Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hải hà, tỉnh quảng ninh ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hải hà, tỉnh quảng ninh

.PDF
107
5
67

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI HỮU ĐẠT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Hữu Thành NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Hữu Đạt i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo GS.TS Nguyễn Hữu Thành, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp quý báu và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh, chị, các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hà, các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê và Uỷ ban nhân dân các xã đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian và cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó! Tôi xin kính chúc các thầy cô giáo, các bác, các cô chú cùng toàn thể các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công! Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Hữu Đạt ii MỤC LỤC Lờı cam đoan ................................................................................................................. i Lờı cám ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ vıết tắt................................................................................................... vi Danh mục bảng ...........................................................................................................vii Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục tıêu nghıên cứu ........................................................................................ 2 1.3. Phạm vı nghıên cứu ......................................................................................... 2 1.4. Những đóng góp mớı, ý nghĩa khoa học hoặc thực tıễn .................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3 2.1. Khái quát về đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ................ 3 2.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp .........................................................................................3 2.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới .....................................................4 2.1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam....................................................5 2.2. Quan đıểm sử dụng đất nông nghiệp ........................................................................7 2.3. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất......................................................... 9 2.3.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất........................................................9 2.3.2. Hiệu quả kinh tế .........................................................................................................11 2.3.3. Hiệu quả xã hội ..........................................................................................................13 2.3.4. Hiệu quả môi trường ..................................................................................................13 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghıệp..............................................14 2.4.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên ..........................................................................14 2.4.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, tổ chức ............................................................................15 2.4.3. Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội .............................................................................16 2.4.4. Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác .........................................................................17 2.4.5. Nhóm yếu tố về vốn..................................................................................................18 iii 2.5 Tình hình nghıên cứu đánh gıá hıệu quả sử dụng đất nông nghıệp trên thế gıớı và Vıệt Nam ....................................................................................................18 2.5.1. Trên thế giới................................................................................................................18 2.5.2. Ở Việt Nam .................................................................................................................20 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu..................................................................23 3.1. Địa đıểm nghiên cứu...............................................................................................23 3.2. Thờı gıan nghıên cứu ..............................................................................................23 3.3. Đốı tượng/vật lıệu nghıên cứu ................................................................................23 3.4. Nộı dung nghıên cứu ..............................................................................................23 3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hà .......................................................................................23 3.4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hà ..............................23 3.4.3. Đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hà. ..........23 3.4.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hà ............................................23 3.5. Phương pháp nghıên cứu ........................................................................................24 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .....................................................................24 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................24 3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. ..................................25 3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất chung của LUT .............................28 3.5.5. Phương pháp thống kê xử lý số liệu ........................................................................28 Phần 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................................29 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hải Hà ...................................................29 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hà ............................29 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng của huyện Hải Hà ...................................36 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ...........................................43 4.2. Thực trạng sử dụng đất huyện Hảı Hà ....................................................................44 4.2.1. Thực trạng sử dụng đất năm 2016 ...........................................................................44 4.2.2. Tình hình biến động đất nông nghiệp ......................................................................46 4.2.3. Hiện trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp .........................................................47 4.3. Đánh gıá hıệu quả sử dụng đất ...............................................................................49 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế .........................................................................................49 4.3.2. Hiệu quả xã hội ..........................................................................................................55 iv 4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường ..................................................................................58 4.3.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện ..........69 4.4. Định hướng sử dụng đất nông nghıệp huyện Hảı Hà .............................................71 4.4.1. Quan điểm sử dụng đât huyện Hải Hà ....................................................................71 4.4.2. Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả ................................................72 4.4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..............76 Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................78 5.1. Kết luận...................................................................................................................78 5.2. Kıến nghị ................................................................................................................79 Tài liệu tham khảo...............................................................................................................80 Phụ lục ................................................................................................................................83 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVTV Bảo vệ thực vật CNDN Công nghiệp dài ngày CNNN Công nghiệp ngắn ngày CLĐ Công lao động CPTG Chi phí trung gian FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới GTSX Giá trị sản xuất GTNCLĐ Giá trị ngày công lao động HĐND Hội đồng nhân dân LUT Loại sử dụng đất LX – LM Lúa xuân – lúa mùa NTTS Nuôi trồng thủy sản NXB Nhà xuất bản TNHH Thu nhập hỗn hợp TN&MT Tài nguyên và môi trường UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam ................................................................ 7 Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế................................................. 25 Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu về xã hội ................................................................ 26 Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu về môi trường ........................................................ 27 Bảng 3.4. Phân cấp các chỉ tiêu về môi trường của LUT NTTS ............................... 27 Bảng 4.1. Tăng trưởng GTSX ngành CN-XD thời kỳ 2010- 2016 ........................... 36 Bảng 4.2. Tăng trưởng GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế thời kỳ 2010-2016 (giá CĐ 1994)................................................................... 37 Bảng 4.3. Cơ cấu kinh tế theo ngành và thành phần kinh tế ..................................... 37 Bảng 4.4. Thu chi ngân sách thời kỳ 2010 - 2016 .................................................... 38 Bảng 4.5. Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2010-2016 (theo giá cố định 1994) ........................................................................... 39 Bảng 4.6. Chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 2010 – 2016 .................................. 40 Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ............................................................ 45 Bảng 4.8. Biến động đất diện tích đất nông nghiệp huyện Hải Hà từ năm 2010- 2016.............................................................................................. 47 Bảng 4.9. Các kiểu sử dụng đất chính của huyện Hải Hà ......................................... 48 Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất tiểu vùng 1 .................................... 51 Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất tiểu vùng 2 .................................... 53 Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất huyện Hải Hà .......................... 57 Bảng 4.13. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế của người dân với hướng dẫn của Phòng NN & PTNT Hải Hà .............................................................. 59 Bảng 4.14. So sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV thực tế trên địa bàn huyện với khuyến cáo của Phòng NN& PTNT .................................................. 62 Bảng 4.15. Khả năng che phủ đất của các loại sử dụng đất ........................................ 65 Bảng 4.16. Đánh giá sử dụng thức ăn trong NTTS huyện Hải Hà .............................. 66 Bảng 4.17. Tình hình sử dụng thuốc phòng trừ dịch hại thực tế so với khuyến cáo của Phòng NN&PTNT huyện Hải Hà ............................................... 67 vii Bảng 4.18. Tình hình sử dụng vôi trong NTTS thực tế so với khuyến cáo của Phòng NN&PTNT huyện Hải Hà ............................................................ 68 Bảng 4.19. Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện Hải Hà .......................................................................................... 68 Bảng 4.20. Tổng hợp hiệu quả KT – XH - MT đối với từng kiểu sử dụng đất huyện Hải Hà .......................................................................................... 70 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Bùi Hữu Đạt Tên Luận văn: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Xác định được hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hà - Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hải Hà Phương pháp nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hải Hà - Các loại sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hải Hà. Nội dung nghiên cứu: - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hà - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hà - Đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất - Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hà. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập tại các phòng, ban chuyên môn của huyện Hải Hà, sở Tài Nguyên và MT tỉnh Quảng Ninh,... - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra nhanh nông thôn theo phiếu điều tra; - Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: theo phương pháp cho điểm dựa vào kết quả tính toán các chỉ tiêu: GTSX, TNHH, HQĐV, GTNC, ….; - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: bằng phần mềm Excel. Kết quả chính và kết luận - Xét về hiệu quả kinh tế: Có sự chênh lệch giữa các LUTs và các kiểu sử dụng đất. Kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là nuôi Ngao với thu nhập hỗn hợp đạt trung bình trên 198 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả đồng vốn đạt 1,42 lần. Tiếp đến là kiểu sử dụng đất Tôm với thu nhập hỗn hợp 145,95 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả đống vốn gấp 4,77 lần. LUT Chuyên lúa cho hiệu quả kinh tế thấp nhất, cho thu nhập hỗn hợp trung bình chỉ đạt trên 30 triệu đồng/ha/ năm. LUT Chuyên lúa tuy cho hiệu quả ix kinh tế không cao nhưng giúp ổn định an ninh lương thực cho địa phương nên vẫn được người nông dân chấp nhận. - Xét về hiệu quả xã hội: Nhìn chung các loại sử dụng đất thu hút được nhiều lao động tham gia. LUT thu hút được nhiều công lao động tập trung vào kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa – rau đông, Rau các loại, cây CNNN (từ 530 – 815 công/ha). Các kiểu sử dụng đất Chè, Tôm, Cá, Ngao cũng được người dân chấp nhận cao và có khả năng tiêu thụ sản phẩm cao. - Xét về hiệu quả môi trường: Mỗi kiểu sử dụng đất có những tác động đến môi trường ở các mức độ trung bình, nhưng nhìn chung LUT Nuôi trồng thủy sản có sử cho hiệu quả môi trường cao hơn cả. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUTs, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện cụ thể của huyện, chúng tôi xin đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai như sau: - Tiểu vùng 1: Tăng diện tích trồng rau màu, nhất là cây trồng họ đậu, cây chè; chuyển hoặc thay đổi phần diện tích LUT 1 lúa – 1 màu sang trồng rau màu hoặc chuyên rau. Kiểu sử dụng đất Ngô xuân – Đậu tương hè – Ngô đông cần giảm diện tích hoặc thay đổi công thức luân canh. Chú ý các biện pháp chăm sóc bảo vệ cây trồng, khâu thu mua và bảo quản sau thu hoạch cho người dân. - Tiểu vùng 2: Giữ nguyên quỹ đất lúa, tăng diện tích trồng cây rau màu, áp dụng các kiểu sử dụng đất có trồng cây họ đậu. Kiểu sử dụng đất Ngô xuân – Đậu tương hè – Ngô đông cần giảm diện tích hoặc thay đổi công thức luân canh. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, trồng mía, trồng chè để đem lại hiệu quả cao nhất. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Bui Huu Dat Thesis title: “Evaluate the effect of agricultural land use in Hai Ha Town, Quang Ninh province Major: Land management Code: 60.85.01.03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives - To determine the effectiveness and factors affecting the effectiveness of agricultural land use in Hai Ha - To direct agricultural land use in Hai Ha. Materials and Methods Materials: - Socio-economic, natural conditions related to agricultural land use in Hai Ha - Land utilization types of agriculture in Hai Ha Contents: - To evaluate socio-economic, natural conditions related to agricultural land use in Hai Ha. - To evaluate agricultural land use in Hai Ha - To evaluate the effectiveness of land use types - To direct agricultural land use in Hai Ha. Methods: - Secondary data collection : Collect data from Hai Ha departments or Quang Ninh Natural Resources and Environment - Primary data collection: Rapid rural survery department according to the inquiry. - Investigation into land use effectiveness: Apply the methods of grading based on critia: Productive value, mixed income, Capital efficiency, Value of labor day,... - Data analysis and handling: Use Excel. Main Findings: - Economic effectiveness: Imbalance between LUTs and land use forms. The most effective method which conducts the best results of oyster keeping with average mixed outcome is over 198 million per hectare per year. Next is using lands to raise shrimps with xi the average income around 145,95 million per hectare per year, which is effective as 4,77 times as before. Using land for rice give the lowest profit. However, it helps to stable food security for locals so farmers still accept it. - Social effectiveness: In general, land use forms attract various labors. LUT attracts many labors focusing on this type: Spring rice- winter vegetable. Using lands for tea, shrimps, fish is also accepted - Environmental effectiveness: Each type of land use has different impact on environment at the average level. Nevertheless, in general, using land for aquatic product gives the best result. Based on land use effectiveness of different land use types, socio-economic development orientation and this town’s specific conditions, we would like to propose orientation for agricultural land use as followings: The first area: Increase the area of cash crop, especially peas, tea, or transform land for LUT 1 rice - 1 cash crop into cash crop vegetables or vegetables. Area for spring corn –summer soy-bean- winter corn should be declined or rotation of crops should be changed. Pay attention to taking care of crop plants, purchase, and preservation after harvesting. The second area: Maintain rice area, increase cash crop vegetable, and apply land use patteren for bean. Area for spring corn, summer soy-bean- winter corn needs to be declined or methods for rotation of crops should be changed. Increasing the area for aquatic products, suger-cane, tea should be applied to gain the best results. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với các hoạt động sản xuất của con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Nông nghiệp Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhưng vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. Từ khi đổi mới (1986), đặc biệt từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), nông nghiệp Việt Nam bước vào thời kỳ mới, bứt phá, tiến lên sản xuất hàng hóa và được thế giới biết đến khi xuất khẩu 1 triệu tấn gạo đầu tiên (1989) sau nhiều năm thiếu lương thực. Những năm đầu của thế kỷ 21, với những thành tựu to lớn và toàn diện trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt về an ninh lương thực, sản xuất hàng hóa, xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo, con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến căn bản. Do yêu cầu thực tiễn của quá trình công nghiệp, quá trình đô thị hóa và quá trình hội nhập nên diện tích đất nông nghiệp của nước ta đang có xu hướng giảm dần. Trong điều kiện như vậy phải sử dụng nguồn tài nguyên hạn hẹp này làm sao cho hiệu quả vừa bảo đảm mục tiêu an toàn lương thực, đồng thời nân cao giá trị sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống cho người nông dân. Tuy nhiên, việc sử dụng đất đại có hiệu quả không chỉ đơn thuần là năng suất của các loại cây trồng mà còn cần chú ý tới các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường. Các yếu tố này ở mỗi vùng khác có mức độ ảnh hưởng khác nhau và đem lại hiệu quả sử dụng đất khác nhau. Vì thế đối với từng vùng cụ thể phải có những đánh giá, nghiên cứu để tìm ra những hình thức sử dụng đất thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Hải Hà là một huyện nằm phía đông nam của tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích 51393,17 ha, mật độ dân số trung bình 102 người/km2. Diện tích đất nông nghiệp là 39836,05 ha, chiếm 77,5% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. 1 Là một huyện kinh tế nông nghiệp giữ vị trí tương đối quan trọng. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, ngành nông nghiệp của huyện đã có những bước phát triển nhất định nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, việc định hướng cho người dân trong huyện khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất nông nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đât. Để giải quyết vấn đề này thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất hướng sử dụng đất và loại sử dụng rất thích hợp là việc rất quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định được hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hà - Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hải Hà. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung: Đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản. - Thời gian: Các số liệu thống kê được lấy từ năm 2010 – 2016. Số liệu giá cả vật tư và nông sản phẩm hàng hoá điều tra năm 2016. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN - Đóng góp mới: Xác định được hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. - Ý nghĩa khoa học: Bổ sung cơ sở khoa học phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Ý nghĩa thực tiễn: Xác định, lựa chọn được loại sử dụng đất hiệu quả, phù hợp với huyện Hải Hà. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp Đất là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là nơi họ sinh ra, sống và lớn lên. Nhà Thổ nhưỡng lỗi lạc người Nga Docutraiep cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” (Nguyễn Đình Bồng, 2002). Đối với đất canh tác thêm tác động của yếu tố con người. Học giả người Anh, Wiliam lại đưa ra khái niệm về đất như sau: “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm từ cây trồng” (Smyth and Dumaski, 1993). Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, đất là “điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và sinh sống của loài người”. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất là một bộ phận cấu thành của - được nhìn nhận là một hệ sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng sử dụng đất (FAO, 1976). Các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại” (Nguyễn Đình Bồng, 2002). Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Nói đến đất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính). 3 Theo Luật đất đai năm 2013 nêu rõ: “Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: - Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác; - Đất trồng cây lâu năm; - Đất rừng sản xuất; - Đất rừng phòng hộ; - Đất rừng đặc dụng; - Đất nuôi trồng thủy sản; - Đất làm muối; - Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. 2.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Từ thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XX, việc phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật đã đem lại thành tựu kỳ diệu là thay đổi hẳn bộ mặt trái đất và cuộc sống con người. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra hậu quả tiêu cực: ô nhiễm môi trường và thoái hoá đất. Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá ở châu Mỹ La tinh và châu Á. Khai thác bừa bãi các khu rừng nguyên sinh và rừng nhiệt đới đã gây tổn hại rất lớn cho môi trường khí hậu toàn cầu, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá (Hà Học Ngô và cs., 1999). Theo kết quả điều tra của UNDP và Trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC) đã cho thấy cả thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có 2 tỷ ha bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau trong đó châu Á và châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích đất bị thoái hoá (Đỗ Nguyên Hải, 2000). Số liệu trên cho ta thấy đất đai bị thoái hoá tập trung ở các nước đang phát triển. Thật sự khi đất nông nghiệp bị thoái hoá đã đe doạ cuộc sống của con người. Theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng thoái 4 hoá đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới tình hình an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói cho hàng triệu người ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của FAO, khoảng 1,5 tỷ người tương đương ¼ dân số thế giới sống phụ thuộc trực tiếp vào đất, vốn đang bị thoái hoá mạnh. Trong thời gian dài, thoái hóa đất đang mở rộng trên phạm vi toàn thế giới và tác động tới hơn 20% diện tích đất nông nghiệp, 30% đất lâm nghiệp và 10% đất đồng cỏ. Xói mòn đất dẫn tới giảm năng suất đất cũng là nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên và sinh thái làm mất đa dạng sinh học và các nguy cơ khác. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, hiện tại dân số thế giới vào khoảng hơn 6 tỷ người thì lượng lương thực còn có thể đáp ứng được, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy, trong thời gian tới nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép của nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng của con người. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỷ ha, còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Quy mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: Châu Mỹ 35%, Châu á 26%, Châu Âu 13%, Châu Phi 20%, Châu Đại Dương 6%. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người toàn thế giới là 12.000m2 (Mỹ 2000m2, Bungari 7000m2, Nhật Bản 650m2). Theo báo cáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam á bình quân diện tích đất trên đầu người của một số nước như sau: Indonesia 0,12ha, Malaysia 0,27ha, Philippin 0,13ha, Thailand 0,42ha, Việt Nam 0,1ha. 2.1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt công bố diện tích đất đai theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.093.857ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 26.100.106ha, chiếm 79% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất của nước ta đứng hàng thứ 58 trên thế giới nhưng do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp vào loại thấp, là một trong 40 nước có diện tích đất đai theo đầu người thấp nhất trên thế giới hiện nay (tính đến 1/1/2007) . 5 Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2009, nước ta có 85.789.573 người, là nước đông dân thứ 3 trong khu vực á và đứng thứ 13 trên thế giới, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 3.042 m2/người. So sánh với 10 nước khu vực Đông Nam á, tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam xếp thứ 2, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người ở nước ta thuộc loại thấp khoảng 0,11 ha/người. Tại đồng bằng sông Hồng bình quân đạt 0,04 ha/người, tại đồng bằng sông Cửu Long khoảng 0,15 ha/người. Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, ô nhiễm đất. Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình suy thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động (Lê Hải Đường, 2007). Việt Nam hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc. Trong đó trên 5 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nước ta đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hoá cục bộ tại các dải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung. Trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động, theo những tư liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trường thì biến động về số lượng đất nông nghiệp của nước ta trong những năm gần đây được thể hiện ở Bảng 1.1. 6 Bảng 2.1. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam Tổng diện tích Tổng diện tích Bình quân diện tích đất sản xuất đất trồng cây Dân số nông nghiệp hàng năm (1000 người) (1000ha) (1000ha) 2000 12.644,3 10.540,3 77.635 1.629 2005 9.415,6 6.370,0 83.120 1.133 2007 9.436,2 6.348,2 84.156 1.121 2010 9.420,3 6.309,6 85.155 1.106 2013 10.118,2 6.437,3 90.000 1.124 Năm đất sản xuât nông 2 nghiệp m /người Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm (2013) Theo Nguyễn Đình Bồng (2002), đất sản xuất nông nghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% diện tích tự nhiên và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất nông nghiệp rất thấp. Do vậy, để phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, tiết kiệm và sử dụng đất có hiệu quả . 2.2. QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu của con người về các sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta là nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1998). Do đó, đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, mặt khác phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể làm cơ sở thực hiện, sử dụng có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã trở 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất