Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, ch...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất tại huyện hải hà tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2012 2015

.PDF
85
26
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG MINH THUÂN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ĐƢỢC NHÀ NƢỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TẠI HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên, năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG MINH THUÂN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ĐƢỢC NHÀ NƢỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TẠI HUYỆN HẢI HÀ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Thị Lan Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Hoàng Minh Thuân ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Đỗ Thị Lan, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hà, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hải Hà, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Hoàng Minh Thuân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ....... 4 1.1.2. Tầm quan trọng của công tác giao và cho thuê đất ................................. 5 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................. 6 1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam ..... 8 1.3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của một số nước trên thế giới ............... 8 1.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam ................ 10 1.3.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................... 17 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài .............................. 21 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23 iv 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23 2.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 23 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 23 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu ................................... 24 2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc ..................................... 24 2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu .................................... 25 2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo................................................. 25 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 26 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ................................... 26 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 26 3.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 26 3.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 27 3.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 27 3.1.1.4. Thủy văn............................................................................................. 28 3.1.1.5. Tài nguyên đất .................................................................................... 30 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31 3.1.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Hải Hà ............................ 31 3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ............................................. 32 3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn ................ 34 3.1.3. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hải Hà ........... 35 3.1.3.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai .............................................. 35 3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2015 của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 37 v 3.1.3.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh...................................................................... 41 3.2. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà giai đoạn 2012 - 2015 .............................................................. 43 3.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế........................ 43 3.2.2. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức so với mục tiêu của dự án khi nhà nước giao đất, cho thuê đất....................................................................... 45 3.2.3. Kết quả giao đất cho các tổ chức kinh tế giai đoạn 2012 - 2015 .......... 46 3.2.4. Kết quả cho các tổ chức kinh tế thuê đất trong giai đoạn 2012 - 2015 51 3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc giao đất, cho thuê đất ...................................................................................... 54 3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế...................................................................... 54 3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội....................................................................... 56 3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường............................................................... 58 3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc giao đất, cho thuê đất ............... 60 3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà ............................................... 61 3.4.1. Giải pháp về kinh tế .............................................................................. 61 3.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ ......................................................... 62 3.4.3. Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trong thời gian tới ............................................................................................ 63 3.4.4. Các giải pháp khác ................................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 67 II. Nguồn internet ............................................................................................ 70 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CĐ : Cố định CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CN - XD : Công nghiệp - xây dựng CT-TTg : Chỉ thị - Thủ tướng ĐVT : Đơn vị tính GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB : Giải phóng mặt bằng GTSX : Giá trị sản xuất GTTT : Giá trị tăng them HH : Hiện hành HTX : Hợp tác xã KTCK : Kinh tế cửa khẩu NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ NLTS : Nông lâm thủy sản NQ-CP : Nghị quyết - Chính phủ PTNT : Phát triển nông thôn QSD : Quyền sử dụng TM - DV : Thương mại - dịch vụ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TT-BTNMT : Thông tư-Bộ Tài nguyên Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Cơ cấu các nhóm đất chính huyện Hải Hà năm 2015 .................... 30 Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành thời kỳ 2012 - 2015.......... 31 Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2012 - 2015 ........................... 32 Bảng 3.4: Chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 2012 - 2015......................... 33 Bảng 3.5: Diện tích các loại đất của huyện Hải Hà năm 2015 ....................... 38 Bảng 3.6: Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính ............................ 41 Bảng 3.7: Diện tích đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị hành chính ..... 44 Bảng 3.8: Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ................. 45 Bảng 3.9: Kết quả giao đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn .................... 47 Bảng 3.10: Kết quả giao đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà năm 2013 .................................................................................... 48 Bảng 3.11: Kết quả giao đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà năm 2014 ............................................................................. 49 Bảng 3.12: Kết quả giao đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà năm 2015 ............................................................................. 49 Bảng 3.13: Tổng hợp tình hình giao đất cho các tổ chức kinh tế giai đoạn 2012 - 2015 ...................................................................................... 50 Bảng 3.14: Kết quả cho các tổ chức kinh tế thuê đất trong năm 2012 ........... 51 Bảng 3.15: Kết quả cho các tổ chức kinh tế thuê đất trong năm 2013 ........... 51 Bảng 3.16: Kết quả cho các tổ chức kinh tế thuê đất trong năm 2014 ........... 52 Bảng 3.17: Kết quả cho các tổ chức kinh tế thuê đất trong năm 2015 ........... 53 Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả cho các tổ chức kinh tế thuê đất giai đoạn 2012 - 2015 ...................................................................................... 54 Bảng 3.19: Tiền nộp thuế của các tổ chức kinh tế giai đoạn 2012 -2015 ....... 55 Bảng 3.20: Hiệu quả xã hội của một số tổ chức trên địa bàn huyện Hải Hà .. 57 Bảng 3.21: Hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Hải Hà ......59 Bảng 3.22: Tổng hợp giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh .................... 60 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Hải Hà ...................................... 27 Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất theo loại hình sử dụng đất ............................... 39 Hình 3.3: Sản xuất sợi tại Phân xưởng kéo sợi số 1 Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Hà tại KCN cảng biển Hải Hà .................. 56 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình phát triển xã hội loài người gắn với tiến trình sử dụng đất của con người. Đất đai luôn là yếu tố duy nhất của sự sống vì nếu không có đất sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Sự phát triển xã hội, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ với xu hướng tất yếu là mọi yếu tố nguồn lực đầu vào của sản xuất kinh doanh và sản phẩm đầu ra đều phải trở thành hàng hoá, trong đó đất đai là một trong những yếu tố quan trọng [31]. Theo kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2010 do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, diện tích mà các tổ chức đang quản lý, sử dụng trên cả nước là 17.232.636 ha, chiếm 52,07% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Trong đó, diện tích đất các tổ chức sử dụng là 10.233.568 ha, chiếm 30,92% tổng diện tích tự nhiên của cả nước; diện tích đất các tổ chức quản lý là 6.996.069 ha chiếm 21,14% tổng diện tích tự nhiên của cả nước [5]. Tuy nhiên quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là rất lớn nhưng việc quản lý và sử dụng nhìn chung còn chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, còn để xảy ra nhiều tiêu cực như: sử dụng không đúng diện tích, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê trái phép… Để từng bước khắc phục những tồn tại trên, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/2014/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 về việc kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng 2 cường vai trò quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng về đất đai nói chung và diện tích đất đang giao cho các tổ chức quản lý sử dụng nói riêng. Hải Hà là một huyện miền núi nằm ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, với diện tích tự nhiên rộng 69.013 ha, có đường biên giới giáp với nước Trung Quốc, có vị trí thuận lợi, góp phần trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Huyện Hải Hà nằm trên đường quốc lộ 18A, là tuyến đường giao thông liên hệ giữa các vùng miền giao lưu buôn bán hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái với nước bạn Trung Quốc. Trong những năm gần đây, tại các xã thuộc huyện Hải Hà có tốc độ đô thị hóa vẫn còn chậm; vấn đề quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập, giá đất là một trong những nguyên nhân gây ra những khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư, khi người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Với phương châm từng mét vuông đất phải hữu ích và khai thác đất đai phải trở thành động lực lớn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì việc tìm ra các giải pháp quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả cao nhất quỹ đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất đã trở thành vấn đề hết sức quan tâm của huyện Hải Hà nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Do vậy, việc thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất tại huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2012 - 2015” được đặt ra nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra các giải pháp thiết thực, tích cực để tham mưu cho các ngành và chính quyền các cấp nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý quỹ đất của Nhà nước nói chung và diện tích đất đang giao cho các tổ chức quản lý sử dụng nói riêng; đặc biệt là diện tích đang giao, cho thuê đối với các tổ chức kinh tế quản lý sử dụng trên địa bàn huyện Hải Hà, để góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2012 - 2015 và đề xuất giải pháp nâng cao quản lý đất đai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hải Hà nói chung và tổ chức kinh tế nói riêng. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế qua các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. - Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước và hiệu quả khai thác sử dụng đất của các tổ chức kinh tế thông qua các cơ chế, chính sách của nhà nước. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Nghiên cứu lý luận về công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu quy trình thực hiện, thủ tục hành chính; cơ chế vận hành việc quản lý đất đai của các tổ chức kinh tế bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng nguồn thu cho ngân sách; từng bước góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhanh, bền vững. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất. Các yếu tố khiến người sử dụng đất phải sử dụng đất có hiệu quả thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… để điều tiết có hiệu quả nhiệm vụ quản lý quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. - Thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, như: cải cách thủ tục hành chính, cơ chế tài chính hóa trong quản lý đất của các tổ chức kinh tế, xây dựng kế hoạch cụ thể để chủ động điều hành trong quản lý đất đai (chủ động GPMB, thu hút đầu tư, hạn chế đầu tư ở những khu vực không khuyến khích, xác định những ngành nghề, khu vực cần trải thảm đỏ…). 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các tổ chức Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tại Chương III, Điều 53 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [27]. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” [21]. Theo Luật Đất đai năm 2013 [31], một số khái niệm liên quan đến các tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau: - Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. - Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. - Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP, của Chính Phủ ngày 10/11/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, một số khái niệm liên quan đến các tổ chức quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau: 5 - Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. - Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 1.1.2. Tầm quan trọng của công tác giao và cho thuê đất a) Đối với nhà nước Nhà nước với tư cách là đại diện cho toàn dân thống nhất quản lý đất đai nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Thông qua giao đất và cho thuê đất là Nhà nước đã thực hiện việc quản lý này. Khi quyết định giao đất và cho thuê đất, Nhà nước đã tạo ra ràng buộc pháp lý giữa người sử dụng đất và Nhà nước bằng Giấy chứng nhận QSD đất, buộc người sử dụng phải tuân thủ theo. Người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất theo các quy định của pháp luật. Thông qua giao đất và cho thuê đất, Nhà nước bảo đảm lợi ích của mình và lợi ích chung của toàn xã hội vì giao đất và cho thuê đất là một hình thức phân phối đất đai cho những người có nhu cầu sử dụng chính đáng. Do đó, giao đất và cho thuê đất cũng góp phần tạo ra công bằng cho toàn xã hội. Công tác giao đất và cho thuê đất đối với các dự án đầu tư sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng đất manh mún, quản lý sử dụng đất theo quy hoạch. Đất đai được giao hoặc cho thuê đối với các dự án đầu tư thường là đất chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, quá trình thực hiện dự án góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng cho xã hội. Các dự án đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm, giải quyết lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. b) Đối với người sử dụng đất Giao và cho thuê đất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước 6 mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người sử dụng đất. Nó là cơ sở về quyền sử dụng cho người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để từ đó người sử dụng có thể khai thác các công năng, tính dụng và khai thác các lợi ích từ đất đai. Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất cũng đồng nghĩa với việc trao quyền cho người sử dụng đất theo quy định trong pháp luật như quyền được bảo vệ khi bị xâm phạm, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, quyền được chuyển nhượng, thế chấp,… c) Đối với các dự án đầu tư Đất đai là cơ sở đầu tiên để thực hiện dự án đầu tư. Bất kỳ dự án đầu tư của tổ chức kinh tế nào cũng cần có đất để xây dựng, không có đất thì các dự án này không thể thực hiện được. Khi thẩm định dự án để ra quyết định đầu tư, dù khả năng tài chính có thuyết phục đến mấy mà đất đai không có thì dự án đó không thể khả thi. Một trong các bước của quá trình thực hiện dự án đầu tư chính là lựa chọn địa điểm thực hiện dự án. Giao đất và cho thuê đất chính là bước tạo lập cơ sở cho việc thực hiện dự án. Để thực hiện một dự án đầu tư thì cần phải có vốn. Bất kì một dự án đầu tư nào cũng đòi hỏi một số vốn lớn mà bản thân các chủ đầu tư bằng nguồn vốn tự có của mình có thể không đủ để đầu tư mà phải huy động từ các nguồn khác. Một trong các nguồn huy động vốn là ngân hàng. Cơ sở pháp lý của giao và cho thuê đất là GCNQSD đất tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bằng cách thế chấp quyền sử dụng đất, thể chấp tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất. Nguồn vốn này cùng với các nguồn vốn từ kênh huy động khác là điều kiện để chủ đầu tư có thể tiến hành thực hiện dự án. 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Nhằm mục đích quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và bền vững, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã nghiên cứu và bàn hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai; 7 mà bước đột phá đầu tiên là Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001 tiếp đến là Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 hiện hành. Bên cạnh đó nhiều bộ luật liên quan khác cũng đã được ban hành như Luật bảo về và phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường.... và các nghị định, thông tư và văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Sau đây là những cơ sở pháp lý được nghiên cứu để thực hiện đề tài: - Luật Đất đai năm 2003. - Luật Đất đai năm 2013. - Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005. - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003 ; - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;.... - Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐCP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;… . - Nghị định số 43/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. - Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 8 - Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa. 1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của một số nước trên thế giới Hiện nay trên thế giới ngoài ý thức và tính pháp chế thực thi pháp luật của chính quyền nhà nước và mọi công dân, chính sách pháp luật về lĩnh vực đất đai của các quốc gia đang ngày càng được hoàn thiện. Trên cơ sở chế độ sở hữu về đất đai, ở quốc gia nào cũng vậy, nhà nước đều có những chính sách, nguyên tắc nhất định trong việc thống nhất chế độ quản lý, sử dụng đất đai. Một trong những chính sách lớn được thực hiện tại nhiều quốc gia là chính sách giao đất cho người sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bình ổn chính trị, tạo sự công bằng trong xã hội. a. Nước Thụy Điển Ở Thụy Điển phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ pháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hang đầu là có sự cân bằng giữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước. Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loại hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ đất đai và hoạt động của toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau. Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, bất động sản và thong tin địa chính đều được quản lý bởi ngân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hóa. Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, có sự giám sát chung của xã hội. 9 Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân. Quy định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việc thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký [40]. b. Nước Trung Quốc Trung Quốc thực thi chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động. Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặc chuyển nhượng phi pháp đất đai. Vì lợi ích công cộng, nhà nước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện chế độ quản chế mục đích sử đụng đất. Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốc sách cơ bản của Trung Quốc. Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại: - Đất dùng cho nông nghiệp - Đất xây dựng - Đất chưa sử dụng Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo mục đích sử dụng đất trưng dụng. Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10 lần sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị trưng dụng. Tiêu chuẩn hỗ trợ tái định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ 4 đến 6 lần giá trị sản lượng bình quân của đất canh tác/ đầu người thuộc đất bị trưng dụng, cao nhất không vượt quá 15 lần sản lượng bình quân của đất bị trưng dụng 3 năm trước đó. Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền để bù đất trưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bị trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác [39]. 10 1.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam a. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam Theo kết quả Kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CTTTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích đất theo mục đích sử dụng của các tổ chức là 7.883.142,70 ha, trong đó chiếm chủ yếu là diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp 6.687.695,59 ha (chiếm 85,38%); diện tích còn lại được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (diện tích 845.727,62 ha chiếm 10,80%), thuộc nhóm đất chưa sử dụng (299.719,49 ha chiếm 3,83%) và đất mặt nước ven biển được giao, cho thuê là 0,23% [3]. Trong tổng số 7.883.142,70 ha đất do các tổ chức sử dụng quản lý chiếm chủ yếu là đất của các nông - lâm trường quốc doanh (chiếm 77,88% tổng diện tích của các tổ chức), tổ chức sự nghiệp công chiếm 6,63% và tổ chức kinh tế chiếm 92,16%. Diện tích đất của các tổ chức được phân bổ ở các vùng, trong đó diện tích lớn nhất là ở vùng Tây Nguyên với 2.515.166,38 ha, chiếm 32,11% tổng diện tích sử dụng (trong đó tập trung chủ yếu diện tích sử dụng của các nông - lâm trường với 2.311.993,26 ha) và thấp nhất là tại vùng Tây Bắc với diện tích 176.381,38 ha chiếm 2,25% tổng diện tích sử dụng [3]. Diện tích đất do các tổ chức quản lý, sử dụng được phân theo các hình thức sử dụng là giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiền trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Trong đó, diện tích giao cho các tổ chức sử dụng là 5.149.562,27 ha chiếm 65,74% tổng diện tích quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, chiếm 15,55% tổng diện tích tự nhiên cả nước, do vậy diện tích các tổ chức quản lý, sử dụng chủ yếu được Nhà nước giao đất (giao đất có thu tiền 52.443,36 ha và giao đất không thu tiền sử dụng đất 5.097.118,91 ha). Diện tích đất do các tổ chức thuê sử dụng trên cả nước là 1.307.606,14 ha, chiếm 16,69% tổng diện tích đất quản lý, sử dụng của các tổ chức và chiếm 3,95% tổng diện tích tự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan