Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đất đai tại huyện thanh ...

Tài liệu đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đất đai tại huyện thanh trì, thành phố hà nội

.PDF
9
139
132

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI NGUYỄN THỊ KHÁNH LY ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã ngành: 52850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Hà Nội – 2015 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đồ án ....................................................................................... 1 2. Mục đích ............................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐẤT ĐAI ......................................................................................................................... 3 1.1.Cơ sở khoa học về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai ....................................... 3 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai ......................... 4 1.1.2. Mục đích của thanh tra, kiểm tra đất đai......................................................... 8 1.2. Cơ sở pháp lý về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai ........................................ 9 1.2.1.Một số quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra đất đai ........................... 9 1.2.2.Một số quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.................................................................................................................... 16 1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai .................................... 20 1.3.1. Thực trạng việc ban hành các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quản lý, sử dụng đất ............................................................................. 20 1.3.2. Thực trạng tình hình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai.................................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 28 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................... 28 2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 30 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì .................................. 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 30 3.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế- xã hội .............................................................. 34 3.1.3. Các chỉ số về dân số, lao động, việc làm, thu nhập ....................................... 37 3.1.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn ............................ 37 3.1.5. Thực trạng cở sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng xã hội........................................ 39 3.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội .................................... 44 3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Trì ......................................... 46 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì ............................... 46 3.2.2. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì .................................... 50 3.2.3. Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì ........................... 54 3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 .................................................................................................. 57 3.3.1. Hệ thống tổ chức thanh tra đất đai tại huyện Thanh Trì ................................ 57 3.3.2. Tình hình thanh tra, kiểm tra đất đai tại huyện Thanh Trì............................. 59 3.3.3. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ............................................. 64 3.3.4. Đánh giá chung ............................................................................................ 69 3.4. Một số vụ việc điển hình và cách giải quyết.................................................... 71 3.4.1. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai trong quá trình thực hiện Chỉ thị 134/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ...................................................................................... 71 3.4.2. Thanh tra việc tự ý cho thuê đất trái thẩm quyền .......................................... 72 3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì ........................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 77 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CP Chính phủ NĐ Nghị định SL Sắc lệnh UBND Ủy ban nhân dân GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Diện tích các loại đất nông nghiệp năm 2014 huyện Thanh Trì .............. 52 Bảng 3.2. Diện tích các loại đất phi nông nghiệp năm 2014 huyện Thanh Trì ........ 52 Bảng 3.3. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014 ........................................ 55 Bảng 3.4. Tình hình thanh tra, kiểm tra đất đai huyện Thanh Trì giai đoạn 20102015 ..................................................................................................................... 65 Bảng 3.5. Tình hình công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn thư trên đại bàn huyện Thanh Trì .............................................................................................................. 64 Bảng 3.6. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Thanh Trì ......................................................................................................................... 66 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức thanh tra .............................................................. 4 Hình 3.1.a. Sơ đồ vị trí huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội .................................. 31 Hình 3.1.b. Diện tích đất đai năm 2014 huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội ................... 51 LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Để hoàn thành chuyên đề này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Thị Hải Yến, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết đồ án. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu cho em tự tin, vững bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị làm việc trong Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại đây. Em cũng xin được cảm ơn UBND huyện Thanh Trì, nơi em thực hiện đề tài cho khóa luận, đã tạo điều kiện giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Được sự quan tâm giúp đỡ của địa phương, cơ quan thực tập cũng như sự chỉ dạy tận tình của giáo viên hướng dẫn em đã hoàn thành đồ án: “Đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đất đai tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”. Nhưng vì điều kiện có hạn cũng như hiểu biết và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, do đó việc nghiên cứu chưa được sâu, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô trong trường để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Khánh Ly ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đồ án C.Mác từng viết rằng: “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Đúng vậy, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Một quốc gia được cho là giàu có về tài nguyên ắt hẳn phải là một quốc gia có lợi thế về lãnh thổ, diện tích đất đai dồi dào. Tầm quan trọng và lợi ích của đất đai đã được minh chứng qua rất, rất nhiều thế hệ mà đến nay khi xã hội ngày một phát triển thì đất đai và các vấn đề liên quan lại càng được quan tâm. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiêp hoá, hiện đại hoá cùng với sự tăng nhanh của dân số và phát triển của nền kinh tế đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai, trong khi đó diện tích đất lại không hề được tăng lên. Hơn bao giờ hết, giá trị của quyền sử dụng đất được nâng lên rất cao, giá trị đó được biểu hiện bằng giá trị sử dụng cũng như bằng hình thái tiền tệ, người dân ngày càng nhận thức được giá trị to lớn của đất đai. Tỷ lệ thuận với điều này là những mâu thuẫn trong sử dụng đất, bất cập trong cơ chế và lỏng lẻo trong quản lý nguồn tài nguyên đất đai. Dẫn đến hiện tượng kiện cáo, tranh chấp, lấn chiếm đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Kèm theo đó là những sai phạm trong công tác quản lý về đất đai đang trở nên phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Huyện Thanh Trì cũng giống như các quận, huyện khác của thủ đô, nằm trong tình trạng chung của cả nước, đang không ngừng thay da đổi thịt từng ngày khiến cho công tác quản lý đất đai của huyện gặp nhiều vướng mắc và việc sử dụng đất còn chưa thực sự hợp lý. Do đó hoạt động quản lý về đất đai của nhà nước, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra đất đai có vai trò rất quan trọng để xử lý các trường hợp vi phạm luật đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế xã hội của địa phương. Mục tiêu đặt ra là phải làm sao quản lý sử dụng đất một cách chặt chẽ nhất, việc xử lý các sai phạm cần phải thật công khai, minh bạch, kiên quyết xử lý dứt điểm những hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về đất đai, đưa việc quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp. Được sự phân công của khoa Quản lý đất đai – Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Hải Yến, giảng viên khoa Quản lý đất đai, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai và UBND huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, tôi xin tiến hành thực hiện đồ án:“Đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đất đai tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ”. 2. Mục đích - Trau dồi cho bản thân kiến thức pháp luật về thanh tra, kiểm tra đất đai. - Đánh giá được tình hình công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Trì. - Tìm hiểu và đánh giá được công tác thanh tra, kiểm tra đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015. - Đưa ra được một số giải pháp giúp chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới. - Trang bị cho bản thân những kinh nghiệm và kiến thức thực tế về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai tại một đơn vị quản lý nhà nước cụ thể. 3. Yêu cầu - Nắm vững các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là các văn bản liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra đất đai. - Số liệu, tài liệu, vụ việc phải được thể hiện chính xác và khách quan, phản ánh đúng thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra của huyện. - Các giải pháp đề xuất phải mang tính khả thi phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế địa phương. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐẤT ĐAI 1.1. Cơ sở khoa học về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”. Lời dạy đó của Người phản ánh một cách chính xác, đầy đủ về vị trí, vai trò của tổ chức thanh tra, cán bộ, thanh tra viên. Có thể nói, công tác thanh tra, kiểm tra theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một chiếc cầu nối giữa lãnh đạo cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới, giữa cơ quan ban hành chính sách và cơ quan thực hiện chính sách, giữa Trung ương và địa phương, giữa người lãnh đạo, chỉ đạo và người thực hiện. Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu làm hoàn chỉnh quá trình quản lý của Nhà nước. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện các vi phạm, các bất hợp lý trong quản lý đất đai để kịp thời xử lý và điều chỉnh. Thanh tra, kiểm tra đất đai là một nội dung đã được đưa vào công tác quản lý nhà nước về đất đai từ khi thực hiện Quyết định số 201/CP năm 1980. Lúc đó, nội dung này được quy định là "Thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất", Luật Đất đai 1987 và Luật Đất đai 1993 quy định nội dung này là "Thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai". Đến Luật Đất đai 2003, nội dung này được hoàn thiện thành "Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai". Với quy định ở Luật Đất đai 2003 như vậy Nhà nước không chỉ thanh tra mà còn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. Đến nay là Luật Đất đai 2013, thanh tra, kiểm tra đất đai được quy định theo hướng tăng cường hơn sự theo dõi, giám sát, đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai. Như vậy, nội dung này đã có từ lâu nhưng ngày càng được chỉnh sửa và quy định một cách chặt chẽ và hoàn thiện hơn. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan