Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã ẳng cang hu...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã ẳng cang huyện mường ảng tỉnh điện biên

.PDF
66
69
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÒ THỊ HẰNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ẲNG CANG HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lí tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÒ THỊ HẰNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ẲNG CANG HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K46 – QLĐĐ - N01 Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Sơn Tùng Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Quản lý tì nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại UBND xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên với đề tài: ‘Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên”. Khóa luận được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường. Tôi vô cùng cảm ơn thầy giáo – cán bộ giảng dạy ThS. Đỗ Sơn Tùng giảng viên khoa Quản lý tài nguyên. Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Ẳng Cang, cán bộ địa chính xã Ẳng Cang, cán bộ khuyến nông, các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong xã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong qua trình nghiên cứu đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn người thân đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lò Thị Hằng ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới ...... 14 Bảng 2.2: Dân số và tiềm năng đất nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á.. 15 Bảng 2.3: Phân bố diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các vùng trên cả nước ................................................................................................. 16 Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp .................................................... 17 Bảng 2.5: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp .............................................. 17 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Ẳng Cang năm 2016 ...................... 32 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Ẳng Cang năm 2016 ....... 35 Bảng 4.3: Hiện trạng về diện tích và sản lượng một số cây trồng chính của xã Ẳng Cang năm 2016 ........................................................................ 36 Bảng 4.4. Các LUT sản xuất nông nghiệp của xã Ẳng Cang ......................... 38 Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của các cây trồng/ha ............................................ 40 Bảng 4.6: Đánh giá hiệu quả kinh tế trên 1ha cho công thức luân canh......... 40 Bảng 4.7: Phân cấp hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất/ha .................................................................. 41 Bảng 4.8: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất của xã .......... 42 Bảng 4.9: Hiệu quả xã hội của các LUT ......................................................... 43 Bảng 4.10: Hiệu quả môi trường của các LUT ............................................... 45 iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa Chữ viết tắt UBND Uỷ ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân THCS Trung học cơ sở BVTV Bảo vệ thực vật LX Lúa xuân LM Lúa mùa LUT Land Use Type (loại hình sử dụng đất) STT Số thứ tự FAO Food and Agricuture Organnization – Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc NN Nông nghiệp CN - TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1 . Đặt vấn đề ................................................................................................. 1 1.1.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 2 1.1.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3 1.2.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3 1.2.2 Ý nghĩa trong thực tiễn .......................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1 Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp ................................... 4 2.1.1 Khái niệm và quá trình hình thành đất ..................................................... 4 2.1.2 Vai trò ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp ......................................... 5 2.2 Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới ...................................................... 6 2.2.1 Khái quát chung ....................................................................................... 6 2.2.2 Một số phương pháp nghiên cứu trên thế giới ......................................... 7 2.3 Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai tại Việt Nam ........................... 10 2.4. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất ......................................... 11 2.4.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ................. 11 2.4.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ................................... 13 2.4.3 Hiệu quả sử dụng đất.............................................................................. 18 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 23 v 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 23 3.2.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 23 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.3.1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................... 23 3.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Ẳng Cang ................................ 23 3.3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Ẳng Cang .................................................................................................... 23 3.3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trong tương lai .................................................................................. 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ....................................... 24 3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp ........................................ 24 3.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu ............................................... 24 3.4.4 Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất ........................... 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26 4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của xã Ẳng Cang ........ 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Ẳng Cang .................................................... 26 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Ẳng Cang .......................................... 28 4.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Ẳng Cang ................................................. 32 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của xã Ẳng Cang ............................. 32 4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 của xã Ẳng Cang ........ 34 4.3.1 Đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất của xã ........................... 37 4.3.2 Mô tả loại hình sử dụng đất.................................................................... 38 4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã .. 39 vi 4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trong tương lai ........................................................................................... 47 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 51 5.1. Kết luận .................................................................................................... 51 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 . Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Không có đất thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là nền tảng của mọi quá trình hoạt động của con người, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cấu ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích đất nông nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm giảm độ màu mỡ và giảm tính bền vững trong sử dụng đất. Ngoài ra, với quá trình đô thị hóa làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, trong khi khả năng khai hoang đất mới và các loại đất khác chuyển sang đất nông nghiệp lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả, để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối vói một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. 2 Ẳng Cang là một đơn vị hành chính thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Xã Ẳng Cang nằm ở phía nam của huyện Mường Ảng là xã đông dân và có địa hình phức tạp, có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau: phía đông giáp xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng. Phía nam giáp xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng và xã Pú Nhí, huyện Điện Biên Đông. Phía tây giáp xã Mường Phăng, huyện Điện Biên và xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng. Phía Bắc giáp xã Ẳng Nưa, thị trấn Mường Ảng, xã Ẳng Tở và xã Búng Lao, huyện Mường Ảng. Xã Ẳng Cang được thành lập năm 1967 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Mường Ảng. Năm 2006, chính phủ điều chỉnh 138,30 ha diện tích tự nhiên và 465 người của xã Ẳng Cang về thị trấn Mường Ảng, đồng thời xã Ẳng Cang được chuyển từ huyện Tuần Giáo về huyện Mường Ảng mới thành lập. Xã Ẳng Cang có tổng số diện tích tự nhiên là 5.437,83 ha được thành lập 21 bản dân cư. Trong đó có 5 bản vùng cao và 16 bản vùng thấp, có tổng số hộ là 1.541 hộ với 7.175 khẩu, gồm có 3 dân tộc cùng sinh sống. Thái, Mông thu nhập bình quân/ người thấp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc điều tra đánh giá một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất, hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất. Từ đó, định hướng cho người dân trong xã khai thác sử dụng đất đai hợp lý, bền vững là một trong những vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.1.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã và đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao, phù hợp với 3 điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. 1.1.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá được thực trạng sử dụng của nhóm đất sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. - Lựa chọn được loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. - Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. 1.2 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. - Giup sinh viên tiếp xúc với thực tế, nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và trang bị kiến thức thực tế cho quá trình công tác sau này. - Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu học tập tốt cho các bạn sinh viên. 1.2.2 Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tại hoàn thiện sẽ là tài liệu cụ thể mang tính định hướng quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai tại địa phương nghiên cứu - Đưa ra các giải pháp cụ thể về sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả tại địa phương nghiên cứu. - Trên cơ sở đánh gia hiệu quả đất đai, từ đó định hướng và đề xuất những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợp với điều kiện của địa phương. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp 2.1.1 Khái niệm và quá trình hình thành đất 2.1.1.1 Khái niệm về đất Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thế tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của 4 quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản. Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đokutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất được xem như một vật thể sống nó luôn vận động, biến đổi và phát triển. Theo C.Mac: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch của Việt Nam cho rằng “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm các cấu hình của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước ( hồ, sông, suối…) các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản tong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại”. Như vậy, đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là một khoảng không gian 5 có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm:lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, mặt nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất theo chiều nằm ngang – trên bề mặt đất, giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người (Hội khoa học đất VN,2000). Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu. thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. 2.1.1.2 Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. 2.1.2 Vai trò ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về tầm quan trọng của đất C.Mac viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể”. Đối với nông nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới.v.v.) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi.v.v.). Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản – sử dụng đất; Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: 6 - Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cât trồng. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp. 2.2 Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới 2.2.1 Khái quát chung Trong đánh giá đất, đất đai được định nghĩa là một vùng đất mà đặc tính của nó được xem như bao gồm những đặc trưng tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác được hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Một quốc gia hay một dân tộc sử dụng đất đất đai của họ thế nào là tùy thuộc vào những nhân tố tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau bao gồm cả các đặc tính của đất, các yếu tố kinh tế - xã hội, hành chính và những hạn chế về chính trị cũng như nhu cầu và mục tiêu của con người. Các phương pháp đánh giá đất được rất nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm, do vậy nó trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và nó gắn liền với công tác quy hoạch sử dụng đất. Các nhà thổ nhưỡng học đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính cấu tạo, các quy luật và quá trình hình thành đất, điều tra và lập bản đất toàn thế giới với tỷ lệ 1/5.000.000. Đồng thời từ thực tế lao động sản xuất trên đồng ruộng các nhà khoa học và cả những người nông dân đã đi sâu nghiên cứu, xem xét nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất trên từng vạt đất. Trong đánh giá, phân hạng đất những tính chất của đất đai có thể đo lường và ước lượng được. Có rất nhiều đặc điểm, tính chất đất nhưng khi 7 đánh giá tùy theo khu vực nghiên cứu cần lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu. Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất. Công tác đánh giá đất trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng ngoài thực tế sản xuất nông nghiệp. 2.2.2 Một số phương pháp nghiên cứu trên thế giới Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung và phương pháp đánh giá đất của mình. Có nhiều phương pháp khác nhau nhưng dù là phương pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại hình sử dụng đất cụ thể để đánh giá. - Phương pháp đánh giá đât đai của Liên Xô (cũ): Phương pháp được hình thành từ những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX để phục vụ cho đánh giá đất và thống kê chất lượng đất đai nhằm mục đích xây dựng chiến lược quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính thuộc Liên bang Xô Viết. Phương pháp này thống kê các đặc tính cơ bản của đất đai định hướng cho các mục đích sử dụng và bảo vệ đất hợp lý (Đỗ Nguyên Hải, 2000) [3]. - Phương pháp đánh giá đất đai ở Mỹ: Năm 1951, Cục Cải tạo đất đai – Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xây dựng phương pháp phân loại khả năng thích nghi đất có tưới. Việc phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng được(arable) đến lớp có thể trồng được một cách giới hạn (limited arable) và lớp không thể trồng được (non – arable). Trong hệ thống phân loại này ngoài đặc điểm đất đai một số chỉ tiêu về kinh tế định lượng cũng được xem xét có giới hạn ở phạm vi thủy lợi (Đào Đức Ngọc, 2009) [7]. 8 - Phương pháp đánh giá đất đai ở Canada: Canada đánh giá đất theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai các chỉ tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ độc trong đất, xói mòn và đá lẫn. trên cơ sở đó, đất Canada được chia làm 7 nhóm đất rất chi tiết và thích nghi cao tới không gian sản xuất được (Đào Đức Ngọc, 2009) [7]. - Phương pháp đánh giá đất đai ở Anh: Đánh giá dất đai ở Anh được áp dụng theo hai phương pháp: - Phương pháp thứ nhất: Xác định khả năng trồng cây nông nghiệp của đất. - Phương pháp thứ hai: Việc đánh giá đất đai căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế trên đất được lấy làm tiêu chuẩn, lấy năng suất bình quân nhiều năm ở trên đất tốt nhất hoặc đất trung bình so sánh với năng suất trên đất tiêu chuẩn (Đào Đức Ngọc, 2009) [7]. - Phương pháp đánh giá đất theo FAO: Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai, tổ chức Nông – Lương của Liên hiệp quốc – FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm và kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO – 1976). Tài liệu này đã đưa ra hàng loạt các khái niệm dùng trong đánh giá đất đai, đơn vị đất đai, loại hình sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất. Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và vận dụng vào công tác đánh giá đất đai ở nước mình và được công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. 9 Phương pháp đánh giá đất của FAO đã “dung hòa” các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới, lựa chọn và phát huy được ưu điểm của các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau. Cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng tối ưu. Mục đích của đánh giá đất theo FAO là nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết về phương án đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cương lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất đai không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền (Đào Đức Ngọc, 2009) [7]. - Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO: - Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; - Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất; - Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai; - Phân hạng thích hợp đất đai;  Các bước chính trong đánh giá đất theo FAO 1992 gồm: 1 2 3 5 Xác định mục tiêu Thu thập tài liệu Xác định loại hình sử dụng đất (LUT) Đánh giá khả năng thích hợp 4 Xác định đơn vị đất đai 6 7 8 Xác định Xác định Quy hiện trạng loại hình hoạch KT- XH sử dụng sử và môi đất thích dụng trường hợp nhất đất 9 Áp dụng của việc đánh giá đất 10 2.3 Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai tại Việt Nam Khái niệm và công việc đánh giá đất, phân hạng đất cũng đã có từ lâu ở Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, thực dân, để tiến hành thu thuế đất đai đã có sự phân chia “Tứ hạng điền - lục hạng thổ”. Sau hòa bình lập lại – 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lý ruộng đất đã có nhưng công trình nghiên cứu và quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp. Dựa vào các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp, đất đã được phân thành từ 5 – 7 hạng theo phương pháp tính điểm (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [10]. Từ năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp dã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO theo điều kiện Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Những năm gần đây, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã và đang được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông, lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên công tác đánh giá đất không thể chỉ dừng lại ở mức độ phân hạng chất lượng tự nhiên của đất mà phải chỉ ra các loại hình sử dụng đất thích hợp cho từng hệ thống sử dụng đất khác nhau với nhiều đối tượng cây trồng nông lâm nghiệp khác nhau. Vì vậy các nhà khoa học đất cùng với các nhà quy hoạch quản lý đất đai trong toàn quốc tiếp thu nhanh chóng tài liệu đánh giá đất của FAO, những kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá đất quốc tế để ứng dụng từng bước cho công tác đánh giá đất ở Việt Nam. Gần 10 năm qua, hàng loạt các dự án nghiên cứu, các chương trình thử nghiệm đã được triển khai từ Bắc đến Nam và đã thu được kết quả khả quan (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [10]. 11 Có thể khẳng định rằng nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO đã được vận dụng có kết quả ở Việt Nam. Các cơ quan nghiên cứu đất ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu vận dụng các phương pháp đánh giá đất của FAO vào các vùng sản xuất nông lâm nghiệp khác nhau phù hợp với các điều kiện sinh thái, cấp tỷ lệ bản đồ, đặc biệt với các điều kiện kinh tế - xã hội, để nhanh chóng hoàn thiện các quy trình đánh giá đất và phân hạng thích hợp đất đai cho Việt Nam. 2.4. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất 2.4.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 2.4.1.1. Sử dụng đất là gì? - Sử dụng đất là 1 hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trương. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế - xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thực hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. 12 2.4.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất  Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí... Trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai như là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. + Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm...., trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo khả năng cung cấp nước. + Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc, hướng dốc...., thường dẫn đến điều kiện đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng xây dựng đồng ruộng, hệ thống thủy lợi và sử dụng các biện pháp cơ giới. Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuât và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần nghiên cứu kĩ những đặc điểm này để tuân theo các quy luật của tự nhiên, tận dụng và phát huy các lợi thế, khắc phục những hạn chế nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất về cả kinh tế, xã hội và môi trường.  Yếu tố về kinh tế - xã hội Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, sức sản xuất, trình độ phát triển kinh tế của hàng hóa, cơ cấu kinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan