Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sử dụng tổng hợp kỹ thuật tài nguyên nước cho hệ thống cấp nướ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng hợp kỹ thuật tài nguyên nước cho hệ thống cấp nước hồ núi cốc bằng phương pháp kế toán nước

.PDF
109
2
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ----------------0O0---------------- NGUYỄN THANH TUẤN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG HỢP KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ NÚI CỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NƯỚC Chuyên ngành : Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường Mã số : 60. 31. 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trọng Hà Hà Nội - 2012 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Trọng Hà, người đã hướng dẫn, vạch ra những định hướng khoa học để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn Anh Nguyễn Công Thịnh, Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên, Ban quản lý Hồ Núi Cốc đã tận tình giúp đỡ tác giả để hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Thủy lợi, Phòng đào tạo Đại học và sau Đại học về sự giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã động viên trong suốt quá trình viết luận văn. Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2012 TÁC GIẢ Nguyễn Thanh Tuấn LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Thanh Tuấn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2012 TÁC GIẢ Nguyễn Thanh Tuấn MỤC LỤC Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC CỦA T 6 HỆ THỐNG TƯỚI ......................................................................................................1 T 6 1.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng nước trên thế giới .................................................1 T 6 T 6 1.1.1. Phương pháp đánh giá truyền thống ..........................................................1 T 6 T 6 1.1.2 Phương pháp đánh giá theo chỉ tiêu ...........................................................3 T 6 T 6 1.1.3 Phương pháp kế toán nước .........................................................................4 T 6 T 6 1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng nước ở Việt Nam ...................................................8 T 6 T 6 Chương 2 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NƯỚC ...............................11 T 6 T 6 2.1. Khái quát về phương pháp kế toán nước ........................................................11 T 6 T 6 2.2. Các định nghĩa và các thành phần trong kế toán nước ...................................19 T 6 T 6 2.2.1. Các định nghĩa .........................................................................................19 T 6 T 6 2.2.2. Các thành phần kế toán nước ..................................................................21 T 6 T 6 2.2.3 Những vấn đề nghiên cứu Kế toán nước (WA) ........................................27 T 6 T 6 Chương 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC CỦA HỆ THỐNG HỒ NÚI T 6 CỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NƯỚC ..................................................30 T 6 3.1. Tổng quan của vùng nghiên cứu ....................................................................30 T 6 T 6 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................30 T 6 T 6 3.1.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội ........................................................49 T 6 T 6 3.2. Đánh giá hiệu quả quản lý hệ thống thủy nông hồ Núi Cốc ..........................51 T 6 T 6 3.3. Các thành phần kế toán nước cho hệ thống - năm 2009 ................................57 T 6 T 6 3.3.1 Tình hình sử dụng đất trong khu vực Hồ Núi Cốc ....................................57 T 6 T 6 3.3.2 Cơ cấu các loại cây trồng trong khu vực Hồ Núi Cốc ............................57 T 6 T 6 3.3.3. Xác định lượng nhu cầu nước cho các loại cây trồng .............................59 T 6 T 6 3.3.4 Tính toán nhu cầu dùng nước cho nuôi trồng thủy sản ...........................62 T 6 T 6 3.3.5 Tính toán nhu cầu dùng nước cho chăn nuôi ...........................................63 T 6 T 6 3.3.6 Tính toán nhu cầu dùng nước cho Sinh Hoạt ...........................................64 T 6 T 6 3.3.7. Tính toán nhu cầu dùng nước cho Thủy điện ..........................................64 T 6 T 6 3.3.8. Tính toán nhu cầu dùng nước cho Du lịch ..............................................65 T 6 T 6 3.3.9. Tính toán nhu cầu dùng nước cho Công Nghiệp .....................................65 T 6 T 6 3.3.10. Tính toán nhu cầu dùng nước cho các cam kết khác .............................66 T 6 T 6 3.3.11. Tính lượng bốc hơi mặt thoáng ............................................................66 T 6 T 6 3.3.12. Tính lượng nước bốc hơi trên diện tích đất phi nông nghiệp ................68 T 6 T 6 3.3.13 Lượng nước thất thoát do thẩm lậu, ngấm dưới đất và qua các công trình69 T 6 T 6 3.3.14 Lượng nước cần để sử dụng cho xử lý chất thải công nghiệp và du lịch T 6 T 6 ...........................................................................................................................69 3.3.15 Tính toán lượng nước để thay đổi độ ẩm của đất ...................................70 T 6 T 6 3.3.16 Thành phần kế toán nước Hồ Núi Cốc ...................................................70 T 6 T 6 3.3.17. Xác định các chỉ số kế toán nước Hồ Núi Cốc ......................................75 T 6 T 6 3.4. Nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng T 6 hợp tài nguyên nước bền vững cho hệ thống thủy nông hồ Núi Cốc ....................80 T 6 3.4.1. Phân tích kết quả chỉ số kế toán nước hệ thống thủy nông hồ Núi Cốc .80 T 6 T 6 3.4.2 Nhận xét, đánh giá về hiệu quả tưới hệ thống thuỷ nông Hồ Núi Cốc .....86 T 6 T 6 3.4.3 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị áp dụng phương pháp Kế toán nước T 6 cho hệ thống thủy nông hồ Núi Cốc...................................................................86 T 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................94 T 6 T 6 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Sơ đồ các thành phần nước trong Kế toán nước Hình 3.1 : Bản đồ vị trí của hệ thống hồ Núi Cốc Hình 3.2: Nhà máy thủy điện hồ Núi Cốc Hình 3.3. Biểu đồ kế toán nước hệ thống thủy nông Hồ Núi Cốc DANH MỤC BẢNG BIÊU Bảng 2.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống thủy nông ở một số nước trong khu vực Bảng 2.2: Các hợp phần WA các mức độ cánh đồng, dịch vụ và lưu vực Bảng 2.3: Chỉ số mang tính vật lý trong kế toán nước Bảng 2.4: Chỉ số sử dụng nước hữu ích Bảng 2.5: Chỉ số hiệu suất sử dụng nước Bảng 3.1: Nhiệt độ trạm Tân Cương Bảng 3.2: Độ ẩm trạm Thái nguyên Bảng 3.3: Một số đặc trưng của gió Bảng 3.4 : Lượng mưa thực đo của trạm Thái Nguyên Bảng 3-5 : Bốc hơi hàng năm của trạm Thái Nguyên Bảng 3.6: Cơ cấu sử dụng đất Bảng 3.7: Hiện trạng sử dụng đất vùng dự án hồ Núi Cốc Bảng 3.8: Cơ cấu các loại cây trồng chính hệ thống thuỷ nông Hồ Núi Cốc Bảng 3.9: Hệ số cây trồng Kc Bảng 3.10: Tính toán lượng bốc hơi tiềm năng trên lưu vực Bảng 3.11. Nhu cầu nước của các loại cây trồng năm 2009 Bảng 3.12. Bảng nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản Bảng 3.13. Bảng nhu cầu nước cho chăn nuôi Bảng 3.14. Bảng thông số kỹ thuật cơ bản của Hồ Núi Cốc Bảng 3.15. Bảng tính toán diện tích mặt thoáng kênh Bảng 3.16. Lượng nước bốc hơi mặt thoáng trên lưu vực Bảng 3.17. lượng bốc hơi trên đất phi nông nghiệp Bảng 3.18 Lượng nước cần để sử dụng cho xử lý xả thải CN&DL Bảng 3.19. Thành phần kế toán nước Hồ Núi Cốc Bảng 3-20. Các chỉ số tiêu hao của hệ thống thuỷ nông Hồ Núi Cốc Bảng 3-21: Chỉ số sử dụng nước hữu ích hệ thống thuỷ nông Hồ Núi Cốc Bảng 3.22: Tổng giá trị của sản xuất nông nghiệp SGVP năm 2009 Bảng 3.23: Chỉ số hiệu suất nước của hệ thống thủy nông Hồ Núi Cốc Bảng 3.24: Chỉ số hiệu suất nước ở lưu vực Bhakra của Ấn Độ Bảng 3.25: Chỉ số hiệu suất nước ở tiểu lưu vực Christian của Pakistan Bảng 3.26: Chỉ số hiệu suất nước ở tiểu lưu vực Kirindi Oya của SriLanka Bảng 3.27: Chỉ số hiệu suất nước lưu vực sông Nile của Ai Cập Bảng 3.28: Chỉ số hiệu suất nước ở Muda của Malaysia Bảng 3.29: Chỉ số hiệu suất nước ở Alasehir của Thổ Nhĩ Kỳ Bảng 3.30: Chỉ số hiệu suất nước ở lưu vực sông Hương của Việt Nam DANH MỤC VIẾT TẮT CWR: Nhu cầu nước cho cây trồng cạn GIS: Hệ thống thông tin địa lý KCN: Khu công nghiệp KHKT: Khoa học kỹ thuật NTTS: Nuôi trồng thủy sản RVS: Cấp nước tương đối SGVP: Chỉ số tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đã được chuẩn hóa WA: Water Accounting – Kế toán nước MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Do sự gia tăng dân số và tài nguyên nước giới hạn, cần phải tăng cường quản lý tài nguyên nước tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng khi tất cả hoặc gần như tất cả tài nguyên nước trong lưu vực được phân phối cho các sự sử dụng khác nhau. Các chiến lược quản lý tài nguyên nước phù hợp để đạt được hiệu quả cao hơn mà vẫn duy trì và cải thiện môi trường phải được thiết lập. Sự lãng phí và sử dụng không hữu ích cần phải được xem xét cẩn thận để nhận ra những tiềm năng tiết kiệm nước. Những phương pháp phân phối nước hiệu quả mà giảm thiểu và giúp giải quyết các xung đột phải được xây dựng và thực hiện. Để hỗ trợ việc hoàn thành những nhiệm vụ này, các phương pháp đã được cải tiến để giải thích cho sự sử dụng tài nguyên nước và hiệu suất sử dụng. Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển thì nước không chỉ đơn thuần dành cho tưới trong nông nghiệp mà nước còn đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động khác của con người như giao thông thuỷ, cải tạo môi trường, du lịch, thể thao....lúc này tài nguyên nước luôn là mối quan tâm hàng đầu của các hộ dùng nước. Các hoạt động kinh tế phát triển kéo theo việc gia tăng nhu cầu sử dụng nước, trong khi tài nguyên nước lại có hạn thì vấn đề cấp thiết là phải biết cách dùng nước thật hiệu quả. Như vậy tất cả nguồn nước trong lưu vực đều phải được phân định cho các sử dụng nước khác nhau. Điều quan trọng là cần phải có một kế hoạch dùng nước thật hợp lý. Sự lãng phí và sử dụng không hữu ích phải được xem xét cẩn thận để nhận biết được tiềm năng và cơ hội tiết kiệm nước. Chúng ta cần phát triển và thực hiện hiệu quả việc phân phối nước và giải quyết được những mâu thuẫn trong dùng nước. Phương pháp kế toán nước là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá và nhận biết nước được sử dụng có hiệu quả thế nào cũng như các hệ thống tưới được quản lý như thế nào. Bằng việc kể đến tất cả các hình thức sử dụng nước trong lưu vực, phương pháp này cho thấy các mục tiêu được đặt ra có đúng hay không, các cách mà chúng ta đang làm có hợp lý hay không. Đây là một công cụ hữu ích trong việc thiết lập một quá trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong lưu vực. Kế toán nước là một phương pháp đang được áp dụng ngày càng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Hiện trạng quản lý của hệ thống phản ánh đúng thực trạng của hầu hết các công trình thuỷ lợi hiện nay là đánh giá hiệu quả tưới mới chỉ dựa theo quan điểm cấp nước và khả năng hoàn thành mục tiêu là chính. Các thành phần sử dụng nước ngoài nông nghiệp của hệ thống có nhu cầu ngày càng tăng, ngày càng tạo ra sức ép lớn đối với hệ thống do tính hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, sự can thiệp trở lại trong quản lý hệ thống của các thành phần dùng nước này chưa được nghiên cứu và tìm hiểu một cách thích đáng. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phát triển phương pháp kế toán nước và áp dụng trong đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới hồ Núi Cốc theo quan điểm sử dụng tổng hợp tài nguyên nước. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước của hệ thống. 3. Phạm vi nghiên cứu Tài nguyên nước trong hệ thống tưới hồ Núi Cốc không chỉ sử dụng cho tưới tiêu cây trồng mà còn sử dụng cho nhiều đối tượng dùng nước khác nhau như cấp nước để bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên, cấp nước cho sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, bổ sung cho nước ngầm,... Vì vậy, sử dụng phương pháp kế toán nước phân tích sự tiêu hao nước, sử dụng nước và hiệu suất của nước sẽ phản ảnh đầy đủ và toàn diện hơn tính đa mục tiêu, hiệu quả cấp nước của hệ thống. Phạm vi nghiên cứu được tiến hành trên toàn bộ diện tích thuộc hệ thống tưới hồ Núi Cốc. 1.4. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được tiến hành dựa trên các tiếp cận truyền thống của Việt Nam và Thế giới về đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới. Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc phát triển Phương pháp kế toán nước để áp dụng và đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới hồ Núi Cốc. Dựa trên nguyên lý cân bằng nước, các phân tích về quá trình tiêu hao có lợi hay không có lợi, định trước hay không định trược, các chỉ số đánh giá hiệu quả và hiệu suất của hệ thống để đề suất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước trong hệ thống. 1.5. Những kết quả đạt được Nghiên cứu sẽ hệ thống và đánh giá tổng hợp các phương pháp áp dụng đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới đang áp dụng ở trong nước và thế giới. Giới thiệu nguyên lý, các thành phần, cách xác định chúng của phương pháp kế toán nước, ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường của phương pháp Áp dụng phương pháp kế toán nước trong việc quản lý nước của hệ thống hồ Núi Cốc để đề suất các giải pháp nâng cao hiệu quả của sử dụng nước bền vững trong hệ thống. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC CỦA HỆ THỐNG TƯỚI 1.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng nước trên thế giới 1.1.1. Phương pháp đánh giá truyền thống Để đánh giá hiệu quả sử dụng nước trong việc tưới, đến nay, có nhiều phương pháp luận, kỹ thuật và công cụ cũng như phương thức. Các phương pháp này khá hữu dụng trong đánh giá sự hoạt động của các hệ thống tưới. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế khi áp dụng những phương pháp này. Oad và Podmore (1989) đã định nghĩa một đại lượng, gọi là “cấp nước tương đối”. Đại lượng này là tỷ số giữa lượng cấp (gồm lượng nước tưới cộng với lượng mưa) và yêu cầu (gồm bốc thoát hơi nước cộng với lượng nước rò rỉ và thấm sâu) để đánh giá xem mức độ nước tưới lúa được quản lý tốt như thế nào dưới các mức cấp khác nhau. Molden và Gates (1990) đã định nghĩa các mục tiêu hệ thống phân nước tưới, gồm độ chính xác, hiệu quả, độ tin cậy và sự công bằng của việc phân nước và đã phát triển các phương pháp đo sự hoạt động bằng các thuật ngữ cho phép phân tích hiệu quả của các hệ thống phân nước tưới phục vụ các mục đích đánh giá, quy hoạch và thiết kế. Các phương pháp này cung cấp một sự đánh giá định lượng không chỉ sự hoạt động của toàn hệ thống mà còn đánh giá xem sự hoạt động này có thể bị hạn chế bởi sự kém cỏi của công trình và/hoặc của quản lý. Sakthivadivel và đồng nghiệp (1993) đã thảo luận sự hữu ích và việc sử dụng khái niệm “cấp nước tương đối – RWS” để đánh giá sự hoạt động của các hệ thống tưới với sự đề cập đặc biệt đến các hệ thống tưới lúa. Về mặt khái niệm, khái niệm này được định nghĩa là tỷ số giữa nước cấp với yêu cầu nước liên kết với các cây trồng thực tế được sinh trưởng với các biện pháp canh tác thực tế được dùng và cho một khu tưới thực tế. 2 Mặc dù những thuận lợi của khái niệm là tiện lợi cho phân tích và làm sáng tỏ các khoảng thời gian và vị trí khác nhau, nhưng các giá trị RWS đối với các khoảng thời gian dài hơn lại biểu lộ một vài sự mâu thuẫn. Đó là bởi vì khái niệm này không xem xét sự trữ trên ruộng lúa trong mùa sinh trưởng của cây trồng. Để khắc phục hạn chế này, khái niệm “Cấp nước tương đối luỹ tích – CRWS” được giới thiệu. CRWS được định nghĩa là giá trị luỹ tích của phần nước cấp so với yêu cầu được tính toán trong các khoảng thời gian ngắn (ví dụ tuần hoặc ngày) bắt đầu từ một thời gian cụ thể trong mùa. Thuận lợi chính của CRWS so với RWS là nó có thể được dùng để miêu tả sinh động tỷ lệ nước cấp với yêu cầu nước đầy ý nghĩa cho cả mùa, trong khi đó RWS chỉ hữu dụng cho việc đánh giá tỷ lệ này cho một giai đoạn cụ thể trong mùa. Mặc dù có những thuận lợi như đã nói ở trên, nhưng những khái niệm này chỉ có thể được dùng để đánh giá sự hoạt động của hệ thống tưới trong đó chỉ xem xét đến nông nghiệp được tưới. Trong những trường hợp mà có nhiều loại hình sử dụng nước khác như nước sinh hoạt và cây mọc hoang thì những khái niệm này bị hạn chế. Murray – Rust và Snellen (1993) đã định nghĩa sự hoạt động, mục đích, mục tiêu và các chỉ số hoạt động của một hệ thống tưới và gợi ý một khung đánh giá sự hoạt động và phán đoán dựa trên các định nghĩa này. Bos và đồng nghiệp (1993) đã cung cấp một khung mà những nhà quản lý tưới có thể sử dụng để đánh giá hoạt động tưới dựa trên khung đánh giá do Murray-Rust và Snellen (1993) đã gợi ý. Có thể thấy rằng khung đánh giá và các chỉ số được gợi ý ở trên nhằm vào các mục tiêu dự kiến đề ra và mức độ đạt được chúng trong quá trình hoạt động thực tế của hệ thống tưới. Các chỉ số được nhận ra trong các loại hình khác nhau để chỉ ra các khía cạnh đạt được từ sự hoạt động của hệ thống tưới theo một cách thực chi tiết hơn. Phương thức này hữu ích cho việc đánh giá sự hoạt động ở mức độ hệ thống. Tuy nhiên, có một số khó khăn. Chẳng hạn, những mục tiêu nào sẽ được lựa chọn trong các quá trình đánh giá sự hoạt động của hệ thống cũng như những sự thay đổi trong các mục tiêu sẽ dẫn tới việc cần phải xem xét lại. Hơn nữa, sự tiêu thụ nước 3 thực tế trong các hệ thống tưới không được chỉ ra một cách rõ ràng. Một số loại hình sử dụng nước khác (từ thực vật tự nhiên trong khu tưới, từ các khu vườn, từ sinh hoạt, công nghiệp, v.v.) không được kể đến trong cách đánh giá này. Vì vậy hiệu quả sử dụng nước trong hệ thống tưới vẫn chưa được đánh giá đầy đủ hơn. Bos (1997) tóm tắt các chỉ số hoạt động được dùng trong Chương trình nghiên cứu về sự hoạt động tưới, trong đó có khoảng 40 chỉ số hoạt động đa nguyên tắc được định lượng và khảo sát, dựa trên tập chỉ số hoạt động được Bos và đồng nghiệp (1993) miêu tả. Các chỉ số này rất phù hợp cho sử dụng trong đánh giá sự hoạt động tưới tiêu. Các nghiên cứu trước đây và các chỉ số hiệu quả sử dụng nước được định nghĩa vẫn quan tâm đến hiệu quả sử dụng nước liên quan đến các yếu tố dòng chảy, đất và năng suất/sản lượng cây trồng (trong đó chủ yếu đề cập đến khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và mục tiêu đặt ra). Các chỉ số này khá có ý nghĩa đối với những người quản lý hệ thống tưới - những người quan tâm đến việc vận hành hệ thống hàng ngày. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây chưa chú trọng vào mối liên quan giữa nước, đất và giá trị đầu ra. Thực chất mà nói, đối với một hệ thống tưới, hiệu quả sử dụng nước của nó phải được đánh giá ở khía cạnh giá trị kinh tế cho một đơn vị nước và vấn đề này đã được R.Sakthivadivel và đồng nghiệp (1999) nghiên cứu. 1.1.2 Phương pháp đánh giá theo chỉ tiêu Tháng 5/1994 hội thảo vùng Châu A-Thái Bình Dương về "đánh giá hiệu quả tưới trong nền nông nghiệp bền vững" tại Bangkok (Thái Lan) các chuyên gia đã nhất trí về các thông số đánh giá hiệu quả tưới. Tuy rằng mỗi nước có các mục tiêu khác nhau tùy theo điều kiện của hệ thống tưới khác nhau Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tưới gồm: 1. Hệ thống phân phối nước (bao gồm công trình trên kênh) - Hiệu quả vận chuyển nước ở các cấp kênh - Hiệu quả phân phối nước - Bồi lắng và cỏ rác 4 2. Hiệu quả tưới mặt ruộng - Hệ số quay vòng đất - Hiệu ích tưới - Hiệu quả sử dụng nước 3. Hiệu quả môi trường trong hệ thống tưới - Mức độ nhiễm mặn, kiềm hóa - Chất lượng nước mặt, nước ngầm - Ngập úng - Cỏ dại trong kênh có nước đọng 4. Hiệu quả xã hội - Lao động - Sở hữu ruộng đất - Giới trong hoạt động tưới - Sự thỏa mãn của nông dân 5. Hiệu quả đa mục tiêu Thường được vận dụng tất cả các các chỉ tiêu đánh giá nêu trên. 6. Hiệu quả về kinh tế - Mở rộng diện tích gieo trồng - Tăng năng suất - Tăng sản lượng - Tăng thu nhập Tuy nhiên việc xác định một số thông số chưa rõ ràng (giới, sở hữu ruộng đất ...), chưa có 1 quy định cụ thể nào cho việc xác định các thông số này vì vậy đây là 1 hạn chế trong việc đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới 1.1.3 Phương pháp kế toán nước Dân số đang tăng nhanh và tài nguyên nước đang hạn chế, đó là một yêu cầu tăng cường quản lý tài nguyên nước tốt hơn trên toàn thế giới. Điều này đặc biệt đúng khi tất cả hoặc gần như tất cả nguồn nước trong một lưu vực đã được phân 5 phối cho các sử dụng khác nhau. Những chiến dịch có hiệu quả đang giành được nhiều số lượng trong khi duy trì hoặc cải thiện môi trường sẽ được thành hệ thống. Nước thải và những sử dụng không sinh lợi cần phải được nghiên cứu cẩn thận để nhận dạng những cơ hội tiết kiệm tiềm tàng. Những quy trình phân phối hiệu quả là giảm thiểu và giúp giải quyết những xung đột cần được phân tích và thực hiện. Trợ giúp trong khi hoàn thành nhiệm vụ này, những quy trình được cải thiện, Kế toán cho sử dụng tài nguyên nước và hiệu suất được đề ra. Do kiểu và quy mô sử dụng rất khác nhau, truyền đạt thông tin về nước của các nhà chuyên môn và không có chuyên môn là hoàn toàn khó khăn, những quy định về chính sách thường được thực hiện với một sự hiểu biết không rõ ràng về tầm quan trọng cho tất cả những người dùng nước. Cạnh tranh do sự cung cấp nước hạn chế đang gia tăng, nó biến thành sự gia tăng nghiêm trọng đối với sự truyền đạt rõ ràng về nước sẽ được sử dụng ra sao và nguồn nước được phân phối ra sao với những tác động của các kiểu sử dụng nước như hiện nay. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới các nhà khoa học đã thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng nước bằng phương pháp Kế toán nước và cho ra nhưng kết quả đánh giá khá sát thực và giải thích được thực trạng sử dụng nước tại vùng nghiên cứu. Ở Ấn Độ, năm 1989 đã xuất bản 2 tác phẩm “ tiêu chuẩn đo đạc quản lý vận hành hệ thống tưới” và “ giám sát đánh giá hệ thống tưới”. Tiếp sau đó các chuyên gia Ấn độ và IWMI đã đánh giá hệ thống tưới Sirsa có sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và các mô hình thủy lực, đánh giá hệ thống tưới Bhakra với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Để nâng cao hiệu quả tưới nói chung và cụ thể là đảm bảo độ tin cậy trong việc phân phối nước cho người sử dụng, nhiều hệ thống tưới ở Ấn Độ, cả các hệ thống đang hoạt động và hệ thống mới xây dựng đã tiến hành nâng cao quản lý nước bằng cách quan trắc và điều hành các công trình và các thông số từ xa. ở hầu hết các hệ thống đều chọn 1 đoạn kênh đang hoạt động làm mẫu để nghiên cứu và phân tích lợi ích do cải thiện hệ thống quản lý nước và sau đó mở rộng cho vùng rộng hơn ( mô hình điểm) 6 Tại Trung Quốc, trong các năm 1993-1994 Trung quốc đã tiến hành đánh giá 195 hệ thống tưới lớn với 3 mức đánh giá : + Mức 1: Đánh giá kết cấu công trình hoặc kênh mương + Mức 2: Đánh giá toàn bộ hệ thống + Mức 3: Đánh giá cải tạo nâng cấp hệ thống Kết quả đánh giá cho thấy: 70% công trình đầu mối bị xuống cấp hoặc trong tình trạng nguy hiểm, 16% mất khả năng làm việc, 10% bị bỏ hoang, chỉ có 4% làm việc bình thường. Đối với kênh mương: 60% chuyển nước tốt, 21% xuống cấp nghiêm trọng, 9% mất khả năng làm việc, 10% bị bỏ hoang. Đối với các trạm bơm: 36% mất khả năng làm việc, 32% xuống cấp hoặc trong tình trạng nguy hiểm Tại Malaysia, từ những năm 1990 đã bắt đầu đánh giá ở 8 vùng trọng điểm lúa với nội dung chính là đánh giá hiệu quả sử dụng nước. Trong quá trình đánh giá các chỉ tiêu đã được sử dụng như: tỷ lệ cấp nước tương đối, hiệu quả tưới, chỉ tiêu sử dụng nước, hệ số quay vòng đất..IWMI đã có nghiên cứu ở Kerian năm 1991 cho thấy chỉ số hiệu quả dùng nước từ 0,035-0,271 kg/m3, trung bình 0,12 kg/m3, trong P P P P khi đó theo tài liệu của FAO với hệ thống tưới lúa cho việc sử dụng nước có hiệu quả chỉ số này nằm trong khoảng từ 0,7-1,1 kg/m3. Để giúp chọn các thông số giám P P sát đánh giá ở một số nước đã đưa ra các thống số và mức độ quan trọng như bảng 2.1: Theo tài liệu của FAO-1994, Với x- quan trọng; xx - rất quan trọng. Bảng 2.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống thủy nông ở một số nước trong khu vực 7 TT 1 2 3 4 5 6 7 Thông số Sự thích hợp của hệ thống tưới - Tính công bằng - Hiệu suất - Mức độ tin cậy hiệu quả các công trình Hiệu quả sử dụng nước mặt ruộng - Hiệu ích tưới - Hệ số quay vòng đất - Sản phẩm Môi trường - úng - Thoái hóa đất - Nước ngầm - Tiêu nước - Cỏ dại - Sức khỏe cộng đồng xã hội - Sở hữu đất - Sự di chuyển chỗ ở của nông dân - Sự thỏa mãn của nông dân - Hội dùng nước Sử dụng tổng hợp nguồn nước - Thủy sản - Nước trong thành phố - Vận tải Kinh tế - tự túc tài chính - Tỷ số B/C Việt Nam Thái lan xx x xx xx xx x xx xx xx x xx xx xx x xx xx xx x xx xx x x xx xx xx xx xx x x x xx x xx x x x x x xx x x xx xx x xx xx xx x x xx xx xx x xx xx xx xx x x x x x x x x x x xx x x xx xx x xx x x xx x xx xx xx xx x x x x x xx xx xx x xx xx xx x xx xx Lào Phillipin Trung Quốc Indonesia Ấn độ Malaysia Myanmar Nepal Pakistan Hàn Quốc xx xx x xx xx xx xx xx xx x x xx x xx xx xx xx xx x x x xx xx xx xx xx x xx x xx x x x xx x xx x xx x xx xx xx x xx xx xx x xx x x xx x x xx xx xx x xx xx x xx x x xx x xx xx xx x xx x x x xx xx xx xx x xx x xx x x x xx xx xx xx xx xx xx xx x x xx xx xx xx x x xx xx xx xx x x xx xx xx x x x x x x x x x x xx xx x xx xx xx x xx x x x x xx xx x x x x xx x x x xx xx x xx xx xx xx xx x x xx x xx xx xx xx x xx xx xx xx x x xx xx xx xx x x xx xx xx xx x x xx xx xx x x x x x xx xx xx x x x xx xx x x xx xx x xx xx xx xx x Srilanca xx x xx x x x xx x Bhutan x x x xx xx x x xx x Banglades x x x xx x 8 1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng nước ở Việt Nam Ở nước ta, nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nước còn ít. Bắt đầu từ năm 2005 là nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thế Quảng và PGS.TS Đoàn Doãn Tuấn thực hiện. Nghiên cứu đã đưa ra phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông dựa trên 29 chỉ số đánh giá có liên quan đến năng suất cây trồng, nước, đất và năng suất lao động, nguồn nước cấp, kinh tế, môi trường, cơ sở hạ tầng và các cấp quản lý thuỷ nông chính thức và cộng đồng. Mặc dù phương pháp này đã đề cập đến nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thuỷ nông nhưng nó vẫn chủ yếu là so sánh hiệu quả hoạt động thực tế với mục tiêu đặt ra cho hệ thống và vì vậy nó chỉ có ý nghĩa nhiều đối với những người quản lý vận hành hệ thống mà không có ý nghĩa nhiều đối với những nhà quản lý và lập chính sách dài hạn và có tính chiến lược. GS. Bùi Hiếu và Trần Quốc Lập (năm 2005) đã thực hiện một nghiên cứu về “Công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển các ngành kinh tế khác nông nghiệp của các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam”. Nghiên cứu tập trung vào đánh giá hiệu quả các công trình thuỷ lợi phục vụ các ngành kinh tế như thuỷ sản, sinh hoạt, công nghiệp, phát điện, giao thông và lâm nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng lại ở mức điều tra khảo sát và đánh giá thực trạng của các hệ thống thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu. Năm 2006, các tác giả Dương Thị Kim Thư, Đoàn Doãn Tuấn, Hoàng Thái Đại đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả tưới công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn bằng các bộ chỉ tiêu phản ánh về năng suất, kinh tế và thể chế tổ chức quản lý hệ thống. Năm 2011 các tác giả Thái Thị Khánh Chi, Hoàng Thái Đại đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả hệ thống thủy nông Bắc Đuống- Bắc Ninh bằng các chỉ tiêu về hiệu ích tưới nước, chỉ diện tích tưới nước trạng thái công trình, chỉ tiêu về sản lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp Nhận xét chung về các nghiên cứu hiệu quả hệ thống thuỷ lợi nước ta hiện nay: Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả tưới trong nước đã đề cập được nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tưới của hệ thống thủy nông. Trên cơ sở các chỉ tiêu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan