Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã gio an...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã gio an, huyện gio linh, tỉnh quảng trị

.PDF
76
456
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC U HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU XÃ GIO AN, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ TRẦN THỊ THU TRANG Huế, tháng 05 năm 2016 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Lời Cảm Ơn Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và dạy bảo của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Huế, ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và Phát Triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Bùi Đức Tính, trưởng khoa Kinh Tế và Phát Triển đã tận tình chu đáo hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND xã Gio An, phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, phòng thống kê huyện Gio Linh cùng đoàn thể các hộ gia đình ở xã Gio An đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu cần thiết. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp này. Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân nên khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn sinh viên để khoá luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Trang SVTH: Trần Thị Thu Trang i GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...........................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .................................................................................................... viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lí do nghiên cứu đề tài: .......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................................................... 2 2.1. Mục đích tổng quát .............................................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU ....5 1.1. Lý luận cơ bản về cây hồ tiêu .............................................................................................. 5 1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây hồ tiêu ................................................................................. 5 1.1.2. Vai trò, giá trị của hồ tiêu ................................................................................................ 6 1.2. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu............................................................ 7 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ......................................................................................... 7 1.2.2. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ........................................................................................... 9 1.2.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế..................................................................... 9 1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau ....................................................... 10 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu .................................... 13 1.2.5.1. Các yếu tố tự nhiên ....................................................................................................13 1.2.5.2. Các yếu tố sinh học ....................................................................................................15 1.2.5.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội.........................................................................................15 1.2.5.4. Các nhân tố kỹ thuật ..................................................................................................17 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ............................................................................... 18 SVTH: Trần Thị Thu Trang ii Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tiêu trên thế giới: ........................................................... 18 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại Việt Nam ....................................................... 20 2.1.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .................................................. 21 2.1.4. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở xã Gio An.......................................................................... 23 2.2. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 23 2.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................... 23 2.2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................................23 2.1.1.2. Địa hình, đất đai .........................................................................................................24 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................................24 2.1.1.4. Nguồn nước, thủy văn ...............................................................................................24 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................... 25 2.2.2.1. Tình hình dân số và lao động ....................................................................................25 2.2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của xã .............................................................26 2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng..............................................................................................................27 2.2.2.4. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của xã ...........................................................................28 2.2.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu........................................................................... 28 2.2.3.1. Thuận lợi ....................................................................................................................28 2.2.3.2. Khó khăn ....................................................................................................................29 2.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra .................................................................. 29 2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động ................................................................................... 30 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ ................................................................................... 31 2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu phục vụ sản xuất .................................................................... 32 2.4. Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra ................................... 33 2.4.1. Chi phí sản xuất ............................................................................................................. 33 2.4.1.1. Chi phí cho thời kỳ KTCB ........................................................................................34 2.4.1.2 Chi phí cho thời kỳ kinh doanh……………………………………………….37 2.4.2. Kết quả và hiệu quả của các hộ điều tra………………………………………..39 2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra ............ 45 2.6. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây khó khăn, hạn chế trong quá trình sản xuất hồ tiêu ............................................................................................................................... 47 2.7. Thị trường đầu ra cho sản phẩm ........................................................................................ 49 SVTH: Trần Thị Thu Trang iii Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính 2.7.1. Chế biến tiêu đen theo quy mô nông hộ ......................................................................... 49 2.7.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu ...................................................................................... 49 2.8. Phân tích swot đối với kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu ................................. 51 2.8.1. Những điểm mạnh (Strengths) ....................................................................................... 51 2.8.2. Những điểm yếu (Weaknesses) ...................................................................................... 51 2.8.3. Những cơ hội (Opportunitie ) ......................................................................................... 52 2.8.4. Những thách thức (Threats) ............................................................................................ 52 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở XÃ GIO AN ...............................................................................53 3.1. Định hướng phát triển sản xuất hồ tiêu ở xã gio an........................................................... 53 3.2. Một số giải pháp cụ thể...................................................................................................... 54 3.2.1. Giải pháp về giống.......................................................................................................... 54 3.2.2. Giải pháp về đất đai ........................................................................................................ 54 3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 55 3.2.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ...................................................................................... 55 3.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ ...................................................................................... 55 3.2.6. Giải pháp về vốn ............................................................................................................. 56 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................58 1. Kết luận ................................................................................................................................ 58 2. Kiến nghị .............................................................................................................................. 59 2.1. Đối với nhà nước ............................................................................................................... 59 2.2. Đối với chính quyền địa phương ....................................................................................... 60 2.3. Đối với người trồng hồ tiêu ............................................................................................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................61 PHỤ LỤC SVTH: Trần Thị Thu Trang iv GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BVTV Bảo vệ thực vật CLĐ Công lao động ĐVT Đơn vị tính TLSX Tư liệu sản xuất LĐ Lao động KHKT Khoa học kỹ thuật GTVT Giao thông vận tải NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn KTCB Kiến thiết cơ bản EU Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union) UBND Uỷ ban nhân dân CP Chi phí CPLĐGĐ Chi phí lao động gia đình BQ Bình quân SVTH: Trần Thị Thu Trang v GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình chế biến hạt tiêu đen theo quy mô nông hộ ....................................49 Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ sản phẩm ...................................................................................50 SVTH: Trần Thị Thu Trang vi GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Địa điểm và số lượng các hộ được điều tra .......................................................3 Bảng 2: Tình hình sản xuất hồ tiêu của các nước thế giới qua 2 năm 2013- 2014 .......18 Bảng 3: Tiêu thụ tiêu thế giới giai đoạn 1995-2014, đơn vị: 1.000 tấn ........................19 Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của cả nước năm 2007- 2014 ............20 Bảng 5: Tình hình sản xuất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2009- 2011 ...........22 Bảng 6: Quy mô, cơ cấu diện tích đất trồng hồ tiêu ở Quảng Trị qua 3 năm ...............22 Bảng 7: Tình hình nhân khẩu, lao động của xã Gio An qua 3 năm 2012 - 2014 ..........25 Bảng 8: Thực trạng sản xuất hồ tiêu của xã qua 3 năm 2012 – 2014............................28 Bảng 9: Tình hình nhân khẩu- lao động của các hộ điều tra năm 2015 ........................30 Bảng 10: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ năm 2015 ...........................................31 Bảng 11: Tình hình trang bị TLSX của hộ (BQ/hộ)......................................................32 Bảng 12: Chi phí hồ tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản ( Tính bình quân sào) ...................35 Bảng 13: Chi phí hồ tiêu thời kỳ kinh doanh ( tính bình quân sào) ..............................37 Bảng 14: Năng suất, sản lượng, giá bán và doanh thu bình quân trên 1 sào hồ tiêu của các hộ điều tra qua 3 năm 2012- 2014 ...........................................................................39 Bảng 15: Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ ..........................................41 Bảng 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ ...........................................44 Bảng 17: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra năm 2016 ...............................................................................................46 Bảng 18: Thống kê mức độ ảnh hưởng của những khó khăn, vướng mắc của các hộ trồng hồ tiêu trên địa bàn xã ..........................................................................................47 SVTH: Trần Thị Thu Trang vii GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 tạ = 100 kg SVTH: Trần Thị Thu Trang viii GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Thông qua thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu tại địa phương đã cho thấy những lợi thế về điều kiện sản xuất hồ tiêu của xã Gio An, đồng thời cho thấy được năng suất, sản lượng và diện tích trồng cây hồ tiêu của các hộ tăng lên và ngày càng được đầu tư phát triển. Hiệu quả và kết quả sản xuất hồ tiêu có tính khả quan, thu nhập lợi nhuân cao. Năng suất của hồ tiêu của các hộ điều tra ở xã chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là công lao động và kinh nghiệm của người dân, tiếp đến là chi phí giống và phân bón cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả kinh tế của sản xuất hồ tiêu. Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: quy mô đất đai, mức độ đầu tư, trình độ kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu của người dân vv…Vì vậy cần chú trọng và quan tâm đến các yếu tố này để có mức độ đầu tư hợp lý để sản xuất đạt năng suất cao hơn. Ngoài ra vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn mà nguyên nhân có thể từ nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan.Quy mô còn nhỏ hẹp, người dân trồng hồ tiêu không chủ động được trong công tác chăm sóc dịch bệnh khi thời tiết thay đổi. Người dân chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm, kiến thức về kỹ thuật còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa xây dựng được thương hiệu, người dân thiếu thông tin về giá cả hồ tiêu trên thị trường, nhu cầu thị trường đó là những gì mà người dân còn thiếu rất nhiều do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu của xã. Hơn nữa người dân chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất hồ tiêu do tâm lý sợ rủi ro bởi vốn cao và khó phòng ngừa do đó khó cho định hướng phát triển mở rộng. SVTH: Trần Thị Thu Trang ix GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do nghiên cứu đề tài: Phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nồn sản là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó không những góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đồng thời đẩy mạnh nguồn thu ngoại tệ, tích lũy vốn cho công nghiệp hóa đất nước. Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu chính một số loại nông sản như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều. Xuất khẩu nông sản được xác định là một trong những tiềm năng và thế mạnh giúp phát triển nền nông nghiệp nước ta với nhiều mặt hàng nông sản điển hình. Trong đó xuất khẩu hồ tiêu của nước ta luôn chiếm vị trí quan trọng, tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một trên thế giới 14 năm liền, với sản lượng chiếm trên 30% và số lượng xuất khẩu chiếm 50% thị trường thế giới, có mặt tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngành hồ tiêu đã có những bước tiến dài trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia, giúp tăng thu nhập cho người dân nông thôn, nhất là người dân ở khu vực khó khăn. Gio An là một xã thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị có lợi thế phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày, trong đó cây hồ tiêu là một loại cây chiếm diện tích khá lớn ở xã, có vai trò then chốt trong sợ phát triển kinh tế xã hội của xã. Việc trồng loại cây này đã giải quyết một số đông lực lượng lao động nông nhàn trên địa bàn xã. Nó giúp người dân từ đủ ăn tiến lên làm giàu bền vững trên vùng đất đỏ bazan này. Hồ tiêu ngày càng được trồng nhiều cũng bởi do giá trị mà nó mang lại. Tuy vậy, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến dịch bệnh gây hại cho hồ tiêu ngày càng nhiều và khó trong công tác quản lí. Hơn nữa việc sử dụng phân bón, hay thuốc BVTV vv…còn chưa được quản lí và sử dụng đúng khoa học, liều lượng. Trước thực tế đó, việc đánh giá hiệu quả cây hồ tiêu là cần thiết. Do vậy, từ những thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. SVTH: Trần Thị Thu Trang 1 GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích tổng quát Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất hồ tiêu của xã Gio An – Gio Linh đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu tại địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của sản xuất hồ tiêu - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu tại địa phương. 3. Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp luận xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài, là cơ sở lý luận để nghiên cứu. Việc nghiên cứu một vấn đề luôn đặt trong sự tác động của các yếu tố môi trường xung quanh. -Phương pháp thu thập số liệu : + Số liệu sơ cấp: Là số liệu liên quan đến tình hình sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu của hộ nông dân. * Phương pháp thường sử dụng để thu thập số liệu này là: Thu thập thông qua phỏng điều tra ngẫu nhiên 50 hộ sản xuất hồ tiêu ở 2 thôn trọng điểm sản xuất hồ tiêu, đó là thôn Hảo Sơn, thôn An Nha của xã Gio An. * Hình thức điều tra: Phỏng vấn thông qua thống kê bảng hỏi - Chọn hộ điều tra: + Phải là những hộ trồng hồ tiêu + Có diện tích từ 500 m2 trở lên (1 sào trung bộ) -Cách chọn hộ điều tra: Chọn ngẫu nhiên trên địa bàn xã Gio An dựa vào phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Cụ thể như dựa trên danh sách các hộ nông dân tham gia trồng tiêu đã được đánh số thứ tự để có thể chọn mẫu ngẫu nhiên, làm sao để đảm bảo các hộ có cơ hội lựa chọn bằng nhau, đủ số lượng mẫu, đặc biệt có tính đại diện cho tổng thể. SVTH: Trần Thị Thu Trang 2 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Bảng 1: Địa điểm và số lượng các hộ được điều tra Địa điểm Số hộ điều tra Thôn Hảo Sơn 25 Thôn An Nha 25 + Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp là số liệu đã công bố bao gồm các thông tin về tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới và tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam được thu thập từ các báo cáo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành…Các số liệu phản ánh tình hình sản xuất hồ tiêu bao gồm diện tích, năng suất, sản lượng do phòng thống kê xã cung cấp. Các số liệu về tình hình sử dụng đất đai, lao động, tình hình KT- XH của xã Gio An được thu thập từ ban thống kê xã cung cấp. - Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân, với bộ câu hỏi này số liệu thu thập có thể tổng hợp vào các bảng biểu, từ đó đưa ra những nhận định về kinh tế sản xuất hồ tiêu. - Đối tượng phỏng vấn: + Những hộ nông dân tham gia trồng hồ tiêu trên địa bàn xã. + Cán bộ địa phương (cán bộ khuyến nông, trưởng thôn). - Chọn địa điểm điều tra: Điều tra tại xã Gio An- Gio Linh. -Phương pháp PRA: PRA là viết tắt của cụm từ tiếng anh: Participatory Rural Appraisal- Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận giao lưu và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham gia điều tra, trao đổi, chia sẻ, thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi của cộng đồng những kiến thức, kinh nghiệm trong đời sống và điều kiện trong nông thôn để họ xây dựng kế hoạch, thực hiện trong hiện tại và tương lai. Đề tài này sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn chính thức nông dân trên cơ sở bộ câu hỏi đã được xây dựng sẵn để thu thập thông tin. - Phương pháp so sánh (thời gian, mức độ đầu tư…): Để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên SVTH: Trần Thị Thu Trang 3 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng nhugnwx nội dung cần thiết. - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất hồ tiêu cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển sản xuất hồ tiêu của xã Gio An trong những năm qua. - Phương pháp thống kê: Là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: + Tổng hợp số liệu: đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tổ thống kê theo một số tiêu thức để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu điều tra theo các tiêu thức để phù hợp với mục đích nghiên cứu. + Phân tích số liệu: trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, đề tài đã tiến hành phân tích chúng để biết hơn bản chất, ý nghĩa của các hệ số và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất.. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về không gian: xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, tập trung chủ yếu ở 2 thôn có diện tích trồng hồ tiêu lớn và tiêu biểu của xã, đó là: thôn Hảo Sơn, thôn An Nha - Về thời gian: nghiên cứu thực trạng sản xuất hồ tiêu ở địa phương qua 3 năm 2012- 2014 trong đó tập trung vào năm 2014, nhằm đưa ra định hướng và giải pháp cho những năm tới. - Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Gio An và tìm hiều về kênh tiêu thụ thông qua điều tra phỏng vấn các hộ nông dân. SVTH: Trần Thị Thu Trang 4 GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU 1.1. Lý luận cơ bản về cây hồ tiêu 1.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây hồ tiêu Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L, thuộc họ Hồ tiêu Piperaceace. Cây hồ tiêu có nguồn gốc ở Tây Nam Ấn Độ, được người Ấn Độ phát hiện và đưa vào sự dụng đầu tiên. Người Hy Lạp gọi là Pigeri, người Anh gọi la Pepper black và tiếng Latin gọi là Piper nigrum. Hồ tiêu là loại gia vị ưa thích ở Ấn Độ và là loại gia vị đặc sản được các vua chúa Châu Âu ưa chuộng. Trong thời đế quốc Hy Lạp và Roma cổ, theo Theopharastus (372- 287 B.C) thì các nhà hiền triết Hy Lạp gọi nó là “cha của các loài thực vật”. Từ chỗ mọc hoang trong rừng núi Ấn Độ, đến nay hồ tiêu được sản xuất với quy mô lớn ở nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ với sản lượng hàng năm trên dưới 300.000 tấn Trong nhiều năm Ấn Độ là nước trồng tiêu nhiều nhất thế giới, với diện tích 25.000-30.000 ha, tập trung nhiều ở Kerela và Mysore. Từ Ấn Độ, sau đó cây hồ tiêu được trồng rộng rãi ở các vùng Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào … Ở Srilanka, cây hồ tiêu được canh tác nhiều kể từ năm 1739, tập trung ở tỉnh Kandy, sản xuất khoảng 7.000- 8.000 tấn/ năm, phần lớn được sử dụng trong nước Ở Indonesia, cây hồ tiêu được đua vào trồng khoảng từ 100 năm trước Công nguyên đến 600 năm sau Công nguyên, diện tích canh tác tổng cộng hơn 20.000 ha, phần lớn ở Sumatra chiếm 70%, đảo Bangka chiếm 20% và Java chiếm 10%. Ở Savawak (thuộc quần đảo Malaysia), tiêu được trồng theo lối thâm canh với diện tích 12.000 ha vào thời kỳ 1953 – 1955. Ở các đảo khác thuộc Malaysia, diện tích trồng tiêu không nhiều nhưng sản phẩm chủ yếu dùng cho xuất khẩu Ở Thái Lan, hồ tiêu được trồng tập trong ở các tỉnh Krat và Chantaboun. SVTH: Trần Thị Thu Trang 5 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Ở Đông Dương, cây hồ tiêu hoang dại được tìm thấy tương đối sớm khoảng từ trước thế kỷ XVI, nhưng mãi đến thế kỷ XVII các giống có năng suất cao mới được đưa vào trồng, bắt đầu từ thế kỷ XIX mới canh tác tương đối quy mô ở Hà Tiên-Việt Nam và vùng Kampot-Campuchia. Diện tích canh tác lớn nhất ở vào đầu thế kỷ XX, với đỉnh cao là năm 1909 với 6.000 tấn hồ tiêu xuất khẩu sau đó giảm sút trong thời gian chiến tranh. Ở châu Mỹ có nhiều nước trồng hồ tiêu nhưng tập trung chủ yếu ở Brazil với xuất xứ do ngưới Nhật đưa từ Singapore sang. Ở châu Phi cây hồ tiêu chỉ mới được đưa vào trồng ở thế kỉ XIX, với Madagasca là địa bàn canh tác lớn nhất, sau đó Nigeria, Công-gô và Cộng hòa Trung Phi. Hiện nay, cây hồ tiêu chỉ mới được đưa vào trồng ở nhiều ở các nước nằm trong vùng xích đạo (15 độ vĩ Bắc đến 15 độ vĩ Nam). Ở nước ta, cây hồ tiêu được trồng ở vĩ độ 17 trở vào đến Phú Quốc (Kiên Giang). Cây hồ tiêu không những mọc tốt ở vùng đồng bằng mà còn được canh tác ở một số vùng cao nguyên, có thể tới độ cao 800m so với mặt nước biển. 1.1.2. Vai trò, giá trị của hồ tiêu a. Vai trò của hồ tiêu - Chất gia vị: Hạt tiêu có vị nóng, cay, có mùi thơm hấp dẫn nên rất thích hợp cho việc chế biến các món ăn. Vì vậy mà tiêu trở thành gia vị được sử dụng phổ biến trên thế giới - Trong y dược: Do có sự hiện diện của chất piperin, tinh dầu và nhựa có mùi thơm, cay, nóng đặc biệt nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm cho ăn ngon miệng. Ngoài ra, tiêu còn có tác dụng làm ấm bụng, thường dùng chong với gừng để chữa chứng tiêu chảy, ói mửa…….. - Trong công nghiệp hương liệu: Chất piperin trong hạt tiêu được thủy phân thành piperidin và acid piperic. Oxi hóa acid piperic bằng permanganate kali (KMNO4), ta thu được piperonal có mùi hương tương tự như heliotropin và coumarin, dùng để thay thế các hương liệu trong kỹ nghệ làm nước hoa. Tinh dầu tiêu với mùi thơm đặc biệt sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hóa dược. SVTH: Trần Thị Thu Trang 6 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính - Trừ côn trùng: Trước kia, người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt tiêu xay để ngừa côn trùng phá hoại, nhưng từ khi xuất hiện các loại tuốc hóa học thông dụng và rẻ tiền hơn thì tiêu không còn được dùng trong lĩnh vực này nữa. - Có vai trò trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển do giá trị xuất khẩu của hồ tiêu mang lại cao và thị trường tương đối ổn định. - Là loài cây tuy tốn nhiều vốn nhưng lại là cây mau thu lại vốn nếu được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Mang lại thu nhập ổn định cho người dân. - Được trồng trên vùng đất đỏ bazan phân bố trải dài các vùng trung du, gò đồi, do đó có ý nghĩa về mồi trường sinh thái: có tác dụng che phủ và bảo vệ môi trường rất lớn, nhất là trong việc giữ đất, nước và điều hòa khí hậu. b. Giá trị của cây hồ tiêu: * Giá trị kinh tế Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất hạt tiêu, với sản lượng hàng trăm ngàn tấn hàng năm. Với giá tiêu thị trường dao động từ 140.000 đồng/ kg – 190.000 đồng/ kg, năng suất từ 1,5 – 2,0 tấn/ ha ( thâm canh đạt từ 2,5 – 3,0 tấn/ha/năm). * Giá trị dinh dưỡng Tiêu được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn các sản phẩm gia vị khác. Nó được dùng một cách rộng rãi nhất như là một loại gia vị, hương thơm và vị cay hòa quyện tuyệt vời trong một món ăn khai vị cay nóng và thơm ngon. Thành phần hóa học của nó như sau: Hạt tiêu thương phẩm có chứa 12 -14% nước và 86- 88% chất khô, các chất khô trong hạt tiêu gồm có: Ở tiêu đen: 95,49% là chất hữu cơ + 4,19% là chất khoáng; Ở tiêu trắng: 98,38% là chất hữu cơ + 1,62% là chất khoáng. Tiêu có tác dụng kích thích những hoạt động của cơ quan tiêu hóa tiết ra nhiều nước bọt và dịch vị hơn. Tiêu được dùng rất nhiều trong việc bếp núc, nó được trộn trong các loại thức ăn để tăng thêm vị ngon và sức hấp dẫn. 1.2. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng trình độ tổ chức quản lý, trình độ khai thác, sử dụng các yếu tố đầu vào, các nguồn lực tự nhiên phục SVTH: Trần Thị Thu Trang 7 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được từ các hoạt động đó, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế tức là làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu càng cao của con người về mọi mặt. Việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội phải xuất phát từ những luận điểm triết học Mác và những luận điểm của thuyết hệ thống. Theo Các Mác thì quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất, mọi hoạt động của con người phải tuân theo quy luật đó. Với một mục đích nhất định, con người phải thực hiện trong một thời gian lao động ít nhất hay nói cách khác trong một lượng thời gian nhất định, kết quả đạt được phải đạt cao nhất. Như vậy, hiệu quả là một phạm trù phản ánh kết quả yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian. Theo GS. Paul A.samuelson: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụng các nguồn một cách tiết kiệm để thỏa mãn nhu cầu của con người. Cụ thể hơn, nền kinh tế sản xuất có hiệu quả khi nó không thể sản xuất nhiều hơn một mặt hàng nào đo mà không giảm bớt sản xuất một mặt hàng khác“. Theo TS. Nguyễn Mạnh Tiến: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù két qur phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xây dựng“. Theo GS.TS Ngô Đình Giao thì lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhất của sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước“. Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, mỗi quan điểm có mỗi góc nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, xét cho cùng chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa thành quả đạt được và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo giáo trình Kinh tế nông nghiệp thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó người sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân bổ. Với: - Hiệu quả kỹ thuật ( TE ): Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về điều kiện kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu SVTH: Trần Thị Thu Trang 8 GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật có liên quan đến phương tiện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. - Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hoặc nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hoá chi phí với một lượng đầu vào nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá. Việc xác định hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Giúp chúng ta biết được mức hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế; Giúp chúng ta có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đồng thời làm căn cứ để xác định phương hướng tăng trưởng cao. 1.2.2. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng, việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan trong và không thể thiếu. Nó cho viết được mức độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất đã hiệu quả hay chưa, đã tối thiểu hóa chi phi chưa…Biết được các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân của nó để từ đó có các giải pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất tiến theo. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế còn là căn cứ để xác định các mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng trưởng cao trong sản xuất trên cơ sở những cái đạt được. 1.2.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế - Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. H=Q/C Trong đó: H: là hiệu quả kinh tế Q: là kết quả đạt được C: là chi phí bỏ ra SVTH: Trần Thị Thu Trang 9 GVHD: PGS. TS. Bùi Đức Tính Khoá luận tốt nghiệp Đây là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả đạt được và chi phí sản xuất, nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu con người. - Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế là tỷ số phần trăm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. ∆H=∆Q/∆C Trong đó: ∆H: là phần hiệu quả tăng thêm ∆Q: là phần kết quả tăng thêm ∆C: là phần chi phí tăng thêm Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại. Nó thường áp dụng để tính hiệu quả trong đầu tư thâm canh, đặc biệt xác định được khối lượng tối đa hoá kết quả sản xuất tổng hợp. - Phương pháp 3: Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng mức chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Dạng thuận (toàn phần): H=Q-C Dạng nghịch (cận biên): ∆H=∆Q-∆C Với cách tính này sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được là bao nhiêu. Tuy nhiên cách tính này không cho biết chi phí phải trả cho quy mô hiệu quả là bao nhiêu và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. 1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau  Hệ thống các chỉ tiêu kết quả - Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được hộ nông dân sản xuất ra trong một chu kỳ nhất định (thường là một năm) GO=Qi*Pi (i=1,2,…,n) Trong đó: Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i P : Giá bán sản phẩm thứ i n : Số sản phẩm SVTH: Trần Thị Thu Trang 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan