Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính và phân tích các yếu tố rủi ro dự án thuỷ đi...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính và phân tích các yếu tố rủi ro dự án thuỷ điện vĩnh sơn 2 & 3 giai đoạn lập dự án đầu tư

.PDF
97
2
149

Mô tả:

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------- NGÔ ĐẮC HUY ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO DỰ ÁN THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN 2&3 GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06, năm 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN THỐNG Cán bộ chấm nhận xét 1 :TS. CAO HÀO THI Cán bộ chấm nhận xét 2 :GV-TS. NGUYỄN THIÊN PHÚ Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại : HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 26 tháng 07 năm 2008 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC Tp. HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2008. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGÔ ĐẮC HUY Phái: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 12/11/1977 Nơi sinh: Tp.HCM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH MSHV: 01705389 I- TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO DỰ ÁN THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN 2&3. GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính và phân tích các yếu tố rủi ro của dự án trong giai đoạn lập dự án đầu tư - Giới thiệu Lý thuyết phân tích dự án đầu tư Nghiên cứu thị trường và tổng quan về dự án Phân tích tài chính và rủi ro Phân tích kinh tế Kết luận III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 21/01/2008 IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2008 V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS. NGUYỄN THỐNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CN BỘ MÔN QL CHUYÊN NGÀNH PGS.TS. NGUYỄN THỐNG ii ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này là ứng dụng những kiến thức mà em nhận được từ sự truyền đạt của Thầy Cô Khoa Quản lý công nghiệp - trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM. Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô khoa Quản Lý Công Nghiệp, phòng đào tạo sau đại học và tất cả các thầy cô đã tham gia giảng dạy tại trường Đại Học Bách Khoa đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thống người đã hết lòng truyền đạt và hướng dẫn em trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn gia đình, luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho em đạt được những thành quả như ngày hôm nay. Em xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp công ty tư vấn xây dựng điện 3 đã hết lòng giúp đỡ, tư vấn, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết cho em hoàn thành luận văn. Em xin cảm ơn các bạn cùng khóa đã hỗ trợ và động viên em rất nhiều trong suốt khóa học vừa qua. Tp.HCM , ngày 30 tháng 06 năm 2008 NGÔ ĐẮC HUY iii Tóm tắt đề tài Luận văn gồm 6 chương và nội dung chủ yếu là nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu dùng điện và thu thập các số liệu hiện có. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích tài chính, phân tích rủi ro, phân tích kinh tế theo quan điểm ngành điện và toàn bộ nền kinh tế. Mục tiêu của luận văn là đi sâu phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính và phân tích các yếu tố rủi ro của dự án để cho các nhà đầu tư tham khảo trước khi quyết định đầu tư vào dự án. Để đạt được mục tiêu này chúng tôi đã thu thập những thông tin cần thiết và tiến hành nghiên cứu dự án trên quan điểm của từng bên liên quan nhằm xem xét các chỉ tiêu kinh tế tài chính trên nhiều góc độ và nhiều tình huống khác nhau. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính của phương án cơ sở, xét trên quan điểm chủ đầu tư là NPV = 174,613 tỉ VND, FIRR=11,48% , B/C=1,050. Xét trên quan điểm quốc gia là NPV=455,657 tỉ VND, EIRR=12,43% và B/C=1,236 .Tổng hợp các kết quả phân tích cho thấy dự án là khả thi và hiệu quả kinh tế tài chính cao, rủi ro đối với dự án nhìn chung là tương đối thấp và có thể chấp nhận được. iv MỤC LỤC Công trình được hoàn thành tại trường đại học Bách Khoa........................................... i Nhiệm vụ luận văn thạc sĩ ........................................................................................... ii Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii Tóm tắt đề tài ............................................................................................................. iv Mục lục ....................................................................................................................... v Thống kê các bảng biểu.............................................................................................. ix Chương 1: GIỚI THIỆU........................................................................................... 1 1.1 HIỆN TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM .................................................................. 1 1.2 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI............................................................................ 1 1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................ 3 1.3.1 Mục tiêu ............................................................................................................. 3 1.3.2 Nội dung............................................................................................................. 3 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................................... 3 1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 4 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................... 4 Chương 2: LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...................................... 5 2.1 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...................................................... 5 2.1.1 Phân tích thị trường ............................................................................................ 5 2.1.2 Phân tích kỹ thuật và nhân lực ............................................................................ 5 2.1.3 Phân tích tài chính dự án..................................................................................... 5 2.1.3.1 Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư .............................................................. 6 2.1.3.2 Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư................................................................ 6 2.1.4 Phân tích kinh tế dự án ....................................................................................... 6 2.1.5 Phân tích xã hội .................................................................................................. 7 2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ-TÀI CHÍNH DỰ ÁN.................. 7 2.2.1 Phương pháp giá trị tương đương ....................................................................... 7 2.2.2 Phương pháp suất thu lợi .................................................................................... 8 2.2.3 Phương pháp tỉ số lợi ích/chi phí ........................................................................ 9 2.2.4 Phương pháp phân tích thời gian hòa vốn ......................................................... 10 viii 2.3 PHÂN TÍCH RỦI RO.......................................................................................... 11 2.3.1 Phân tích độ nhạy ............................................................................................. 12 2.3.2 Phân tích tình huống ......................................................................................... 12 2.3.3 Phân tích mô phỏng .......................................................................................... 13 2.4 CÁC GIẢ THIẾT ................................................................................................ 16 2.4.1 Suất chiết khấu ................................................................................................. 16 2.4.2 Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (MARR) ................................................. 16 2.4.3 Tỷ giá hối đoái và lạm phát............................................................................... 17 2.4.4 Khấu hao .......................................................................................................... 17 Chương 3: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN......... 19 3.1 NHU CẦU ĐIỆN NĂNG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI...................................... 19 3.1.1 Nhu cầu điện năng và công suất các nhà máy điện............................................ 19 3.1.2 Tình hình tiêu thụ điện và dự báo nhu cầu sử dụng điện toàn quốc giai đoạn 2006-2025 ................................................................................................................. 23 3.2 CÁC MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN .......................................................................... 24 3.2.1 Hiệu quả kinh tế tài chính ................................................................................. 24 3.2.2 Các mục tiêu an sinh xã hội khác...................................................................... 25 3.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................... 25 3.3.1 Vị trí công trình ................................................................................................ 25 3.3.2 Điều kiện địa chất khu vực công trình............................................................... 26 3.3.3 Điều kiện khí hậu và thủy văn .......................................................................... 27 3.4 BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH VÀ TRANG THIẾT BỊ ................................................. 28 3.4.1 Công trình nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 2 ........................................................ 28 3.4.2 Công trình nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 3 ........................................................ 30 3.5 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ........................................................................................ 31 3.6 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY.............................. 36 Chương 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO .............................................. 37 4.1 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THEO QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ ..................... 37 4.1.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 37 4.1.2 Xây dựng ngân lưu tài chính............................................................................. 37 4.1.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính.......................................................................... 41 viii 4.1.4 Cân bằng tài chính ............................................................................................ 41 4.1.5 Phân tích rủi ro ................................................................................................. 42 4.1.6 Kết luận ............................................................................................................ 46 4.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THEO QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ........................ 46 4.2.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 46 4.2.2 Nguồn vốn và phương án tài trợ........................................................................ 46 4.2.3 Xây dựng ngân lưu tài chính............................................................................. 47 4.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính và thời gian hoà vốn ......................................... 49 4.2.5 Cân bằng tài chính ............................................................................................ 50 4.2.6 Giá thành điện năng.......................................................................................... 51 4.2.7 Phân tích rủi ro ................................................................................................. 52 4.2.8 Kết luận ............................................................................................................ 54 4.3 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ................................................. 54 4.3.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 54 4.3.2 Tác động của lạm phát lên các điều kiện tài chính của dự án ............................ 54 4.3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án dưới tác động của lạm phát............... 57 4.3.4 Kết luận ............................................................................................................ 57 Chương 5: PHÂN TÍCH KINH TẾ ........................................................................ 59 5.1 PHÂN TÍCH KINH TẾ THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGÀNH ĐIỆN................... 59 5.1.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 59 5.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phương án nhà máy thủy điện và phương án nhà máy nhiệt điện thay thế ....................................................................................... 59 5.1.3 Xác định hiệu ích thay thế ................................................................................ 61 5.1.4 Phân tích các chỉ tiêu kinh tế ............................................................................ 64 5.1.5 Kết luận ............................................................................................................ 64 5.2 PHÂN TÍCH KINH TẾ THEO QUAN ĐIỂM QUỐC GIA ................................. 64 5.2.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 64 5.2.2 Đánh giá các lợi ích và chi phí kinh tế gián tiếp của dự án................................ 65 5.2.3 Khái niệm về giá kinh tế của dự án ................................................................... 67 5.2.4 Xác định các hệ số chuyển đổi giá .................................................................... 70 5.2.5 Xác định giá kinh tế các yếu tố nhập lượng và xuất lượng của dự án ................ 72 5.2.6 Xây dựng ngân lưu kinh tế................................................................................ 73 viii 5.2.7 Phân tích các chỉ tiêu kinh tế ............................................................................ 73 5.2.8 Phân tích rủi ro ................................................................................................. 74 5.2.9 Kết luận ............................................................................................................ 74 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 75 6.1 KẾT LUẬN......................................................................................................... 75 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 76 6.2.1 Kiến nghị đối với nhà đầu tư............................................................................. 76 6.2.2 Kiến nghị đối với chính quyền và ngành chủ quản............................................ 76 Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 78 Lý lịch khoa học........................................................................................................ 79 Phần phụ lục viii Thống kê các bảng biểu Chương 1: Bảng 1.1- Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 1997 - 2007 ............................................. 1 Chương 3: Bảng 3.1- Nhu cầu điện năng và công suất các tỉnh miền Bắc đến năm 2015............. 19 Bảng 3.2- Nhu cầu điện năng và công suất các tỉnh miền Trung đến năm 2015 ......... 21 Bảng 3.3- Nhu cầu điện năng và công suất các tỉnh miền Nam đến năm 2015 ........... 22 Bảng 3.4- Nhu cầu điện năng toàn quốc theo ngành từ năm 2006 – 2025 .................. 24 Bảng 3.5- Các trạm khí tượng trong khu vực ............................................................. 27 Bảng 3.6- Các trạm thủy văn trong khu vực............................................................... 28 Bảng 3.7- Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình ........................................................ 31 Bảng 3.8- Tổng hợp phần chi phí xây dựng công trình............................................... 32 Bảng 3.9- Tổng hợp phần chi phí máy móc thiết bị.................................................... 34 Bảng 3.10- Tổng hợp các chi phí khác....................................................................... 35 Chương 4: Bảng 4.1 – Phân bổ vốn đầu tư xây dựng công trình .................................................. 38 Bảng 4.2 – Tổng vốn đầu tư thay đổi ........................................................................ 42 Bảng 4.3 – Điện lượng trung bình năm thay đổi ........................................................ 43 Bảng 4.4 – Ảnh hưởng của việc thay đổi giá bán điện ............................................... 43 Bảng 4.5 – Kết quả phân tích tình huống ................................................................... 44 Bảng 4.6 – Kết quả phân tích mô phỏng .................................................................... 45 Bảng 4.7 – Phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình ....................................... 48 Bảng 4.8 – Tổng vốn đầu tư thay đổi ......................................................................... 52 Bảng 4.9 – Điện lượng trung bình năm thay đổi ........................................................ 52 Bảng 4.10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi giá bán điện.............................................. 52 Bảng 4.11 – Kết quả phân tích tình huống ................................................................. 53 Bảng 4.12 – Kết quả phân tích mô phỏng .................................................................. 53 Bảng 4.13 – Chi phí đầu tư danh nghĩa ...................................................................... 55 Chương 5: Bảng 5.1 – Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phương án thủy điện ............................. 60 Bảng 5.2 – Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của phương án nhiệt điện thay thế ............... 61 Bảng 5.3 – Phân bổ vốn đầu tư .................................................................................. 63 Bảng 5.4 – Kết quả phân tích kinh tế phương án so sánh ........................................... 64 Bảng 5.5 – Kết quả phân tích mô phỏng .................................................................... 74 ix Trang 1 Chương 1 : GIỚI THIỆU 1.1 HIỆN TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM Sau hơn một năm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đạt 20,3 tỉ USD. Đây là một kết quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong năm đầu gia nhập WTO. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,0%/ so với mức 3,32% cùng kỳ 2006, khu vực dịch vụ tăng 8,5% so với mức 8,29% của năm 2006. Riêng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,33% trong đó công nghiệp tăng 10,32% so với mức 10,4% và 10,32% cùng kỳ. Tuy nhiên với tình tăng trưởng như trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của chính phủ đặt ra, một số khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn còn phát triển khá chậm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Bảng 1.1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 Năm GDP NLTS CNXD DV 1997 8,15 4,33 12,62 7,14 1998 5,76 3,53 8,33 5,08 1999 4,77 5,53 7,68 2,25 2000 6,79 4,63 10,07 5,32 2001 6,89 2,89 10,39 6,10 2002 7,08 4,17 9,48 6,54 2003 7,34 3,62 10,48 6,45 2004 7,79 4,36 10,22 7,26 2005 8,44 4,02 10,69 8,48 2006 8,17 3,3 10,37 8,29 2007 8,44 3,0 10,4 8,5 Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2006 Để khắc phục tình trạng này Việt Nam cần đẩy nhanh kế hoạch cải tạo và xây dựng mới hệ thống hạ tầng cơ sở trong giai đoạn sắp tới, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng, cấp điện và cấp thoát nước. 1.2 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Với tình hình phát triển như kinh tế xã hội như trên nhu cầu dùng điện của Việt Nam trong những năm tới chắc chắn sẽ gia tăng đáng kể, dự kiến đến năm 2010 là 83,83 tỉ Kwh, năm 2015 là 138,44 tỉ Kwh và 2020 là 215,26 tỉ Kwh tương ứng với công suất của hệ thống các nhà máy điện là 11.653 MW, 17.847 MW và 26.854 MW. Trong khi đó công suất phát điện khả dụng của các nhà máy điện trên toàn quốc hiện nay là 6.649MW. Do đó nếu không chuẩn bị một kế hoạch phát triển Trang 2 nguồn điện mang tính chiến lược và lâu dài, Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt điện nghiêm trọng trong giai đoạn 2010 đến 2020. Riêng đối với miền Trung và tỉnh Bình Định, hiện trạng cơ sở hạ tầng thấp kém và nhu cầu phát triển kinh tế công nghiệp đang tăng mạnh khiến cho nhu cầu phát triển nguồn điện tại khu vực này càng trở nên bức thiết. Việc đầu tư và xây dựng các nhà máy điện tại miền Trung và đặc biệt là khu vực Bình Định sẽ giúp cho khu vực này giảm dần sự lệ thuộc nguồn cấp điện của miền Bắc và miền Nam. Hiện nay, tổng công ty điện lực Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình cải tạo và phát triển mạng lưới điện quốc gia nhằm mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu dùng điện trong giai đoạn sắp tới. Chiếm một phần quan trọng trong các chương trình đó là việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng nguồn nước và phát triển mạng lưới các nhà máy thủy điện trên các hệ thống sông chính của Việt Nam là sông Lô, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Côn… Sông Côn là con sông lớn nhất của tỉnh Bình Định bắt nguồn từ dãy Trường Sơn có cao độ tự nhiên từ 900 – 1100m, khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, chảy theo hướng Tây Nam và Đông Nam đến thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn đổi hướng chảy theo hướng Đông đổ ra biển Đông. Nhằm khai thác hết tiềm năng thủy điện của sông Côn, năm 2005 Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh phối hợp với Công ty Tư vấn thủy lợi 1 tiến hành lập qui hoạch tiềm năng thủy điện trên khu vực này . Căn cứ trên sơ đồ qui hoạch và tài liệu khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình, công ty tư vấn xây dựng Điện 3 kiến nghị một sơ đồ khai thác hợp lý hơn nhằm mục đích tìm kiếm một giải pháp khai thác năng lượng trên đoạn sông này một cách hiệu quả nhất.Theo sơ đồ khai thác này công ty tư vấn xây dựng điện 3 đã bố trí lại các hạng mục công trình và xem xét công trình thủy điện Vĩnh Sơn 2&3 với qui mô các hạng mục công trình của các nhà máy như sau: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 2 có công trình đầu mối gồm: đập dâng Suối Say, đập dâng Dak Kron Bung, đập phụ, kênh dẫn và hầm thông hồ từ hồ chứa Suối Say sang hồ chứa Dak Kron Bung. Tuyến năng lượng bố trí ở bờ phải sông Dak Kron Bung Trang 3 gồm kênh dẫn vào và cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, giếng điều áp, nhà van, đường ống áp lực và nhà máy. Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 3 có công trình đầu mối gồm: đập dâng Vĩnh Sơn 3, tuyến năng lượng bố trí ở bờ phải sông Côn gồm kênh dẫn vào và cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, giếng điều áp, nhà van, đường ống áp lực và nhà máy. 1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án xét trên quan điểm của quốc gia và tính khả thi tài chính của dự án xét trên quan điểm của chủ đầu tư và các nhà tài trợ. 1.3.2. Nội dung Trong quá trình phân tích kinh tế tài chính của dự án đề tài sẽ tập trung nhiên cứu các nội dung chính sau đây: - Đánh giá triển vọng dự án theo quan điểm của các nhà tài trợ vốn - Phân tích tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư để đánh giá tính khả thi tài chính của dự án - Phân tích kinh tế dự án theo quan điểm quốc gia, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đối với nền kinh tế - Phân tích rủi ro dự án dưới gốc độ nhà đầu tư, nhà tài trợ và trên quan điểm lợi ích của cả quốc gia. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về qui mô, dự án sẽ được nghiên cứu giới hạn trong phần đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, không bao gồm mạng lưới phân phối. Về thời gian khai thác kinh tế của dự án, các tính toán sẽ được thực hiện trong thời kỳ 40 năm kể từ dự án đưa vào hoạt động. Về nội dung nghiên cứu đề tài sẽ chấp nhận phương án kỹ thuật và tổng mức đầu tư đã được công ty tư vấn xây dựng điện 3 thiết lập. Trang 4 1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đưa ra một số quan điểm phân tích dự án để các ban ngành liên quan sử dụng với tính cách tham khảo trong giai đoạn lập dự án đầu tư, bên cạnh đó sẽ cung cấp một số thông tin cho các nhà đầu tư tham khảo trong việc lựa chọn phương thức và đưa ra các quyết định đầu tư. 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Về dữ liệu được thu thập từ các thông tin, dữ liệu thứ cấp sau đây để phục vụ cho việc phân tích dự án: - Phương án kỹ thuật và tổng mức đầu tư công trình thủy điện Vĩnh Sơn 2&3 do công ty Tư Vấn Xây Dựng Điện 3 lập. - Qui hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Côn ( thu thập từ dự án ) - Các qui định pháp lý, các thông tin về thị trường tín dụng từ chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, tổng công ty điện lực Việt Nam, và các tổ chức tín dụng….các dữ liệu này tác giả tự thu thập - Một số thông tin cần thiết khác sẽ được thu thập từ các ý kiến của chuyên gia - Về phương pháp phân tích dự án, luận văn sẽ áp dụng các lý thuyết phân tích dự án đầu tư và phân tích rủi ro, đồng thời tham khảo các kinh nghiệm về đánh giá dự án thuộc chuyên ngành điện của các chuyên gia để lựa chọn phương án đầu tư có tính khả thi về mặt tài chính và có hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Trang 5 Chương 2: LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1 QUI TRÌNH PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1.1 Phân tích thị trường Phân tích thị trường mục đích chính là chỉ ra việc xác định quan hệ cung cầu đối với sản phẩm của dự án, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng, các chính sách của chính phủ liên quan đến quá trình họat động của dự án, qua đó dự báo nhu cầu và xu hướng giá bán sản phẩm của dự án trong tương lai nhằm xác định qui mô đầu tư của dự án. 2.1.2 Phân tích kỹ thuật và nhân lực Trong giai đoạn lập dự án đầu tư thì phân tích kỹ thuật và nhân lực nhằm mục đích xác định các yếu tố sau: - Số lượng nguyên vật liệu và nhân lực cần cho quá trình xây dựng dự án - Giá cả của các loại nhân, vật lực và nguồn cung cấp dự kiến - Nhu cầu nguyên vật liệu và nhân lực trong giai đoạn vận hành theo thời gian và số lượng sản phẩm của dự án - Nguồn cung cấp và các giả thiết về giá cả của các loại nhân vật lực này để tính toán chi phí hoạt động của dự án trong tương lai - Thời gian khai thác kỹ thuật của dự án - Các tác động của dự án đối với môi trường xung quanh và việc định lượng hóa các tác động này 2.1.3 Phân tích tài chính dự án Phân tích là đánh giá triển vọng tài chính, khả năng thành công và hiệu quả của dự án dưới góc độ của các tổ chức, cá nhân tham gia vào dự án. Phân tích tài chính dự án sẽ được tiến hành theo những quan điểm khác nhau. Có hai quan điểm phân tích là quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư. Trang 6 2.1.3.1 Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư Quan điểm tổng đầu tư còn gọi là quan điểm ngân hàng. Theo quan điểm này nhà phân tích không quan tâm đến ảnh hưởng của các nguồn tài trợ dự án mà chỉ quan tâm đến lợi ích thật sự của bản thân dự án, xem dự án như là một họat động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính và thu hút những nguồn chi phí tài chính rõ ràng. Kết quả phân tích cho phép đánh giá tính khả thi tài chính của bản thân dự án. Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư được trình bày như sau: A = Lợi ích tài chính trực tiếp – Chi phí tài chính trực tiếp – Chi phí cợ hội của vốn đầu tư 2.1.3.2 Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư Quan điểm chủ đầu tư hay quan điểm cổ đông, các nhà phân tích xem xét dòng tài chính chi cho dự án và lợi ích thu được, đi kèm với chi phí cơ hội của vốn cổ đông đóng góp vào dự án, coi vốn vay là khoản phải thu, trả vốn vay và lãi là khoản chi. B = A + Vốn vay – Trả lãi và nợ vay Theo quan điểm của chủ đầu tư nhà phân tích cần quan tâm đến các loại nguồn tài trợ sử dụng cho dự án, đặc điểm khác biệt của các nguồn tài trợ này và ảnh hưởng của nó đối với dự án. 2.1.4 Phân tích kinh tế dự án Phân tích kinh tế dự án là phân tích tính khả thi của dự án trên quan điểm quốc gia và xem lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội với những chi phí mà xã hội đã bỏ ra cho dự án trên quan điểm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên chung của Quốc Gia. Mục đích là đánh giá dự án từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế để xác định sự đóng góp của dự án vào phúc lợi kinh tế Quốc Gia. Phân tích kinh tế dựa trên giá trị kinh tế của hàng hóa dịch vụ thông qua điều chỉnh giá tài chính. Phân tích kinh tế và phân tích tài chính có những điểm giống nhau là trong phương pháp phân tích bằng giá trị hiện tại, cả hai đều sử dụng chỉ tiêu NPV và IRR để phân tích trên cơ sở bảng dự thảo luân chuyển tiền mặt. Điểm khác biệt chính là trong phân tích kinh tế, chi phí và lợi ích của dự án được tính theo quan điểm của toàn bộ Trang 7 Quốc Gia trong khi phân tích tài chính chỉ tính tới chi phí và lợi ích liên quan tới nhà đầu tư hoặc chủ dự án. Các điểm cần lưu ý khi phân tích kinh tế dự án đầu tư: Từ các phân tích tài chính dự án, loại bỏ các chi phí và thu nhập được xem là những khoản luân chuyển nội bộ trong phạm vi nền kinh tế, ví dụ như thuế, lãi vay… - Điều chỉnh các chi phí, thu nhập của dự án từ giá tài chính sang giá kinh tế. - Xác định các lợi ích / chi phí kinh tế không thể định lượng được. 2.1.5 Phân tích xã hội Phân tích xã hội nhằm mục đích xác định hoặc định lượng những tác động ngoài kinh tế của dự án đối với toàn xã hội hoặc một nhóm người nào đó trong xã hội. Phân tích xã hội sẽ cho biết đối tượng hưởng lợi / chịu chi phí của dự án và cách thức họ được hưởng lợi / chịu chi phí, qua đó đánh giá các tác động về mặt chính trị xã hội của dự án cũng như đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu trên. Phân tích xã hội phục vụ cho việc đưa ra các quyết định phê duyệt đầu tư dự án ở cấp độ cơ quan quản lý là chính phủ. 2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN 2.2.1 Phương pháp giá trị tương đương Nhóm phương pháp giá trị tương đương bao gồm 3 phương pháp là giá trị hiện tại, giá trị tương lai và giá trị hàng năm. Nội dung của phương pháp này là qui đổi toàn bộ chuỗi dòng tiền tệ của dự án với một suất chiết khấu nào đó thường là MARR (Manimum Attractive Rate of Return), thành: - Một giá trị hiện tại (PW – Present worth) - Một giá trị tương lai (FW – Future Worth) - Một chuỗi giá trị đều hàng năm (AW – Annual Worth) Về tiêu chuẩn đánh giá dự án được xem là đánh giá khi PW, AW, FW ≥ 0. Trong luận văn này phương pháp giá trị hiện tại ròng được sử dụng để phân tích hiệu quả tài chính của dự án, phương pháp này được giới thiệu chi tiết dưới đây. Trang 8 Phương pháp giá trị hiện tại ròng Giá trị hiện tại ròng (NPV Net Presnet Value) là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập và giá trị hiện tại của dòng chi phí với mức chiết khấu yêu cầu. NPV được tính theo công thức sau đây: N NPV = ∑ t =0 Bt − Ct (1 + i ) t Trong đó: Bt: lợi ích ở năm thứ t Ct: chi phí ở năm thứ t i: suất chiết khấu yêu cầu t: thứ tự năm họat động của dự án (t: năm gốc bằng 0) N: số năm họat động của dự án Đánh giá dự án theo NPV. Khi NPV ≥ 0 thì dự án được xem là đánh giá. Nếu có nhiều phương án loại trừ nhau, phương án nào có NPV dương lớn nhất sẽ được chọn. 2.2.2 Phương pháp suất thu lợi Trong nhóm phương pháp suất thu lợi nội tại có hai phương pháp thường được sử dụng là suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return – IRR) và suất thu lợi ngoại lai. Trong luận văn này phương pháp suất thu lợi nội tại được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Suất thu lợi nội tại là là mức chiết khấu mà nếu được sử dụng làm hệ số chiết khấu để qui đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại của dòng thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của dòng chi phí. Công thức để tính suất thu lợi nội tại: N Bt Ct = ∑ ∑ t t t = 0 (1 + i ) t = 0 (1 + i ) N Trang 9 Hay N Bt Ct − =0 ∑ t t t = 0 (1 + i ) t = 0 (1 + i ) N ∑ Trong đó: Bt: lợi ích ở năm thứ t Ct: chi phí ở năm thứ t t: thứ tự năm họat động của dự án (t: năm gốc bằng 0) N: số năm hoạt động của dự án i: suất chiết khấu IRR Đánh giá dự án dựa theo IRR: khi dự án có IRR ≥ MARR thì được coi là đánh giá. MARR là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được của dự án. So sánh các dự án theo IRR: Dựa theo nguyên tắc gia số vốn đầu tư. Giả sử chúng ta đang có hai dự án A và B, trong đó B có vốn đầu tư lớn hơn A. Đẳng thức dùng để tính gia số vốn đầu tư ∆ là : CF ròng (∆) = CF(B) – CF(A) Trong trường hợp dự án A đáng giá, dự án B sẽ được coi là đáng giá hơn A khi IRR(∆ ) ≥ MARR, nếu như IRR(∆ ) < MARR thì dự án B không đáng giá, dự án có vốn đầu tư lớn sẽ được coi là đáng giá hơn nếu như suất thu lợi của gia số vốn đầu tư là IRR(∆ ) ≥MARR. Để thẩm định nhiều dự án, đầu tiên chúng ta sắp xếp các dự án theo thứ tự vốn đầu tư tăng dần. Chọn dự án có số vốn đầu tư nhỏ nhất làm dự án cố thủ thứ nhất. Tiếp theo, so sánh các dự án có số vốn đầu tư lớn hơn với dự án cố thủ thứ nhất, nếu dự án nào có IRR(∆)>=MARR thì được coi là đáng giá và sẽ được chọn làm dự án cố thủ thứ 2. Quá trình so sánh cứ tiếp tục cho đến dự án cuối cùng, dự án đáng giá nhất là dự án cố thủ sau cùng. 2.2.3 Phương pháp tỉ số lợi ích/chi phí Tỉ số lợi ích chia chi phí (B/C) của một dự án là tỉ số của giá trị tương đương lợi ích trên giá trị tương đương chi phí của dự án xét trên cùng một thời kỳ phân tích.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan