Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã trung...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã trung thành huyện yên thành tỉnh nghệ an

.PDF
61
383
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG THÀNH – HUYỆN YÊN THÀNH – TỈNH NGHỆ AN THÁI VĂN TUẤN KHÓA HỌC: 2007 - 2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề Tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG THÀNH – HUYỆN YÊN THÀNH – TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Thái Văn Tuấn ThS. Phan Thị Nữ Lớp: K41A KTNN Niên khóa: 2007 - 2011 Huế, 05/2011 Lôøi Caûm Ôn Qua quaù trình thöïc taäp vaø hoaøn thaønh chuyeân ñeà naøy, ngoaøi söï coá gaéng, noã löïc cuûa baûn thaân, toâi ñaõ nhaän ñöôïc söï quan taâm, giuùp ñôõ cuûa nhieàu caù nhaân vaø toå chöùc. Tröôùc tieân, toâi xin chaân thaønh göûi lôøi caûm ôn saâu saéc tôùi coâ giaùo, Th.s Phan Thò Nöõ, ngöôøi ñaõ taän tình höôùng daãn, giuùp ñôõ toâi trong quaù trình thöïc taäp vaø hoaøn thaønh chuyeân ñeà naøy. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn ñeán caùc thaày, coâ giaùo trong vaø ngoaøi tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Hueá ñaõ trang bò cho toâi nhöõng kieán thöùc trong suoát quaù trình hoïc taäp vaø reøn luyeän taïi tröôøng. Xin chaân thaønh caûm ôn UBND xaõ Trung Thaønh, caùn boä vaø caùc hoä troàng luùa ôû ba thoân Ñoäi Cung, Hoaøng Dieäu vaø Hoa Thaùm ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi, giuùp ñôõ toâi hoaøn thaønh chuyeân ñeà. Cuoái cuøng toâi xin chaân thaønh caûm ôn gia ñình, baïn beø ñaõ giuùp ñôõ vaø ñoùng goùp cho toâi nhieàu yù kieán quyù giaù ñeå hoaøn thaønh ñôït thöïc taäp vaø chuyeân ñeà Sinh vieân Thaùi Vaên Tuaán DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Diện tích cây lương thực thế giới........................................................13 Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Nghệ An qua các năm........15 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Yên Thành qua các năm ..17 Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Trung Thành qua các năm 20072010 ......................................................................................................................23 Bảng 2.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010.......24 Bảng 2.3: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2010 ................................26 Bảng 2.4: Tình hình thu nhập khác của các hộ điều tra năm 2010.....................28 Bảng 2.5: Khối lượng, đơn giá, chi phí các loại phân bón .................................31 Bảng 2.6: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật của các hộ điều tra năm 2010.............33 Bảng 2.7: Chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí khác của các hộ điều tra năm 2010 ..............................................................................................................................34 Bảng 2.8: Chi phí tự có của các hộ điều tra năm 2010 .......................................35 Bảng 2.9: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2010 ..........36 Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2010 .....38 Bảng 2.11: Mối quan hệ giữa năng suất và mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào .......41 Bảng 3.1: Những khó khăn của nông hộ..............................................................42 Bảng 3.2: Những nguyện vọng của nông hộ ........................................................43 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT UBND : Ủy Ban Nhân Dân TE : Hiệu quả kỹ thuật AE : Hiệu quả phân phối EE : Hiệu quả kinh tế MPx : Sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào Pxi : Giá VMP : Giá trị của sản phẩm cận biên N : Năng suất lúa Q : Tổng sản lượng, giá trị sản lượng thu được đơn vị của thành phẩm trong một vụ hay một năm S : Diện tích lúa GO : Tổng giá trị sản xuất VA : Giá trị gia tăng IC : Chi phí trung gian GDP : Tổng thu nhập quốc nội ĐVT : Đơn vị tính P : Giá ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 10.000 m2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài An ninh lương thực là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Bởi vì, lương thực là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Trong những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu trên toàn trái đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng lương thực ở hầu hết các quốc gia. Tình trạng hạn hán, lũ lụt, mưa bão thường xuyên diễn ra với cường độ mạnh khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Kể từ đầu năm 2010 đến năm 2011 giá lương thực liên tục tăng làm ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của người dân trên toàn thế giới, nhất là các nước phải nhập khẩu lương thực. Đối với nước ta, nguồn lương thực chủ yếu là từ lúa gạo. Do đó, cây lúa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp nước ta từ sản xuất tự cung tự cấp chuyển sang kinh tế thị trường hiệu quả quyết định sản xuất. Trước đây Việt Nam đã từng là một nước phải nhập khẩu lương thực. Nhưng ngày nay, Việt Nam đã đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo, có được thành công đó là nhờ chính sách đổi mới kinh tế của nhà nước và sự đầu tư thâm canh sản xuất lúa của người dân. Mặc dù đạt được thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Ở nước ta, tuy đã sản xuất ra lượng lương thực đủ dùng và một phần xuất khẩu nhưng ở một số vùng ở miền Bắc, miền Trung sản xuất lương thực không ổn định; việc điều hòa lương thực giữa các vùng, miền từ nơi thừa đến nơi thiếu chưa tốt, dẫn đến có thời điểm ở những vùng nhất định, giá lương thực tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu dùng lương thực của dân cư - đặc biệt là tầng lớp có thu nhập chưa cao. Như vậy, vấn đề cần quan tâm hiện nay là sản xuất lúa vừa phải đảm bảo tính kinh tế vừa đảm bảo an ninh lương thực. Trung Thành là một xã nông nghiệp thuộc khu vực miền trung, có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây sản lượng lúa có tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mà xã hiện có, năng suất lúa đạt được vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với năng suất bình quân cả nước. Ngoài các nhân tố tự nhiên như khí hậu thời tiết, điều kiện đất đai.... thì các nhân tố xã hội như tập quán sản xuất, trình độ thâm canh, các chính sách phát triển sản xuất...cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã. Xuất phát từ thực tế tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Trung Thành tôi đã chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Trung Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An” . 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài * Mục tiêu chung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã, trong đó tập trung chủ yếu về mức độ đầu tư sản xuất của các nông hộ và cách thức lựa chọn và kết hợp có hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã. * Mục tiêu cụ thể:  Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.  Đánh giá thực trạng sản xuất lúa trong thời gian qua trên địa bàn xã và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa.  Xác định những thuận lợi và khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình sản xuất lúa.  Đề xuất một số giải pháp phát huy các điều kiện thuận lợi, hạn chế những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thống kê kinh tế;  Điều tra thu thập số liệu; + Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp, số mẫu điều tra là 40 hộ, các đại lý vật tư nông nghiệp... + Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn sau: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thành, phòng thống kê huyện Yên Thành, UBND xã Trung Thành, các sách báo, internet...  Phương pháp chuyên gia chuyên khảo; Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin, hỏi ý kiến các chuyên gia bao gồm các cán bộ kỹ thuật và các cán bộ quản lý các cơ quan Nhà nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả cũng như hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Trung Thành – Yên Thành- Nghệ An.  Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của các hộ nông dân ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2010. + Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở 3 thôn: Đồng Lèn, Đội Cung và Hoàng Diệu, đại diện cho hai vùng khác nhau về tình hình đầu tư thâm canh và tập quán sản xuất của các nông hộ. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, người sản xuất luôn có xu hướng lựa chọn cách thức sản xuất có thể đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Đó có thể là lựa chọn cách thức sản xuất tiết kiệm chi phí nhất mà vẫn đạt kết quả như ban đầu, hoặc cùng một mức chi phí mà đạt kết quả cao nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo quan điểm của các nhà thống kê: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: Hiệu quả kinh tế đạt được tối ưu khi đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.  Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp.  Hiệu quả phân phối (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó giá sản phẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi phí đầu vào hay nguồn lực.  Hiệu quả kinh tế (EE) là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kinh tế hay hiệu quả phân bổ thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. EE = TE x AE Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế phải đồng thời nâng cao hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. 1.1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế Trong phương pháp cổ truyền của kinh tế học khu vực sản xuất người ta giả định rằng mục tiêu của nhà doanh nghiệp là đạt lợi nhuận tối đa. Muốn xác định hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất nào đó thì phải có sự so sánh giữa các kết quả đạt được và những chi phí đã bỏ ra. Trong quá trình so sánh đó, để đánh giá được hiệu quả kinh tế người ta đã xét đến các mối quan hệ:  Hiệu quả kinh tế tối ưu trong mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm: theo mối quan hệ này, người sản xuất đòi hỏi và có các thông tin: - Sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào (MPx ) - Giá đơn vị của thành phẩm (Pxi) - Đơn giá của yếu tố đầu vào biến đổi (Pxi ) Giá trị của sản phẩm cận biên VMP=MPxi.Pxi Khi giá trị sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi bằng giá của nó thì ta đạt hiệu quả kinh tế tối ưu, tạo ra lợi nhuận tối đa: VMPxi=Pxi  Hiệu quả kinh tế tối ưu trong mối quan hệ giữa yếu tố và yếu tố: Khi có hai yếu tố thay đổi, để xác định được mức sử dụng yếu tố đầu vào thích hợp, người ta phải nắm được tỷ giá các yếu tố đầu vào trao đổi trên thị trường cũng như tỷ giá các yếu tố đầu vào mà ta có thể chuyển đổi trong sản xuất. Từ đó có thể tìm ra cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho chi phí thấp nhất mà vẫn đạt mục tiêu sản lượng.  Hiệu quả kinh tế tối ưu trong mối quan hệ sản phẩm với sản phẩm Muốn đánh giá tình hình phối hợp sản xuất giữa các mặt hàng nhằm đạt lợi nhuận tối đa trong một doanh nghiệp làm ra nhiều loại sản phẩm, ta cần có thông tin về tỷ số chuyển biến cận biên giữa các sản phẩm và giá sản phẩm. Điều đó có nghĩa là với một chi phí ban đầu, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất các loại sản phẩm như thế nào nhằm đạt doanh thu tối đa. 1.1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa  Chỉ tiêu kết quả - Năng suất lúa: N = Q/S Trong đó: N: Năng suất lúa. Q: Tổng sản lượng, giá trị sản lượng thu được trong một vụ hay một năm. S: Diện tích lúa. Chỉ tiêu này cho biết trong một vụ hay một năm trung bình trên một đơn vị diện tích thu được bao nhiêu lúa. - Tổng giá trị sản xuất (GO) trên một đơn vị diện tích: Là toàn bộ giá trị bằng tiền của các sản phẩm được tạo ra trên một đơn vị diện tích trong một thời kỳ nhất định trên một đơn vị diện tích thường là một năm. Chỉ tiêu này cho biết trong một năm trung bình trên một đơn vị diện tích thu được bao nhiêu giá trị. - Giá trị gia tăng (VA) trên một đơn vị diện tích: Là phần giá còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. Chỉ tiêu này chính là hiệu số giữa tổng giá trị sản xuất và chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích. Sản xuất lúa được thực hiện dưới hình thức hộ gia đình, họ vừa là người chủ vừa là người lao động nên không thể tách riêng lương và lãi ra được, do đó chúng tôi sử dụng chỉ tiêu này là chỉ tiêu kết quả cuối cùng trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa thay cho lợi nhuận (P). - Chi phí trung gian (IC) trên một đơn vị diện tích: Bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất trên một đơn vị diện tích.  Chỉ tiêu hiệu quả - Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí trung gian bỏ vào trong quá trình sản xuất lúa tạo ra được mấy đồng giá trị sản xuất. - Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ vào quá trình sản xuất lúa tạo ra được mấy đồng giá trị gia tăng. 1.1.2. Đặc điểm sinh thái và vai trò kinh tế của cây lúa 1.1.2.1. Đặc điểm sinh thái 1.1.2.1.1. Nguồn gốc Cây lúa là một trong những cây cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... cây lúa đã có mặt từ 30002000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất hiện cây lúa 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Từ- 4000 năm. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt. Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển về cả hai hướng Đông và Tây. Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa trung hải như Ai cập, Italia, Tây ban nha. Đến đầu thế kỷ thứ XV cây lúa từ Bắc Italia nhập vào các nước Đông Nam Âu như Nam Tư cũ, Bungari, Rumani,... Đầu thế chiến thứ hai, lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari. Đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virginia, Nam Carolina và hiện nay trồng nhiều ở California, Louisiana, Texac... Theo hướng đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indobexia, đầu tiên ở đảo Java. Đến thế kỷ XVIII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến nay, cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước ôn đới. Ở bắc bán cầu cây lúa được trồng ở Đông Bắc Trung Quốc 530B cho tới nam bán cầu - ở châu Phi, Australia (New South Wales, 350vĩ nam). - Về nguồn gốc thực vật, cây lúa thuộc họ hoà thảo (Gramineae), chi Oryza. 1.1.2.1.2. Đặc điểm sinh thái Cũng như mọi cây trồng khác, quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, trước hết là điều kiện khí hậu, thời tiết nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh trưởng- phát triển, quá trình hình thành năng suất lúa cũng như hình thành các vùng trồng, vụ trồng và phương thức trồng lúa khác nhau. Các điều kiện ảnh hưởng đó là:  Nhiệt độ: Để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một lượng nhiệt độ nhất định. Theo các tác giả nước ngoài (Bugai X.M, Maistrenko A.L.) cây lúa ôn đới yêu cầu tổng nhiệt độ 2500-3000C, lúa nhiệt đới yêu cầu 3500-45000C; giống dài ngày cần trên 50000C và giống ngắn ngày yêu cầu tổng nhiệt độ thấp hơn: 2000-30000C. Trong quá trình sinh trưởng, nếu gặp nhiệt độ cao, cây lúa chóng đạt được tổng nhiệt độ cần thiết sẽ ra hoa sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu gặp nhiệt độ thấp thì ngược lại. Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng.  Nước: Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể cây lúa, là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây, ngoài ra đó là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa. Theo Goutchin, để tạo được một đơn vị thân lá cây lúa cần 400-450 đơn vị nước, để tạo được một đơn vị hạt cần 300-350 đơn vị nước. Yêu cầu lượng mưa là 900-1100mm cho một vụ lúa (nếu hoàn toàn dựa vào nước trời) Trước đây ở ta cũng như một số nước khác trong khu vực, khi chưa có các công trình thuỷ lợi thì hàng năm chỉ gieo cấy được một vụ lúa vào mùa mưa. Mùa mưa ở vùng ĐBBB thường bắt đầu vào tháng 5-6 kết thúc vào tháng 10-11. Ở các tỉnh miền trung muộn hơn, thường mưa nhiều vào tháng 10-11. Nhu cầu nước thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng và điều kiện thâm canh.  Ánh sáng: Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, nên nói chung nó là cây ưa ánh sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất. Chu kỳ ánh sáng lại có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa ở một số giống, nhất là những giống địa phương trung ngày hay dài ngày. Theo Hoomaw và Vergarai B, các giống lúa nhiệt đới có thời gian sinh trưởng khoảng 130 ngày cần 1000 giờ ánh sáng, riêng tháng cuối cùng cần 220-240 giờ. 1.1.2.2 Vai trò của lúa gạo  Giá trị dinh dưỡng: Trong lúa gạo có mặt đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngoài ra còn có các vitamin, đặc biệt là các loại vitamin B. Theo hiệp hội cây lương thực Việt Nam. + Tinh bột: là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo, so với lúa mì là 3610 calo, nồng độ hoá đạt đến 95,95. Hàm lượng Amyloza trong hạt quyết định đến độ dẻo của gạo. Nếu hạt có 10-18% amyloza thì gạo mềm, dẻo, từ 2530% thì gạo cứng. Các loại gạo Việt Nam có hàm lượng amyloza thay đổi từ 18-45%, cá biệt có giống lên đến 54%. + Prôtêin: tỷ lệ chiếm khoảng 6-8%, thấp hơn so với lúa mỳ và các loại khác. Các giống lúa Việt Nam có lượng protein thấp nhất 5,25%, cao nhất 12,84% phần lớn trong khoảng 7-8%, lúa nếp có lượng protein cao hơn tẻ, lúa chiêm cũng có lượng protein cao. + Lipit: vào loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo, nếu gạo xay là 2,02%, ở gạo giã chỉ còn 0,52%. + Vitamin: trong lúa gạo còn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6 PP...lượng vitamin B1 là 0,45mg/100 hạt.  Giá trị kinh tế: Lúa gạo có ý nghĩa kinh tế rất lớn, đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia. Vai trò của lúa gạo đã được bàn đến rất nhiều sau khủng hoảng lương thực vào đầu tháng 5 năm 2008. Những vai trò chủ yếu của lúa gạo đó là: + Cung cấp lương thực cho loài người: Lúa là một trong 3 cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa mỳ, lúa và ngô. Sản lượng toàn thế giới đầu những năm 80 là (triệu tấn): lúa mỳ: 535, lúa: 471, ngô: 478 đến năm 1993 đã tăng lên: lúa mỳ: 460, lúa: 573, ngô: 529. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số thế giới. Sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á, với mức tiêu dùng hàng năm 180-200 kg/người, còn ở các nước Âu Mỹ khoảng 10 kg/người. + Là hàng hoá xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn: Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì xuất khẩu gạo sẽ mang lại một nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn phục vụ cho những mục tiêu phát triển kinh tế khác. - Từ năm 1989 đến nay sản xuất lúa gạo của Việt Nam không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tham gia thị trường xuất khẩu với khối lượng ngày một tăng. Năm năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất, diện tích canh tác lúa cả nước có xu hướng giảm nhưng do năng suất liên tục được cải thiện nên sản lượng lúa hàng năm được duy trì ổn định ở mức 35 triệu tấn (tương đương 22 triệu tấn gạo). Trên cơ sở đó Việt Nam có thể xuất khẩu hàng năm trên dưới 4 triệu tấn gạo. Khoảng 18-20% sản lượng gạo hàng năm của Việt Nam tham gia mậu dịch gạo thế giới và là một trong số các quốc gia đứng đầu về xuất mặt hàng này. Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là châu Á, chiếm 46,2% khối lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan. + Gạo còn dùng làm thức ăn chăn nuôi: loại gạo được dùng làm thức ăn chăn nuôi chủ yếu là những loại gạo có chất lượng kém và các phụ phẩm của lúa như cám, tấm, rơm rạ... + Gạo cũng là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Gạo còn có thể làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia và các loại cồn cao cấp đáp ứng nhu cầu của con người. Trong công nghệ dược, sản xuất vi ta min B1 chữa bệnh tê phù, dầu cám có chất lượng cao dùng chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm, chế tạo xà phòng... Ngoài ra các phụ phẩm từ lúa gạo có thể dùng làm chất đốt, phân bón, làm đồ gia dụng... 1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa 1.1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, để đạt hiệu quả ngoài những yếu tố vốn, tư liệu sản xuất như các ngành khác, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào những yếu tố đặc trưng khác mà không một ngành sản xuất nào có. Có sự khác biệt như vậy là do sản xuât nông nghiệp có những điểm khác biệt so với các ngành sản xuất khác: đất đai là tư liêu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đối tượng sản xuất chủ yếu là những cơ thể sống nên có quy luật sinh trưởng, hoạt động sản xuất thường diễn ra ngoài trời nên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu và các nhân tố trong đó có các nhân tố chủ yếu là nhiệt độ, ánh sáng, nước như chúng tôi đã trình bày ở phần 1.1.2.1.2 Đặc điểm sinh thái của cây lúa. Ngoài ra, các nhân tố sau cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất lúa:  Giống lúa: trong sản xuất lúa, giống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và tổng sản lượng của cây lúa. Mỗi loại giống lúa đều có những đặc tính khác nhau về nông sinh học, sinh lý, sinh hoá, sinh trưởng, phát triển và chất lượng. Hiện nay với kỹ thuật sinh học phát triển con người ngày càng can thiệp sâu hơn, thúc đẩy nhanh hơn quá trình tạo, chọn giống mới có lợi hơn cho con người bằng những phương pháp tạo giống như: lai hữu tính, xử lý đột biến, đặc biệt là kỹ thuật di truyền đang đóng góp có hiệu quả vào việc cải tiến giống lúa. Việc sử dụng các giống lúa ngắn ngày, (xu hướng của sản xuất nông nghiệp hiện nay), đã cho phép làm nhiều vụ trong năm và cũng cho phép bố trí thời vụ gieo cấy trong vụ xuân muộn hơn nhằm kéo dài thời gian sản xuất cây vụ đông, đồng thời cũng là hướng tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên (bức xạ mặt trời, đất đai, nguồn nước...), để tăng khả năng quang hợp thuần của ruộng lúa, tạo năng suất ngày càng cao. Nghiên cứu vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp cho thấy: giống lúa luôn là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất, tăng sản lượng và hạ giá thành sản phẩm (Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Văn Thông, 1995).  Phân bón: Cha ông ta có câu: " nhất nước nhì phân tam cần tứ giống", điều đó nói lên rằng phân bón là một trong những nhân tố không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của lúa. Các chất dinh dưỡng trong phân bón có vai trò quan trọng, và chiếm tỷ lệ cao đối với cây lúa là: + Đạm: Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng nói chung, đặc biệt đối với cây lúa, đạm giữ một vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất. Đạm là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá...và là một trong những nguyên tố hoá học cơ bản của cơ thể cây trồng. Trong các vật chất khô của cây trồng có chứa từ 1-5% đạm tổng số. Thiếu đạm hay thừa đạm đều ảnh hưởng đến năng suất cây lúa. Thiếu đạm cây thấp, đẻ nhánh kém, số bông và hạt ít, năng suất bị giảm. Thừa đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, đẻ nhánh vô hiệu nhiều, lúa trổ muộn dễ dẫn đến hiện tượng đổ lốp, đổ non. + Lân: là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là chất chủ yếu của nhân tế bào. Trong vật chất khô của cây có chứa hàm lượng lân từ 0,1-0,5%. Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protit và sự di chuyển tinh bột. Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ, đồng thời cũng làm cho lúa trổ bông và chín sớm hơn. Thiếu lân làm cho lúa đẻ nhánh ít, thời kỳ trổ bông và chín đều chậm lại và kéo dài. Do trổ bông chậm nên hạt lép nhiều, độ dinh dưỡng hạt gạo thấp. Thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì giảm năng suất một cách rõ rệt. + Kali: Kali được cây hút nhiều như đạm, nhưng lúa hút thừa kali không hại bằng hút thừa đạm. Vai trò của kali là xúc tiến sự di chuyển các chất đồng hoá và gluxit trong cây. Vì vậy nếu lúa thiếu kali thì hàm lượng tinh bột giảm, hàm lượng đạm sẽ tăng. Trong điều kiện thời tiết xấu thì vai trò của kali có tác dụng như ánh sáng mặt trời, xúc tiến sự hình thành gluxit, cho nên để chống rét cho mạ xuân ở miền bắc, lúc gieo mạ người ta cần bón một lượng kali đáng kể. Lúa thiếu kali không ảnh hưởng đến đẻ nhánh mấy nhưng cây lúa lùn, thấp, lá hẹp, màu xanh tối, hàm lượng diệp lục giảm, lá mềm yếu và rũ xuống. Thiếu kali ở thời kỳ làm đòng sẽ làm cho các gié bông thoái hoá nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, hạt xanh, hạt lép và hạt bạc bụng nhiều, phẩm chất gạo bị giảm sút.  Lao động Ngoài các nhân tố trên thì lao động cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây lúa. Tất nhiên nếu không có lao động thì quá trình lao động không được tiến hành và vì vậy sẽ không có kết quả sản xuất. Tuy nhiên việc bố trí lao động thế nào cho hợp lý vừa đạt hiệu quả cao trong sản xuất lúa đồng thời đạt hiệu quả cao trong các hoạt động khác là mục tiêu quan trọng nhất. Bởi vì trong sản xuất nông nghiệp không đơn thuần chỉ là sản xuất lúa mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác như chăn nuôi, làm nghề phụ... 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, cho năng suất cao. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 100 nước trồng lúa. Vùng trồng lúa tương đối rộng: có thể trồng ở các vùng vĩ độ cao như Hắc Long Giang (Trung Quốc) 530B, Tiệp 490B, Nhật, Italia, Nga 450B đến Nam bán cầu: New South Wales (Úc): 350B. Vùng phân bố chủ yếu ở châu Á từ 300B đến 100N. Năng suất trên phạm vi thế giới đã đạt tới 60-80 tạ/ha/vụ. Theo thư viện tỉnh Nghệ An năm 2008. Sản xuất lúa gạo trong vài ba thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể (so với năm 1970 có diện tích trồng lúa là 134.390 triệu ha, năng suất 2,3 tạ/ha, sản lượng 308,767 triệu tấn). Tuy tổng sản lượng lúa tăng 70% trong vòng 32 năm nhưng do dân số tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển (châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh) nên vấn đề lương thực vẫn là yêu cầu cấp bách phải quan tâm trong những năm trước mắt và lâu dài. Sản xuất lương thực tăng chậm, không ổn định, thậm chí còn giảm tuyệt đối, dĩ nhiên nếu tính bình quân đầu người lại càng giảm nhiều hơn. Năm 2007, trong sản lượng lương thực (có hạt) có: 438,1 triệu tấn thóc, 596,9 triệu tấn lúa mì. Bình quân lương thực đầu người (có hạt) toàn thế giới xấp xỉ 320 kg, riêng châu Phi chỉ có 140 kg. Bên cạnh có tới 70 quốc gia và vùng lãnh thổ sản lượng lương thực bình quân đầu người chỉ đạt dưới 100 kg, thì trên thế giới có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có sản lượng lương thực bình quân đầu người trên 500kg, trong đó có 7 quốc gia có sản lượng lương thực trên 1100kg (Ô-xtrây-li-a: 1754 kg, Đan Mạch: 1726 kg, Cana-đa: 1572 kg,...). Sản lượng lương thực bình quân đầu người của nhiều nước đang phát triển ngày một giảm sút so với thời kỳ 1999-2001. Bảng 1.1: Diện tích cây lương thực thế giới ĐVT: nghìn ha Chỉ tiêu 1985 2000 2004 Toàn thế giới 720 347 674 185 677 466 Mỹ 72 874 58 565 56 796 Ca-na-đa 21 708 18 145 17 172 Nga 50 594 41 145 38 915 Trong đó (Nguồn: www.kinhtenongthon.com.vn) Từ ba thập kỷ cuối thế kỷ XX đến nay, thế giới có nhiều tiến bộ nhảy vọt về khoa học và công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin,... Nhiều nước, nhiều vùng đã không chú ý tới việc tiếp tục đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lương thực nói riêng. Nếu như, những năm 60-70 của thế kỷ trước thế giới bước vào cuộc cách mạng xanh (trong đó việc lai tạo thành công và đưa các giống mới của các loại cây lương thực vào sản xuất đại trà), đã tạo nên những bước nhẩy về sản lượng lương thực, mà chủ yếu do tăng năng suất, thì nhiều năm gần đây không được chú ý đúng mức không chỉ về giống, mà còn về kỹ thuật canh tác, thu hoạch và sau thu hoạch, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong khi đó, đầu tư vào khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước phát triển gấp nhiều lần các nước đang phát triển (tính trên 1 ha đất nông nghiệp) mặc dù năng suất ở các nước này nói chung khá cao so với năng suất chung của thế giới. Chính vì vậy, năng suất cây trồng nói chung, cây lương thực nói riêng của thế giới trong nhiều năm lại đây tăng rất chậm, đặc biệt châu Á - nơi sản lượng lương thực chiếm trên 43% sản lượng lương thực có hạt trên toàn thế giới, chưa kể châu Phi, năng suất cây lương thực rất thấp lại tăng còn chậm hơn. 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Đã từ lâu cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội của Việt Nam. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống cả mấy chục triệu người. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trước năm 1945 diện tích trồng lúa ở hai đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ là 1,8 triệu và 2,7 triệu ha với sản lượng thóc tương ứng là 2,4 và 3,0 triệu tấn. Năng suất bình quân là 13 tạ/ha.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan