Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã xuân mỹ, huyện nghi xuân, tỉ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã xuân mỹ, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh.

.PDF
66
390
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----oOo----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC Ở XÃ XUÂN MỸ, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH SVTH: Hoàng Thị Huyền Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K44A KTNN PGS.TS Bùi Dũng Thể Niên khóa: 2010 – 2014 Huế, 5/2014 Khóa luận tốt nghiệp ày nlà sự đúc kết lại kiến thức ã họctrong đ 4 năm học vừa qua, àl kết quả của việc tiếp thu những kiến thức quý báu từ quý thầy cô củ trường Đại học Kinh- Tế Đại học Huế ã tận đ ình t giảng dạy. Lời đầuên,ti tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong trường Đại họ Kinh Tế, các thầy cô tron g khoa Kinh tế àv phát triển. Tôi xin bày tỏ òng l biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS ùi Dũng B Thể người ã đ tận ình t hướng dẫn, góp ý kiến à truyền v đạt kiến thức cho àn tôi thành ho khóa luận tốt nghiệpày.n Tôi xin gửi lời cảm ơn chân ành thđến UBND huyệ n Nghi Xuân, phòng Nông nghiệp àv phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân, người ãdân Xuân x Mỹ àv các phòng ban ngành, các cơ quan ủa c huyện,ã xcó liên quan đến cung cấp số liệu thứ cấp, giúp tôi trong việc thu thập số liệu sơ cấp, hướng à giúp dẫn đỡ tôi v trong quá trình nghiên cứu đềài tnày để hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định. Cuối ùng c tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc àn đến thểto bạnè, bngười thân, gia đình những người ã luôn đ bên cạnh tôi cổ vũ tinh thần lớnàlao đã vủng hộ tôi trong suốthời t gian qua. Tuy có nhiều cố gắng nhưngòndonhiều c hạn chế về kinh nghiệm cũng như trình độ năng lực của bản thân ên đề n àit không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, quý àcơ bạn quan đọc v để đềàit được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hoàng Thị Huyền Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................. vi ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ...................................................................................................... vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2 PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................4 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................................................4 1.1.1. Cơ sở lí luận về đất nông nghiệp ..........................................................................4 1.1.1.1 Khái niệm về đất, đất nông nghiệp......................................................................4 1.1.1.2 Phân loại đất nông nghiệp ...................................................................................5 1.1.1.3 Vai trò và đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp ................................................5 1.1.1.4 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp...................................................................7 1.1.1.5 Loại hình sử dụng đất (LUT)...............................................................................8 1.1.2 Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ..........................8 1.1.2.1 Khái quát về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp............................8 1.1.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp.....10 1.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp...11 1.1.2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất. .................................................13 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................14 1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam. ..............................................................................................................................14 1.2.1.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới.........14 SVTH: Hoàng Thị Huyền i Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam...........17 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC Ở XÃ XUÂN MỸ, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH ...............20 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu...............................................................20 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................20 2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................20 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo .............................................................................................20 2.1.1.3. Điều kiện khí hậu..............................................................................................21 2.1.1.4. Chế độ thủy văn, nguồn nước...........................................................................21 2.1.1.5. Tài nguyên đất ..................................................................................................21 2.1.1.6. Tài nguyên rừng................................................................................................22 2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội....................................................................................22 2.1.2.1. Dân số lao động ................................................................................................22 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ......................................................................................22 2.1.2.3. Cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế..................................................................23 2.1.2.4. Đời sống xã hội.................................................................................................25 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ......................................25 2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh................................................................................................................................26 2.2.1. Quy mô, cơ cấu, diện tích các loại đất và đất nông nghiệp của xã .....................26 2.2.2. Các loại hình sử dụng đất canh tác chủ yếu của xã Xuân Mỹ.............................28 2.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây hằng năm của xã.........................................30 2.2.4. Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng của các cây trồng trong các công thức luân canh ..................................................................................................................................33 2.2.4.1 Cây lúa...............................................................................................................33 2.2.4.2. Khoai lang.........................................................................................................33 2.2.4.3. Lạc ....................................................................................................................34 2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra..........................35 2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra....................................................................35 2.3.2. Mức đầu tư chi phí theo các công thức luân canh của các hộ được điều tra......39 SVTH: Hoàng Thị Huyền ii Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các hộ được điều tra..........41 2.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các hộ. ............................................................................................................................44 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC ...........................47 3.1. Định hướng phát triển sử dụng đất.........................................................................47 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác ..........................................48 3.2.1 Giải pháp cho lao động.........................................................................................48 3.2.2. Khắc phục những khó khăn về điều kiện tự nhiên ..............................................48 3.2.3. Tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất ..........................................49 3.2.4. Tăng độ phì cho đất .............................................................................................49 3.2.5. Tạo vốn cho người dân ........................................................................................49 3.2.6. Mở rộng diện tích canh tác các loại đất...............................................................50 3.2.7. Phát triển đa dạng các dịch vụ cung ứng nông nghiệp ........................................50 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................51 I. KẾT LUẬN ................................................................................................................51 II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55 SVTH: Hoàng Thị Huyền iii Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LUT Loại hình sử dụng đất FAO Food and Agriculture Organization HSSDĐ Hệ số sử dụng đất GO Giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng IC Chi phí trung gian TC Tổng chi phí LN Lợi nhuận LĐ Lao động CTLC Công thức luân canh LĐNN Lao động nông nghiệp DTGT Diện tích gieo trồng DTCT Diện tích canh tác GTNT Giao thông nông thôn DT Diện tích NS Năng suất SL Sản lượng BQ Bình quân BQLĐNN Bình quân lao động nông nghiệp TLSX Tư liệu sản xuất SVTH: Hoàng Thị Huyền iv Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1: Bản đồ vị trí địa lí xã Xuân Mỹ .....................................................................20 Biểu đồ 1 : Cơ cấu sử dụng đất của xã Xuân Mỹ năm 2013 .........................................27 SVTH: Hoàng Thị Huyền v Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tổng giá trị thu nhập các ngành năm 2013 ........................................... 23 Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất và đất nông nghiệp xã Xuân Mỹ năm 2013..... 27 Bảng 3: Các loại hình sử dụng đất canh tác chính của xã................................... 29 Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm của xã Xuân Mỹ qua 3 năm 2011-2013.......................................................................................... 31 Bảng 5: Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng cây lúa của xã Xuân Mỹ qua 3 năm 2011-2013 (BQ/năm) .................................................................................... 33 Bảng 6: Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng cây khoai lang của xã Xuân Mỹ qua 3 năm 2011-2013 (BQ/năm) .................................................................. 33 Bảng 7: Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng cây lạc của xã Xuân Mỹ qua 3 năm 2011-2013 (BQ/năm) .................................................................................... 34 Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ........................... 35 Bảng 9: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của nông hộ .................................... 36 Bảng 10: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2013.................................. 37 Bảng 11: Diện tích đất đai theo các công thức luân canh của các hộ điều tra (BQ/hộ)................................................................................................................ 38 Bảng 12: Sản lượng, năng suất các loại cây trồng trong các công thức luân canh.....38 của các hộ điều tra (BQ/hộ) ............................................................................... 38 Bảng 13: Mức đầu tư chi phí theo các công thức luân canh của các hộ điều tra (BQ/sào) .............................................................................................................. 39 Bảng 14: Bảng kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp theo các công thức luân canh của các hộ điều tra (BQ/sào).............................................. 42 SVTH: Hoàng Thị Huyền vi Khóa luận tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500m2 1ha = 20 sào SVTH: Hoàng Thị Huyền vii Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đất đai được xem như giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người. Đặc biệt là đất canh tác. Có vị trí quan trọng như vậy nhưng hiện nay chất lượng đất và môi trường đất canh tác đã và đang bị đe dọa, tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng, trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia. Việc làm này càng có ý nghĩa thiết thực hơn đối với đất nước có nền nông nghiệp lâu đời như Việt Nam. Tên đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.  Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến các vấn đề sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Xuân Mỹ qua 3 năm 2011- 2013: Phân tích tình hình sử dụng đất canh tác của các nông hộ để từ đó đánh giá về hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại xã. - Đưa ra các giải pháp sử dụng đất canh tác có hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã.  Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã sử dụng: Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo; phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: thống kê mô tả; phương pháp so sánh; thông tin thứ cấp được thu thập từ các cơ quan liên quan ở địa phương và thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu các hộ sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương.  Phạm vi nghiên cứu đề tài: đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, đề tài tập trung chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã trong giai đoạn 2011-2013. SVTH: Hoàng Thị Huyền viii Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, con người đã biết cách hái lượm và biết trồng trọt để lấy thức ăn. Những hoạt động ấy có thể xem là những hoạt động sơ khai của nông nghiệp. Trải qua thời gian dài, xã hội con người ngày càng phát triển tiến bộ nhưng vẫn không thể thiếu các hoạt động nông nghiệp. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp để phát triển các ngành khác. Đất đai được xem như giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người. Đặc biệt là đất nông nghiệp. Nó vừa là tư liệu sản xuất, vừa là đối tượng lao động không thể thay thế, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Có vị trí quan trọng như vậy nhưng hiện nay chất lượng đất và môi trường đất nông nghiệp nói chung và đất canh tác nói riêng đã và đang bị đe dọa, tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt phải kể đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và sự khai thác đất kiệt quệ, bất hợp lí của con người. Theo dòng chảy của nền kinh tế thị trường, với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, sự gia tăng dân số cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đã kéo theo sự gia tăng hàng loạt các nhu cầu. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, con người đã tiến hành nhiều hoạt động khai thác quá mức trong khi tài nguyên đất lại bị giới hạn về mặt diện tích, dễ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự tác động của con người. Chính điều đó đã tạo nên áp lực lên việc sử dụng đất đai làm cho qũy đất nông nghiệp có nguy cơ giảm về diện tích, ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, thực phẩm đồng thời làm thay đổi cơ cấu kinh tế, đời sống của nhân dân. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng, trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia. Việc làm này càng có ý nghĩa thiết thực hơn đối với đất nước có nền nông nghiệp lâu đời như Việt Nam. Nó góp phần to lớn trong việc đảm bảo sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo tốc độ phát triển của xã hội đồng thời vẫn bảo tồn, duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xuân Mỹ là một xã nằm cách trung tâm huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh về phía Nam khoảng 03 km. Là một xã thuần nông nên hoạt động sản xuất trên đất nông SVTH: Hoàng Thị Huyền 1 Khóa luận tốt nghiệp nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây xã đã phần nào khai thác được tiềm năng vốn có của đất. Tuy nhiên do nhiều khó khăn hạn chế trong quá trình phát triển, trình độ dân trí chưa cao nên hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác chưa cao, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ. Để tài nguyên đất khai thác đạt hiệu quả cao, đời sống nhân dân được nâng cao đòi hỏi phải điều tra đánh giá một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất để có giải pháp sử dụng hợp lí. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhận thức được tầm vai trò và quan trọng của vấn đề tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã. - Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau: * Hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến các vấn đề sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác. * Đánh giá thực trạng, hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của xã qua 3 năm 2011- 2013. * Đưa ra các giải pháp sử dụng đất canh tác có hiệu quả phù hợp với xã. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi nghiên cứu  Không gian: xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.  Thời gian: nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác giai đoạn 2011- 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu các vấn đề trên và đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng một số phương pháp sau : 1. Phương pháp thu thập số liệu thông tin SVTH: Hoàng Thị Huyền 2 Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu, từ báo cáo của các cơ quan quản lí địa phương, các nghiên cứu trước đây. - Thu thập các số liệu sơ cấp: Thông qua bảng câu hỏi để điều tra chọn mẫu phỏng vấn 40 hộ gia đình. 2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên, các chủ hộ sản xuất trong việc đưa ra các định hướng sử dụng đất cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương. 3. Phương pháp phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: thống kê mô tả; phương pháp so sánh. SVTH: Hoàng Thị Huyền 3 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Cơ sở lí luận về đất nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về đất, đất nông nghiệp  Khái niệm về đất:  Theo nguồn gốc phát sinh, học giả người Nga Đôkutraiep năm 1897 cho rằng đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát triển. [6]  Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái( FAO, 1976). Đất được hiểu như là một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm khí hậu, địa hình địa mạo, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do con người tác động.  Theo luật đất đai của nước CHXHCN Việt Nam thì “ Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, phát triển các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng ”  Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người.  Khái niệm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng: bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác. SVTH: Hoàng Thị Huyền 4 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp Theo quy định của điều 13 Luật đất đai 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân loại như sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm. Đất trồng cây hàng năm chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá 1 năm. Bao gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch trên 1 năm. Bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác. - Đất lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng. - Đất nuôi trồng thuỷ sản bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và đất chuyên nuôi thủy sản nước ngọt. - Đất làm muối. - Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. 1.1.1.3. Vai trò và đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp  Vai trò của đất nông nghiệp - Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Là điều kiện cho sự sống của con người trên trái đất. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản – Sử dụng đất. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Đối với mỗi ngành cụ thể đất đai có vai trò khác nhau. - Đối với nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng đất đai có vị trí vô cùng đặc biệt. Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế. Đặc biệt bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông SVTH: Hoàng Thị Huyền 5 Khóa luận tốt nghiệp qua việc con người đã biết lợi dụng một cách có ý thức các đặc tính tự nhiên của đất và tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm. Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. “Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này”. Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp.  Đặc điểm kinh tế của đất đai trong nông nghiệp. - Diện tích đất là có hạn nhưng sức sản xuất của ruộng đất là không có giới hạn. Đất đai có diện tích giới hạn. Quy mô của nó bị giới hạn bởi bề mặt trái đất, ranh giới lãnh thổ của mỗi quốc gia, địa phương. Sự giới hạn về diện tích đất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn của hoạt động khai hoang, khả năng tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Tuy nhiên nếu biết sử dụng đất hợp lí, cải tạo chất lượng đất thì sản phẩm thu được sẽ ngày càng gia tăng. Do vậy, việc sử dụng đất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ. - Đất đai không đồng nhất về mặt chất lượng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi vùng miền có sự hình thành tự nhiên cấu tạo thổ nhưỡng, vị trí địa hình khác nhau. Đồng thời, ở mỗi nơi có các cách tác động, chế độ chăm sóc, bón phân, tưới tiêu, luân canh cây trồng khác nhau. Vì vậy chất lượng đất là không đồng nhất. - Đất đai là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm hoạt động của con người. Đất đai là sản phẩm tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đất đai có trước lao động, xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người và thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Từ khi con người khai phá và sử dụng đất thì tạo ra các sản phẩm cho con người. Ruộng đất kết tinh sức lao động của con người và trở thành sản phẩm của con người. Vì thế trong quá trình sử dụng, con người cần không ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất cho đất ngày càng màu mỡ hơn. - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. SVTH: Hoàng Thị Huyền 6 Khóa luận tốt nghiệp Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải trong quá trình sản xuất và nếu được sử dụng hợp lí thì nó ngày càng tốt lên. Tất cả các tư liệu sản xuất đều có sự hao mòn sau một thời gian sử dụng, tất yếu sẽ được thay bằng tư liệu sản xuất mới. Nhưng điều này không đúng với tư liệu sản xuất là ruộng đất. Ruộng đất có đặc điểm là tư liệu sản xuất hữu hạn. Do vậy không thể đào thải nó ra khỏi quá trình sản xuất mà ta chỉ có thể cải tạo đất để nâng cao chất lượng đất. - Vị trí đất đai là cố định. Các tư liệu sản xuất khác có thể được di chuyển trong quá trình sử dụng từ vị trí này sang vị trí khác thuận lợi hơn, nhưng với đất đai việc làm đó là không thể. Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý mình muốn mà chỉ có thể canh tác trên những vị trí đất đai đã có sẵn. Chính vị trí cố định đã qui định tính chất lí hóa sinh của đất đai góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất nông nghiệp. 1.1.1.4. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp  Khái niệm và nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp a) Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh tháikinh tế- xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. SVTH: Hoàng Thị Huyền 7 Khóa luận tốt nghiệp - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. b) Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp. Việc sử dụng đất phải bảo đảm 3 nguyên tắc sau: - Đúng quy hoạch và mục đích sử dụng; đầy đủ và hợp lí. Đất nông nghiệp cần được bố trí sử dụng hết, phù hợp với đặc điểm của đất cũng như các điều kiện khác của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tránh tình trạng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích. - Quản lý và sử dụng theo nguyên tắc bền vững. Đất nông nghiệp là tài nguyên của mỗi quốc gia. Vì vậy sử dụng đất nông nghiệp luôn có sự quản lí của nhà nước. Bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp luôn gắn liền giữa chất lượng và số lượng. Vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại vừa đảm bảo cho nhu cầu tương lai. - Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Đất nông nghiệp có năng suất cây trồng vật nuôi cao, thu hồi được khối lượng sản phẩm lớn nhất trên mỗi ha đất đai, độ phì nhiêu của đất được duy trì, tiết kiệm được chi phí. 1.1.1.5 Loại hình sử dụng đất (LUT) Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lí sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và kĩ thuật được xác định. Hiện nay có một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp như: chuyên trồng lúa, chuyên trồng màu, trồng cỏ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng. 1.1.2. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 1.1.2.1. Khái quát về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp * Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. SVTH: Hoàng Thị Huyền 8 Khóa luận tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau: - Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian. - Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống. - Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Có 3 khái niệm cơ bản về hiệu quả cần phân biệt rõ là hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu qủa này thường được phản ánh trong các hàm sản xuất. Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu qủa kĩ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kĩ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào kĩ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế- xã hội khác mà trong đó kĩ thuật được áp dụng. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm đầu và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu hồi thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và đầu ra. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lí thuyết cận biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là hiệu quả này đạt được khi giá trị biên của sản phẩm phải bằng chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là mục tiêu của người sản xuất, là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong SVTH: Hoàng Thị Huyền 9 Khóa luận tốt nghiệp nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai hiệu quả, hoặc là hiệu quả kĩ thuật hoặc là hiệu quả phân bổ thì mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu về hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp được sử dụng trong một kì nhất định. 1.1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là tài nguyên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia. Đặc biệt, đối với nước đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam thì đất nông nghiệp lại càng có vị trí quan trọng hơn. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, Việt Nam đang là nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và có nguy cơ bị giảm diện tích đất nông nghiệp nghiêm trọng. Mặc dù hiện nay Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng nếu việc sử dụng đất không được cải thiện theo hướng bền vững hơn thì khả năng nghèo đói sẽ là thách thức lớn cho tương lai. Trong những năm qua dù có nhiều đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế hơn. Tuy nhiên quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế, do đó đã dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp, gây lãng phí thất thoát lớn và ảnh hưởng tới nguồn thu của nhà nước và cũng vì thế, nguồn tài nguyên đất đai của đất nước chưa thực sự được huy động hiệu quả để trở thành động lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến năm 2010, cả nước có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.093.857 ha, trong đó đất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79%, đất phi nông nghiệp 3. 670. 186 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng là 3.323.512 ha chiếm 10% diện tích tự nhiên. Đáng chú ý, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng lên đáng kể theo thời gian. Cụ thể, theo thống kê, đất nông nghiệp đã tăng lên từ 18,2 triệu ha năm 1995 lên SVTH: Hoàng Thị Huyền 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan