Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp hai tiêu chuẩn iso 14001 và ...

Tài liệu Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp hai tiêu chuẩn iso 14001 và ohsas 18001 tại công ty tnhh thành thắng (xưởng 2)

.PDF
93
1
52

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2017-2018 XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT" NĂM 2018 TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP HAI TIÊU CHUẨN ISO 14001 VÀ OHSAS 18001 TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH THẮNG (XƯỞNG 2 ) Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2017-2018 XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT" NĂM 2018 TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP HAI TIÊU CHUẨN ISO 14001 VÀ OHSAS 18001 TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH THẮNG (XƯỞNG 2 ) Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học quản lý STT Họ và tên SV Giới tính Dân tộc Lớp, Khoa SV năm thứ/ Số năm đào tạo Ngành học Ghi chú 4 Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường SV thực hiện chính 4 Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường 1 Võ Thị Tuyền Nữ Kinh D14QM03, Khoa học quản lý 2 Nguyễn Thị Thanh Phùng Nữ Kinh D15QM02, Khoa học quản lý 3 Nguyễn Quốc Dương Nam Kinh D15QM02, Khoa học quản lý 4 Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường 4 Đinh Thị Thu Hà Nữ kinh D15QM03, Khoa học quản lý 4 Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường Người hướng dẫn: Th.S Đặng Thị Ngọc Thủy TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Dương, ngày tháng năm Kính gửi: Ban tổ chức Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” Tên tôi (chúng tôi) là: Võ Thị Tuyền Sinh ngày 16 tháng 07 năm 1995 Sinh viên năm thứ: .4./Tổng số năm đào tạo: 4 Lớp, khoa : .D14QMO3, Khoa học quản lý Ngành học: . Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính: Địa chỉ liên hệ: số 286, Kp. Tân Hội, P.Tân Hiệp, TX. Tân Uyên, Bình Dương Số điện thoại (cố định, di động): 01642837595 Địa chỉ email: [email protected] Tôi (chúng tôi) làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho tôi (chúng tôi) được gửi đề tài nghiên cứu khoa học để tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” năm 2018 . Tên đề tài: Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp hai tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001tại Công ty TNHH Thành Thắng ( Xưởng 2) Tôi (chúng tôi) xin cam đoan đây là đề tài do tôi (chúng tôi) thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Đặng Thị Ngọc Thủy ; đề tài này chưa được trao bất kỳ một giải thưởng nào khác tại thời điểm nộp hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án tốt nghiệp. Nếu sai, tôi (chúng tôi) xin chịu trách nhiệm trước khoa và Nhà trường. Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Người làm đơn (Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài ký và ghi rõ họ tên) UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp hai tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001tại Công ty TNHH Thành Thắng ( Xưởng 2) - Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện: STT MSSV Lớp Khoa Võ Thị Tuyền 1428501010137 D14QM03 Khoa học quản lý 4/4 Nguyễn Thị Thanh Phùng 1528501010048 D15QM02 Khoa học quản lý 3/4 3 Nguyễn Quốc Dương 1528501010059 D15QM02 Khoa học quản lý 3/4 4 Đinh Thị Thu Hà 1528501010134 D15QM03 Khoa học quản lý 3/4 1 2 Họ và tên Năm thứ/ Số năm đào tạo - Người hướng dẫn: Th.S. Đặng Thị Ngọc Thủy 2. Mục tiêu đề tài: Đánh giá khả năng tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18000 cho Công ty TNHH Thành Thắng 3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài giúp công ty nhìn thấy được hiện trạng môi trường và hiện trạng an toàn lao động của công nhân trong công ty. Đề tài giúp công ty có bước đầu nhìn tổng quan về HTQLMT, HTQL Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, cũng như khả năng công ty có thể áp dụng tích hợp hai tiêu chuẩn này với nhau 4. Kết quả nghiên cứu: Đề tài đã xác định và đề xuất một số biện pháp khắc phục khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại khu xả lót. Xác định và đề xuất một số biện pháp khắc phục các mối nguy tại khu vực định hình. Đánh giá được khả năng áp dụng hệ thống quản lí tích hợp 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Tạo điều kiện cho công ty tiến tới xây dựng tích hợp hai tiêu chuẩn với nhau nhằm năng cao được uy tín, khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm. 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày tháng năm Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày tháng Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) năm UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên: Võ Thị Tuyền Ảnh 3x4 Sinh ngày: 16 tháng 07 năm 1995 Nơi sinh: Bình Dương Lớp: D14QM03 Khóa: 2014-2018 Khoa: Khoa học Quản lý Địa chỉ liên hệ: số 286, Kp. Tân Hội, P. Tân Hiệp, Tx. Tân Uyên, Bình Dương Điện thoại: 01642837595 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa: Tài nguyên Môi trường Kết quả xếp loại học tập: Khá * Năm thứ 2: Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa: Tài nguyên Môi trường Kết quả xếp loại học tập: Khá * Năm thứ 3: Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa: Khoa học quản lý Kết quả xếp loại học tập: Giỏi * Năm thứ 4: Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa: Khoa học quản lý Kết quả xếp loại học tập:... Ngày Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) tháng năm Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2 5. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 1.1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................................... 3 1.1.1. Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 [1] ............................................... 3 1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 3 1.1.1.2. Mô hình hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ........ 3 1.1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001-2007 [2] ............................................................................................................... 5 1.1.2.1. Khái niệm OHSAS 18001 – 2007 ................................................................... 5 1.1.2.2. Mô hình hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp .......................... 5 1.1.3. Tổng quan về hệ thống tích hợp [3] ..................................................................... 6 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 8 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 14001 trên thế giới và Việt Nam........... 8 1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 14001 trên thế giới ............................. 8 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam .............................. 9 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng OHSAS 18001 trên thế giới và Việt Nam .... 10 1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu áp dụng OHSAS 18001 trên thế giới ........................... 10 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng OHSAS 18001 ở Việt Nam ....................... 11 1.3. Tổng quan về công ty [5] ........................................................................................ 11 1.3.1. Khái quát chung về công ty ................................................................................ 11 1.3.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 12 1.3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh ........................................................................... 13 1.3.4. Qui trình công nghệ tại xưởng 2 ......................................................................... 14 1.3.5. Nhu cầu máy móc, nguyên vật liệu và nhiên liệu .............................................. 15 1.3.6. Hiện trạng môi trường tại công ty ...................................................................... 17 1.3.6.1. Nguồn phát sinh nước thải............................................................................... 17 1.3.6.3. Nguồn phát sinh bụi và khí thải ....................................................................... 18 1.3.6.4. Nguồn phát sinh tiếng ồn:................................................................................ 19 1.3.6.5. Chất thải rắn .................................................................................................... 20 1.3.6.6. Chất thải nguy hại:........................................................................................... 20 1.3.6.7. Công tác phòng cháy chữa cháy ...................................................................... 21 1.3.7. Tình hình an toàn lao động trong công ty. ......................................................... 21 1.3.8. Các giải pháp của công ty................................................................................... 24 1.3.8.1. Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt .......................................................... 24 1.3.8.2. Bụi và khí thải ................................................................................................. 26 1.3.8.4. Tiếng ồn ........................................................................................................... 27 1.3.8.5. Chất thải rắn .................................................................................................... 27 1.3.8.6. Chất thải nguy hại ............................................................................................ 27 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 30 2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 30 2.2.1. Phương pháp quan sát thực tế ............................................................................. 30 2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................................. 31 2.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và so sánh ............................................... 31 2.2.4. Phương pháp 3P .................................................................................................. 32 2.2.5. Phương pháp đa tiêu chí ..................................................................................... 33 2.2.6. Phương pháp 4 T ................................................................................................ 34 2.2.7. Phương pháp liệt kê ............................................................................................ 35 2.2.8. Phương pháp thống kê và cho điểm ................................................................... 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 39 3.1. Nhận diện các KCMT và KCMT ý nghĩa tại khu xả lót ....................................... 39 3.1.1. Nhận diện KCMT ............................................................................................... 39 3.1.2. Tổng hợp KCMT ................................................................................................ 40 3.1.3. Đánh giá, kiểm chứng KCMT có ý nghĩa .......................................................... 42 3.1.3.1. Đánh giá KCMT có ý nghĩa ............................................................................ 42 3.1.3.2. Kiểm chứng KCMT có ý nghĩa bằng phương pháp 3P ................................... 42 3.1.3.3. Đề xuất biện pháp khắc phục theo phương pháp 4T ....................................... 43 3.2. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại khu định hình ....................................................................................................................... 45 3.3. Đánh giá khả năng áp dụng tích hợp hai tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ..................................................................................................... 55 3.3.1. Sự tương thích của hai tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và OHSAS 18001-2007[2] 55 3.3.2. Đánh giá khả năng tích hợp ................................................................................ 58 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 69 4.1. Kết luận.................................................................................................................. 69 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 71 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 72 Phụ lục 1 ....................................................................................................................... 72 Phụ lục 2 ....................................................................................................................... 77 Phụ lục 3 ....................................................................................................................... 80 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHLĐ Bảo hộ lao động BS British Standard (Tiêu chuẩn Anh) BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường CB- CNV Cán bộ- công nhân viên CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn HSE Health Safety Environment (Sức khỏe, An toàn, Môi trường) HTQL Hệ thống quản lý HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường ISO International Organization for Standardization (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa) KCMT Khía cạnh môi trường KCMTYN Khía cạnh môi trường ý nghĩa OH&S Occupational Health and Safety (Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn) OHSAS Occupational Health and Safety Assessment Series (Hệ thống đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) PCCC Phòng cháy chữa cháy PDCA Plan, Do, Check, Action (Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động) QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ-BYT Quyết định- Bộ Y Tế TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNLĐ Tai nạn lao động VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm i DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Các quốc gia được chứng nhận ISO 14001:2004 ...........................................8 Bảng 1. 2 Sự tăng trưởng của số chứng chỉ OHSAS.....................................................10 Bảng 1. 3 Các loại máy móc có trong xưởng 2 ............................................................. 15 Bảng 1. 4 chất lượng nước ngầm của xưởng 2 .............................................................. 17 Bảng 1. 5 Kết quả phân tích chất lượng nước thải ........................................................18 Bảng 1. 6 Kết quả phân tích bên trong và khu vực xung quanh xưởng2 ......................19 Bảng 1. 7 Bảng kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn ............................................................ 19 Bảng 1. 8 Danh sách chất thải nguy hại đã đăng kí phát sinh trung bình trong một tháng .............................................................................................................................. 20 Bảng 1. 9 Thống kê danh sách số tai nạn lao động năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 .......................................................................................................................................21 Bảng 1. 10 Nội dung và kết quả kiểm tra ......................................................................28 Bảng 2. 1 Chỉ tiêu đánh giá KCMT có ý nghĩa ............................................................. 34 Bảng 2. 2 Tần suất tiếp xúc ...........................................................................................36 Bảng 2. 3 Tần suất xảy ra sự cố.....................................................................................36 Bảng 2. 4 Mức độ nghiêm trọng ....................................................................................37 Bảng 2. 5 Đánh giá cấp độ rủi ro ...................................................................................37 Bảng 3. 1 Khía cạnh môi trường ...................................................................................40 Bảng 3. 2 Tổng hợp các khía cạnh môi trường ............................................................. 41 Bảng 3. 3 Bảng đánh giá các KCMT có ý nghĩa ...........................................................42 Bảng 3. 4 Kết quả đánh giá qua phương pháp 3P .........................................................42 Bảng 3. 5 Tổng hợp KCMT có kiểm chứng ..................................................................43 Bảng 3. 6 Biện pháp khắc phục theo phương pháp 4T .................................................43 Bảng 3. 7 Nhận diện mối nguy ......................................................................................46 Bảng 3. 8 Các hành động phòng ngừa bổ sung thêm đối với các mối nguy .................53 Bảng 3. 9 Sự tương thích giữa hai tiêu chuẩn ............................................................... 55 Bảng 3. 10 Đánh giá khả năng tích hợp ........................................................................58 ii DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Sơ đồ Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ......4 Hình 1. 2 Cấu trúc của hệ thống Môi trường-An toàn-Sức khỏe nghề nghiệp ...............5 Hình 1. 3 Sơ đồ tổ chức của công ty .............................................................................12 Hình 1. 4 Quy trình sản xuất của xưởng 2.....................................................................14 Hình 1. 5 Quy trình xử lý nước thải của công ty ...........................................................25 Hình 2. 1 Sơ đồ phương pháp 3P ..................................................................................32 Hình 2. 2 Lược đồ dòng chảy ........................................................................................32 Hình 2. 3 Sơ đồ phương pháp 4T ..................................................................................35 Hình 3. 1 Lưu đồ dòng chảy tại khu xả lót ....................................................................39 iii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được thành lập giúp đời sống con người ngày càng được cải thiện. Bên cạnh những tác động tích cực thì việc gia tăng sản xuất đòi hỏi công tác quản lý môi trường và an toàn cho người lao động ngày càng phải được quan tâm nhiều hơn. Hệ thống quản lý sức khỏe-an toàn-môi trường (HSE) trên cơ sở tích hợp Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001 và Hệ thống Quản lý Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001 được nhìn nhận là một công cụ để xây dựng quan hệ giữa công nghiệp và cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững. Việc tích hợp này mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp, xã hội và quan trọng hơn là đảm bảo được an toàn, sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống HSE cho các tổ chức ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, số lượng tổ chức đã xây dựng hệ thống còn khá ít và chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp. Hiện nay, các cơ sở chế biến gỗ ngày càng được thành lập nhiều có mặt khắp nơi trên cả nước. Các cơ sở ngoài việc sử dụng hóa chất, dung môi đã gây ra các vấn đề về môi trường thì trong quá trình tạo thành sản phẩm còn sử dụng nhiều máy móc nhưng không được đảm bảo mặt an toàn đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người công nhân. Công ty TNHH Chế biến gỗ Thành Thắng là một trong những công ty từ khi thành lập đến nay đã giải quyết phần lớn việc làm cho người lao động ở khu vực. Việc sản xuất của công ty làm tiết giảm tài nguyên, ảnh hưởng môi trường, sức khỏe người lao động. Vì vậy đề tài “Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp hai tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 tại Công Ty TNHH Thành Thắng” được thực hiện là bước đầu tạo tiền đề để công ty tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, là hướng đi mới giúp công ty quản lý hiệu quả môi trường và đảm bảo sức khỏe người lao động. Qua đó tạo nền tảng giúp công ty tăng sức cạnh tranh với công ty đối thủ và ngày càng đứng vững trên đà phát triển hiện nay của khu vực tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá khả năng tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001 cho Công ty TNHH Thành Thắng 1 3. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề môi trường, công tác quản lý môi trường tại An toàn lao động tại công ty TNHH Thành Thắng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 4. Phạm vi nghiên cứu Tại khu vực xả lót và khu định hình của xưởng 2 công ty địa chỉ: Ấp Tân Hóa, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương Thời gian thực hiện: tháng 09/2017- tháng 03/2018 5. Ý nghĩa đề tài Đề tài cung cấp cho công ty bức tranh chung về hiện trạng môi trường và tình hình an toàn lao động cũng như sức khỏe nghề nghiệp của công nhân trong công ty. Giúp cho công ty có hướng tiếp cận tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001- 2015 và hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001- 2007 Tạo điều kiện đánh giá khả năng tích hợp hai tiêu chuẩn trên cho công ty vì nếu một công ty áp dụng nhiều hệ thống quản lý thì phải tuân thủ các yêu cầu tương tự nhau của nhiều tiêu chuẩn một cách riêng biệt khi vận hành, dễ làm phức tạp hệ thống quản lý. Do đó, nếu tích hợp sẽ giảm sự trùng lặp gây khó khăn cho người sử dụng, tăng cường hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí, thời gian đánh giá và áp dụng. Tạo điều kiện cho công ty có thể đáp ứng yêu cầu của các bên khách hàng vì các công ty nước ngoài sẽ đánh giá cao hơn về sản phẩm và uy tín nếu công ty có được hệ thống tích hợp giúp công ty tăng cường khả năng hợp tác với các công ty nước ngoài hơn. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 [1] 1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. ISO 14001:2015 cung cấp một cách tiếp cận mang tính chiến lược, nhất quán để các tổ chức có thể chủ động phát triển và thực hiện các chính sách, mục tiêu, chương trình, kế hoạch và các quá trình về quản lí môi trường nhằm kiểm soát các tác động có hại đến môi trường, chống ô nhiễm. Quản lý môi trường là một phương thức tiếp cận hệ thống để chăm lo tới mọi khía cạnh có liên quan tới môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức. Nó phải được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Hệ thống quản lý môi trường bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động kế hoạch, trách nhiệm, thực hiện, thủ tục, quá trình và các nguồn lực để triển khai, thực hiện, đạt được, xem xét và duy trì chính sách chất lượng. Khía cạnh môi trường là các yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường. Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là một khía cạnh môi trường có hoặc có thể gây tác động đáng kể đến môi trường. Tác động môi trường là bất kì một sự thay đổi nào gây ra cho môi trường dù là có lợi hay có hại, toàn bộ hay từng phần do hoạt động sản xuất gây ra. Chính sách môi trường là tuyên bố của tổ chức về các ý định và nguyên tắc có liên quan đến kết quả tổng thể hoạt động về môi trường mà đưa ra được khuôn khổ cho các hoạt động và cho việc xác định mục đích và mục tiêu về môi trường của tổ chức. 1.1.1.2. Mô hình hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 dựa trên khái niệm của chu trình Plan-Do-CheckAct (PDCA). Mô hình PDCA cung cấp một quá trình lặp đi lặp lại được tổ chức sử dụng để đạt được cải tiến liên tục. Chu trình PDCA có thể được mô tả ngắn gọn như sau: 3 Bắt đầu Xem xét lãnh đạo Kiểm tra hành động khắc phục Cải tiến liên tục - Giám sát và đo - Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa - Hồ sơ - Kiểm toán HTQLMT Chính sách môi trường Lập kế hoạch Thực hiện -Cơ cấu và trách nhiệm -Đào tạo, nhận thức, năng lực -Thông tin liên lạc -Tài liệu HTQLMT -Khía trường cạnh môi -Pháp luật và yêu cầu khác -Mục tiêu và chỉ tiêu -Chương trình quản lý môi trường -Kiểm soát tài liệu -Kiểm soát điều hành -Chuẩn bị/đáp ứng Hình 1. 1 Sơ đồ Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 (Nguồn: Thực thi Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, Lê Thị Hồng Trân, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh-2008) Lập kế hoạch (P): Thiết lập các mục tiêu môi trường và các quá trình cần thiết để chuyển giao các kết quả phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức. Thực hiện (D): Thực hiện các quá trình đã hoạch định Kiểm tra (C): Theo dõi và đo lường các quá trình đối chiếu với chính sách môi trường, bao gồm các cam kết, mục tiêu môi trường và chuẩn mực vận hành và báo cáo các kết quả. Hành động (A): Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả hoạt động của HTQLMT. 4 1.1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001-2007 [2] 1.1.2.1. Khái niệm OHSAS 18001 – 2007 Là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Được thiết lập trên cơ sở của BS 8800, AS/N2 4801, NSAI SR 320 và các tiêu chuẩn về an toàn công nghiệp khác. Việc thực hiện OHSAS18001 cho phép các doanh nghiệp có khả năng quản lý được các rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và cải tiến các kết quả hoạt động. 1.1.2.2. Mô hình hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng được xây dựng trên cơ sở chu trình PDCA (Plan, Do, Check, Act) : Plan – Kế hoạch: thiết lập các mục tiêu và các chương trình cần thiết để đạt được các kết quả phù hợp với chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức. Do – Thực hiện: thực hiện các chương trình Check – Kiểm tra: giám sát và đo đạc các chương trình dựa vào chính sách, mục tiêu, luật lệ và các công cụ pháp lý, và báo cáo kết quả. Act – Xem xét: xem xét lại và tiến hành các hoạt động để cải tiến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Cải tiến thường xuyên Chính sách HSE Xem xét của lãnh đạo Hoạch định Kiểm tra và hành động khắc phục Thực hiện và điều hành Hình 1. 2 Cấu trúc của hệ thống Môi trường-An toàn-Sức khỏe nghề nghiệp (Nguồn: tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007) 5 1.1.3. Tổng quan về hệ thống tích hợp [3] Hệ thống quản lý tích hợp (IMS – Integrated Management System) là hệ thống quản lý mà nó tích hợp tất cả các thành phần của hoạt động kinh doanh vào một hệ thống duy nhất để có khả năng đạt được các mục đích và nhiệm vụ của tổ chức. Hệ thống quản lý tích hợp nên tích hợp tất cả các hệ thống hiện có của tổ chức như môi trường, chất lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, tài chính, nhân sự,…vào một hệ thống . IMS nối liền các yếu tố, các thành phần của những hệ thống riêng lẽ lại với nhau sao cho đạt mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức. Các thành phần này bao gồm cơ cấu, nguồn lực và các quá trình hoạt động. Vì vậy, con người, cơ sở vật chất, thiết bị và văn hóa tổ chức cũng là một phần của hệ thống như các chính sách và các hoạt động đã được văn bản hóa. Tích hợp là đưa tất cả các hoạt động quản lý của tổ chức vào một hệ thống thống nhất, không chia tách các thành phần. Vì các hệ thống mà tổ chức áp dụng là phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý chung của tổ chức nên cần nối kết chúng sao cho ranh giới giữa các quá trình được nối liền. Các hệ thống quản lý môi trường, quản lý chất lượng và quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản tương tự nhau nên hầu hết IMS là sự tích hợp của hệ thống quản lý môi trường, hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các hệ thống quản lý, hệ thống quản lý chất lượng và hê thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đều có những yếu tố hệ thống quản lý chung như sau: - Chính sách - Hoạch địch - Thực hiện và điều hành - Cải tiến Xem xét của lãnh đạoLợi ích khi áp dụng hệ thống tích hợp Các lợi ích thu được khi xây dựng IMS như sau: - Đơn giản hóa hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đang có, làm cho việc áp dụng được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. - Tối thiểu các rắc rối gây ra từ nhiều hệ thống do sự chồng chéo, trùng lặp khi áp dụng riêng rẽ cùng lúc nhiều hệ thống, đồng thời làm giảm mâu thuẫn giữa các hệ thống. 6 - Tạo sự thống nhất trong hệ thống quản lý của tổ chức, giảm thiểu mâu thuẫn về trách nhiệm và các mối quan hệ giựa các hệ thống. - Hài hòa và tối ưu hóa các hoạt động trong tổ chức, tối đa hóa các lợi ích thu được từ mỗi hệ thống và thiết lập khuôn khổ để cải tiến liên tục từng hệ thống quản lý. - Tập trung vào các mục tiêu kinh doanh, cân đối các mục tiêu mâu thuẫn nhau của các hệ thống quản lý được áp dụng. - Quản lý tốt các rủi ro kinh doanh, cân đối các mục tiêu mâu thuẫn nhau của các hệ thống quản lý được áp dụng. - Quản lý tốt các rủ ro kinh doanh bằng cách đảm bảo rằng tất cả các hậu quả của bất kỳ hành động nào đều được xem xét, bao gồm cả việc chúng ảnh hưởng nhau như thế nào và các rủi ro kèm theo. - Sử dụng tốt nhất các nguồn lực có giới hạn. - Tối thiểu các chi phí và gia tăng lợi nhuận do: + Tối ưu hóa chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. + Giảm chi phí xử lý chất thải + Giảm chi phí duy trì hệ thống + Chất lượng sản phẩm được đảm bảo và ngày càng nâng cao. + Tiết kiệm thời gian + Tối ưu hóa các cuộc đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài của bên thứ hai và bên thứ ba. + Giảm việc lập đi lập lại các thu tục tương tự nhau và giảm các công việc hành chánh cồng kềnh. + Giảm chi phí bồi thường tai nạn lao động và chi phí do ngưng trệ sản xuất - Giảm các rủi ro về môi trường, rủi ro vận hành, các lỗi kỹ thuật, các rủi ro an toàn, rủi ro về kinh tế, rủi ro xã hội và rủi ro chính trị do vi phạm các công ước, các yêu cầu luật định… - Cải tiến sự trao đổi thông tin, cả bên trong và bên ngoài. - Tạo thuận lợi cho việc đào tạo và phát triển. - Nâng cao tinh thần và ý thức của nhân viên, tạo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Một số công ty đã xây dựng thành công hệ thống tích hợp: 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất