabove. Finally, total carbon will be aggregated by the sum of Cbelow and Cabove, before conversing to CO2 by the formula: CO2 = C*44/12. The results revealed that the size of trees is the most important factor to decide biomass, CO2 sequestration. In addition, CO2 sequestration is dramatically different depending on weather conditions and edaphic/soil characteristics of each area. The average amount of CO2 sequestration of study area was 263,963 tons/ha, equivalent to commercial value of 25.360.610,65 VND/ha. Feasible measures for forest management and conservation in Duc Trong district include: (i) Reducing emissions by preventing deforestation and forest degradation; (ii) Enhancing and preserving carbon sequestration; (iii) Sustainable forest management. Further, checking and completing activities of forest stock hire and pay, land use planning are additional crucial solutions. The thesis’ findings play important role to serve government bodies, managers in formulating and shaping appropriate and sustainable policies in the age of climate change. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: (i) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi, (ii) Số liệu, kết quả nêu trong luận văn được điều tra trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khác, (iii) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. HỌC VIÊN Võ Bùi An Lành   MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 2 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 4. Nội dung nghiên cứu................................................................................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 5 5.1. Phương pháp luận .............................................................................................. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7 6. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................ 9 6.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 9 6.2. Tính mới của đề tài .......................................................................................... 10 7. Bố cục luận văn....................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG ......................................................................... 11 1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 12 1.2. Điều kiện kinh tế .................................................................................................. 18 1.3. Đặc điểm văn hoá - xã hội ................................................................................... 20 1.4. Hiện trạng tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp tại huyện đức trọng .......... 23 1.4.1 Diễn biến rừng huyện Đức Trọng từ năm 2000- 2015 .................................. 23 1.4.2 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ............................................................... 25 1.4.3 Hiện trạng về trữ lượng rừng......................................................................... 25 CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN RỪNG TRONG THÍCH ỨNG, GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ......... 29 2.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới ........................................................ 30 2.2. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam ............................................................................. 36 2.3. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu tại huyện Đức Trọng................................. 44 2.4. Các tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái rừng ..................................... 54 2.4.1 Ảnh hưởng đến thực vật rừng........................................................................ 55 2.4.2 Ảnh hưởng đến động vật rừng....................................................................... 56 2.5. Các nghiên cứu về vai trò của rừng trong thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu........................................................................................................... 58 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 58 2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 61 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ TỰ NHIÊN TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG......................................... 64 3.1. Đặc điểm thông ba lá tự nhiên ............................................................................. 65 3.2. Bố trí thực nghiệm ............................................................................................... 67 3.3. Vị trí điều tra ô tiêu chuẩn ................................................................................... 70 3.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ......................................................................... 75 3.4.1 Mối quan hệ giữa trữ lượng (M) và đường kính (D)..................................... 75 3.4.2 Quan hệ giữa lượng CO2 hấp thụ với đường kính cây .................................. 76 3.4.3 Lượng giá hấp thụ CO2 theo lâm phần .......................................................... 78 3.5 Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................................ 79 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG THÔNG BA LÁ TỰ NHIÊN THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................................................ 81 A. KẾT QUẢ THAM VẤN CHUYÊN GIA .............................................................. 81 Vấn đề 1: Hiện trạng rừng của huyện Đức Trọng hiện nay........................................ 82 Vấn đề 2: Trở ngại và khó khăn trong công tác quản lý rừng hiện nay ..................... 82 Vấn đề 3: Phương pháp tính toán lượng CO2 hấp thụ ................................................ 83 Vấn đề 4: Định hướng giải pháp quản lý tài nguyên rừng ......................................... 83 Vấn đề 5: Đánh giá phương pháp tính toán và các giải pháp quản lý của nghiên cứu............................................................................................................................... 84 B. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG THÔNG BA LÁ TỰ NHIÊN ........................................................................................................................ 85 4.1 Định hướng các giải pháp quản lý và bảo vệ rừng thông ba lá tự nhiên .............. 85 4.1.1 Giải pháp về quy hoạch ................................................................................. 86 4.1.2 Triển khai chương trình hành động ............................................................... 87 4.1.3 Giải pháp về kỹ thuật – khoa học công nghệ ................................................ 93 4.1.4 Hỗ trợ sinh kế và đào tạo............................................................................... 94 4.1.5 Nguồn lực về tài chính .................................................................................. 95 4.2 Tổ chức thực hiện ................................................................................................. 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 102 1. Kết luận ................................................................................................................. 102 2. Kiến nghị............................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CÁC TỪ VIẾT TẮT AVISO : Tổ chức cung cấp dữ liệu uy tín trên thế giới AGB : Sinh khối trên mặt đất BĐKH : Biến đổi khí hậu BEF : Hệ số chuyển đổi sinh khối Above-Ground Biomass Biomass Expansion Factor Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn DBH : Đường kính ngang ngực D1,3 ĐDSH : Đa dạng sinh học ENSO : Dao động Nam Bán Cầu để chỉ những biến đổi áp suất bề mặt vùng nhiệt đới đi kèm chu trình El Nino/La Nina El Nino : Sự tăng lên khác thường của nhiệt độ mặt nước biển KHCN : Khoa học công nghệ GHGs : Khí nhà kính HST : Hệ sinh thái FC : Tín chỉ rừng Forest Certification FLITCH : Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên Forests for Livelihood Improvement in The Central Highlands IMHEN : Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Institute of Meteorology, Hydrology and Environment IPCC : Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu Intergovernmental Panel on Climate Change La Nina : Hiện tượng nước biển lạnh đi LEAF : Dự án Giảm phát thải Rừng Châu Á Lowering Emissions in Asia’s Forests NFIMAP : Chương trình Giám sát và Đánh giá Rừng Quốc gia National Forest Inventory, Monitoring and Assessment Program NOAA : Quản lý Đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ The National Oceanic and Atmospheric Administration Diameter at Breast Height El-Nino Southern Osillation Green House Gases       PFES : Chi trả dịch vụ môi trường rừng Payments for Forest Environmental Services REDD : Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng ReducingEmissions from Deforestation and Forest Degradation OTC : Ô tiêu chuẩn SOI : Chỉ số dao động phía nam UBND : Ủy ban Nhân dân UNDP : Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc United Nations Development Program USAID : Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ United States Agency for International Development UNFCCC : Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu United Nations Framework Convention on Climate Change WD : Tỷ trọng gỗ Wood Density WMO : Tổ chức Khí tượng thế giới World Meteorological Organization Southern Osillation Index DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Các bể carbon của rừng ................................................................................................. 6 Hình 2: Phương pháp luận của đề tài .......................................................................................... 6 Hình 3: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ................................ 12 Hình 4: Sơ đồ diễn biến rừng của huyện Đức Trọng từ năm 2000-2015 ................................. 23 Hình 5: Bản đồ phân định nông lâm năm 2000 ........................................................................ 24 Hình 6: Bản đồ quy hoạch 03 loại rừng năm 2008 ................................................................... 24 Hình 7: Bản đồ quy hoạch 03 loại rừng năm 2011 ................................................................... 24 Hình 8: Bản đồ quy hoạch 03 loại rừng năm 2014 ................................................................... 24 Hình 9: Lượng khí nhà kính theo các ngành và nhóm quốc gia theo mức thu nhập ................ 30 Hình 10: Nồng độ CO2 trong khí quyển và trên bề mặt nước biển ............................................. Hình 11: Lượng CO2 nhân tạo tích lũy theo các kịch bản ........................................................ 31 Hình 12: Diễn biến nhiệt độ trung bình toàn cầu ...................................................................... 32 Hình 13: Thay đổi lượng mưa quan sát được hàng năm trên trái đất ....................................... 33 Hình 14: Biến động mực nước biển - băng tan toàn cầu .......................................................... 34 Hình 15: Xu hướng gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu ................................................ Hình 16: Xu thế biến động mực nước biển trung bình toàn cầu từ số liệu vệ tinh ...................... Hình 17: Hệ quả và tác động của biến đổi khí hậu ...................................................................... Hình 18: Mức tăng nhiệt độ (trái) - lượng mưa (phải) trung bình trong 50 năm qua ............... 36 Hình 19: Bản đồ tần suất xoáy thuận nhiệt đới hoạt động (a), hình thành ở Biển Đông (b) và ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam (c) ................................................................................... 38 Hình 20: Diễn biến số cơn xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông trong 50 năm qua ... 38 Hình 21: Diễn biến mực nước biển theo số liệu các trạm thực đo ........................................... 39 Hình 22: So sánh mực nước biển từ số liệu tại trạm hải văn và vệ tinh ................................... 40 Hình 23: Diễn biến mực nước biển theo số liệu vệ tinh thời kỳ 1993 - 2010........................... 40 Hình 24: Tác động của mực nước biển dâng đến diện tích đất bị ngập.................................... 41 Hình 25: Tác động của mực nước biển dâng đến tổng dân số .................................................. 41 Hình 26: Tác động của mực nước biển dâng đến GDP ............................................................ 42 Hình 27: Tác động của mực nước biển dâng đến mức đô thị ................................................... 42 Hình 28: Tác động của mực nước biển dâng đến sản xuất nông nghiệp .................................. 43 Hình 29: Tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt tại Việt Nam ........................................ 43 Hình 30: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Liên Khương giai đoạn 19802011 .......................................................................................................................................... 44 Hình 31: Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao tuyệt đối năm tại trạm Liên Khương ...................... 46 Hình 32: Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp tuyệt đối năm tại trạm Liên Khương giai đoạn 1980-2011 ................................................................................................................. 48 Hình 33: Xu thế biến đổi lượng mưa năm tại Liên Khương giai đoạn 1980-2011................... 50 Hình 34: Hình thái thông ba lá................................................................................................. 65 Hình 35: Phân bố Thông ba lá tại Việt Nam............................................................................ 66 Hình 36: Tiến trình nghiên cứu................................................................................................. 68 Hình 37: Bố trí Ô tiêu chuẩn ..................................................................................................... 69 Hình 38: Cách đo đường kính ngang ngực cây rừng (DBH) .................................................... 70 Hình 39: Bản đồ phân bố mẫu điều tra CO2 của rừng thông ba lá tự nhiên ............................. 71 Hình 40: Vị trí OTC tại Khoảnh 1 TK 268 xã Hiệp An ........................................................... 72 Hình 41: Vị trí OTC tại Khoảnh 4 TK 278b xã Hiệp Thạnh .................................................... 73 Hình 42: Vị trí OTC tại Khoảnh 3 TK 351 xã Phú Hội ............................................................ 73 Hình 43: Vị trí OTC tại Khoảnh 5 TK 669 xã Ninh Gia .......................................................... 73 Hình 44: Vị trí OTC tại Khoảnh 9 TK 364 xã Tà Hine ............................................................ 74 Hình 45: Vị trí OTC tại Khoảnh 3 TK 355 xã Đa Quyn .......................................................... 74 Hình 46: Vị trí OTC tại Khoảnh 7 TK 360b xã Tà Năng ......................................................... 74 Hình 47: Đồ thị mối quan hệ giữa trữ lượng và đường kính .................................................... 76 Hình 48: Tương quan giữa CO2 và đường kính ........................................................................ 77 Hình 49: Hiện trạng rừng của huyện Đức Trọng ..................................................................... 82 Hình 50: Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng ....................................................................... 82 Hình 51: Trở ngại và khó khăn trong công tác quản lý rừng .................................................... 83 Hình 52: Phương pháp tính toán lượng CO2 hấp thụ ................................................................ 83 Hình 53: Các giải pháp quản lý tài nguyên rừng .......................................................................... Hình 54: Các giải pháp thích ứng BĐKH đối với tài nguyên rừng .......................................... 86 Hình 55: Sơ đồ biểu diễn lượng phát thải KNK ....................................................................... 88 Hình 56: Kịch bản giảm phát thải KNK ................................................................................... 89 Hình 57: Công tác trồng rừng ................................................................................................... 90 Hình 58: Gia công chế biến tinh ............................................................................................... 91 Hình 59: Giám sát diễn biến rừng ............................................................................................. 94 Hình 60: Sơ đồ hệ thống cơ quan quản lý đối với rừng ............................................................ 96   DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Hệ số BEF theo các cỡ kính ............................................................................... 9  Bảng 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành .................................................................... 19  Bảng 3: Diễn biến rừng của huyện Đức Trọng từ năm 2000 -2015 .............................. 23  Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp................................................................... 25  Bảng 5: Hiện trạng trữ lượng rừng ................................................................................. 28 Bảng 6: Khối lượng sản phẩm lâm nghiệp qua các năm................................................ 28  Bảng 7: Các kịch bản lượng khí CO2 tích lũy từ năm 2012 đến năm 2100 ................... 31  Bảng 8: Mức tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở Việt Nam ...... 37  Bảng 9: Nhiệt độ trung bình trạm Liên Khương giai đoạn 1980-2011.......................... 45  Bảng 10: Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S0C) và biến suất (Sr%) nhiệt độ trung bình tại trạm Liên Khương giai đoạn 1980-2011 ................................................. 46  Bảng 11: Nhiệt độ tối cao tuyệt đối trạm Liên Khương giai đoạn 1980-2011 .............. 47  Bảng 12: Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S0C) và biến suất (Sr%) nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại trạm Liên Khương giai đoạn 1980-2011 ........................................ 48 Bảng 13: Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trạm Liên Khương giai đoạn 1980-2011 ............. 49  Bảng 14: Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S0C) và biến suất (Sr%) nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tại trạm Liên Khương giai đoạn 1980-2011 ...................................... 50 Bảng 15: Lượng mưa tháng (mm) tại Liên Khương giai đoạn giai đoạn 1980-2011 .... 51  Bảng 16: Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn S(mm) và biến suất Sr(%) của lượng mưa tại trạm Liên Khương giai đoạn 1980-2011 ................................................ 52  Bảng 17: Vị trí và trạng thái rừng thông ba lá tự nhiên ................................................. 72  Bảng 18: Các thông số điều tra tại khu vực nghiên cứu ................................................ 75  Bảng 19: Mối quan hệ giữa trữ lượng và đường kính.................................................... 75  Bảng 20: Phương trình tương quan giữa CO2 hấp thụ và đường kính ...............................   Bảng 21: Lượng giá CO2 hấp thụ ................................................................................... 79  Bảng 22: Lượng C hấp thụ/ha của các kiểu rừng ........................................................... 79  Mở Đầu MỞ ĐẦU TÓM TẮT Phần mở đầu luận văn trình bày các nội dung chính sau: 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4. Nội dung nghiên cứu 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6. Ý nghĩa đề tài 7. Bố cục luận văn   Trang 1 Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện tượng Trái Đất nóng dần lên do ảnh hưởng của các loại khí nhà kính là nguyên nhân chính dẫn đến việc khí hậu toàn cầu đang biến đổi một cách khắc nghiệt. Hậu quả do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra với những thảm họa khó lường đối với các đối tượng tài nguyên và môi trường không chỉ là vấn đề của thế giới mà còn đang đe dọa trực tiếp đến Việt Nam. Hạn hán, bão lụt, nguy cơ cháy rừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công trình thủy lợi, nguồn tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật. Nhiệt độ trái đất tăng làm băng tan, nước biển có xu thế dâng lên, tài nguyên đất bị thu hẹp, nguồn nước ngọt bị xâm chiếm, tài nguyên rừng suy giảm về cả chất lượng và số lượng. Những ảnh hưởng trên kéo theo một loạt các vấn đề về an ninh lương thực, nguồn nước, dịch vụ y tế, gia tăng xung đột do mâu thuẫn về khai thác và sử dụng tài nguyên,... sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của cuộc sống con người và tính bền vững của nền kinh tế. Là một quốc gia đang phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á với bờ biển dài hơn 3.260 km, chịu ảnh hưởng của vùng gió mùa, khí hậu nóng ẩm đặc trưng và hầu hết các yếu tố gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống con người đều liên quan tới sự bất thường của khí hậu và thời tiết, Việt Nam được xếp vào một trong năm nước dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu (Dasgupta et al, 2007). Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.773,54 km2. Địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Chính vì thế BĐKH tác động mạnh mẽ đến Lâm Đồng về yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, tần suất mưa, và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Huyện Đức Trọng nằm tiếp giáp với thành phố Đà Lạt, là một trong những trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Nằm ở vị trí đầu mối giao thông huyết mạch của tỉnh: Quốc lộ 20, Quốc lộ 27, Cao Tốc Đà Lạt - Dầu Giây và có cảng hàng không quốc tế Liên Khương, nên Đức Trọng có điều kiện thuận lợi phát triển trên cả ba thế mạnh: “Nông, lâm nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ”. Rừng hệ sinh thái quan trọng nhất của huyện Đức Trọng, với diện tích đất có rừng 40.411,39 ha trong tổng diện tích đất tự nhiên 90.180 ha, tỷ lệ che phủ rừng Trang 2 Mở Đầu chiếm 44,81%. Vì vậy lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của huyện Đức Trọng. Nghề rừng là nghề tạo ra một loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được, có giá trị phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, giúp điều hoà khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở, hạn hán, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp nguồn nguyên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hoá thạch và giúp hấp thụ carbon giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo NOAA, hơn 50% lượng khí CO2 tồn tại trong khí quyển được hấp thụ vào tự nhiên, đặc biệt là rừng. Theo tổ chức VietNam-REDD, việc ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng có thể làm giảm gần 20% lượng phát thải CO2 toàn cầu, do đó rừng được duy trì có thể giúp chúng ta thích ứng thông qua việc cung cấp các dịch vụ sinh thái quý giá. Trong những năm qua tài nguyên rừng trên thế giới nói chung chưa được quản lý một cách bền vững. Theo báo cáo thường niên của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC, 2007), mất rừng, suy thoái rừng trên thế giới đã làm phát thải 17,3% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, chỉ đứng thứ ba sau ngành năng lượng, công nghiệp. Theo CO2now.org, lượng khí CO2 ở trong khí quyển vào tháng 5/2012 là 396,78 ppm cao hơn nhiều so với mức an toàn là 350 ppm cho cuộc sống con người trên trái đất. Như vậy việc quản lý rừng không bền vững trên thế giới đã và đang góp phần không nhỏ làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết toàn cầu và là một trong những nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu. Việt Nam, mất rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ước tính làm phát thải 19,38 triệu tấn CO2, chiếm hơn 18% tổng lượng khí phát thải ở Việt Nam (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2012). Độ che phủ rừng thấp và chất lượng rừng không cao góp phần làm giảm khả năng hấp thụ khí gây hiệu ứng nhà kính thải ra từ các ngành sản xuất khác, ảnh hưởng đến khí hậu thời tiết ở các vùng miền trên phạm vi toàn quốc, làm tăng tần xuất thiên tai, gây rét hại, mưa cường, làm nhiệt độ và nước biển dâng, gây triều cường và nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng. Vì vậy, quản lý rừng bền vững không chỉ có vị trí quan trọng đối với đời sống kinh tế-xã hội của từng quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung mà còn góp phần đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai và ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu trên thế giới. Tại huyện Đức Trọng rừng ngày càng bị suy giảm mạnh, hàng ngàn hecta mất Trang 3 Mở Đầu đi do canh tác nương rẫy, chuyển đổi sang canh tác cây nông nghiệp, xây dựng công trình thủy điện, đường cao tốc... hệ lụy đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống của người dân. Thể hiện rõ nét là biến đổi bất lợi của khí hậu ngày càng rõ rệt ở huyện Đức Trọng. Mùa nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao làm khô hạn, giảm hiệu quả canh tác nông nghiệp. Mùa mưa diễn ra thất thường và không đồng đều ở các địa phương, nhiều nơi xuất hiện mưa lớn với cường độ mạnh làm sạt lở đất, lũ quét, nhưng có nơi vẫn bị thiếu nước sử dụng. Đây là những vấn đề đáng báo động, đặt ra yêu cầu cần phải duy trì và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng tự nhiên của huyện Đức Trọng. Nó có vai trò to lớn trong ổn định môi trường sống và phát triển kinh tế- xã hội cho tỉnh Lâm Đồng cũng như khu vực Tây Nguyên. Vì vậy Đề tài: “Đánh giá khả năng hấp thụ carbon của rừng thông ba lá tự nhiên nhằm góp phần quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện, làm cơ sở cho việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng, tính toán giá trị thương mại carbon, góp phần tham gia các dự án liên quan đến giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD) của tỉnh Lâm Đồng. Qua đó nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc giảm phát thải khí nhà kính, góp phần quản lý rừng bền vững trong bối cảnh BĐKH hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Đánh giá khả năng hấp thụ carbon của rừng thông ba lá tự nhiên nhằm góp phần quản lý rừng bền vững trong bối cảnh BĐKH tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. - Mục tiêu cụ thể: i) Xác định lượng carbon tích lũy đối với rừng thông ba lá tự nhiên; ii) Lượng hóa khả năng hấp thụ CO2 của lâm phần; iii) Đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững nhằm thích ứng với BĐKH. Góp phần ứng dụng và phát triển phương pháp ước lượng và dự báo khả năng hấp thụ CO2 của rừng thông ba lá tự nhiên làm cơ sở cho việc xác định chi trả dịch vụ môi trường rừng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian, nguồn lực và kinh phí của luận văn Thạc sĩ, đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi và đối tượng như sau: Trang 4 Mở Đầu Đối tượng nghiên cứu là những lâm phần Thông ba lá tự nhiên thuần loài với độ tuổi nằm trong giai đoạn từ 10-50 năm tuổi. Những lâm phần được sử dụng để nghiên cứu là những lâm phần sinh trưởng và phát triển bình thường, mọc trên đất feralit nâu đỏ phát triển từ đá bazan và granit; rừng phân bố ở địa hình bị chia cắt mạnh, độ cao từ 1.000 m đến 1.500 m và độ dốc 15 - 300. Mật độ rừng: <600 cây/ha. Kiểu rừng và trạng thái rừng nghiên cứu: Nghiên cứu rừng thông ba lá tự nhiên trên 05 kiểu trạng thái phổ biến là rừng thông sào lớn (Th12), rừng thông trung niên nhỏ (Th21), rừng thông trung niên lớn (Th22), rừng thông gần thành thục (Th31) và rừng thành thục (Th32). Tích lũy carbon ở thực vật thân gỗ: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 tích lũy của cây có đường kính từ 10cm trở lên. Phạm vi nghiên cứu: địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 4. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung sau đây sẽ được thực hiện: Nội dung 1: Đánh giá diễn biến, xu thế BĐKH tại huyện Đức Trọng và các tác động của BĐKH lên hệ sinh thái rừng. Nội dung 2: Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đức Trọng từ năm 2000 đến nay. Nội dung 3: Đánh giá khả năng hấp thụ carbon của rừng thông ba lá tự nhiên thông qua sinh khối rừng. Nội dung 4: Xây dựng các giải pháp quản lý rừng thông ba lá thích ứng với BĐKH. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Sinh khối rừng và lượng carbon tích lũy ở các bể chứa trong rừng tự nhiên có mối quan hệ hữu cơ, đồng thời năng lực hấp thụ carbon của thực vật có mối quan hệ với các yếu tố sinh thái và thay đổi theo trạng thái. Lượng carbon hấp thụ cho kiểu rừng tự nhiên lá kim với 4 bể carbon là: carbon cây trên mặt đất, carbon cây dưới mặt đất, carbon vật rụng của sàn rừng và carbon đất. Trang 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan