Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã tà chải huyện bắc hà...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã tà chải huyện bắc hà tỉnh lào cai​

.PDF
65
87
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- LONG ĐỨC KHÁNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY MẬN TAM HOA TẠI XÃ TÀ CHẢI – HUYỆN BẮC HÀ – TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- LONG ĐỨC KHÁNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY MẬN TAM HOA TẠI XÃ TÀ CHẢI – HUYỆN BẮC HÀ – TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 – KTNN – N01 Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Thị Thanh Tâm Thái Nguyên, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã Tà Chải – huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai”, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là chuyên ngành của riêng bản thân tôi, đề tài đã được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài nghiên cứu này là trung thực. Các số liệu trích dẫn đã ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả khóa luận Long Đức Khánh ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện. Qua quá trình thực tập giúp cho mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và ứng dụng vào trong thực tế, đồng thời qua đó giúp nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực công tác cho sinh viên để có thể vững vàng khi ra trường và xin việc. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, giảng viên hướng dẫn TS.Bùi Thị Thanh Tâm, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Cây Mận Tam Hoa Tại Xã Tà Chải – Huyện Bắc Hà – Tỉnh Lào Cai’’. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng tất cả các thầy – cô đã tận tình dìu dắt trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em bày tỏ lòng biết ơn tới giảng viên hướng dẫn cô giáo, giảng viên hướng dẫn cô giáo Bùi Thị Thanh Tâm, em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của cô, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ xã, UBND xã Tà Chải, đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em khi em về địa phương thực tập và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin gủi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình nghiên cứu khóa luận. Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy – cô giáo và bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm Sinh viên LONG ĐỨC KHÁNH iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2016-2018) ... 22 Bảng 4.3 Tình hình sử dụng đất tại xã Tà chải qua 3 năm 2016-2018 ........... 25 Bảng 4.4 : Số hộ và diện tích tham gia trồng mận tam hoa, ........................... 30 qua 3 năm 2016 - 2018 .................................................................................... 30 Bảng 4.5 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ............................................... 31 Bảng 4.6. Tình hình nguồn lực đất đai của hộ điều tra trồng mận tam hoa trong năm 2018................................................................................................ 33 Bảng 4.7. Giá bán mận trên địa bàn xã Tà Chải giai đoạn 2016 - 2018 ......... 34 Bảng 4.8: Diện tích và số cây trồng mận tam hoa .......................................... 35 bình quân 1 hộ được phỏng vấn của xã........................................................... 35 Bảng 4.9. Chi phí sản xuất cho 1ha sản xuất mận tam hoa ............................ 36 Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 ha mận tam hoa năm 2018 ......... 37 Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 ha mận xô năm 2018 .................. 38 Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả sản xuất của mận tam hoa và mận xô năm 2018 ......................................................................................................... 39 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ mận tam hoa xã Tà Chải năm 2018 ................ 40 iv DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật BHYT : Bảo hiểm y tế CPBQ : Chi phí bình quân ĐVT : Đơn vị tính HQKT : Hiệu quả kinh tế HQSX : Hiệu quả sản xuất KHCN : Khoa học công nghệ KQ-HQ : Kết quả- hiệu quả NN&PTN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn THCS : Trung học cơ sở TBKT : Tiến bộ kĩ thuật TSCĐ : Tài sản cố định UBND : Uỷ ban nhân dân v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 4 2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất mận tam hoa. .......................... 4 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất .................................. 4 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và một số giống mận chính trên thế giới ............. 7 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mận ......................... 8 2.1.4. Đặc điểm kinh tế của mận ....................................................................... 9 2.1.5. Giá trị dinh dưỡng của mận ...................................................................... 10 2.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................... 10 2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất mận ở Việt Nam ..................................... 10 2.2.2. Tình hình sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ....... 13 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 15 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15 3.4.. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ..................................................... 16 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 16 3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 16 3.4.3.Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 17 3.4.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 17 vi Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 19 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội xã Tà Chải.......................................... 19 4.1.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 19 4.1.2. Đặc điểm kinh tế của xã Tà Chải .......................................................... 21 4.1.2.1. Tình hình kinh tế của xã Tà Chải ....................................................... 21 4.1.5. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao động của xã Tà Chải ảnh hưởng đến sản xuất........................................... 29 4.2. Thực trạng sản xuất cây mận của xã Tà Chải .............................................. 30 4.2.1. Tình hình chung các hộ điều tra ............................................................ 30 4.2.2. Qũy đất nông nghiệp các hộ điều tra..................................................... 33 4.2.3. Tình hình tiêu thụ .................................................................................. 34 4.3. Kết quả sản xuất mận tam hoa tại xã Tà Chải năm 2018 ......................... 35 4.3.1. Diện tích, năng suất sản lượng mận tam hoa của các hộ điều tra ......... 35 4.3.2. Chi phí bình quân (CPBQ) trong quá trình sản xuất 1ha mận tam hoa ........ 36 4.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 ha mận tam hoa năm 2018 .................. 37 4.3.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 ha mận xô năm 2018 ........................... 38 4.3.5. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mận tam hoa và mận xô năm 2018 ................................................................................................................. 39 4.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn khi thực hiện sản xuất cây mận ...... 41 4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 41 4.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 41 4.5. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mận ................. 42 4.5.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 42 4.6.2. Chất lượng thương hiệu......................................................................... 42 4.6.3. Giá bán .................................................................................................. 42 4.6.4. Nguồn lực và chất lượng nguồn lực của người dân .............................. 43 vii Phần 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY MẬN TẠI XÃ TÀ CHẢI ........................................................ 44 5.1. Định hướng............................................................................................... 44 5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây mận ........... 44 5.2.1.Giải pháp về sản xuất ............................................................................. 44 5.2.2.Giải pháp về cơ chế chính sách .............................................................. 45 5.2.3. Giải pháp về tiêu thụ ............................................................................. 46 5.2.4. Giải pháp về thông tin ........................................................................... 47 5.2.6. Kiến nghị ............................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng vạn lao động từ nông thôn đến thành thị. Sản phẩm hoa quả là một trong những loại sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong tiêu dùng hàng ngày của con người. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu đó ngày càng tăng. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, tài nguyên đất phong phú…Điều kiện tự nhiên đó đã ưu đãi cho đất nước ta nhiều loại cây trái đặc trưng, trong đó có cây mận. Ở Việt Nam đã hình thành nên nhiều vùng trồng mận nổi tiếng như các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La có nhiều chủng ngon, như mận hậu, mận Tam Hoa, mận Lạng Sơn, mận Vân Nam. Ở Miền Nam Việt Nam, vùng trồng mận nổi tiếng là trại Hầm với các chủng mận Đà Lạt, mận đỏ, mận đỏ bạch lạp, mận vàng, mận Vân Nam… Hiện nay, cây mận ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Trên địa bàn huyện Bắc Hà đang thực hiện cải tạo giống mận Tam hoa nhằm quy hoạch, cải tạo lại giống mận Tam hoa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm đầu ra ổn định cho hộ nông dân tiến tới xóa đói, giảm nghèo bằng sản xuất mận Tam hoa. Dự tính sau khi hoàn thành sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho huyện Bắc Hà nói chung cũng như 2 người dân trồng mận nói riêng. Xã Tà Chải là xã có diện tích mận Tam hoa lớn trong các xã của huyện Bắc Hà và vẫn đang có xu hướng tăng lên trong những năm tới. Với những điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây ăn quả trong đó có cây mận Tam hoa là phù hợp hơn cả. Phát triển sản xuất mận Tam hoa đang là hướng đi chủ lực của xã trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng thực tế sản xuất mận Tam hoa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Việc sản xuất mận Tam hoa trong xã vẫn còn theo quy mô hộ gia đình, sản xuất tự phát, trồng quản canh theo tập quán canh tác cũ, trông chờ vào sự may rủi của thời tiết. Bên cạnh những kết quả đạt được trồng mận tam hoa ở xã Tà Chải vẫn còn gặp khó khăn như vốn ít, kĩ thuật canh tác lạc hậu, giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định…Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của mận tam hoa ở địa phương. Để phát huy vai trò và tiềm năng sản xuất thấy mận tam hoa xã Tà có hiệu quả cao hơn cần nắm rõ tình hình thực trạng, khắc phục một số khó khăn, áp dụng tiến bộ khoa học phù hợp vào sản xuất. Đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định kinh tế cho các hộ dân hiện nay vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã Tà Chải – huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai” làm khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng các hộ nông dân sản xuất mận Tam hoa tại xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân sản xuất mận Tam hoa tại xã Tà Chải, huyện Bắc Hà - Tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi sản xuất mận Tam hoa, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mận Tam hoa trong thực tiễn sản xuất. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Giúp sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với thực tế để có thêm kinh nghiệm, bổ sung những kiến thức còn thiếu, vận dụng những kiến thức về kỹ thuật chuyên môn cũng như nghiệp vụ khuyến nông vào trong sản xuất. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đưa ra một số bảng tổng hợp về tình hình sản xuất mận Tam hoa tại xã Tà Chải, rút ra những nhận xét hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, trở ngại trong quá trình sản xuất mận Tam hoa. Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của mô hình. Góp phần làm rõ những vấn đề hạn chế tới vấn đề phát triển cây ăn quả ở xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và rút ra những giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm khắc phục các kết quả tồn tại. Góp phần khẳng định những loại giống cây ăn quả có ưu thế phát triển trong những điều kiện sinh thái và sản xuất cụ thể của xã Tà Chải. Góp phần định hướng phát triển hợp lý về quy mô và cơ cấu chủng loại sản phẩm,đảm bảo tính ổn định về hiệu quả sản xuất,tăng thu nhập cho hộ trồng cây ăn quả Đưa ra những đề xuất về phát triển cây ăn quả ở xã Tà Chải có tính cao nhằm góp phần tăng số lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế trên địa bàn của xã Tà Chải 4 Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất mận tam hoa. 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất * Hiệu quả kinh tế: Là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định [3]. Hiệu quả kinh tế là trong quá trình sản xuất kinh doanh là phải tiết kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, đồng thời phải thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy kết quả sản xất kinh doanh cuối cùng cái cần tìm là lợi nhuận. Nhưng để đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì cần quan tâm đến vẫn đề hiệu quả kinh tế, phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.[3] - Bản chất của hiệu quả kinh tế Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất định 5 hoặc ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội [4]. - Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp + Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. + Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ [4]. - Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế: + Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc ngược lại (dạng nghịch). Công thức: Dạng thuận: H = KQ/CP Công thức này nói lên khi bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo được bao nhiêu đơn vị kết quả , nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chủ thể. Dạng nghịch: H’= CP/KQ Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả thì cần bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: H, H’: Hiệu quả KQ: Kết quả CP: Chi phí Hai chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, cũng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách xác định tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức 6 Dạng thuận: E = ∆KQ/∆CP Công thức này thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch: E’ = ∆KQ/ ∆CP Công thức này thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: E, E’: Hiệu quả ∆KQ: Phần trăm tăng (giảm) của kết quả ∆CP: Phần trăm tăng (giảm) của chi phí * Khái niệm về sản xuất: Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn kết chặt chẽ với nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong đó con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất cho tiêu dùng tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.[5] 7 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và một số giống mận chính trên thế giới * Nguồn gốc các giống mận ở Việt Nam Ở Việt Nam, cây mận đã được biết đến lâu nhưng không biết chính xác năm nào. Hầu hết các giống mận trồng ở miền Bắc nước ta đều có nguồn gốc từ Trung Quốc ở lưu vực sông Trường Giang và khu vực Tây Bắc của Trung Quốc, hiện vẫn còn những cây mận khoảng 50- 60 tuổi vẫn cho thu hoạch. Trong thời kỳ Pháp đô hộ, người Pháp có mang một số giống mận trồng ở Sa Pa (Lào Cai) nhưng cây sinh trưởng rất chậm. Cây mận Tam Hoa là giống vùng Quảng Đông (Trung Quốc), được nhập về Việt Nam vào những năm 70 của thế kỷ 19, đến nay được trồng ở nhiều nơi, được kết luận là phù hợp với vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai. * Phân loại các giống mận chính ở Việt Nam Theo GS.TS. Trần Thế Tục và theo GS. Vũ Công Hậu thì ở Việt Nam có 5 nhóm giống mận chủ yếu: - Mận Chua (mận dại): là giống phổ biến đƣợc trồng ở đồng bằng và trung du. Quả chín đỏ hoặc vàng, hoa ra sớm trước tết âm lịch 1 tháng, quả chín vào tháng 5, chất lượng quả không tốt có vị rất chua và chát đắng. Giống này thường được trồng bằng hạt, giá trị sử dụng thấp, sản phẩm chủ yếu là làm ô mai, mứt, mận. - Mận Thép: trồng phổ biến ở các xã ven sông Hồng, Yên Bái, Phú Thọ. Có giống chín sớm ra hoa trước tết. Quả chín sớm vào đầu tháng 5, màu 22 vàng, khối lượng quả trung bình 10- 25 g/quả. Hạt nhỏ, thịt quả giòn hơi chua. Giống mận này tương đối thích nghi với vùng thấp miền Bắc. - Mận Máu: được trồng ở Cao Bằng, Sa Pa (Lào Cai). Khối lượng quả trung bình 15- 30 g/quả. Khi chín vỏ và thịt quả có màu tím trông như máu, vị ngọt, quả đẹp do đó đƣợc nhiều ngƣời ưa chuộng sử dụng. Quả chín vào đầu tháng 7. - Mận Hậu: trồng nhiều ở vùng Bắc Hà, Mường Khương tỉnh Lào Cai. Quả to, khối lượng quả trung bình 20- 30 g/quả. Khi chín quả có màu xanh vàng, thịt quả rất giòn, độ Brix là 8-10% nhưng vị độ chua thấp nên quả có vị 8 ngọt. Khi chín quả nhũn nên vận chuyển đi xã khó khăn. Thời gian chín vào trung tuần tháng 7. Giống này chỉ thích hợp với điều kiện vùng cao, vùng thấp trồng được nhưng cây phát triển chậm và khó ra hoa kết quả. - Mận Tam Hoa: là giống có tiềm năng năng suất cao, cây sau trồng 57 năm cho năng suất 50- 70 kg quả/cây, nhiều nơi chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết phù hợp cho năng suất 200- 250 kg/cây ở tuổi 10. Mận Tam Hoa quả màu xanh phớt tím, ruột quả đỏ thắm. Quả to khối lƣợng quả trung bình đạt 20- 30 gr, quả to nhất đạt 60 gr. Độ Brix đạt 12- 13 %, hàm lượng a xít 0,40,6 %, do vậy vị quả rất ngọt. Ngoài các giống trên hiện nay ở Việt Nam còn có nhiều giống tốt ở các vùng Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương tỉnh Lào Cai, Đồng Văn ở Hà Giang như giống mận Tả Van, Tả Hoàng Ly, Trái Tráng Ly... Có nhiều giốn mận trên thế giới. Sự phân loại giống mận được dựa trên đặc tính thực vật học của cây. Theo Shu Feng Chang, Trung Quốc, có khoảng 500 giống mận trong đó có rất nhiều giống mận tốt với những đặc tính được nhiều người ưa chuộng trên thị trường thế giới. Một số giống mận chính trên thế giới là: Mận Tuy, Mận Kim Đường, Mận Gia Khánh, Mận Tam Hoa, Mận Tim Trâu Bắc Kinh, Mận Methey, Mận Chiro, Mận Simka, Mận Red heart, Mận Ozark Premier, Mận Califonia Blue, Mận Stanley, Mận Bluefre, Mận Italian, Mận Tổng Thống.[14] 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mận 2.1.3.1. Nhiệt độ và ánh sáng - Nhiệt độ và ánh sáng: cây mận có yêu cầu đặc biệt với nhiệt độ, trong năm phải có 1 thời kỳ nhiệt độ hạ thấp để cây phân hoá mầm hoa. Theo các tác giả thì nhu cầu về lạnh của cây mận là 700- 1000 giờ với nhiệt độ thấp hơn hoặc bằng 7,2oC. Nhiệt độ quá cao về mùa hè 39- 40oC là không thích hợp, khi nhiệt độ cao lá vàng, không ra lộc. - Ánh sáng càng nhiều càng thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây mận, nhất là thời kỳ hình thành hoa. 9 2.1.3.2. Lượng mưa và độ ẩm Mận là cây chịu khô hạn giỏi nhưng mận cần nước để đâm chồi nảy lộc, nếu mưa nhiều ở thời kỳ nở hoa thì ảnh hưởng lớn tới sự ra hoa đậu quả. Nhiệt độ thấp và môi trường ẩm là điều kiện quan trọng cho thời kỳ quả mận phát triển. Thiếu nước vào tháng 3,4 thì quả rụng nhiều, quả bị nứt, quả nhỏ và hương vị kém. Cây mận tương đối thích nghi với khí hậu ẩm, độ ẩm không khí cao. Ở các vùng khô hạn lượng mưa dưới 300 mm/năm nhưng có tưới vẫn đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên ở vùng núi cao hay có sương mù, độ ẩm cao lá mận hay bị bệnh nấm gây hại. 2.1.3.3. Yêu cầu về đất Cây mận có bộ rễ ăn nông nên ít đòi hỏi về đất. Cây mận mọc khá tốt trên đất chỉ có độ sâu 40 cm, mận có thể trồng được ở đất nông nhưng phải thoáng và dễ thoát nước. Vì sản lượng mận khá cao, đất nông thì khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng ít do đó nên chọn đất thịt chứa nhiều dinh dưỡng, nếu đất nhẹ tỉ lệ mùn thấp thì tăng cường bón nhiều phân đặc biệt là phân chuồng. Loại đất thích hợp nhất cho cây mận là đất thịt, có tầng dầy, chua nhẹ (pH từ 5,5- 6,5). Có thể trồng mận trên đất đồi dốc thuộc phù sa cổ, sa thạch hoặch sa phiến thạch có tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Trên đất kiềm (pH = 8,5) cũng có thể trồng được mận nhưng phải bón phân vi lượng cần thiết. Như vậy đất nào cũng có thể trồng mận được thậm chí ngay cả đất đồi chua, độ phì kém.[14] 2.1.4. Đặc điểm kinh tế của mận Phát triển sản xuất cây mận Tam hoa vừa góp phần làm tăng cho ngành công nghiệp chế biến, tạo thêm công ăn việc làm cho một phần lao động nông nghiệp dôi dư ở khu vực nông thôn, mận vừa tạo cảnh quan, môi trường sinh thái thúc đẩy ngành du lịch phục vụ phát triển nông nghiệp như tham quan mô hình, du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng... Mận cũng đồng thời cung cấp nguồn 10 quả nhanh, chất lượng tốt cho thị trường. Nhờ cây mận Tam hoa, huyện Bắc Hà là một trong các huyện có nền kinh tế phát triển nhanh nhất của tỉnh Lào Cai, theo thống kê của phòng 14 Thống kê huyện Bắc Hà những năm 1998 đến năm 2000, tỷ trọng thu nhập từ mận Tam hoa chiếm tới 40 – 75% tổng thu nhập của nhiều hộ nông dân. Bởi thế, nhiều hộ nông dân trở nên giàu có, ví dụ như gia đình các ông: Sìn Diu Pà (xã Na Hối), Sùng Cồ Si (xã Tà Chải), Vàng Văn Pao (xã Lầu Thí Ngài), Nùng Lùng Phủ (xã Na Hối)... nhiều năm thu từ 100 – 150 triệu từ vườn mận. 2.1.5. Giá trị dinh dưỡng của mận Đối với mận, không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp chế biến. Sản phẩm của mận chứa nhiều các chất dinh dưỡng có tác dụng nâng cao sức khỏe cho con người, một trong số tác dụng đó là quả mận không chỉ làm sáng mắt,đẹp da khỏe tóc mà còn giúp chống lại nhiều bệnh tật cũng như giúp cho cơ thể luôn cân đối. Mận chứa nhiều kali, vitamin A, sắt, các vitamin nhóm B và ma giê. Một quả mận chín chuẩn có 26% vitamin C, 13% vitamin A và 11% vitamin K (trích Hải Đăng, VTCNews - Những công dụng của mận). Quả mận tươi hay khô còn có tác dụng nhuận tràng. Tác dụng này được cho là các hợp chất khác nhau có trong quả, chẳng hạn các xơ tiêu hóa, sorbitol và isatin. Nước mận thông thƣờng cũng được sử dụng để hỗ trợ điều chỉnh các chức năng của hệ tiêu hóa. 2.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất mận ở Việt Nam Ở nước ta khi nhắc đến cây mận hoa người ta liên tưởng ngay đến giống mận Tam hoa huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai được coi là quê hương cho ra đời giống mận Tam Hoa. Cách đây gần 30 năm, kỹ sư nông nghiệp Vũ Đức Lợi - Trạm trưởng Trạm nghiên cứu giống cây ăn 11 quả Bắc Hà đã di thực giống mận lạ từ Trung Quốc và lai ghép thành công với giống mận chua địa phương, để tạo ra giống mận quý mang tên thương hiệu mận Tam Hoa. Giống mậnTam Hoa sống khỏe, sai quả, quả to, giòn ngọt, màu tím đẹp và đến nay giống mận Tam Hoa đã được nhân rộng ra trồng rộng khắp cả nước ở những vùng có điều kiện tự nhiên tương tự như huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Huyện Bắc Hà, được mệnh danh là “thủ phủ” của cây mận Tam Hoa của nước ta. Hiện nay huyện đã trở thành một vùng trồng cây mận Tam Hoa rộng hơn 1.000ha, lớn nhất cả nước, với sản lượng hàng năm từ 10 - 15 ngàn tấn, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân địa phương. Hiện nay thị trường tiêu thụ mận Tam Hoa của Bắc Hà đã vươn ra rộng khắp cả nước, là loại trái cây phổ biến và được ưa chuộng ở các thành phố lớn như Hà Nội và các địa phương phía Bắc vào mỗi dịp đầu hè. Ở miền Nam, mận Tam hoa đã xuất hiện ở những tỉnh, thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Mận Tam hoa, là loại cây đặc sản sinh trưởng và phát triển ở cao nguyên Bắc Hà, ở độ cao trên dưới 1.000 mét so với mặt nước biển. Tháng 6 là thời điểm chín rộ của mận Tam hoa, thường kéo dài đến giữa tháng 7 dương lịch hàng năm. Cách thành phố tỉnh lỵ Lào Cai 65km về hướng Đông Bắc, huyện Bắc Hà nằm trong khu vực đầu nguồn sông Chảy, thuộc vùng núi cao, địa hình biến thiên từ 116 - 1.900m so với mặt nước biển. Nằm trên cao nguyên đá vôi có khí hậu quanh năm thoáng đãng, mát mẻ, không phải ngẫu nhiên mà Bắc Hà có vùng mận Tam hoa độc nhất vô nhị rộng hàng ngàn ha. Đầu thập niên 1980, cây mận Tam hoa được trồng thử nghiệm nơi đây và nhanh chóng bén rễ với đồi núi Bắc Hà, cho quả to, đẹp mã, cùi dày với hương vị đặc trưng, không đâu sánh được. Đồng bào các dân tộc ở đây thấy đây là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đã nhanh chóng nhân giống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan