Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của tấm 3d panel với gạch nung truyền thốn...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của tấm 3d panel với gạch nung truyền thống ở bình dương

.PDF
37
1
101

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA XÂY DỰNG ---------------------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014 – 2015 /XÉT GIẢI THƢỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT” NĂM 2015 TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA TẤM 3D PANEL VỚI GẠCH NUNG TRUYỀN THỐNG Ở BÌNH DƢƠNG Thuộc nhóm ngành khoa học:Kỹ thuật và Công nghệ TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014 – 2015 /XÉT GIẢI THƢỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT” NĂM 2015 TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA TẤM 3D PANEL VỚI GẠCH NUNG TRUYỀN THỐNG Ở BÌNH DƢƠNG Thuộc nhóm ngành khoa học: Kỹ thuật và Công nghệ Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Thùy Trang Mai Thị Châm Đặng Đình Thành Nữ Nữ Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: C12XD01, Khoa: Xây Dựng Ngành học: Kỹ thuật xây dựng Ngƣời hƣớng dẫn: Thạc sĩ Trần Minh Phụng Năm thứ: 3/ Số năm đào tạo: 3,5 năm UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của tấm 3D Panel với gạch nung truyền thống trong xây dựng ở Bình Dƣơng - Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Thùy Trang - Lớp: C12XD01 Khoa: Xây dựng Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 3,5 năm - Ngƣời hƣớng dẫn: Thạc sĩ Trần Minh Phụng 2. Mục tiêu đề tài: Giới thiệu về công nghệ xây nhà bằng tấm 3D panel. Sau đó so sánh chi phí xây dựng nhƣ vật liệu, nhân công, máy và ƣu điểm của tấm 3D với gạch nung truyền thống. 3. Tính mới và sáng tạo: So sánh chi phí vật tƣ của các công trình xây dựng từ tấm 3D và gạch nung. 4. Kết quả nghiên cứu: Nêu lên đƣợc những ƣu điểm nổi trội của tấm 3D panel so với gạch nung truyền thống. Từ các công trình thực tế so sánh đƣợc chi phí đầu tƣ của hai loại vật liệu. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Áp dụng tấm 3D panel vào quy trình xây dựng công trình dân dụng ở Việt Nam đem lại hiệu quả kinh tế cao. 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài: (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày 20 tháng 04 năm2015 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài Ngô Thị Thùy Trang Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do ngƣời hƣớng dẫn ghi): Sinh viên Ngô Thị Thùy Trang và các bạn cùng tham gia đã tích cực và nghiêm túc nghiên cứu đề tài. Đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của tấm 3D panel với gạch nung truyền thống trong xây dựng Xác nhận của lãnh đạo khoa TS. Nguyễn Huỳnh Tấn Tài Ngày 20 tháng 04 năm 2015 Ngƣời hƣớng dẫn Trần Minh Phụng UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên:Ngô Thị Thùy Trang Sinh ngày: 10 tháng 07 năm 2015 Nơi sinh: Krông năng, DakLak Lớp: C12XD01 Khóa: 2012-2015 Khoa: Xây Dựng Địa chỉ liên hệ:14.1 khu chung cƣ phú hòa Điện thoại: 0964633047 Email:[email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Kỹ thuật xây dựng Khoa: Xây dựng Kết quả xếp loại học tập: Trung bình- khá Sơ lƣợc thành tích: * Năm thứ 2: Ngành học: Kỹ thuật xây dựng Khoa: Xây dựng Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lƣợc thành tích: * Năm thứ 3: Ngành học: Kỹ thuật xây dựng Khoa: Xây dựng Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lƣợc thành tích: Ngày 20 tháng 04 năm2015 Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) TS. Nguyễn Huỳnh TấnTài Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài Ngô Thị Thùy Trang DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI 01. Mai Thị Châm 02. Đặng Đình Thành MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM VÁCH CHO NHÀ DÂN DỤNG ............................................................................................................... 1 1.1 Gạch nung truyền thống ............................................................................ 2 1.2 Tấm 3D panel ............................................................................................ 3 1.3 Gạch không nung ....................................................................................... 6 CHƢƠNG 2:KẾT CẤU VÀ ỨNG DỤNG CỦA TẤM 3D PANEL ........................ 9 2.1 Khái niệm ................................................................................................... 9 2.2 Đặc điểm .................................................................................................... 9 2.3 Kết cấu ..................................................................................................... 10 2.4 Khả năng chịu lực .................................................................................... 10 2.5 Ứng dụng ................................................................................................. 11 2.6 Quy trình thực hiện tấm 3D ..................................................................... 12 2.7 Một số công trình đang thi công từ tấm 3D ............................................ 16 CHƢƠNG 3: SO SÁNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG 3D PANEL VÀ GẠCH TỪ CÁC CÔNG TRÌNH THỰC TIỄN ................................................................................... 17 3.1 So sánh ứng dụng tấm 3D và gạch nung ................................................ 17 3.2 So sánh chi phí xây dựng tấm 3D và gạch nung ..................................... 18 3.3 Nhận xét ................................................................................................... 24 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 26 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Gạch truyền thống ……………………………………………………….…2 Hình 1.2 Nhà thờ Đức Bà(TP. Hồ Chí Minh) …………………………………….…2 Hình 1.3 Thành Cổ Diên (Nha Trang) ….....................................................................3 Hình 1.4 Tấm 3D ……………………………………………………………….........3 Hình 1.5 Nhà ở gia đình( Hồ Chí Minh) ………………………………………….…5 Hình 1.6 Nhà mẫu xây dựng bằng tấm 3D đầu tiên ở Việt Nam( huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) …………………………………………………………………....5 Hình 1.7 Nhà văn phòng tại Hoa Kỳ (Mỹ) ………………………………….………5 Hình 1.8 Căn biệt thự tại Hoa Kỳ…………………………………………………....6 Hình 1.9 Khách sạn 5 sao Hyatt(Mỹ) ………………………………………….........6 Hình 1.10 Gạch không nung ………………………………………………………....6 Hình 1.11 Gạch xi măng cốt liệu ……………………………………………………7 Hình 1.12 Gạch papanh ……………………………………………...……….………7 Hình 1.13 Gạch không nung tự nhiên ………………………………….…….………7 Hình 1.14 Gạch bê-tông khí chƣng áp…………………………………….….………8 Hình 1.15 Tòa nhà Keangnam (Hà Nội) ………………………………..……..….….8 Hình 1.16 Nhà phố vƣờn(Bình dƣơng) ………………………………………….…..8 Hình 2.1 Kết cấu tấm 3D …………………………………………………….….…....9 Hình 2.2 Định vị tấm 3D panel …………………………………………………......12 Hình 2.3 Lắp đặt sắt neo vào lỗ khoang bằng phƣơng pháp đóng ………………….12 Hình 2.4 Lắp dựng tấm tƣơng 3D panel ……………………………………….…...12 Hình 2.5 Cắt các tấm 3D panel tại vị trí cửa đi và cửa sổ ……………………..…...13 Hình 2.6 Kiểm tra đọ phẳng và cố định tâm 3D panel ……………………………..13 Hình 2.7 Khò tạo rãnh trên các tâm xốp và luồn ống chìm tƣờng ……………….....13 Hình2.8 Lắp đặt các hộp nổi và các hộp để ngầm ………………………………….14 Hình 2.9 Đặt sắt tăng cƣờng bụng và đai chữ U đầu tấm …………………………..14 Hình 2.10 Lắp dựng cốt thép theo thiết kế …………………………………………..14 Hình 2.11 Lắp các tấm 3D panel sàn đã tăng cƣờng sắt …………………….………15 Hình 2.12 Kiểm tra độ sụt của bê tông ……………………………………………...15 Hình 2.13 Phun vữa bê tông …………………………………………………………15 Hình 2.14 Công trình nhà mẫu( Hồ Chí Minh) …………………………….……….16 Hình 2.15 Dãy nhà phố(Hồ Chí Minh) ……………………………………………...16 Hình 3.1 Công trình ký túc xá trƣờng CĐ BC Công nghệ & QTDN ……………......24 DANH MỤC BẢNG SO SÁNH Bảng 3.1 So sánh tấm 3D và gạch nung …………………………………….……..…17 Bảng 3.2 Bảng so sánh chi phí đầu tƣ công trình nhà ở gia đình ……………..……..18 Bảng 3.3 Bảng dự thầu công trình nhà gia đình xây bằng gạch ……………….…….18 Bảng 3.4 Bảng dự thầu công trình nhà gia đình xây bằng tấm 3D ……………….…19 Bảng 3.5 Bảng so sánh chi phí đầu tƣ công trình văn phòng công an …………….....19 Bảng 3.6 Bảng dự thầu công trình nhà văn phòng công an xây bằng gạch………....19 Bảng 3.7 Bảng dự thầu công trình văn phòng công an xây bằng tấm 3D …………...20 Bảng 3.8 Bảng so sánh chi phí đầu tƣ công trình nhà chung cƣ ………………..…...20 Bảng 3.9 Bảng dự thầu công trình nhà chung cƣ xây bằng gạch …………………....20 Bảng 3.10 Bảng dự thầu công trình nhà chung cƣ xây bằng tấm 3D ……………....21 Bảng 3.11Bảng so sánh chi phí đầu tƣ các công trình thực tế ……………………...24 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 So sánh xây dựng bằng tấm 3D và nung cho nhà ở gia đình ……………..21 Sơ đồ 3.2 So sánh xây dựng bằng tấm 3D và nung cho văn phòng công an ………..22 Sơ đồ 3.3 So sánh xây dựng bằng tấm 3D và nung cho nhà chung cƣ ……………...23 MỞ ĐẦU Tổng quan tình hình nghiên cứu: Theo xu thế chung của các nƣớc phát triển phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí tiết kiệm. Việt Nam đã và đang hòa trong xu thế chung này, chính vì vậy những năm gần đây ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam không ngừng tìm kiếm các loại vật liệu ít sử dụng nguồn nguyên liệu từ tài nguyên thiên nhiên mà có khả năng thay thế nguồn gạch nung để thay thế các công trình kể cả công trình cao tầng đó là tấm vật liệu 3D. Đây là loại công nghệ vật liệu với nhiều ƣu điểm nổi bật. Trong các công trình xây dựng, vật liệu xây dựng có vị trí đáng kể. Chất lƣợng của vật liệu ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng và tuổi thọ công trình. Chi phí về vật liệu xây dựng chiếm đến 40 ÷ 60% tổng chi phí xây dựng. Tuỳ theo đặc tính và qui mô của công trình, việc lựa chọn vật liệu đóng vai trò quyết định đối với chất lƣợng và giá thành của công trình. Lý do lựa chọn đề tài: Áp dụng công nghệ mới để mang lại hiệu quả kinh tế, chất lƣợng cao cho công trình là một yêu cầu quan trọng luôn đƣợc đặt ra trong lĩnh vực xây dựng, để đáp ứng đƣợc tiêu chí này, trong những năm vừa qua các công trình xây dựng đã áp dụng hiệu quả công nghệ tấm 3D Panel. Đây là loại công nghệ vật liệu với nhiều ƣu điểm nổi bật, đang đƣợc ứng dụng và phát triển ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên giới. Mục tiêu đề tài: Sử dụng công nghệ xây dựng nhà bằng tấm panel-3D xây tƣờng, sàn, trần, cầu thang...Sau đó so sánh chi phí xây dựng nhƣ vật liệu, nhân công, máy và ƣu điểm của tấm 3D với gạch nung truyền thống. Đối tƣợng nghiên cứu: Tấm 3D panel, gạch nung truyền thống. Phạm vi nghiên cứu: Nhà ở dân dụng, các công trình xây bằng tấm 3D từ năm 2000 đến 2014. Và các công trình bằng gạch nung truyền thống. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết, thực tế về tấm 3D và gạch truyền thống ta so sánh khả năng chịu lực, kinh tế và nhân công, tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của 2 loại vật liệu xây dựng. Từ đó cho ra giải pháp chọn vật liệu xây dựng công trình. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀM VÁCH CHO NHÀ DÂN DỤNG Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, ngành vật liệu xây dựng cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ đơn giản đến phức tạp, chất lƣợng vật liệu ngày càng đƣợc nâng cao. Từ xƣa con ngƣời đã biết tận dụng những vật liệu đơn giản nhƣ rơm, rạ, gỗ, đá… Kết hợp với 1 số chất kết dính rắn trong không khí nhƣ vôi, thạch cao để xây nhà cửa, thành trì, cung điện… Biết dùng gạch ngói bằng đất sét nung để gắn các viên đá, gạch rời rạc lại với nhau. Do nhu cầu xây dựng những công trình tiếp xúc với nƣớc và nằm trong nƣớc, ngƣời ta đã dần dần nghiên cứu tìm ra những chất kết dính mới, có khả năng rắn trong nƣớc, đầu tiên là chất kết dính hỗn hợp gồm vôi rắn trong không khí với chất phụ gia hoạt tính, sau đó phát minh ra vôi thủy và đến đầu thế kỷ XIX thì phát minh ra xi măng pooc lăng. Đến thời kỳ này ngƣời ta cũng đã sản xuất và sử dụng nhiều loại vật liệu kim loại, bê tông cốt thép, bê tông ứng lực trƣớc, gạch silicat, bê tông xỉ lò cao v.v Việt Nam từ xƣa đã có những công trình bằng gỗ, gạch đá xây dựng rất công phu, ví dụ công trình nhà thờ Đức Bà(TP. Hồ Chí Minh), công trình Thành Cổ Diên (Nha Trang). Nhƣng trong suốt thời kỳ phong kiến thực dân thống trị, kỹ thuật về vật liệu xây dựng không đƣợc đúc kết, đề cao và phát triển, sau chiến thắng thực dân Pháp (1954) và nhất là kể từ khi ngành xây dựng Việt Nam ra đời (29.4.1958) đến nay ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đã phát triển nhanh chóng. Trong 45 năm, từ những vật liệu xây dựng truyền thống nhƣ gạch, ngói, đá, cát, xi măng, ngày nay ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đã bao gồm hàng trăm chủng loại vật liệu khác nhau, từ vật liệu thông dụng nhất đến vật liệu cao cấp với chất lƣợng tốt, có đủ các mẫu mã, kích thƣớc, màu sắc đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nƣớc và hƣớng ra xuất khẩu . Do nhu cầu xây dựng ngày càng cao đòi hỏi phải có sự phát triển và mới mẻ, ngƣời ta dần nghiên cứu và phát minh ra các chất kết dính nhƣ vôi thủy để có thể xây dựng các công trình nằm trong nƣớc. Và đến đầu thế kỷ XIX thì phát minh ra xi măng pooc lăng. Đến thời kì này ngƣời ta cũng đã sản xuất và sử dụng nhiều loại vật liệu kim loại, bê tông cốt thép, bê tông ứng lực trƣớc… Trên thị trƣờng Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại vât liệu xây dựng làm vách ngăn nhƣ gạch không nung , gạch nung, tấm 3D, vách kính hay vách thạch cao, đá... Nhƣng nhìn chung vật liệu chủ yếu dùng trong xây dựng hiện nay chủ yếu là gạch nung, gạch không nung và tấm 3D. 2 Một số vật liệu thông dụng: 1.1 GẠCH NUNG TRUYỀN THỐNG Hình 1.1 :Gach truyền thống 1.1.1 Khái niệm Là một loại vật liệu xây dựng đƣợc làm từ đất sét nung. Lịch sử sản xuất và sử dụng gạch vẫn là một điều gây tranh cãi, nhƣng đã đƣợc loài ngƣời sử dụng hàng ngàn năm trƣớc Công nguyên. Hiện vật gạch đƣợc tìm thấy ở Cayonu , một khu vực gần Tigris có niên đại 7500 trƣớc Công nguyên. Do đặc tính bền bỉ theo thời gian, gạch đã đƣợc sử dụng cho các công trình xây dựng có tuổi thọ hàng ngàn năm. Gạch nung có khoảng từ 70 đến 100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thƣớc tiêu chuẩn khác nhau.Tại Việt Nam gạch này có kích thƣớc phổ biến là 210x100x60mm. 1.1.2 các công trình xây từ gạch nung truyền thống Công trình nổi tiếng xây bằng gạch nung tại Việt Nam Hình 1.2: Nhà thờ Đức Bà(TP. Hồ Chí Minh) 3 Hình 1.3 Thành Cổ Diên (Nha Trang) 1.2 TẤM 3D PANEL: Hình 1.4: Tấm 3D 1.2.1 Sự ra đời tấm 3D panel: 1.2.1.1 Trên thế giới: Cảm hứng về không gian 3 chiều của vũ trụ trong thái dƣơng hệ, cách đây hơn 50 năm, các nhà khoa học tây phƣơng đã phát minh ra phƣơng pháp kết cấu xây dựng tạo dầm, mái với khẩu độ lớn, khoẻ vƣợt trội so với công nghệ dầm đà truyền thống. Năm 1950, tại Mỹ, ngƣời ta bắt đầu nghiên cứu tấm 3D và ngày càng phát hiện tính ƣu việt của sản phẩm này. Từ đây, nhiều nhà nghiên cứu khoa học xây dựng ở nhiều nƣớc tiên tiến trên thế giới nhƣ: Mỹ, Áo, Anh, Pháp, Nhật, Ý... đã cùng nghiên cứu để phát triển và hoàn thiện sản phẩm đƣa 3D vào hiện thực cuộc sống xây dựng ở nhiều nƣớc 4 châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Hiện nay, loại vật liệu 3D có chất lƣợng đạt tiêu chuẩn vật liệu xây dựng quốc gia của các nƣớc Mỹ, Áo, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc có tên gọi là 3D Panel. Để nghiên cứu ra sản phẩm mang tính vƣợt trội này, nhiều nhà sáng chế, các công ty bảo trợ cho các nhà phát minh đã tốn phí rất nhiều tiền của. Hiện Cộng Hoà Áo là nƣớc đi đầu trên thế giới trong việc sáng chế ra công nghệ sản xuất vật liệu 3D Panel và đƣợc 38 nƣớc trên thế giới tiến hành nghiên cứu và ứng dụng. Sản phẩm 3D của Cộng hoà Áo có tên gọi đầy đủ là EVG -3D Panenl (EVG là tên của một tập đoàn kinh tế lớn của áo, chính hãng này đã có công nghiên cứu chế tạo ra công nghệ sản xuất tấm 3D Panel) đƣợc đăng ký bản quyền tại nhiều nƣớc trên thế giới trong đó có cả Nhật Bản, Mỹ và tại Việt Nam. Tại Mỹ, Mexico, Brazil, các nƣớc Nam Mỹ, quần đảo Caribe, một số nƣớc ở châu Á, Trung Đông đã đƣa vào sử dụng đại trà trong xây dựng bằng vật liệu 3D của Cộng hoà Áo từ cách đây hơn 20 năm. Những nƣớc này chịu ảnh hƣởng khí hậu khắc nghiệt của thiên tai, gió bão, lũ lụt động đất, sóng thần...vậy nên sử dụng xây dựng công nghệ này đã đạt đƣợc tính chuẩn trội so với dùng vật liệu xây dựng thƣờng. Công nghệ này đã đƣợc xếp hạng tiêu chuẩn thế giới. 1.2.1.2 Tại Việt Nam: Đƣợc du nhập vào Việt Nam từ những thập niên 90, tấm 3D Panel đƣợc xem là giải pháp tối ƣu cho việc xây dựng các công trình với những tính năng vƣợt trội so với vật liệu truyền thống và giúp tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công. Từ năm 1996 sau khi tham quan hai ngôi nhà xây thử nghiệm bằng 3D panel tại huyện Bình Chánh, nguyên Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đã cho phép nhập dây chuyền xây dựng 3 nhà máy sản xuất 3D panel tại Cần Thơ, Quảng Ngãi và TP HCM. Tuy nhiên, có thể do giá thành chuyển giao công nghệ quá cao nên sau đó không có đơn vị nào đầu tƣ. Nhƣng thời gian trở lại đây, thông tin về việc tiếp cận và ứng dụng vật liệu 3D trong xây dựng đã đƣợc thị trƣờng Việt Nam nắm bắt khá chắc. Hơn chục công trình tiếp theo đƣợc thử nghiệm xây dựng trên địa bàn TPHCM, Đồng Tháp, Hà Nội và một số địa phƣơng khác, trong đó có các ngôi biệt thự 3-4 tầng. Đặc biệt việc nghiên cứu đánh giá và chọn lựa sản phẩm 3D đƣợc các chuyên gia xây dựng rất quan tâm. Ngay từ năm 1997, nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia cũng đã tiến hành nghiên cứu chế tạo dây chuyền sản xuất tấm 3D, Công ty Vật liệu và Công nghệ Matech đã thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất này. Sản phẩm vật liệu khi sản xuất cũng đã đƣợc áp dụng xây một số công trình tại Hà Nội nhƣ khách sạn Tràng Tiền, Bảo tàng Công an và nhà khách Bộ Công an. 5 1.2.2 Công trình xâ từ tấm 3D Panel: Các công trình ở Việt Nam và trên Thế giới Hình 1.5: Nhà ở gia đình( Hồ Chí Minh) Hình 1.6: Nhà mẫu xây dựng bằng tấm 3D đầu tiên ở Việt Nam( huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) Hình 1.7:Nhà văn phòng tại Hoa Kỳ (Mỹ) 6 Hình 1.8: Căn biệt thự tại Hoa Kỳ Hình 1.9: Khách sạn 5 sao Hyatt(Mỹ) 1.3 GẠCH KHÔNG NUNG Hình 1.10: Gạch không nung Là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học nhƣ cƣờng độ nén, uốn, độ hút nƣớc... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ 7 bền của viên gạch không nung đƣợc gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hóa, chống thấm, chống nƣớc, kích thƣớc chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn gạch nung. Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thƣớc khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng nâng cao hiệu quả kiến trúc. Có rất nhiều công trình sử dụng gạch không nung điển hình nhƣ: Keangnam Hà Nội, Landmard Tower (đƣờng Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower(đƣờng Phạm Văn Đồng, Hà Nội), Khách sạn Horinson (Hà Nội). 1.3.1 Một số loại gạch không nung: Hình 1.11 Gạch xi măng cốt liệu Hình 1.12 Gạch papanh Hình 1.13: Gạch không nung tự nhiên 8 Hình 1.14: Gạch bê-tông khí chƣng áp 1.3.2 Công trình xây bằng gạch không nung: Hình 1.15: Tòa nhà Keangnam (Hà Nội) Hình 1.16 Nhà phố vƣờn(Bình dƣơng) 9 CHƢƠNG 2: KẾT CẤU VÀ ỨNG DỤNG CỦA TẤM 3D PANEL 2.1 KHÁI NIỆM(01) Hình 2.1: Kết cấu tấm 3D Tấm 3D panel là sản phẩm dạng tấm, cấu trúc nhẹ đúc sẵn gồm 3 lớp: lớp gia là tấm xốp plystyrene kẹp giữa, 2 lƣới thép 2 bên, toàn bộ 3 lớp đƣợc đan, ràng buộc nhau bằng thanh thép đan chéo hoặc song song. 2.2 ĐẶC ĐIỂM: Tấm 3D có khả năng chịu nén, uốn, cắt tốt nhƣ tấm tƣờng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Tấm 3D có cấu tạo cải tiến với hệ thanh ziczag hình sin liên kết 2 lƣới thép ở 2 bên tạo ra một hệ kết cấu dạng hộp theo 3 phƣơng cho khả năng chịu lực đứng và lực ngang rất tốt và đồng đều. Tấm 3D nhẹ hơn so với tƣờng xây gạch từ 20% - 30% nên giảm đƣợc chi phí nền móng công trình. Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt nên tiết kiệm đáng kể chi phí năng lƣợng điện cho hệ thống làm mát, điều hòa. (01): (Tấm 3D panel) < http://xn--vtliukhngnungvlb2425i8la.vn/?page=newsDetail&id=360812&site=885>. [Ngày truy cập: ngày 15 tháng 6 năm 2012]. 10 Là vật liệu nhẹ, không nung thân thiện với môi trƣờng, phù hợp với định hƣớng phát triển của ngành xây dựng. 2.3 KẾT CẤU: Các tấm lƣới thép đƣợc tạo ra bởi vật liệu thép đƣờng kính thƣờng từ 1,8 tới 3 cm; Máy hàn lƣới thép tự động hoặc điều khiển bằng tay sẽ tạo ra tấm lƣới có độ rộng là 1,2m x chiều dài 3m; Mắt lƣới đan vuông 50 mm x 50 mm. Tấm 3D panel đƣợc tạo ra bởi dây chuyển sản xuất tấm 3D thông qua phƣơng pháp ghép lƣới thép + tấm xốp + Hàn tự động. Gồm các thành phần(02): Vữa bê tông: Vữa dùng trong kết cấu Panel 3D là vữa bê tông hoặc vữa xi măng, tuỳ mục đích sử dụng mà có thể dùng vữa bê tông mác 200 - 300, đá 1x2, hoặc bê tông cốt liệu nhỏ,...có thể chia thành 2 loại: Bê tông phun và bê tong thông thƣờng. Thép sợi: Sử dụng thép CT3 kéo nguội, cƣờng độ chịu kéo R > 4000 Kg/cm2, đƣờng kính từ (20 - 40)mm, mật độ ô lƣới là (50 - 52)mm hoặc(100 - 110)mm, sợi thép đƣợc mạ kẽm để tăng khả năng chống rỉ sét. Thép giằng chéo: Thép sợi dƣờng kính từ 3mm đến 5mm, đƣợc kéo nguội từ thép cacbon với hàm lƣợng cacbon nhỏ hơn 0,15% Lốp mốp (mushy polysteren): Có đặc tính cách điện, cách nhiệt tốt, nhẹ, nhƣng đủ cứng để đóng vai trò ván khuôn khi thực hiện đổ lớp bê tông. Các tấm này đƣợc mang đến công trƣờng, lắp ghép và liên kết lại với nhau theo hình dáng kiến trúc công trình thiết kế; sau đó tiến hành phun hoặc trát bê tông để trở thành một hệ toàn khối. 2.4 KHẢ NĂNG CHỊU LỰC(03): Để chứng minh cƣờng lực của công nghệ xây dựng 3D panel, nhiều công trình thử nghiệm đã đƣợc thực hiện tại các viện thử nghiệm trên khắp thế giới. Kết quả thử nghiệm các công trình cho thấy rõ là tấm 3D đƣợc sử dụng làm tƣờng cho các tòa nhà cao tầng, làm tƣờng và sàn cho khu cao ốc, dân cƣ, văn phòng, nhà xƣởng. Tấm 3D có khả năng chịu nén, uốn, cắt tốt nhƣ tấm tƣờng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Tấm 3D nhẹ hơn so với tƣờng xây gạch từ 20%-30% nên giảm đƣợc chi phí nền móng công trình. Tấm 3D có cấu tạo cải tiến với hệ thanh ziczag hình sin liên kết 2 lƣới thép ở 2 bên tạo ra một hệ kết cấu dạng hộp theo 3 phƣơng cho khả năng chịu lực đứng và lực ngang rất tốt và đồng đều. Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt nên tiết kiệm đáng kể chi phí năng lƣợng điện cho hệ thống làm mát, điều hòa. Là vật liệu nhẹ, không nung thân thiện với môi trƣờng, phù hợp với định hƣớng phát triển của ngành xây dựng. (02): TCVN 7575-1:2007 (Tấm 3D dùng trong xây dựng). (03): (ƣu điểm vƣợt bậc tấm 3D panel). < http://3dpanel.org/uu-diem-vuot-bat-tam-3d-panel.html>. [Ngày truy cập: ngày 19 tháng 8 năm 2014].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất