Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng keo và bạch đàn trên địa ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng keo và bạch đàn trên địa bàn huyện ba vì và huyện thạch thất, thành phố hà nội

.PDF
89
2
114

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế và chưa được ai công bố trong tất cả các công trình trước nào trước đây. Tất cả các trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Vũ Tiến Dũng i năm 2016 LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng Keo và Bạch Đàn trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Học viên xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng và PGS.TS Đặng Tùng Hoa đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc khoa Kinh tế và Quản lý, phòng đào tạo Đại học và Sau đại học trường Đại học Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ của mình. Những lời sau cùng xin dành cho gia đình, cùng các đồng nghiệp đã chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và rất mong được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Tiến Dũng ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO, BẠCH ĐÀN ............................................... 3 1.1. Một số khái niệm có liên quan ............................................................................. 3 1.1.2. Khái niệm về rừng, tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng ............................ 3 1.1.3. Giá trị tài nguyên rừng ................................................................................. 4 1.1.3. Khái niệm về hai loại cây nghiên cứu – Keo tai tượng và Bạch Đàn .......... 5 1.1.4. Khái niệm chung về kinh tế rừng và môi trường. ......................................... 7 1.1.5. Mô hình kinh tế học đối với rừng trồng của Tietenberg............................... 8 1.2. Hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng ................................................. 11 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng ........................ 11 1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng ................................ 13 1.2.3. Định giá và các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường rừng trồng ...................................................................................................................... 15 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng .. 24 1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rừng trồng ............................. 24 1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả môi trường và xã hội rừng trồng ...... 25 1.4. Tình hình tài nguyên rừng và hiệu quả tài nguyên rừng ở Việt Nam ................ 25 1.3.1. Thực trạng của tài nguyên rừng ở Việt Nam .............................................. 26 1.3.2. Tình hình phát triển rừng trồng tại Hà Nội ................................................ 28 1.3.3. Cơ sở pháp lý quản lý tài nguyên rừng....................................................... 29 1.3.4. Đánh giá hiệu quả, kết quả đạt được lĩnh vực lâm nghiệp và môi trường trong giai đoạn 1996 - 2005 và giai đoạn 2006 – 2015. ...................................... 30 1.5. Những bài học kinh nghiệm và tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. ......................................................................................................... 33 1.5.1. Những bài học kinh nghiệm trong việc trồng rừng Keo và Bạch Đàn ....... 33 1.5.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .............. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 35 iii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO, BẠCH ĐÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ VÀ HUYỆN THẠCH THẤT .......................................................................................... 36 2.1. Giới thiệu khái quát về khu vực nghiên cứu ...................................................... 36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 36 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .............................................................................. 38 2.1.3. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trồng rừng tại huyện Ba Vì và Thạch Thất. ................................................................................. 39 2.2. Tình hình rừng trồng Keo và Bạch Đàn trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất. ............................................................................................................... 41 2.2.1. Diện tích rừng và đất trồng rừng sản xuất ................................................. 41 2.2.2. Trữ lượng rừng trồng Keo, Bạch đàn......................................................... 42 2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của rừng trồng Keo và Bạch Đàn trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất ....................................................... 45 2.3.1. Đặc điểm của các hộ tại khu vực nghiên cứu ............................................. 45 2.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo và Bạch Đàn........................... 46 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo và Bạch Đàn trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất ................................................... 53 2.3.4. Tình hình tiêu thụ gỗ keo trên địa bàn ....................................................... 57 2.4. Kết quả đạt được và những tồn tại của rừng trồng Keo và Bạch Đàn ............... 58 2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................................ 58 2.3.2. Những tồn tại .............................................................................................. 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 60 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRỒNG KEO, BẠCH ĐÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ VÀ HUYỆN THẠCH THẤT ............................................... 61 3.1. Định hướng phát triển rừng trồng tại địa bàn nghiên cứu ................................. 61 3.1.1. Căn cứ định hướng ..................................................................................... 61 3.1.1. Một số định hướng nâng cao hiệu quả rừng trồng..................................... 61 3.2. Những cơ hội và thách thức trong phát triển rừng trồng tại địa bàn.................. 63 3.2.1. Cơ hội ......................................................................................................... 63 iv 3.2.1. Thách thức .................................................................................................. 63 3.3. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng Keo và Bạch Đàn trên địa bàn 2 huyện Ba Vì và Thạch Thất .... 64 3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................. 64 3.3.2.Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh giống .................................................................................................. 65 3.3.2. Giải pháp về vốn ......................................................................................... 69 3.3.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ ............................................................ 69 3.3.4. Giải pháp về thông tin ................................................................................ 70 3.3.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ......................................................................... 70 3.3.5. Giải pháp về tiêu thụ thị trường ................................................................. 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 90 v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Giới thiệu cây Keo và cây Bạch Đàn .......................................................... 6 Hình 1.2. Sơ đồ hoạt động của hệ thống kinh tế [17] ................................................. 7 Hình 1.3: Mối quan hệ giữa đầu ra và thời gian trồng gỗ [17] ................................... 9 Hình 1.4: Sự thay đổi chi phí, lợi ích của một đề án theo thời gian [17] ................. 18 Hình 1.5: Mối quan hệ giữa NPV vả tỷ lệ chiết khấu r [17] ..................................... 20 Hình 2.1: Rừng trồng Bạch Đàn ............................................................................... 54 Hình 2.2: Rừng trồng Keo ........................................................................................ 54 Hình 3.1: Sơ đồ Ban quản lý rừng trồng ................................................................... 66 Hình 3.2: Sơ đồ Ban quản lý rừng trồng tại thôn...................................................... 69 vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa tuổi cây, sản lượng, sản phẩm trung bình và sản phẩm biên [17] .................................................................................................................... 10 Bảng 1.2: Hiệu quả kinh tế khi quyết định thời gian khai thác [17] ....................... 11 Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng tại Hà Nội và Phủ Lý (oC) 36 Bảng 2.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại Hà nội và Phủ lý (%) ................. 37 Bảng 2.3: Lượng bốc hơi trung bình tháng tại Hà nội ............................................ 37 Bảng 2.4: Lượng mưa năm trung bình nhiều năm tại một số trạm (mm) ............... 37 Bảng 2.5: Diện tích rừng trồng Keo và Bạch Đàn tại Hà Nội ................................. 41 Bảng 2.6: Diện tích và khối lượng rừng trồng Keo và Bạch Đàn tại Hà Nội trong đó có huyện Ba Vì và Thạch Thất ..................................................................................... 43 Bảng 2.7: Dạng đất đai rừng trồng Keo và Bạch Đàn tại Ba Vì và Thạch Thất ...... 44 Bảng 2.8: Đặc điểm chung của các hộ điều tra ....................................................... 45 Bảng 2.9: Chi phí trồng rừng Keo theo từng năm (BQ/ha) ..................................... 47 Bảng 2.10: Chi phí trồng rừng Bạch Đàn theo từng năm (BQ/ha) .......................... 47 Bảng 2.11: Phân tích kết quả, hiệu quả rừng trồng keo .......................................... 50 Bảng 2.11: Phân tích kết quả, hiệu quả rừng trồng Bạch Đàn ................................ 50 Bảng 4.1: Hiệu quả sinh thái của các loài dự tuyển ................................................ 74 Bảng 4.2: Khả năng chịu nhiệt độ cực hạn của các loài .......................................... 75 Bảng 4.3: Tập đoàn cây trồng theo huyện, thị ......................................................... 75 Bảng 4.4: Hiệu quả kinh tế của các loài dự tuyển ................................................... 76 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BCR: Tỷ suất thu nhập và chi phí BQL: Ban quản lý CTLN: Công ty Lâm nghiệp CBCNV: Cán bộ công nhân viên IRR: Chỉ tiêu thu hồi vốn GĐGR: Giao đất giao rừng HSTR: Hệ sinh thái rừng LSNG: Lâm sản ngoài gỗ LTQD: Lâm trường quốc doanh NPV: Giá trị lợi nhuận ròng NN: Nông nghiệp TTR: Tài nguyên rừng TP: Thành phố TT: Thứ tự UBND: Ủy ban nhân dân PTNT: Phát triển nông thôn QĐ: Quyết định QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng RPH: Rừng phòng hộ RĐD: Rừng đặc dụng viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội là một trong số ít các thành phố ở Việt Nam có chủng loại cây trồng lâm nghiệp phong phú, trong đó có nhiều loài được coi là cây bản địa. Ngay trong các vùng núi thấp của Vườn Quốc gia Ba Vì và rừng tự nhiên ở Đá Chông cũng đã có nhiều loài cây gỗ mọc tự nhiên có giá trị kinh tế cao như Sồi, Kháo, Sến mật, v.v. Trên các đường phố lớn của thủ đô, nhiều loài cây bản địa có giá trị sinh thái, nhân văn và giá trị cảnh quan lớn đã tồn tại từ hàng chục đến hàng trăm năm. Trong các công viên lớn, vườn Bách Thảo và khuôn viên của các cơ quan Bộ, Chính phủ có trồng nhiều loài cây thân gỗ bản địa và ngoại lai. Chúng đã và đang tồn tại bền vững bên nhau như những khu rừng tự nhiên hỗn loài và có nhiều lứa tuổi. So với cả nước thì Hà Nội có kiến thức và kinh nghiệm trong trồng và quản lý rừng nói chung, đặc biệt rừng sinh thái nói riêng. Các cơ quan quản lý và khoa học đầu ngành về lâm nghiệp như Bộ Nông nghiệp và PTNT, trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đều tập trung ở đây. Sự có mặt của các cơ quan này là điều kiện thuận lợi để Hà Nội có thể cập nhật các thông tin về phát triển rừng nói chung, rừng sinh thái và rừng trồng Keo và Bạch Đàn nói riêng. Huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất có diện tích rừng trồng Keo và Bạch Đàn rất lớn. Theo điều tra của Phòng trồng trọt của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội năm 2013 thì mức tăng trưởng chỉ đạt 5 m3/ha/năm. Trong những năm có mùa đông khắc nghiệt, giá rét với nhiệt độ 100C kéo dài trong nhiều ngày làm cho Keo và Bạch Đàn ít tuổi bị héo và xoăn lá ngọn. Ngược lại, nhiệt độ cao vào mùa hè làm cây mới trồng bị chết với số lượng lớn và làm tăng chi phí trồng rừng vào mùa nắng nóng. Không thích hợp với điều kiện tự nhiên nơi trồng cũng làm gia tăng tỷ lệ cây Keo bị rỗng ruột trước khi đến tuổi khai thác. Điều đáng quan tâm hơn là sự kém thích hợp của các hệ sinh thái rừng trồng cây ngoại lai sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh tốc độ và biên độ biến đổi khí hậu ngày càng tăng (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội từ 2010 đến nay). Cây Bạch Đàn có nhu cầu sử dụng nước cao, song hệ số sử dụng nước kém. Ngoài ra cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, nên đất rừng trồng Bạch Đàn thường bị giảm 1 độ phì và trở nên khô. Đặc tính này đã và đang đe dọa tính bền vững của các loại rừng này. Do năng suất và thu nhập của các luân kỳ kinh doanh giảm nhanh chóng theo thời gian. Trên cơ sở những phân tích trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng Keo và Bạch Đàn trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường từ rừng Keo và Bạch Đàn từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý, chuyển đổi, hiệu quả kinh tế và phù hợp với môi trường sinh thái của rừng trong khu vực. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng Keo và Bạch Đàn. Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý, chuyển đổi, phát triển kinh tế rừng trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nhằm phát triển phát triển kinh tế vùng và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân cũng như môi trường sinh thái trong khu vực. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng Keo và Bạch Đàn trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: - Tiếp cận và ứng dụng các nghiên cứu khoa học đã có trong và ngoài nước; - Tiếp cận các thể chế, các chính sách quy định trong Lâm nghiệp; - Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn 5 chuyên gia; - Phương pháp điều tra thực địa: Tại rừng Keo và Bạch Đàn 2 huyện Ba Vì và Thạch Thất; - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin, dữ liệu; - Phương pháp so sánh. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO, BẠCH ĐÀN 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.2. Khái niệm về rừng, tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng Rừng và tài nguyên rừng là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có khả năng phục hồi, bao gồm có rừng và đất rừng. Rừng là hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Đất rừng trong tài nguyên rừng được chia làm hai loại: Đất chưa có rừng và đất có rừng. Đất chưa có rừng cần phải được quy hoạch để gây trồng rừng. Đất có rừng bao gồm đất có rừng trồng và đất có rừng tự nhiên. Mặt khác tài nguyên rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia nên để hiểu TNR cần phải hiểu qua các góc độ khác nhau: - Dưới góc độ sinh vật học: Tài nguyên rừng (TNR) là khái niệm để chỉ hệ sinh thái thống nhất, hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh. Theo Atenslay (1935) rừng là hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng) bao gồm hai thành phần: Thành phần sống (động vật, thực vật, vi sinh vật); thành phần không sống (hoàn cảnh sống, ánh sáng, nhiệt độ, nước...) hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ và nhân quả với nhau qua sơ đồ sau: - Dưới góc độ kinh tế: TNR là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu của ngành lâm nghiệp. Với tư cách là đối tượng lao động, TNR là đối tượng tác động của con người thông qua việc trồng, khai thác lâm sản cung cấp cho nhu cầu xã hội. Với tư cách là tư liệu lao động, khi tài nguyên rừng phát huy các chức năng phòng hộ: giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống cát bay, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ khu công nghiệp, bảo vệ đô thị... - Dưới góc độ pháp lý: TNR là tài sản quốc gia do nhà nước thống nhất quản lý và sử dụng. Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi 3 trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng. Trong hệ sinh thái rừng luôn diễn ra các quy luật vận động, các quá trình chức năng với những đặc thù riêng của một hệ sinh thái mà thành phân chính là những loài cây gỗ lớn, sự phong phú về tổ thành, tầng tán, cấu trúc…, có quá trình tái sinh quá trình sinh trưởng phát triển phù hợp với quy luật của thiên. Do đó có thể khẳng định rừng là một hệ sinh thái có tính ổn định cao. 1.1.3. Giá trị tài nguyên rừng Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO 2 và cung cấp O 2 … Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO 2 là rất quan trọng. Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa). Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. 4 Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong. Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng. Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật: Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. 1.1.3. Giới thiệu về hai loại cây nghiên cứu – Keo tai tượng và Bạch Đàn Keo tai tượng (Acacia mangium), còn có tên khác là Keo lá to, Keo đại, Keo mỡ, Keo hạt là một cây thuộc phân họ Trinh nữ (Mimosoideae). Địa bàn sinh sống của chúng ở Úc và châu Á. Người ta sử dụng Keo tai tượng để quản lý môi trường và lấy gỗ. Cây keo tai tượng có thể cao 30 m với thân thẳng. Cây Bạch Đàn hay Khuynh Diệp là một chi thực vật có hoa Eucalyptus trong họ Đào kim nương (Myrtaceae). Các thành viên của chi này có xuất xứ từ Úc. Có hơn 700 loài bạch đàn, hầu hết có bản địa tại Úc, và một số nhỏ được tìm thấy ở New Guinea và Indonesia và một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan. Các loài bạch Đàn đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, ... Có nhiều loại Bạch Đàn, song chỉ phổ cập khoảng 3-4 loài được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói 5 riêng. Do vậy, để trồng Bạch Đàn có hiệu quả, vấn đề cần quan tâm và chú ý là chọn loài phù hợp với từng loại đất và từng vùng sinh thái. Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã đưa cây bạch đàn là một trong những cây trồng rừng sản xuất, làm vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Ngoài ưu điểm về sinh trưởng nhanh, bạch đàn còn cho hàm lượng celluloz khá cao (E.camal 7 tuổi có: 48,1%), chiều dài sợi gỗ từ 0,6-1,4 mm. Hiệu suất bột của bạch đàn 7 tuổi: 48%). Giống cây Keo tai tượng Rừng Keo lai ở Bắc Cạn Cây Bạch Đàn trắng Rừng cây Bạch Đàn trắng Hình 1.1: Giới thiệu cây Keo và cây Bạch Đàn (Nguồn: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2014) 6 1.1.4. Khái niệm chung về kinh tế rừng và môi trường. Phát triển kinh tế và tài nguyên thiên nhiên luôn có một mối quan hệ với nhau. Hoạt động của hệ kinh tế luôn tác động đối với tài nguyên. P R R: tài nguyên C P: sản xuất U C: tiêu dùng Hình 1.2. Sơ đồ hoạt động của hệ thống kinh tế [17] Từ sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ hoạt động kinh tế đã tác động đến tài nguyên thiên nhiên cụ thể: - Khai thác tài nguyên thiên nhiên. - Thải các chất thải vào môi trường và làm suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Vai trò của hệ thống tài nguyên + Cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế + Quan hệ giữa khai thác và khả năng hồi phục tài nguyên. Môi trường, tài nguyên thiên nhiên tạo lên không gian sống của con người. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nơi cung cấp các thông tin. - Thông tin từ thiên nhiên là kinh nghiệm và có cơ sở khoa học. - Thông tin từ các hoá thạch - Thông tin từ sự đa dạng về hệ sinh thái động thực vật và nguồn gen… - Môi trường, tài nguyên thiên nhiên là nơi làm giảm nhẹ những tác động bất lợi từ thiên nhiên: - Chống lại bất lợi từ thiên nhiên (vai trò không khí có tầng ô zôn, vòng tuần hoàn của nước, độ ẩm thích hợp, thạch quyển…). - Điều hoà khí quyển.... - Các quan điểm cơ bản kết hợp giữa tài nguyên và phát triển kinh tế + Quan điểm “gia tăng số không” Đại diện cho lý thuyết này là J.Forrester, D.Meadows, M.Mexxarovits và E.Pestel: ngừng hẳn gia tăng của sản xuất (tăng trưởng bằng 0 hoặc âm). Đó là quan điểm mang tính chất duy ý chí và thiếu thực tế. - Quan điểm bảo vệ lấy bảo vệ làm mục đích, hạn chế và ngăn chặn mọi hình thức khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, không can thiệp vào thiên nhiên, nhất là tại các 7 địa bàn chưa được khảo sát và nghiên cứu đầy đủ. Quan điểm này cũng là giải pháp không thể thực hiện được, nhất là tại các nước thu nhập thấp, nơi mà nguồn tài nguyên khai thác lại là nguồn sống chủ yếu của đa số nhân dân ở đó. Ngành Lâm nghiệp đóng góp 1% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên theo ý kiến của một số nhà khoa học, nếu tính cả giá trị kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm nghiệp vào GDP sẽ vào khoảng từ 3 – 4%. Những năm gần đây diện tích rừng đã không ngừng tăng trở lại (năm 2006 độ che phủ rừng khoảng 38%, trong khi đầu những năm 90 chỉ còn khoảng 27 – 28%), giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp đã tăng nhanh đáng kể đạt khoảng 1,5 tỷ USD vào năm 2005. Chủng loại cây rừng phong phú. Riêng các loại gỗ đã có tới hơn 200 loại có giá trị thương phẩm, trong đó có những loại có giá trị quốc tế lớn như lim, sến, lát, hoa, mỡ, chò chỉ, săn lẻ, tếch, bồ đề…. Ngoài ra còn có nhiều loại tre, trúc, giang, nứa, song… là nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp giấy, mỹ nghệ phẩm, vật liệu xây dựng, gỗ trang trí, sợi dệt, lấy tinh dầu, nhựa cây, thuốc nhuộm… Mặt khác, một diện tích rộng lớn với các kiểu hình đa dạng, rừng Việt Nam là một nguồn cung cấp nguyên liệu liên tục và lâu dài với chất lượng cao cho nhiều ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, rừng mưa nhiệt đới Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài chim thú đặc sắc, có giá trị kinh tế đặc biệt, là nguồn thực phẩm, dược liệu quý, là nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch và xuất khẩu. Đặc biệt các khu rừng sinh thái cũng đem lại một nguồn lợi lớn cho nền kinh tế Việt Nam nhờ phát triển du lịch. Rừng còn là một kho thuốc quý giá với các loài dược liệu quý hiếm. 1.1.5. Mô hình kinh tế học đối với rừng trồng của Tietenberg Theo Tietenberg (1988) thì mô hình sinh học được mô tả trong hình dưới đây. 8 Hình 1.3: Mối quan hệ giữa đầu ra và thời gian trồng gỗ [17] Xác định năm khai thác gỗ đạt hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế 9 Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa tuổi cây, sản lượng, sản phẩm trung bình và sản phẩm biên [17] Tuổi cây Sản lượng gỗ Sản lượng gỗ trung bình (năm) (m3) năm AP (m3/năm) (1) (2) (3) 10 694 69,4 20 1912 95,6 1218 30 3558 118,6 1646 40 5536 138,4 1978 50 7750 155,0 2214 60 10104 168,4 2354 70 12502 178,6 2398 80 14848 185,6 2346 90 17046 189,4 2198 100 19000 190,0 1954 Tăng trưởng MP (m3) (4) Chú ý: cột 2 = 40t + 3.1t2 – 0.016t3; Cột 3 = cột 2/cột 1; cột 4 = sự thay đổi tổng sản lượng (cột 2) chia cho sự thay đổi các năm (cột1) Mô hình kinh tế khai thác gỗ (Tietenberg, Tom. 1988) nhà kinh tế quyết định khai thác không chỉ dựa vào tăng trưởng sinh học mà còn phải tính toán chi phí khai thác, chi phí trồng rừng và lợi ích đem lại từ khai thác gỗ là bao nhiêu? Đặc biệt, trong quá trình trồng rừng, thời gian là một đầu vào rất quan trọng và không thể không được tính đến trong quá trình kinh doanh, khai thác. Vốn đầu tư ban đầu sẽ bị ứ đọng trong thời gian dài, đồng thời với sự ứ đọng về vốn đó là rủi ro trong kinh doanh trong suốt thời gian từ khi bắt đầu trồng cho tới khi khai thác. 10 Bảng 1.2: Hiệu quả kinh tế khi quyết định thời gian khai thác [17] Suất chiết khấu r = 0 Tuổi cây Sản lượng (năm) gỗ (m3) Giá trị Chi phí sản (Tr đ) Suất chiết khấu r = 2 Lợi ích ròng lượng (Tr đ) (Tr đ) Giá trị Chi phí sản (Tr đ) lượng Lợi ích ròng (Tr đ) (Tr đ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 10 694 694 1.208,2 514,2 569,3 991,1 421,8 20 1.912 1.912 1.573,6 338,4 1.286,7 1.059,0 227,7 30 3.558 3.558 2.067,4 1.490,6 1.964,3 1.141,4 822,9 40 5.536 5.536 2.660,8 2.875,2 2.507,2 1.205,1 1.302,2 50 7.750 7.750 3.325,0 4.425,0 2.879,3 1.235,3 1.644,0 60 10.104 10.104 4.031,2 6.072,8 3.079,5 1.228,6 1.850,9 70 12.502 12.502 4.750,6 7.751,4 3.125,8 1.187,8 1.938,1 80 14.848 14.848 5.454,4 9.393,6 3.045,5 1.118,8 1.926,7 90 17.046 17.046 6.113,8 10.932,2 2.868,2 1.028,7 1.839,5 100 19.000 19.000 6.700,0 12.300,0 2.622,6 924,8 1.697,8 Từ bảng trên có thể thấy rằng: - Chiết khấu làm ngắn lại thời gian thu hoạch gỗ, - Tỉ lệ chiết khấu càng cao dẫn đến thời gian thu hoạch càng ngắn hơn, - Chi phí trồng mới không ảnh hưởng tới thời gian khai thác gỗ, bởi vì chi phí trồng mới được trả ngay khi bắt đầu trồng. - Chi phí thu hoạch, nó được sinh ra ngay trong thời gian thu hoạch hơn nữa nó tỉ lệ thuận với sản lượng thu hoạch. 1.2. Hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng Trong bối cảnh mọi nguồn lực của thế giới có hạn, đòi hỏi người sản xuất rừng trồng phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra một lượng hàng hóa có giá trị sử dụng cao với hao phí lao động xã hội thấp nhất. Hiện nay có nhiều quan điểm khác 11 nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT) về rừng trồng nhưng có thể tóm tắt thành 3 quan điểm như sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT rừng trồng được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, con giống, vốn,…) để đạt được kết quả đó. Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT rừng trồng được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm thứ ba xem xét HQKT rừng trồng trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Theo quan điểm này, HQKT rừng trồng biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Bản chất của HQKT rừng trồng xuất phát từ mục đích sản xuất và sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia hay mỗi vùng thuộc quốc gia đó nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng cho mỗi thành viên trong xã hội. Đánh giá kết quả sản xuất rừng trồng là đánh giá về cả mặt số lượng sản phẩm sản xuất ra đã thỏa mãn được nhu cầu của xã hội hay không, còn đánh giá hiệu quả sản xuất tức là xem xét tới mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó. Trong quá trình sản xuất rừng trồng của con người không đơn thuần chỉ chú ý tới HQKT mà còn phải xem xét đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái. HQKT rừng trồng không phải là mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận thì phải quan tâm tới HQKT, phải tìm mọi cách nâng cao HQKT. Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn quan trọng của phạm trù HQKT rừng trồng. Từ quan niệm trên chúng ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế rừng trồng như sau: - HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế rừng trồng. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế rừng trồng. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Như vậy, do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan