Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã diễn minh huyện diễn châu tỉnh ngh...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã diễn minh huyện diễn châu tỉnh nghệ an

.PDF
60
305
87

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ DIỄN MINH, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN NGÔ XUÂN HUY KHÓA HỌC: 2007 - 2011 SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 1 Chuyên đề tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ DIỄN MINH, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Trần Văn Hòa Ngô Xuân Huy Lớp: K41A – KTNN Niên khóa: 2007 - 2011 Huế, 05 / 2011 SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 2 Chuyên đề tốt nghiệp Huế, 05 / 2011 LỜI CẢM ƠN Đề tài này được hoàn thiện là kết quả của quá trình học tập vừa qua và một quá trình thực tế tại địa bàn xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và viết đề tài tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, chính quyền địa phương và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Tiến sỹ Trần Văn Hòa đã tận tình trực tiếp truyền đạt kiến thức, hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cán bộ, của Phòng NN & PTNT, Phòng Thống kê huyện Diễn Châu và một số phòng ban khác của UBND xã Diễn Minh đã trực tiếp cung cấp số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và viết đề tài. Trân trọng cảm ơn bạn bè trong và ngoài lớp, các anh chị của các khóa trước đã đóng góp ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Do thời gian có hạn, lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế và trình độ còn hạn chế, đang bỡ ngỡ nên đề tài không tránh được những sai sót nhất định. Tôi mong được các quý thầy cô và các bạn đọc, phê bình và đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Ngô Xuân Huy SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 3 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên Trang 1. Tình hình sản xuất lúa của các nước Châu Á năm 2010 17 2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 18 3. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Diễn Châu năm 2010 20 4. Kết quả sản xuất lúa của huyện Diễn Châu qua 2 năm 21 5. Quy mô cơ cấu sử dụng đất của xã Diễn Minh năm 2010 27 6. Tình hình sản xuất lúa của xã qua 3 năm 28 7. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010. 29 8. Bảng cơ cấu diện tích gieo trồng của các hộ điều tra năm 2010. 30 9. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ điều tra. 32 10. Cơ cấu, chi phí sản xuất lúa bình quân/sào của nông hộ qua hai vụ. 34 11. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân/hộ/vụ. 36 12. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra. 38 SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 4 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BQC Bình quân chung BVTV Bảo vệ thực vật CN-TT Chăn nuôi – trồng trọt LĐ Lao động DT Diện tích FAO Tổ chức lương thực thế giới GO Giá trị sản xuất HA Hecta IC Chi phí trung gian NS Năng suất Pr Lợi nhuận SL Sản lượng TC Tổng chi phí VA Giá trị gia tăng SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 5 Chuyên đề tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 Ha = 20 sào 1 Sào = 500 m2 SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 6 Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................... DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT................................................................ ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ............................................................................................................ PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2 3.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................2 3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2 4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .........................................................................2 4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích .............................................................................2 4.3. Phương pháp thống kê và so sánh ................................................................................3 4.4. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo .........................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ............................................................................4 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế ...................................................................4 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...................................................................6 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới vùng sản xuất lúa ..........................................................8 1.1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên ..........................................................................................8 1.1.3.2. Nhóm nhân tố xã hội .............................................................................................9 1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất .............................11 1.1.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yêu tố sản xuất .............................11 1.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lúa ....................................................11 1.1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ........................................................12 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .........................................................................13 SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 7 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Châu Á..............................................................................13 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ..........................................................................14 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Diễn Châu .........................................................................16 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..............19 2.1. Tình hình cơ bản...........................................................................................................19 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................19 2.1.1.1 Vị trí địa lý...............................................................................................................19 2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng...............................................................................................19 2.1.1.3 Điều kiện khí hậu.....................................................................................................20 2.1.1.4 Điều kiện thủy văn...................................................................................................21 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................................21 2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động ..................................................................................22 2.1.2.2 Tình hình đất đai......................................................................................................22 2.2. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra............................................................................25 2.2.1 Tình hình nhân khẩu, lao động và DTGT của các hộ điều tra ..................................25 2.2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động ............................................................................25 2.2.1.2 Cơ cấu DTGT các hộ điều tra..................................................................................26 2.2.2 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật ..................................................................27 2.2.3 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất ...............................................................28 2.2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra .............................................31 2.2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa các nông hộ....................33 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ...........................................................36 3.1 Đánh giá chung về tình hình sản xuất lúa trên địa bàn..................................................36 3.2 Định hướng mục tiêu sản xuất lúa trong thời gian tới...................................................36 3.3 Một số giải pháp phát triển sản xuất lúa........................................................................37 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................42 1. Kết luận ......................................................................................................................42 2. Kiến nghị....................................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................45 SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 8 Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................... DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT................................................................ ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ............................................................................................................ PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1 SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 9 Chuyên đề tốt nghiệp 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2 3.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................2 3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2 4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .........................................................................2 4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích .............................................................................2 4.3. Phương pháp thống kê và so sánh ................................................................................3 4.4. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo .........................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................4 1.3. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ............................................................................4 1.3.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế ...................................................................4 1.3.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...................................................................6 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới vùng sản xuất lúa ..........................................................8 1.3.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên ..........................................................................................8 1.3.3.2. Nhóm nhân tố xã hội .............................................................................................9 1.3.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất .............................11 1.3.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yêu tố sản xuất .............................11 1.3.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lúa ....................................................11 1.3.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ........................................................12 1.4. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .........................................................................13 1.4.1. Tình hình sản xuất lúa ở Châu Á..............................................................................13 1.4.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ..........................................................................14 1.4.3. Tình hình sản xuất lúa ở Diễn Châu .........................................................................16 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..............19 2.1. Tình hình cơ bản...........................................................................................................19 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................19 2.1.1.1 Vị trí địa lý...............................................................................................................19 SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 10 Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng...............................................................................................19 2.1.1.3 Điều kiện khí hậu.....................................................................................................20 2.1.1.4 Điều kiện thủy văn...................................................................................................21 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................................21 2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động ..................................................................................22 2.1.2.2 Tình hình đất đai......................................................................................................22 2.2. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra............................................................................25 2.2.1 Tình hình nhân khẩu, lao động và DTGT của các hộ điều tra ..................................25 2.2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động ............................................................................25 2.2.1.2 Cơ cấu DTGT các hộ điều tra..................................................................................26 2.2.2 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật ..................................................................27 2.2.3 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất ...............................................................28 2.2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra .............................................31 2.2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa các nông hộ....................33 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ...........................................................36 3.1 Đánh giá chung về tình hình sản xuất lúa trên địa bàn..................................................36 3.2 Định hướng mục tiêu sản xuất lúa trong thời gian tới...................................................36 3.3 Một số giải pháp phát triển sản xuất lúa........................................................................37 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................42 1. Kết luận ......................................................................................................................42 2. Kiến nghị....................................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................45 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên Trang 1. Tình hình sản xuất lúa của các nước Châu Á năm 2010 17 2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 18 SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 11 Chuyên đề tốt nghiệp 3. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Diễn Châu năm 2010 20 4. Kết quả sản xuất lúa của huyện Diễn Châu qua 2 năm 21 5. Quy mô cơ cấu sử dụng đất của xã Diễn Minh năm 2010 27 6. Tình hình sản xuất lúa của xã qua 3 năm 28 7. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010. 29 8. Bảng cơ cấu diện tích gieo trồng của các hộ điều tra năm 2010. 30 9. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ điều tra. 32 10. Cơ cấu, chi phí sản xuất lúa bình quân/sào của nông hộ qua hai vụ. 34 11. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân/hộ/vụ. 36 12. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra. 38 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BQC Bình quân chung BVTV Bảo vệ thực vật CN-TT Chăn nuôi – trồng trọt LĐ Lao động DT Diện tích SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 12 Chuyên đề tốt nghiệp FAO Tổ chức lương thực thế giới GO Giá trị sản xuất HA Hecta IC Chi phí trung gian NS Năng suất Pr Lợi nhuận SL Sản lượng TC Tổng chi phí VA Giá trị gia tăng SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 13 Chuyên đề tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 Ha = 20 sào 1 Sào = 500 m2 SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 14 Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Lương thực là một trong những nhu yếu tối cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con ngươi trong đó lúa gạo là nguồn lương thực cho khoảng 3 tỷ người trên toàn cầu.Trong khi đó dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất trồng lúa lại không tăng, nếu không muốn nói là giảm theo thời gian. Do đó vấn đề lương thực đang đặt ra như là mối đe dọa đến sự an ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. Theo dự đoán của các chuyên gia dân số học, nếu dân số thế giới tiếp tục gia tăng trong vòng 20 năm tới sản lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng được nhu cầu sống còn của cư dân mới. Đây là điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Sự đổi mới kinh tế của Việt Nam đã và đang đạt được những thắng lợi khả quan trước hết phải kể đến thắng lợi trên mặt trận nông nghiệp. Trong nông nghiệp thắng lợi mang tính bước ngoặt lớn nhất là sản xuất lương thực. Sản lượng lúa tăng gấp 3.5 lần từ 11.6 triệu tấn năm 1975 lên 35.6 triệu tấn năm 2004. Từ một quốc gia thiếu ăn Việt Nam đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực trong nước và vươn lên đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo trong năm 2009 với số lượng khoảng 6 triệu tấn/ năm. Những thành công trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng của nước ta trong thời gian qua là hệ quả của chính sách đổi mới và tăng cường đầu tư thâm canh của nhà nước và hàng triệu hộ nông dân. Diễn Minh là một trong những xã trồng lúa của huyện Diễn Châu, nông dân ở đây có nguồn gốc trồng lúa từ lâu. Trong thời gian vừa qua, nhờ đẩy mạnh đầu tư thâm canh nên năng suất, sản lượng lúa tăng lên đáng kể. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của toàn huyện. Việc mở rộng diện tích và nguồn vốn để đầu tư cho cây lúa vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa giúp nông dân hiểu biết hơn trong việc hạch toán đầu tư sản xuất. Xuất phát từ thực tiễn của vấn đề, trong thời gian thực tập giáo trình tại địa phương tôi đã chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở Xã Diễn MinhHuyện Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An, để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 15 Chuyên đề tốt nghiệp 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài  Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế cũng như những giá trị kinh tế mà cây lúa mang lại.  Tìm hiểu, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa trên địa bàn xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.  Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa các nông hộ trên địa bàn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Diễn Minh. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 mẫu tương ứng với 60 hộ của xã. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất lúa của xã Diễn Minh. - Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được tập hợp ở giai đoạn 2008 – 2010 Các số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra 60 hộ tại xã năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Chọn mẫu điều tra Tổng số mẫu điều tra phục vụ cho để tài là 60 mẫu, các mẫu này được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. - Thu thập số liệu + Số liệu thứ cấp: Các báo cáo, tài liệu của các ban ngành tại xã Diễn Minh, phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu, Thông tin từ Internet, Thông tin từ các nguồn khác bao gồm: Sách, báo, tạp chí... + Số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu thông qua điều tra thực tế các hộ nông dân, tôi đã lựa chọn 60 mẫu điều tra ngẫu nhiên tương ứng với 60 hộ thuộc địa bàn xã Diễn Minh. 4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 16 Chuyên đề tốt nghiệp Dùng phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu đã điều tra được, từ đó tiến hành phân tích để tìm ra các mối liên hệ chung. Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa các tài liệu điều tra, từ đó tìm ra những đặc trưng cơ bản và quy luật kinh tế của quá trình sản xuất. Bằng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ lẫn nhau của các yếu tố riêng biệt như: Năng suất lúa, giá trị gia tăng, chi phí trung gian..v..v. Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản tới kết quả sản xuất. Hiệu quả kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố do đó việc phân tồ thống kê nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu các nhân tố trong mối quan hệ với nhau và với kết quả và hiệu quả sản xuất. 4.3. Phương pháp thống kê so sánh Kết quả và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa thông qua các chỉ tiêu khác nhau như: Năng suất, tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian và các yếu tố cấu thành chi phí trung gian. Hệ thống chi tiêu đó phản ánh mức độ đạt được của từng lĩnh vực. Cho nên khi đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế, cần so sánh mức độ được các chi tiêu theo thời gian hay không gian, từ đó đưa ra kết luận. 4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có trao đổi, tham khảo ý kiến của cán bộ trong các cơ quan chức năng của địa phương, ý kiến của hộ nông dân. Từ đó để có cách nhìn khách quan bổ sung và hoàn thiện đề tài. SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 17 Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý Và tổ chức của các doanh nghiệp. Vì Vậy trong điều kiện hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Với lượng tài nguyên nhất định, tạo ra một lượng sản phẩm lớn nhất là mục tiêu lớn nhất của nhà sản xuất. Nói cách khác là ở mức sản lượng nhất định làm thể nào để đạt được mức sản lượng ấy với mức chi phí các yếu tố đầu vào là nhỏ nhất. Như vậy hiệu quả là chỉ tiêu thể hiện mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Và cho tới nay có nhiều quan niệm nhưng nhiều tác giả đã thống nhất rằng, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả đó là: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ. Nó chi ra rằng: Một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bố là chi tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sàn phẩm và giá đầu vào được đưa vào tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên tế để tối đa hóa SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 18 Chuyên đề tốt nghiệp lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều này có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều được xem xét khi sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào sử dụng nguồn lực đạt cả về hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau trong hiệu quả của các doanh nghiệp có thể là sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Xét trên quan điểm so sánh thì hiệu quả kinh tế thực chất là sự so sánh giữa một bên là kết quả đạt được với một bên là chi phí bỏ ra. Một phương án hay, một giải pháp kỹ thuật và quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được sự tương quan so sánh tối đa giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Qua phân tích ta thấy, bản chất của hiệu quả là kết quả mà người sản xuất muốn có được thì phải bỏ ra một chi phí nhất định về các yếu tố đầu vào như: Lao động, vốn, đất đai. So sánh kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó sẽ cho biết được hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Chênh lệnh này mang số dương càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Khi xem xét hiệu quả kinh tế người ta còn xem xét chúng trên quan điểm xã hội. Đó là xem xét chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả kinh tế - xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được trên cả góc độ kinh tế lẫn xã hội, phát triển kinh tế và phát triển xã hội có tương quan mật thiết với nhau, mục tiêu của phát triển kinh tế là phát triển xã hội và ngược lại. Chúng là tiền đề và là phạm trù thống nhất. Do vậy khi nói tới hiệu quả kinh tế, chúng ta phải hiểu trên quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả tạo ra được là tổng hợp các yếu tố đầu vào và sự tác động của môi trường. Có nhiều cách khác nhau để đạt được cùng một khối lượng sản phẩm. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu vô hạn của con người nên ta cần đánh giá kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, cần đánh giá kết quả đó bằng cách nào, chi phí bao nhiêu? Chính vì vậy, khi SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 19 Chuyên đề tốt nghiệp đánh giá kết quả hoạt hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá về mặt số lượng mà còn đánh giá chất lượng của hoạt động đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá hiệu quả kinh tế. Trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra phải là chi phí lao động xã hội. Vì vậy bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. Tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hóa kết quả thu được và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện hữu hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế xã hội là một phạm trù kinh tế xã hội, nó vừa thể hiện tính lý luận khoa học, vừa thể hiện tính yêu cầu đặt ra của thực tiễn sản xuất. Có thể nói bản chất của hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra theo cách tuyệt đối hay tương đối tuy nhiên so sánh tuyệt đối chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất định. Vậy để tính được hiệu quả kinh tế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Tùy theo mục đích tính toán mà người ta xác định kết quả thu được sao cho phù hợp. Chẳng hạn với mục tiêu là sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội thì dùng chi tiêu giá trị sản xuất. Nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê nhân công thì người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận, Còn đối với nông hộ thì lại dùng chi tiêu giá trị gia tăng hay thu nhập hỗn hợp. Thông thường thì dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng. Trong phân tích hiệu quả kinh tế ta có những phương pháp khác nhau như: Hiệu quả là so sánh về mặt lượng giữa giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Dạng thuận. H = Q/C Hoặc dạng nghịch. H = C/Q H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được C: Chi phí đã bỏ ra SVTH: Ngô Xuân Huy _ Lớp: K41A_KTNN 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan