Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ đông xuân tại xã châu quang, huyện qùy...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ đông xuân tại xã châu quang, huyện qùy hợp, tỉnh nghệ an

.DOC
82
315
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI XÃ CHÂU QUANG, HUYỆN QÙY HỢP, TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Nhung Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Anh Quý Lớp: K43B - KTNN Niên khóa: 2009 – 2013 Huế, 05/2013 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân và tổ chức. Qua đây cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo Thạc Sỹ Lê Anh Qúy, Thầy là người trực tiếp hướng dẫn rất tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Các thầy cô giáo trường Đại học kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt những kiến cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong UBND, phòng Nông nghiệp huyện Qùy Hợp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực tập ở địa phương. Xin được gửi đến các bà con nông dân xã Châu Thái lời cảm ơn chân thành bởi họ đã góp phần không nhỏ giúp thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh bên tôi, đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quãng thời gian học tập tại giảng đường và trong thời gian làm khóa luận. Một lần nữa tôi xin được chân thành cảm ơn! Huế, tháng 4 năm 2013 Sinh viên Đặng Thị Nhung i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i MỤC LỤC.................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT...........................................................v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.........................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI...................................................................................................viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU........................................................................................ix PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3 5.1. Không gian..........................................................................................................3 5.2. Thời gian.............................................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................4 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu................................................................4 1.1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế............................................4 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế..................................................5 1.1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất..........................................6 1.1.1.4. Điều kiện sinh thái và đặc điểm kỹ thuật của cây lúa..............................7 1.1.1.5. Kỹ thuật thâm canh cây lúa...................................................................10 1.1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa.......13 ii 1.1.1.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa.................15 1.1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................16 1.1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới................................................16 1.1.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam.................................................17 1.1.2.3. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nghệ An..............................................18 CHƯƠNG II. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ CHÂU QUANG, HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN....................................................................20 2.1. Tình hình cơ bản xã Châu Quang, Huyện Quỳ Hợp, Tỉnh Nghệ An.................20 2.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................20 2.1.2. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................20 2.1.2.1. Địa hình................................................................................................20 2.1.2.2. Điều kiện khí hậu thủy văn...................................................................20 2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội..............................................................................21 2.1.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã..........................................................21 2.1.3.2. Tình hình dân số và lao động................................................................23 2.1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất lúa tại xã Châu Quang..27 2.1.3.5. Tình hình sản xuất Nông Lâm - Ngư – Nghiệp....................................27 2.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An............................................................................................................30 2.2.1. Tình hình sản xuất lúa.................................................................................30 2.2.2. Tình hình chung về nguồn lực của hộ điều tra.............................................31 2.2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2012...........31 2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.......................................33 2.2.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật..................................................34 2.2.4. Tình hình thu nhập......................................................................................37 2.2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra...............38 2.2.5.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Đông Xuân của các hộ điều tra..38 2.2.5.2. Chi phí sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra.............................40 2.2.5.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra.........44 2.2.5.4. So sánh hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân với sản xuất lúa vụ Hè Thu iii ........................................................................................................................... 46 2.2.5.5. So sánh hiệu quả sản xuất của các loại giống lúa..................................48 2.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra.................................................................................................51 2.2.6.1. Ảnh hưởng của chi phí lao động tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa đông xuân của các hộ điều tra............................................................................51 2.2.6.2. Ảnh hưởng của quy mô đất tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân năm 2012..................................................................................................53 2.2.6.3. Ảnh hưởng của phân bón tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa đông xuân của các hộ điều tra.............................................................................................55 2.2.6.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ................................................57 CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.....................................................59 3.1. Định hướng chung.............................................................................................59 3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân trên địa bàn xã.................................................................................................................59 3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật..................................................................................59 3.2.2. Giải pháp về đất đai.....................................................................................60 3.2.3. Giải pháp về lao động..................................................................................61 3.2.4. Giải pháp về thị trường................................................................................61 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................62 2. Kiến nghị..............................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................65 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT SXNN Sản xuất nông nghiệp KHKT Khoa học kỹ thuật TLSX Tư liệu sản xuất NTTS Nuôi trồng thủy sản CNH – HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa Tr.đ Triệu đồng HTX Hợp tác xã BVTV Bảo vệ thực vật GO Gía trị sản xuất VA Gía trị gia tăng IC Chi phí trung gian UBND Uỷ ban nhân dân CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật GDP Tổng sản phẩm quốc nội v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Hệ thống tiêu thụ lúa của các hộ điều tra trên địa bàn xã Châu Quang. 58 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy hạt khác........................................................................................................................ 9 Bảng 2. Sản xuất lúa gạo ở Việt nam trong những năm gần đây...........................17 Bảng 3. Tình hình sản xuất lúa gạo của tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2009 – 1011....18 Bảng 4. Tình hình sử dụng đất của xã Châu Quang qua 3 năm 2010 – 2012........22 Bảng 5. Tình hình dân số và lao động của xã Châu Quang qua 4 năm 2009 – 2012 ..................................................................................................................................... 23 Bảng 6. Tình hình lao động trên địa bàn xã qua 4 năm 2009 – 2012.....................24 Bảng 7. Tình hình sản xuất nông lâm-ngư-nghiệp trên địa bàn xã qua 3 năm 2010 – 2012.......................................................................................................................... 29 Bảng 8. Tình hình sản xuất lúa của xã qua 3 năm (2010 – 2012 )..........................31 Bảng 9. Tình hình lao động của các hộ điều tra năm 2012.....................................32 Bảng 10. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2012.......................33 Bảng 11. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu của các hộ điều tra năm 2012..................................................................................................................... 35 Bảng 12. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra năm 2012..................................38 Bảng 13. Diện tích, năng suất, sản lượng và giá bán lúa Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2012......................................................................................................39 Bảng 14. Chi phí đầu tư để sản xuất lúa Đông Xuân của các hộ điều tra năm 2012 ..................................................................................................................................... 40 Bảng 15. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân của các hộ điều tra....44 năm 2012..................................................................................................................... 44 Bảng 16. Hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu của các hộ điều tra năm 2012..................................................................................................................... 46 Bảng 17. Hiệu quả sản xuất các giống lúa vụ Đông Xuân năm 2012.....................49 Bảng 18. Ảnh hưởng của chi phí lao động tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Đông Xuân năm 2012................................................................................................52 Bảng 19. Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất tới kết quả lúa Đông Xuân năm 2012 ..................................................................................................................................... 53 Bảng 20. Ảnh hưởng của mức đầu tư phân bón đến kết quả và hiệu quả sản xuất vii lúa Đông Xuân của các hộ điều tra...........................................................................56 năm 2012..................................................................................................................... 56 viii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào 500 m2 1 ha 10. 000 m2 = 20 sào 1 tạ 100 kg 1 tấn 1.000 kg ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ Đông Xuân tại xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An”  Mục đích nghiên cứu - Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại địa phương.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Phương pháp phân tổ thông kê - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo - Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất - Phương pháp so sánh  Dữ liệu phục vụ nghiên cứu - Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại UBND xã, ngoài ra là các nguồn thông tin từ các đề tài đã được công bố, các báo cáo, tạp chí và một số thông tin từ các website liên quan. - Số liệu sơ cấp: Thông qua các phiếu điều tra được thiết kế sẵn thu thập từ 60 hộ trồng lúa ở xã Châu Quang.  Các kết quả đạt được: Hoạt động sản xuất lúa của xã Châu Quang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển: lúa là cây trồng không xa lạ gì với người dân, dễ trồng, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất lúa. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa mang lại là khá lớn so với điều kiện sản xuất nông nghiệp của xã. Cây lúa đã trở thành một cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của xã. x Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được thì sản xuất lúa trên địa bàn xã còn gặp một số hạn chế sau: - Lao động còn chịu ảnh hưởng của tập quán sản xuất truyền thống, ít đầu tư cho sản xuất. - Sử dụng chủ yếu là giống lúa thuần, ít đưa các giống lúa mới vào sản xuất nên ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất. - Giá các yếu tố đầu vào, đầu ra không ổn định cho nên đã làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất và tâm lý của người dân. - Diễn biến thời tiết, thiên tai, sâu bệnh cũng thất thường làm ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất lúa. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sản xuất, kết quả, hiệu quả kinh tế tại xã Châu Quang, để đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã. xi PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ở bất kì nước nào dù là nước giàu hay nước nghèo nông nhiệp đều có vị trí quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp lao động và nguồn vốn, mang lại nguồn thu ngoại tệ đồng thời đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn và là cơ sở phát triển phát triển biền vững của môi trường. Ở Việt Nam,khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, nguồn sống chính của họ dựa vào nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ vị trí hàng đầu, trên 50% giá trị xuất khẩu là nông sản, thủy sản. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu hằng ngày càng tăng về lương thực của xã hội. Vì thế sự ổn định của xã hội và mức an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp. Nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, sản xuất lúa gạo của Việt Nam nói chung và của Châu Quang nói riêng, cần phải tập trung phát triển nghề trồng lúa theo hướng bền vững.Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã từng bước được đổi mới theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao. Sự chuyển dịch cơ cấu trong thời gian qua đã từng bước phát huy được thế mạnh của vùng. Đặc biệt, người dân đã linh hoạt trong việc sản xuất lúa như tăng vụ lúa hoặc tăng vụ màu để nâng cao thu nhập. Ví dụ trong trường hợp này là xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp thuộc tỉnh Nghệ An.Hiệu quả từ mô hình không những đảm bảo an ninh lương thực trong huyện màcòn trao đổi mô hình cho vùng khác và đóng góp một phần vào thu nhập của hộ. Trong mấy năm nay hiệu quả trồng lúa có gia tăng nhưng còn ở mức thấp, sự đầu tư còn chưa hợp lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khác biệt về chi phí đầu tư giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo. Từ đó, việc đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả sản xuất lúa rất quan trọng nhằm đưa ra một số biện pháp khắc phục để nâng cao năng suất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ Đông Xuân tại xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Đông Xuân với vụ lúa Hè Thu tại xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An. Qua đó đưa ra sự đánh giá giúp nông dân định hướng lựa chọn hình thức sản xuất phù hợp với mình, và đưa ra một số biện pháp để nông dân có thể mở rộng và phát triển sản xuất hướng đến sự phát triển bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng sản xuất chung của các hộ nông dân xã Châu Quang thông quamột số nguồn lực sẵn có như: diện tích đất canh tác, kinh nghiệm sản xuất, nguồn lực laođộng. - Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất lúa qua hai vụ Đông Xuân, Hè Thu, trong năm 2012 ở xã Châu Quang. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa của các nông hộ ở xã Châu Quang như: phân bón, thuốc, lao động. - Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ ở xã Châu Quang. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu  Chọn mẫu: nhằm giảm bớt những sai số lớn trong kết quả được phản ánh, tránh tình trạng không thể hiện ra rõ thực trạng đầu tư, sản xuất lúa, tôi đã điều tra 60 hộ trong đó bao gồm cả hộ nghèo và hộ không nghèo lấy ngẫu nhiên trong danh sách của xã theo từng xóm.  Số liệu: số liệu sơ cấp lấy từ điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ. Còn số liệu thứ cấp thu thập được từ: UBND và HTX nông nghiệp xã Châu Quang, sách báo, internet... - Phương pháp phân tổ thống kê: Dùng để phân số liệu điều tra được, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả sản xuất lúa trong vụ Đông Xuân. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Dùng để hỏi, phỏng vấn thu thập số liệu, thông tin của các nhà chuyên môn, cán bộ khuyến nông, cán bộ KHKT... 2 - Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất: Nhằm để tính một số chỉ tiêu: chi phí trung gian (IC), giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA). - Phương pháp so sánh: So sánh tình hình sản xuất lúa qua 3 năm (2010 – 2012) của xã Châu Quang, so sánh hiệu quả sản xuất lúa giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu, giữa hộ nghèo và hộ không nghèo, giữa các loại giống. 4. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng đầu tư của các hộ vào lúa Đông Xuân, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thu được của quá trình sản xuất lúa. - Thông qua điều tra ngẫu nhiên có chọn 60 hộ sản xuất lúa. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Không gian Luận văn được thực hiện trên cơ sở điều tra số liệu tại xã Châu Quang– huyện Qùy Hợp - tỉnh Nghệ An. Sau đó được xử lý, phân tích, đánh giá và hoàn thành tại khoaKinh Tế và Phát Triển trường Đại Học Kinh Tế Huế. 5.2. Thời gian Đề tài chỉ nghiên cứu hiệu quả của vụ lúa Đông Xuân trong năm 2012. 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá thông qua tiêu chuẩn về hiệu quả kinh tế. Mặc dù vậy, xoay quanh vấn đề này vẫn còn các ý kiến khác nhau như: Tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất”. Các nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất lúa là những nguồn lực có hạn giống như: giống, lao động, vốn, kỹ thuật, ... nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người. Chi phí sản xuất là tất cả những hao phí tạo ra và phát sinh trong quá trình hình thành tồn tại và hoạt động của chu kỳ sản xuất. Chi phí trong sản xuất nông nghiệp có rất nhiều dạng khác nhau: Chi phí vật tư nông nghiệp, chi phí lao động và chi phí khác, trong đó loại chi phí chiếm tỷ lệ khá lớn và quan trọng đó là chi phí vật tư. Trước kia người ta vẫn thường nhầm tưởng giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả nhưng trên thực tế chúng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên chúng lại có mối quan hệ với nhau. Kết quả sản xuất là toàn bộ lượng sản phẩm hoặc giá trị bằng tiền của toàn bộ lượng sản phẩm mà hộ sản xuất thu được sau một thời gian hay chu kỳ sản xuất. Theo Farrell(1975) lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ”. Hiệu quả kỹ thuật: được áp dụng trong kinh tế học vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả kỹ thuật chính là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Nó được phản ánh trong mối quan hệ với các hàm sản xuất. Nó cho ta biết với một đơn vị nguồn lực dùng trong sản 4 xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất chính là hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá đầu ra và đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí đầu vào. Xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Nếu chưa đạt được hoặc vượt mức tại điểm lợi ích biên của sản phẩm bằng chi phí biên để sản xuất ra sản phẩm đónghĩa là chúng ta đã không đạt hiệu quả phân bổ. Vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong sản xuất phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ, nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị điều được tính tới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt được một trong hai loại hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì lúc đó sản xuất không đạt được hiệu quả kinh tế. Hiệu quả Pareto: - Một phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto khi và chỉ khi sự phân bổ đó không làm cho ai nghèo đi nhưng ít nhất có một người giàu lên. - Một sự phân bổ chưa đạt hiệu quả Pareto có nghĩa là vẫn còn sự lãng phí tức là vẫn có thể cải thiện được lợi ích của một người nào đó mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế - Theo hiệu quả kinh tế toàn phần: hiệu quả kinh tế xác định bằng kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra (dạng thuận), hoặc ngược lại (dạng nghịch). Công thức: H = KQ/CP (Chỉ tiêu dạng thuận) H’ = CP/KQ (Chỉ tiêu dạng nghịch) Trong đó: H, H’ là hiệu quả kinh tế KQ là kết quả sản xuất thu được CP là chi phí đã bỏ ra 5 H cho biết một đơn vị chi phí bỏ ra ta thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm, nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực. H’ cho biết để thu được một đơn vị sản phẩm cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi phí. - Theo hiệu quả kinh tế tính riêng cho phần đầu tư tăng thêm được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức: H = KQ / CP (chỉ tiêu dạng thuận) H’ = CP / KQ (chỉ tiêu dạng nghịch) H cho biết cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tạo thêm được bao nhiêu đơn vị kết quả. H’ cho biết để thu thêm một đơn vị kết quả thì cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Tùy vào mục đích nghiên cứu mà ta chọn phương pháp xác định hiệu quả khác nhau để cho hợp lý và mang lại kết quả có ý nghĩa. Thông qua hiệu quả kinh tế mà ta đã xác định người ta có thể nhận thấy rõ được kết quả đạt được sau một quá trình hay thời gian sản xuất nhất định. Xem kết quả đó đã thương xứng với tiềm năng mà họ bỏ ra chưa? Bên cạnh đó còn biết được những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả từ đó tìm cách điều chỉnh chúng để đầu tư tiếp vào mô hình hay chuyển sang sản xuất loại sản phẩm khác cho kết quả cao hơn. Hiệu quả sản xuất còn cho nhà sản xuất thấy rõ khó khăn và thuận lợi mà tìm cách giảm thiểu khó khăn và tận dụng lợi nhuận có được trong những kỳ sản xuất tiếp đó. 1.1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất Trong sản xuất kinh doanh việc nâng cao hiệu quả sản xuất là rất quan trọng, mang lại mức lợi nhuận tối đa. Để có thể nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất chúng ta phải làm sao để tối thiểu hóa chi phí mà vẫn đạt được mức sản lượng nhất định hoặc với một khoản chi phí nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm tối đa. Từ đó, giúp người sản xuất lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với khả năng của họ. Nâng cao được hiệu quả kinh tế sẽ khuyến khích người sản xuất năng nổ hơn, nhiệt tình hơn góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. 6 1.1.1.4. Điều kiện sinh thái và đặc điểm kỹ thuật của cây lúa 1.1.1.4.1. Điều kiện sinh thái a. Điều kiện đất đai, địa hình Đối với lúa nước: Lúa là cây trồng được hầu hết các loại và nhóm đất. Tuy nhiên, để đạt được năng suất thì loại đất gieo cấy phải đạt được một số yêu cầu: - Địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng - Hàm lượng dinh dưỡng N, P, K trong đất ở mức trung bình - Độ PH: 4,5 – 7,0 - Độ mặn < 0,5% tổng số muối tan Đối với lúa cạn: Cũng giống yêu cầu về độ PH và tổng số muối tan như với lúa nước thì lúa cạn (gieo thẳng) có một số chỉ tiêu khác biệt đó là về đọ dốc của đất < 5 0, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình tới thịt nhẹ, đất phải nhẹ hơn. b. Lượng mưa Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa cần tới nước, nếu thiếu nước sẽ làm lúa ngừng phát triển hoặc có thể lúa có thể chết. Lúa là loại cây trồng cần lượng nước nhiều hơn so với các loại cây trồng khác. Lượng mưa cần thiết cung cấp cho cây lúa trung bình từ 6 – 7 mm/ngày vào mùa mưa, còn trong mùa khô từ 8 – 9 mm/ ngày. Trong một tháng cây lúa cần khoảng 200 mm nước. Thiếu hay thừa nước đều không tốt cho cây lúa, làm cho năng suất kém đi. c. Ánh sáng Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa đó là: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa, kết quả của lúa sớm hay muộn. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho lúa từ 250-400 calo/cm2/ngày. d. Nhiệt độ Nhiệt độ làm lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, phát dục tốt hay xấu. Lúa sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 25- 28 0C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 17 0C sinh trưởng của lúa chậm lại, nếu thấp hơn 130C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày lúa có thể chết. Nhiệt độ cao, trong phạm vi từ 28-35 0C thì lúa sinh trưởng nhanh nhưng chất lượng kém. Nhiệt độ > 400C cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng tình 7 trạng sinh trưởng xấu, nếu kéo theo gió lào, ẩm độ không khí thấp thì cây chết. Mức độ ảnh hưởng nhiệt độ cao hay thấp, mạnh hay yếu là tuỳ thuộc vào giống lúa và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa. Nhiệt độ thích hợp cho lúa nảy mầm là 28-32 0C, trổ bông, phơi mau yêu cầu nhiệt độ 20-38 0C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến ra hoa kết quả sớm hay muộn của lúa. Một số giống lúa mẫn cảm với nhiệt độ, khi tích luỹ đủ một số nhiệt nhất định (tổng tích ôn) trong đời sống của mình thì sẽ ra hoa kết quả. Tổng tích ôn của giống ngắn ngày là 2.000-2.5000C, giống dài ngày là 3.000-3.5000C 1.1.1.4.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa Thời gian sinh trưởng của các giống lúa là khác nhau. Tuy nhiên từ khi gieo cấy tới lúc thu hoạch điều trải qua hai giai đoạn khác nhau: sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng sinh dưỡng. Sinh trưởng sinh dưỡng là tăng lên về thân, lá và xúc tiến đẻ nhánh. Sinh trưởng sinh thực là giai đoạn chuyển đổi làm đốt, làm đòng, trổ bông, thụ phấn, ra hạt. Sinh trưởng sinh dưỡng có trước và nó kéo dài từ đầu tới cuối, còn sinh trưởng sinh thực bắt đầu khi lúa làm đốt tới khi chín. Hai giai đoạn này có liên quan với nhau, chúng tác động trực tiếp lẫn nhau trong đời sống của cây lúa. 1.1.1.4.3. Vai trò của cây lúa Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu á , khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. * Sản phẩm chính của cây lúa Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo. * Sản phẩm phụ của cây lúa - Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. - Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan