Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện lương tài, tỉn...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

.PDF
104
53
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN MẪN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN MẪN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thu Hương THÁI NGUYÊN - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Mẫn ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Kiều Thị Thu Hương người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến Huyện Ủy, UBND huyện Lương Tài, các phòng ban chức năng của huyện; UBND và các hộ nông dân các xã đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Mẫn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Ý nghĩa của luận văn ............................................................................................... 3 Chương 1: 4TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất cây trồng........................................... 4 1.1.1. Khái niệm liên quan đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn........................ 4 1.1.2. Nội dung hiệu quả kinh tế ............................................................................... 11 1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế ......................................................................... 12 1.1.4. Ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả kinh tế .......................................................... 13 1.1.5. Đặc điểm sản xuất rau an toàn ........................................................................ 14 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn ................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 18 1.2.1. Hiệu quả kinh tế rau an toàn ở một số nước trên thế giới ............................... 18 1.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam .................................................... 21 1.2.2.2. Hiệu quả kinh tế trồng rau an toàn ở một số địa phương của Việt Nam ..... 26 1.3. Bài học kinh nghiệm về sản xuất rau an toàn cho huyện Lương Tài ................. 28 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 29 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Lương Tài ......................................... 29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 29 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lương Tài ................................................... 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 40 iv 2.2.1. Phương pháp tiếp cận ...................................................................................... 40 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 41 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 43 2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................... 43 2.2.5 Phương pháp phân tích ..................................................................................... 44 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 45 2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về điều kiện và quy mô sản xuất ............................... 45 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật ................................................................. 45 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế .......................................... 46 2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sản xuất rau an toàn ................................................. 46 2.3.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất .......................................... 46 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 48 3.1. Thực trạng diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng rau an toàn .............................................................................................................. 48 3.1.1. Diện tích gieo trồng rau và rau an toàn của huyện Lương Tài.............................. 48 3.2. Thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả sản xuất ra an toàn của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Lương Tài ............................................................. 51 3.2.1. Tình hình cơ bản của hộ sản xuất an toàn huyện Lương Tài .......................... 51 3.2.2. Quy trình sản xuất rau an toàn của huyện Lương Tài ..................................... 51 3.2.3. Kết quả sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra ở huyện Lương Tài ............ 58 3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế bình quân trên ha của các hộ sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Tài .................................................................. 63 3.3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Tài .............................................................................................. 66 3.3.1. Đầu tư thâm canh ............................................................................................ 66 3.3.2. Kỹ thuật ........................................................................................................... 66 3.3.3. Ảnh hưởng của thị trường ............................................................................... 67 3.3.4. Yếu tố về rủi ro đối với hộ sản xuất rau an toàn ............................................. 68 3.4. Phân tích swort của hộ nông dân sản xuất rau an toàn ...................................... 69 3.4.1. Phân tích swort về hệ thống nhà lưới để sản xuất rau an toàn ........................ 70 v 3.5. Thực trạng hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển rau an toàn ở huyện Lương Tài ........ 72 3.6. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................. 74 3.6.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 74 3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 74 3.7. Giải pháp sau khi phân tích nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn ....... 76 3.7.1. Cơ sở khoa học của việc đưa ra giải pháp....................................................... 76 3.7.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn .................... 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 87 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQC : Bình quân chung CC : Cơ cấu CĐ : Cao đẳng DT : Diện tích FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc GCN : Giấy chứng nhận HĐND : Hội đồng nhân dân KH-CN : Khoa học - công nghệ KTTT : Kinh tế trang trại NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS : Nuôi trồng thủy sản PTTH : Phổ thông trung học SL : Số lượng SX : Sản xuất SX-KD : Sản xuất - kinh doanh TDTT : Thể dục thể thao THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TSCĐ : Tài sản cố định TT : Trang trại TTATXH : Trật tự an toàn xã hội UBND : Ủy ban nhân dân VAC : Vườn ao chuồng vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích gieo trồng rau an toàn vụ đông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2017 ................................................................................... 27 Bảng 2.1. Các nhóm đất chính ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh năm 2017........... 32 Bảng 2.2. Tình hình dân số huyện Lương Tài giai đoạn 2015-2017 ................... 38 Bảng 2.3: Ma trận phân tích SWOT .................................................................... 45 Bảng 3.1. Diện tích rau và rau an toàn của huyện Lương Tài giai đoạn 2015-2017 ............................................................................................ 48 Bảng 3.2. Năng suất rau và rau an toàn của huyện Lương Tài năm 2015 - 2017 ...... 50 Bảng 3.3. Sản lượng rau và rau an toàn trên địa huyện Lương Tài giai đoạn 2015-2017 ............................................................................................ 50 Bảng 3.4. Tình hình cơ bản bình quân của các hộ được điều tra về sản xuất rau an toàn thuộc huyện Lương Tài năm 2017 ..................................... 51 Bảng 3.5. Lựa chọn nguồn cung cấp giống của nông dân ................................... 53 Bảng 3.6. Diễn biến tình hình sử dụng phân bón của hộ sản xuất rau an toàn năm 2017 ..................................................................................... 54 Bảng 3.7. Sử dụng phân bón của hộ trồng rau an toàn ở huyện Lương Tài năm 2017 ............................................................................................. 55 Bảng 3.8. Diễn biến tình hình sử dụng thuốc BVTV của hộ sản xuất rau an toàn huyện Lương Tài giai đoạn 2015-2017 ....................................... 56 Bảng 3.9: Giá trị sản xuất bình quân của các hộ sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2017 ................................................... 59 Bảng 3.10: Chi phí sản xuất trung gian bình quân của các hộ sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2017 .................................... 60 Bảng 3.11: Giá trị tăng thêm bình quân của các hộ sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2017 ................................................... 61 Bảng 3.12: Tổng chi phí sản xuất bình quân của các hộ sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2017 ............................................ 61 Bảng 3.13: Thu nhập hỗn hợp bình quân của các hộ sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2017 ................................................... 62 viii Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế bình quân trên 1 ha của các hộ trồng rau trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2017 ................................................... 64 Bảng 3.15: Sự tin tưởng vào rau an toàn ở huyện Lương Tài ............................... 68 Bảng 3.16: Mức độ rủi ro đối với hộ sản xuất rau sạch trên địa bàn huyện Lương Tài ............................................................................................ 68 Bảng 3.17. Đánh giá cơ hội và thách thức của các nông hộ trong phát triển rau an toàn ở Lương Tài ...................................................................... 69 Bảng 3.18. Những lợi ích và hạn chế của sản xuất rau an toàn trong nhà lưới ..... 71 Bảng 3.19. Kết quả thực hiện hỗ trợ kỹ thuật và thực trạng ứng xử của người sản xuất kinh doanh RAT ......................................................... 72 Bảng 3.20. Diện tích trồng rau an toàn của huyện hiện tại và dự kiến đến 2020 .......... 76 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ biểu diễn một số chỉ tiêu khí hậu ở Bắc Ninh........................ 31 Hình 3.1: Biểu đồ hiệu quả kinh tế trên đồng chi phí trung gian của hộ sản xuất RAT ............................................................................................. 65 Hình 3.2: Biểu đồ hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích của hộ sản xuất RAT ......... 65 Hình 3.3: Biểu đồ hiệu quả kinh tế trên lao động của hộ sản xuất RAT............. 65 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi trọng hàng đầu. Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Ngành sản xuất rau được cả nước quan tâm vì rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Sử dụng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày của người dân không những bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất và xơ giúp tăng khả năng tiêu hóa mà còn giúp hạn chế các loại bệnh béo phì,tiểu đường, tim mạch, gout...Nghề trồng rau đem lại thu nhập bền vững và ổn định cho người sản xuất. Song thực tế hiện nay các loại bệnh tật gia tăng trong xã hội trong đó có bệnh ung thư đang là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi trong số bệnh nhân ung thư tử vong hiện nay ở nước ta có tới 35% liên quan đến sử dụng thực phẩm bẩn trong đó có rau không an toàn. Tình trạng không kiểm soát được một cách có hiệu quả nguồn thực phẩm nói chung và rau nói riêng có nhiều nguyên nhân. Trước hết phải kể đến là tình trạng sản xuất tùy tiện, vì lợi nhuận cá nhân người trồng rau đã sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật, không đúng nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly và quá ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, sản xuất cá thể nhỏ lẻ của từng hộ dân thiếu sự quản lý chặt chẽ và đồng bộ đang là một trở ngại lớn đối với công tác giám sát chất lượng rau hiện nay. Một vấn đề nữa, giữa người sản xuất và nhà phân phối chưa có tiếng nói chung và chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Những năm gần đây, nước ta cảnh báo về ngộ độc thực phẩm trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Theo số liệu chưa đầy đủ của Bộ y tế năm 2015 2017 có 440 ca ngộ độc thực phẩm với hơn 8000 người bị và 122 người bị chết, thêm vào đó đời sống của nhân dân ngày càng tăng nhu cầu sử dụng rau an toàn là rất chính đáng và vô cùng cần thiết.[29] Xuất phát từ thực tế đó, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai chương trình sản xuất rau an toàn. Đến nay vẫn được duy trì và phát triển. Đặc biệt huyện Lương Tài là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, hầu hết nông dân sống dựa vào nông nghiệp là chủ 2 yếu. Trong những năm gần đây sản xuất rau an toàn đang được phát triển tại các xã trong địa bàn huyện. Sản lượng rau hàng hoá đạt khoảng 2000 tấn - 2500 tấn. Rau sản xuất ra được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương. Giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân những năm gần đây đạt 4,5 - 5 tỷ đồng. Mặc dù, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ làm cho người nông dân phấn khởi, tin tưởng vào cái mới song vẫn còn nhiều tồn tại trong v ấn đề sản xuất rau an toàn: Đó là người nông dân chưa thực sự chủ động trong việc sản xuất, ruộng đất vẫn còn manh mún chưa tập trung đó là những khó khăn cho người dân trong việc đầu tư thâm canh, chăm bón. Quy trình sản xuất rau an toàn đôi khi không tuân thủ triệt để nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ làm người tiêu dùng giảm độ tin cậy. Từ những hạn chế đó làm cho hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Tài giảm đi cả về số lượng cũng như chất lượng. Từ đó, để góp phần phát huy những tiềm năng, lợi thế và khắc phục những hạn chế trong sản xuất rau an toàn của huyện Lương Tài nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn của huyện. Đó là lý do chính mà tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ ngành kinh tế nông nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Một là: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế đối với sản xuất rau an toàn; - Hai là: Đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh tế đối với các hộ sản xuất rau an toàn tại huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh; - Ba là: Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất rau an toàn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài đề là các vấn liên quan đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu + Nghiên cứu về đặc điểm của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. 3 + Nghiên cứu tình hình sản xuất, tiêu thụ và đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rau chủ yếu là súplơ, su hào, cà chua, cải bắp, cải thảo theo hướng sản xuất rau an toàn. + Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất rau an toàn. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh; - Về Thời gian: + Số liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm 2015-2017. + Số liệu sơ cấp thu thập qua khảo sát năm 2017. 4. Ý nghĩa của luận văn Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của sản xuất rau nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng; Luận văn sẽ đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau an toàn của hộ nông dân huyện Lương Tài có điều kiện tương tự. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất cây trồng 1.1.1. Khái niệm liên quan đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn * Khái niệm về sản xuất Theo giáo trình triết học Mác-Lênin (2005): Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của huyện hội [14]. * Khái niệm phát triển sản xuất: Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra sản phẩm, do vậy phát triển sản xuất được coi như quá trình tăng lên về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu sản xuất. [14] * Khái niệm về tiêu thụ - Các sản phẩm sản xuất ra đều phải trải qua khâu tiêu thụ thì mới thực hiện được quá trình tái sản xuất sản phẩm đó. Vì vậy, tiêu thụ là một khâu quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm. Thông qua quá trình tiêu thụ mà sản phẩm sản xuất ra sẽ đưa sang lĩnh vực lưu thông và tới tay người tiêu dùng.[16] - Việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng, chất lượng của sản phẩm, thị trường, cơ sở hạ tầng, sự nhanh nhạy của người sản xuất, chính sách vĩ mô của chính phủ. Đối với rau thì kết quả và hiệu quả kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tiêu thụ. Đây là loại sản phẩm cần được tiêu thụ nhanh sau khi thu hoạch thì mới đem lại số lượng và chất lượng sản phẩm tốt được. Cho nên, cần chú ý khi thu hoạch, bảo quản để tiêu thụ nhanh sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất rau [16]. 5 * Khái niệm về hiệu quả kinh tế - Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động “hay tăng hiệu quả. "Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội" [27]. - Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển kinh tế. HQKT được xem xét dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, trong đó có hai quan điểm kinh tế truyền thống và quan điểm kinh tế tân cổ điển cùng tồn tại. - Quan điểm truyền thống: quan điểm này cho rằng HQKT là phần còn lại của hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi chi phí. Nó được đo bằng các chỉ tiêu lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, HQKT được xem như là tỉ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh [27]. Các quan điểm truyền thống trên khi xem xét HQKT đã coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó, hiệu quả là chỉ tiêu quan trọng không những cho phép ta xem xét kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta quyết định nên đầu tư cho sản xuất bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Mặt khác, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán thu chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT thường chưa tính đủ và chính xác. Ngoài ra, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không những đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả xã hội và môi trường, có những phần thu và những khoản chi khó lượng hóa thì không thể phản ánh được trong cách tính này. - Xét HQKT trong trạng thái tĩnh HQKT được xác định bằng tỷ số giữa các kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để có được kết quả đó, bao gồm nhân lực và vật lực. 6 Công thức: H = Trong đó: Q C H: HQKT Q: Kết quả đạt được C: Chi phí bỏ ra Theo Culicop, HQKT là kết quả của một nền sản xuất nhất định, tức là đem so sánh kết quả với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [27]. Ta lấy tổng giá trị sản phẩm chia cho vốn sản xuất ta được hiệu suất vốn, tổng giá trị sản phẩm chia cho vốn vật tư ta được hiệu suất vật tư, tổng giá trị sản lượng chia cho chi phí, ta được hiệu suất chi phí… Ưu điểm: Chỉ tiêu này chỉ rõ các mức độ, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sản xuất khác nhau giúp ta so sánh được kết quả đạt được với chi phí bỏ ra một cách dễ dàng, so sánh HQKT giữa các quy mô khác nhau. Nhược điểm: Chỉ tiêu này không thể hiện được quy mô của HQKT nói chung. Tại Việt Nam, một số tác giả cho rằng HQKT là so sánh kết quả cả chi phí sản xuất, đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Quan điểm của các nhà tân cổ điển về hiệu quả kinh tế: Theo các nhà kinh tế tân cổ điển như Luyn Squire, Herman Gvander Tack... thì HQKT phải được xem xét trong trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Thời gian là nhân tố quan trọng trong tính toán hiệu quả kinh tế, dùng chỉ tiêu HQKT để xem xét trong việc đề ra các quyết định cả trước và sau khi đầu tư sản xuất kinh doanh. HQKT không chỉ bao gồm hiệu quả tài chính đơn thuần mà còn bao gồm cả hiệu quả xã hội và môi trường. Chính vì thế nên khái niệm về thu và chi trong quan điểm tân cổ điển được gọi là lợi ích và chi phí. Xem xét HQKT trong trạng thái động, tức là phần biến động giữa chi phí và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm này, HQKT biểu hiện tỉ lệ phần tăng thêm của chi phí và phần tăng thêm của kết quả đạt được khi chi phí tăng thêm hoặc là tỷ lệ của kết quả bổ sung do chi phí bổ sung tăng thêm [27]. Công thức: H = ∆Q ∆C 7 Trong đó: H: HQKT ∆Q: Phần tăng thêm của kết quả sản xuất ∆C: Phần tăng thêm của chi phí sản xuất Cách đánh giá này thường được sử dụng khi xem xét HQKT của đầu tư theo chiều sâu hoặc trong vấn đề áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tức là nghiên cứu hiệu quả kinh tế của chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiên, nó có hạn chế là không xem xét tới HQKT của tổng chi phí đã bỏ ra. - Xét theo mối quan hề động giữa đầu vào và đầu ra, một số tác giả đã phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế [27]. Hiệu quả kỹ thuật: là số sản phẩm thu thêm trên một đơn vị đầu vào đầu tư thêm. Nó được đo bằng tỷ số giữa số lượng sản phẩm tăng thêm trên chi phí tăng thêm. Tỷ số này gọi là sản phẩm biên. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân quyết định sản xuất. Hiệu quả phân bổ: là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Nó là hiệu quả kỹ thuật nhân với giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt HQKT. Chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ khi đó sản xuất mới đạt được HQKT. - Xét theo yếu tố thời gian trong hiệu quả: các học giả kinh tế tân cổ điển đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả, cùng đầu tư sản xuất kinh doanh với một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau, bởi thời gian bỏ vốn đầu tư khác nhau thì thời gian thu hồi vốn khác nhau. Tuy nhiên để hiểu rõ thế nào là HQKT, cần phải tránh những sai lầm như 8 đồng nhất giữa kết quả và HQKT; đồng nhất giữa HQKT với các chỉ tiêu đo lường HQKT hoặc quan niệm cũ về HQKT đã lạc hậu không phù hợp với hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường: Thứ nhất, kết quả kinh tế và HQKT là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. HQKT là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Còn kết quả kinh tế chỉ là một yếu tố trong việc xác định hiệu quả mà thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức cũng như của nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu bán hàng... Nhưng kết quả này chưa nói lên được nó tạo ra bằng cách nào? Bằng phương tiện gì? Chi phí là bao nhiêu? Và như vậy nó không phản ánh được trình độ sản xuất của tổ chức sản xuất hoặc trình độ của nền kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí và các nguồn lực khác. Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất cao và nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo Mác thì đây là cơ sở để phân biện trình độ văn minh của nền sản xuất này so với nền sản xuất khác. Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường HQKT. HQKT vừa là phạm trù trừu tượng vừa là phạm trù cụ thể. - Là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của huyện hội, quan hệ luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Với nghĩa này thì HQKT phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Tính trừu tượng của phạm trù HQKT thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt được kết quả cao nhất ở đầu ra. - Là phạm trù cụ thể vì nó có thể đo lượng được thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí nó bỏ ra. Đương nhiên, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của 9 HQKT. Thông qua các chỉ tiêu thống kê kế toán có thể xác định được hệ thống chỉ tiêu đo lường HQKT. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của HQKT trên phạm vi mà nó được tính toán. Hệ thống chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Còn các chỉ tiêu hiệu quả chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng của hiệu quả kinh tế. Việc nâng cao HQKT được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực. Tóm lại, khi xem xét HQKT của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội về mặt lượng là biểu hiện giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu được HQKT khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì HQKT càng cao và ngược lại. Còn về mặt định tính, mức độ HQKT cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản xuất, phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của HQKT, nó có quan hệ mật thiết với nhau. Thứ ba, phải có quan niệm về HQKT phù hợp với hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đây, khi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao như: giá trị sản lượng hàng hóa, khối lượng sản phẩm chủ yếu, doanh thu bán hàng, nộp ngân sách... Thực chất đây là các chỉ tiêu kết quả không thể hiện được mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá cả trong giai đoạn này mang tính bao cấp nặng nề do Nhà nước áp đặt nên việc tính toán hệ thống các chỉ tiêu kinh tế chỉ mang tính hình thức không phản ánh được trình độ thực về quản lý sản xuất của các tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng và của cả nền sản xuất xã hội nói chung. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý bằng các chính sách vĩ mô thông qua các công cụ là hệ thống pháp luật hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp... nhằm đạt được mục tiêu chung của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất