Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện thanh oai, thành phố hà nội ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện thanh oai, thành phố hà nội

.PDF
118
3
81

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM VŨ BÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Vũ Bình i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện được chuyên đề tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Đỗ Nguyên Hải - Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh chuyên đề tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, Ban quản lý đào tạo - Học viện nông nghiệp Việt Nam, khoa Quản lý đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài. Xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, đặc biệt là tập thể cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Thống kê, cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân các xã, thị trấn trong huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ để tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn. Trân trọng cảm ơn bạn bè đã khích lệ tôi thực hiện đề tài. Qua đây cũng cho tôi xin gửi lời cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện về mọi mặt giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện chuyên đề. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Vũ Bình ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v Danh mục bảng ............................................................................................................ vi Danh mục hình ...........................................................................................................viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 4 2.1. Những vấn đề chung về sử dụng đất nông nghiệp ............................................ 4 2.1.1. Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp .................................. 4 2.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 11 2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả về sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và việt nam ............................................................ 24 2.2.1. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ............................... 25 2.2.2. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ...... 28 2.2.3. Đánh giá, nhận xét ......................................................................................... 30 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 32 3.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 32 3.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 32 3.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 32 3.4. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 32 3.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội .................................................................................................... 32 3.4.2. Thực trạng sử dụng đất đai tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội ............... 32 3.4.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp .............................. 32 iii 3.4.4. Lựa chọn các lut có hiệu quả và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Thanh Oai ........................... 33 3.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 33 3.5.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 33 3.5.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .............................................................. 34 3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............................. 34 Phần 4. Kết quẩ nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 38 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp ............................................................................................. 38 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ................................................ 38 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 45 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai ........ 50 4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện thanh oai ..................................... 52 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 58 4.3.1. Đặc điểm các loại hình sử dụng đất của huyện Thanh Oai .............................. 58 4.3.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Oai ............................... 60 4.4. Lựa chọn các lut có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ......................................................................................................... 81 4.4.1. Quan điểm phát triển ngành nông nghiệp huyện Thanh Oai ........................... 81 4.4.2. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả ......................... 82 4.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thanh Oai ............................ 84 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 92 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 92 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 93 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 94 Phụ lục ...................................................................................................................... 96 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVTV Bảo vệ thực vật CNXH Chủ nghĩa xã hội CPTG Chi phí trung gian DT Diện tích GTSX Giá trị sản xuất GTNC Giá trị ngày công HĐND Hội đồng nhân dân HQĐV Hiệu quả đồng vốn KT – XH Kinh tế xã hội LĐ Lao động LUT Loại hình sử dụng đất LX – LM Lúa xuân - lúa mùa STT Số thứ tự SXNN Sản xuất nông nghiệp TB Trung bình TNHH Thu nhập hỗn hợp UBND Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .........................................35 Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp .............................................................................................. 36 Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường ...................................36 Bảng 4.1. Quy hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai ............................................42 Bảng 4.2. Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm ...........................46 Bảng 4.3. Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Thanh Oai ....................47 Bảng 4.4. Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Oai năm 2015 ..........................52 Bảng 4.5. Biến động đất đai tại huyện Thanh Oai giai đoạn 2010- 2015 .................... 53 Bảng 4.6. Bảng thống kê các loại đất phân bổ trong năm 2015 của huyện Thanh Oai.................................................................................54 Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai năm 2015 .............. 55 Bảng 4.8. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thanh Oai giai đoạn 2011 - 2015...... 56 Bảng 4.9. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh năm 2010 phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm từ năm 2011 đến năm 2015 ............................ 57 Bảng 4.10. Một số loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 1..........................................59 Bảng 4.11. Một số loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 2..........................................60 Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 1 .......................................................61 Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 2 .......................................................63 Bảng 4.15. Đánh giá chỉ tiêu TNHH và HQĐV theo các LUT huyện Thanh Oai ........ 64 Bảng 4.16. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1........................... 66 Bảng 4.17. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 2........................... 67 Bảng 4.18. Đánh giá chỉ tiêu hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại các tiểu vùng....... 69 Bảng 4.19. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ............................................. 72 Bảng 4.20. Mức sử dụng thuốc BVTV của tiểu vùng 1................................................74 Bảng 4.21. Mức sử dụng thuốc BVTV của tiểu vùng 2................................................75 Bảng 4.22. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất huyện Thanh Oai ............... 77 Bảng 4.23. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tiểu vùng 1 ................................................ 79 Bảng 4.24. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tiểu vùng 2 ................................................ 80 vi Bảng 4.25. Dự kiến các kiểu sử dụng đất đến năm 2020 tiểu vùng 1............................86 Bảng 4.26. Dự kiến các kiểu sử dụng đất đến năm 2020 tiểu vùng 2............................87 vii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Thanh Oai ..............................................................39 Hình 4.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình hàng tháng huyện Thanh Oai ............................ 40 Hình 4.3. Biểu đồ lượng mưa huyện Thanh Oai ........................................................... 41 Hình 4.4. Dân số trung bình huyện Thanh Oai giai đoạn 2010 - 2015 .......................... 48 Hình 4.5. Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Thanh Oai năm 2015 ..............................54 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Phạm Vũ Bình Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”. Chuyên ngành: Quản lý Đất đai Mã số: 60.85.01.03 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá hiệu quả và lựa chọn những loại hình sử dụng có tiềm năng cho sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. - Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Oai. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện. Để thực hiện các nội dung của đề tài, các phương pháp được sử dụng gồm: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp đánh giá hiệu quả và phương pháp xử lý số liệu. 3. Kết quả chính và kết luận Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 6 LUT với 24 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đại diện tiêu biểu cho vùng nghiên cứu, bao gồm: LUT chuyên lúa (lúa xuân – lúa mùa); LUT 2 lúa – màu (lúa xuân – lúa mùa – ngô, lúa xuân – lúa mùa – đậu tương, lúa xuân – lúa mùa – khoai lang, lúa xuân – lúa mùa – cải bắp, lúa xuân – lúa mùa – cà chùa, lúa xuân – lúa mùa – lạc đông, lúa xuân – lúa mùa – dưa chuột, lúa xuân – lúa mùa – su hào, lúa xuân – lúa mùa – khoai tây); LUT chuyên màu (lạc xuân – ngô, lạc xuân – khoai tây, đậu tương - ngô, ngô – cà chua, lạc xuân – đậu tương – cà chua, lạc xuân – khoai lang, lạc đông – ngô xuân, cà chua – khoai lang – bắp cải); LUT cây ăn quả (Bưởi, nhãn, cam); LUT hoa cây cảnh (Hoa ly, hoa cúc); LUT nuôi trồng thủy sản (cá nước ngọt). - Về hiệu quả kinh tế: Có nhiều loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế khá cao như: LUT nuôi trồng thủy sản, LUT trồng cây lâu năm, LUT hoa, cây cảnh. - Về hiệu quả xã hội: Có nhiều loại hình sử dụng đất thu hút nguồn lao động khá cao như: LUT 2 lúa - màu là thu hút nhiều công lao động nhất. Tiếp đến là LUT ix chuyên lúa. LUT nuôi trồng thủy sản, LUT hoa, cây cảnh, LUT cây lâu năm có giá trị kinh tế như bưởi, cam là LUT thu hút khá nhiều công lao động. - Về hiệu quả môi trường: các LUT chuyên màu, LUT cây lâu năm có ảnh hưởng tốt đến môi trường. Trên cơ sở hiệu quả của các loại hình sử dụng đất đã được xem xét và các mục tiêu phát triển để đề xuất LUT hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Để thực hiện được các đề xuất trên cần chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho huyện Thanh Oai và các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, về vốn đầu tư, về nguồn nhân lực, giải pháp về cơ sở hạ tầng, về cơ chế chính sách trong nông nghiệp. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Pham Vu Binh Thesis title: Evaluate the Effectiveness of Agricultural Land Use in Thanh Oai District, Ha Noi city. Major: Land Management Code: 60 85 01 03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) 1. RESEARCH OBJECTIVES To evaluate the effectiveness of agricultural land use and choose the potential methods of land use in the specific conditions of Thanh Oai District. To orientate and propose the solutions in relation to improving the efficiency of agricultural land use. 2. MATERIALS AND RESEARCH METHODS Features of Thanh Oai District include: natural, economic and social conditions Agricultural land use status of Thanh Oai District Evaluating the efficiency of agricultural land use The orientation of agricultural land use in Thanh Oai District To make the content of the subject, the used methods include: data collection method, select the method of research, effective assessment method and data processing method. 3. MAIN FINDINGS AND CONCLUSIONS Based on the research results, 6 LUTs and 24 LUS having social, economic and enviromental effectiveness representing for study area were chosen: LUT specialized rice (spring paddy - winter rice); LUT 2 rice - vegetable (spring paddy - winter rice maize, spring paddy - winter rice - sweet potatoes, spring paddy - winter rice cabbages, spring paddy - winter rice - tomatoes, spring paddy - winter rice - winter groundnuts, spring paddy - winter rice - cucumbers, spring paddy - winter rice kohlrabi, spring paddy - winter rice - potatoes); LUT specialized vegetable (spring groundnuts - maize, spring groundnuts - potatoes, soybeans - maize, maize - tomatoes, spring groundnuts - soybeans - tomatoes, tomatoes - sweet potatoes - cabbages); LUT friut crops (shaddock, longan, orange trees); LUT decoration plants and flowers (lily, chrysanthemum); LUT aquaculture (freshwater fish). Based on the effectiveness of different land use types and the development xi objectives, LUT decoration plants and flowers were proposed due to high economic value. To achieve the above - mentioned objectives, these following silmutaneous solutions should be implemented in order to increase social, economic and environmental effectiveness in Thanh oai District: agricultural product marketing, investment, human resoures, infrastructure solutions, agriculture. xii policy and mechanism in PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta, là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm tới vấn đề này. Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nông nghiệp dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu đã có vị thế cao trên thế giới. Kinh tế và bộ mặt nông thôn từng bước chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, đời sống người nông dân cũng được cải thiện. Chúng ta đã phát triển từ một nước nghèo, thường xuyên phải nhập khẩu nông sản trở thành nước thu nhập trung bình, xuất khẩu nhiều loại nông sản, có vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế. Rõ ràng ngành nông nghiệp thực sự là ngành đi đầu trong đổi mới, là động lực cho phát triển và là ngành bảo vệ cho đất nước những khi khó khăn. Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đã khai thác và sử dụng đất đai từ đó làm nảy sinh mối quan hệ mật thiết giữa đất đai và con người. Cùng với sự bùng nổ về dân số, sự phát triển mọi mặt của xã hội làm cho nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng lên mà đất đai lại bị giới hạn về diện tích, có vị trí cố định. Vì vậy để đảm bảo được sự phát triển của xã hội chúng ta cần phải có các biện pháp định hướng, hoạch định, chiến lược nhằm khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, bền vững. Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự ổn định trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, như vậy mới có được sự phát triển bền vững. Huyện Thanh Oai thuộc thành phố Hà Nội với hệ thống giao thông phát triển mạnh. Trong thời gian qua, huyện đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất song các quy hoạch kỳ trước chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện theo định hướng của thành phố Hà Nội đề ra. 1 Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của huyện không còn là độc canh cây lúa mà từng bước cải thiện theo hướng sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp đã và đang phát triển. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra hầu hết các xã trong huyện, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao và góp phần hình thành một nền kinh tế mới - đó là kinh tế hàng hóa. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa rất mạnh khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Đây là vấn đề khó khăn đặt ra đối với người nông dân và sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để từ đó định hướng cho người dân trong huyện khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất nông nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá hiệu quả và lựa chọn những loại hình có tiềm năng cho sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng hiệu quả, bền vững cho vùng nghiên cứu. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Các loại hình sử dụng đất (LUT), hệ thống sử dụng đất (LUS) và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. - Giới hạn thời gian : Các số liệu thống kê được lấy từ năm 2010 – 2015; các số liệu về hiệu quả sản xuất năm 2015. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Đóng góp mới: Đã đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai qua đó lựa chọn được loại hình sử dụng đất có hiệu quả cho định hướng phát triển nông nghiệp. - Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung và hoàn thiện phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, làm cơ sở cho bố trí hợp lý các loại hình sử dụng đất và quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. 2 - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho huyện Thanh Oai lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao và bền vững. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 2.1.1.1. Đất nông nghiệp * Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là nơi chứa đựng không gian sống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Theo điều 10 Luật đất đai năm 2013 thì đất tự nhiên được chia thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nhiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng (Luật Đất đai, 2013). Trong đó: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013). * Khái niệm về sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... 4 Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại sản xuất nôn nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như (thuốc lá, cocaine..) Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Các Mác đã từng nói “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất” (Các Mác, 2004). * Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sản xuất có tầm quan trọng khác nhau. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật”, Luật Đất đai 2013 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm: - Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm nghiệp, bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là đối tượng bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm; - Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý sẽ làm cho sức sản xuất của đất đai ngày càng tăng lên. Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người; 5 - Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu. Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông nghiệp tăng lên. Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích. Theo kết quả kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta là 33.093.857 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 26.100.106 ha. Dân số là 87 triệu người, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.807 m2/người (theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2010). So sánh với 10 nước khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam xếp thứ 2, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực. Theo báo cáo của World Bank (1995), hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150-200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có 6 - 7 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn. Trong 1.200 triệu ha đất bị thoái hoá có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý. Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. * Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp Không chỉ riêng ở Việt Nam xảy ra tình trạng bị xói mòn đất. Suy thoái đất ảnh hưởng đến 1,9 tỉ ha đất trên toàn thế giới, gần hai phần ba nguồn tài nguyên đất trên toàn cầu. Xói mòn đất là nguyên nhân chính làm suy thoái đất trên toàn cầu, làm mất đi 75 tỷ tấn đất màu mỡ với ước tính kinh tế mất đi khoảng 126 tỉ đô la mỗi năm. IAEA đã hợp tác với Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) nhằm giúp các nhà khoa học và nông dân đo lường và kiểm soát sự xói mòn đất thông qua việc sử dụng các kỹ thuật hạt nhân 6 khác nhau trong đó sử dụng phóng xạ để đánh giá tỉ lệ xói mòn đất và hợp chất phân tích đồng vị ổn định cụ thể, hỗ trợ trong việc tìm ra những vị trí có nguy cơ cao về suy thoái đất (Vietnam Agency for Radiation and Safety, 2015). Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng. Đó là con số do Văn phòng thực hiện Công ước chống sa mạc hóa của Liên hiệp quốc (UNCCD) tại Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp Nhân ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán 17-6 năm nay. Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng N,P, K, Ca Và Mg. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất không bị thoái hóa thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên (Phùng Văn Phúc,1996). Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất như vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân canh với cây họ đậu. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ yếu vào trồng cây lương thực đã gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất. Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môi trường. Tadon H.L.S chỉ ra rằng" sự suy kiệt đất và các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hóa về môi trường, do vậy việc cải tạo độ phì của đất là đóng góp cho cải thiện cơ sở tài nguyên thiên nhiên và còn hơn nữa cho chính môi trường" (Nguyễn Như Hà, 2000). 2.1.1.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp a. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu của con người về các sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái vá 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất