Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ca cao của các hộ nhận khoán thuộc công ty tn...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ca cao của các hộ nhận khoán thuộc công ty tnhh mtv cà phê buôn hồ, thị xã buôn hồ, tỉnh đắk lắk

.PDF
104
341
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CA CAO CỦA CÁC HỘ NHẬN KHOÁN THUỘC CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ BUÔN HỒ, THỊ XÃ BUÔN HỒ TỈNH ĐẮK LẮK Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Thu Hà TS. Hoàng Triệu Huy Lớp: K44-KTNN Niên khóa: 2010 - 2014 Huế, tháng 05 năm 2014 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy Lờ i Cả m Ơn Qua bốn năm học tập và rèn luyệ n tại trườ ng Đạ i học Kinh tếHuế,tôi đã nhậ n đư ợc sựchỉbảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo, những ngư ời đã tâm huyết tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, đặt nề n móng cho tôi trong lĩnh vực chuyên môn, cũng như kiế n thức vềxã hội. Trong thời gian thực tập vừa qua, với sựnỗlực của bả n thân, được sựhư ớng dẫ n, chỉ bảo tận tình của Tiế n sĩ Hoàng Triệ u Huy, các cô các chú, anh chịđang công tác làm việc tại Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồđã giúp đỡtôi thực hiệ n khóa luậ n tốt nghiệ p này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu ắ sc đế n thầy cô giáo trong trườ ng Đại học Kinh tếHuế,đặc biệt là Tiế n sĩ Hoàng Triệ u Huy, ngư ời đã trực tiếp hướ ng dẫn, chỉbảo tận tình, giúp đỡtôi hoàn thành đềtài. Xin đư ợc gửi lời cảm ơn chân thành đế n Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ,các cô chú, anh chịcác phòng ban, các hộnhậ n khoán trồ ng ca cao đã giúp đỡ,cung cấ p các tài liệu, thông tin phục vụcho quá trình làm bài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cả m ơn gia ìđnh, bạn bè và nhữ ng ngư ời thân luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợ i cho tôi trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành khóa luậ n. Do kiế n thức củ a bản thân và thời gian thực tập còn hạn chếnên nộ i dung đềtài không tránh khỏi nhữ ng sai sót và khuyếtđiểm, kính mong nhậ n đư ợc sựgiúp đỡ , góp ý, chỉdẫn củ a các thầy cô giáo và các bạ n đểđềtài đư ợc hoàn thiệ n hơn. Huế,ngày 19 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Phạm ThịThu Hà MỤC LỤC SVTH: Phạm Thị Thu Hà ii Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... ii Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu ....................................................................................v Danh mục biểu đồ, sơ đồ .............................................................................................. vii Danh mục các bảng...................................................................................................... viii Tóm tắt nội dung nghiên cứu..........................................................................................ix PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài ......................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................5 Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................5 1.1.1. Tổng quan về cây ca cao.................................................................................5 1.1.1.1. Nguồn gốc của cây ca cao ........................................................................5 1.1.1.2. Đặc điểm của cây ca cao ..........................................................................6 1.1.2. Vị trí, giá trị kinh tế của cây ca cao ................................................................7 1.1.3. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế .....................................8 1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế..................................................................8 1.1.3.2. Ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế.................................................9 1.1.3.3. Các chỉ tiêu phân tích .............................................................................10 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN...........................................................................................12 1.2.1. Tình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới và tại Việt Nam. ...................12 1.2.2. Tình hình sản xuất ca cao trên địa bàn nghiên cứu. .....................................16 1.2.2.1. Tình hình sản xuất ca cao ở tỉnh Đắk Lắk..............................................16 1.2.2.2. Tình hình sản xuất ca cao tại Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ. ....17 1.3. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ BUÔN HỒ .......19 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty................................................19 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty .......................................21 SVTH: Phạm Thị Thu Hà iii Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy 1.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................21 1.3.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty. ...................................................................22 1.3.3. Lịch sử hình thành và phát triển ca cao theo hình thức khoán .....................23 1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty ....................................................24 1.3.4.1. Thuận lợi ................................................................................................24 1.3.4.2. Khó khăn ................................................................................................25 Chương II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CA CAO CỦA CÁC HỘ NHẬN KHOÁN THUỘC CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ BUÔN HỒ.........................27 2.1. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ NHẬN KHOÁN .............................27 2.1.1. Đặc trưng cơ bản các hộ được nhận khoán điều tra .....................................27 2.1.2. Tình hình sử dụng đất trồng ca cao của các hộ điều tra ...............................30 2.1.3. Tình hình lao động của các hộ điều tra.........................................................31 2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CA CAO TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH ................................................................................................................33 2.2.1. Chi phí đầu tư trên đơn vị diện tích thời kỳ kiến thiết cơ bản......................33 2.2.2. Chi phí đầu tư trên đơn vị diện tích thời kỳ kinh doanh...............................37 2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất ca cao của các hộ nhận khoán điều tra. .........40 2.2.3.1. Kết quả sản xuất ca cao của các hộ nhận khoán điều tra. ......................40 2.2.3.2. Hiệu quả sản xuất của các hộ nhận khoán được điều tra năm 2013 ......42 2.2.3.3. Hiệu quả đầu tư. .....................................................................................44 2.3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ.....................................................................................45 2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CA CAO CỦA CÁC HỘ ...........................................................................................................48 2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô, diện tích trồng ca cao đến kết quả và hiệu quả sản xuất ca cao của các hộ điều tra .........................................................................48 2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian bình quân trên một ha đến kết quả và hiệu quả sản xuất ca cao của các hộ điều tra. .........................................................51 2.4.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất ca cao của các hộ điều tra phân theo thu nhập từ ca cao .........................................................................................................53 2.4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất ca cao của các hộ điều tra phân theo nhóm hộ ..54 SVTH: Phạm Thị Thu Hà iv Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy 2.4.5. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước...................................................................56 2.4.6. Công tác quy hoạch sản xuất ........................................................................57 2.4.7. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................57 2.4.8. Năng lực về vốn ............................................................................................58 2.4.9. Kiến thức, kỹ năng sản xuất của hộ nhận khoán ca cao ...............................58 2.4.10. Tiêu thụ sản phẩm.......................................................................................58 2.4.11. Giá cả thị trường .........................................................................................59 2.5. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY CA BẰNG HÀM SẢN XUẤT DẠNG COBB-DOUGLAS. ...............59 Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CA CAO THEO HÌNH THỨC KHOÁN .........................................................................65 3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CA CAO......................65 3.1.1. Căn cứ xác định ............................................................................................65 3.1.2. Định hướng phát triển sản xuất ca cao của công ty......................................66 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP .........................................................................................68 3.2.1. Giải pháp về quản lý, sử dụng đất ................................................................68 3.2.2. Giải pháp về lao động ...................................................................................69 3.2.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật .............................................................................69 3.2.4. Giải pháp về vốn ...........................................................................................70 3.2.5. Giải pháp về thị trường .................................................................................70 3.2.6. Liên kết giữa công ty và các hộ nhận khoán ca cao .....................................71 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................72 3.1. KẾT LUẬN .........................................................................................................72 3.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU SVTH: Phạm Thị Thu Hà v Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ĐVT : Đơn vị tính BQ : Bình quân BQC : Bình quân chung GO : Giá trị sản xuất VA : Giá trị gia tăng IC : Chi phí trung gian BVTV : Bảo vệ thực vật KTCB : Kiến thiết cơ bản TKKD : Thời kỳ kinh doanh GTHT : Giá trị hiện tại CP : Chi phí DT : Doanh thu LN : Lợi nhuận SVTH: Phạm Thị Thu Hà vi Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 1: Sản lượng ca cao các khu vực......................................................................13 Biểu đồ 2: Sản lượng ca cao thế giới.............................................................................14 Biểu đồ 3: Tổng chi phí cho 1 ha ca cao thời kỳ kiến thiết cơ bản ...............................36 Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ...................................22 Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ sản phẩm ca cao........................................................................47 SVTH: Phạm Thị Thu Hà vii Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Sản lượng ca cao thế giới ước tính năm 2013..................................................12 Bảng 2: Đặc điểm cơ bản của hộ điều tra......................................................................28 Bảng 3: Cơ cấu thu nhập bình quân/hộ năm 2013 ........................................................30 Bảng 4: Diện tích trồng ca cao của các hộ điều tra .......................................................31 Bảng 5: Tình hình lao động của các hộ điều tra ............................................................32 Bảng 6: Chi phí đầu tư cho 1 ha ca cao thời kỳ kiến thiết cơ bản.................................33 Bảng 7: Chi phí đầu tư bình quân/năm của 1ha ca cao thời kỳ kinh doanh..................38 Bảng 8: Kết quả đạt được của các hộ nhận khoán thuộc của đội I và đội II .................42 Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất bình quân 1 ha ca cao năm 2013 ......................43 Bảng 10: Hiệu quả kinh tế của 1 ha ca cao thông qua các chỉ tiêu dài hạn...................44 Bảng 11: Tình hình tiêu thụ ca cao của các hộ điều tra.................................................46 Bảng 12: Ảnh hưởng của diện tích tới kết quả và hiệu quả sản xuất ca cao của các hộ điều tra (Tính theo hạt khô)......................................................................49 Bảng 13: Ảnh hưởng của chi phí trung gian bình quân 1 ha đến kết quả và hiệu quả của sản xuất ca cao của các nhóm hộ điều tra. .......................................51 Bảng 14: Kết quả và hiệu quả sản xuất ca cao của các hộ điều tra phân theo thu nhập từ ca cao................................................................................................53 Bảng 15: Kết quả và hiệu quả sản xuất ca cao của các hộ điều tra phân theo nhóm hộ...54 Bảng 16: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas ...........................................61 SVTH: Phạm Thị Thu Hà viii Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cao nguyên Đắk Lắk với những mảnh đất đỏ bazan trải bạt ngàn, nơi đây, truyền thống sản xuất các cây công nghiệp lâu năm đã trở thành một nét văn hóa riêng biệt cho mảnh đất núi rừng này. Chưa phổ biến như các loại cây công nghiệp truyền thống khác của địa phương nhưng ca cao đang dần khẳng định vị thế của mình đối với công cuộc phát triển đời sống của các hộ nông dân trên địa bàn. Năm 2005, Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ đã đầu tư trồng mới 124,12 ha ca cao từ diện tích cà phê kém năng suất và phân khoán đến các hộ sản xuất. Trải qua 9 năm trồng và chăm sóc, toàn bộ diện tích ca cao đã đi vào thời kỳ kinh doanh và cho sản phẩm. Tuy nhiên, năng suất ca cao vẫn chưa ổn định, hoạt động sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn đó, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ca cao của các hộ nhận khoán trong bối cảnh mới nhằm tìm ra những hướng đi thích hợp và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ca cao của các hộ là một việc làm thiết thực và quan trọng. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ca cao của các hộ nhận khoán thuộc Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk”.  Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng, tiềm năng và hiệu quả kinh tế từ việc trồng ca cao của các hộ nhận khoán. Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ca cao theo hình thức khoán trên địa bàn Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ.  Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu: Kết quả diện tích trồng ca cao và tổng sản lượng thu được của các hộ nhận khoán ở các đội sản xuất. Ngoài ra còn sử dụng các thông tin liên quan từ Internet.  Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp: Điều tra phỏng vấn, các phương pháp phân tích,phương pháp phân tổ, chuyên gia chuyên khảo, phương pháp xử lý số liệu.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là: Những hộ nhận khoán của hai đội sản xuất cây ca cao của Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian từ năm 2005 – 2013. SVTH: Phạm Thị Thu Hà ix Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy  Các kết quả nghiên cứu đạt được: - Phản ánh được thực trạng, tiềm năng từ các hộ nhận khoán của Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ đem lại cho 64 hộ nhận khoán trồng ca cao. - Đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nhận khoán được điều tra - Tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cũng như năng suất sản xuất của các hộ nhận khoán được điều tra. - Đề ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nhận khoán thuộc Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ. SVTH: Phạm Thị Thu Hà x Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ca cao là cây công nghiệp nhiệt đới tạo ra mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Trên thế giới, ca cao được biết đến là một món hàng đặc biệt được sử dụng để làm thức uống và làm sôcôla, thức uống ca cao còn được xem là một nét ẩm thực đặc trưng của Châu Âu. Ở Việt Nam, ca cao là một giống cây trồng khá mới lạ đối với sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, tuy nhiên, với giá trị mà mặt hàng này tạo ra thì ca cao được xem là cây công nghiệp chủ lực cho công cuộc xóa nghèo, nâng cao đời sống cho người dân ở nhiều khu vực trên cả nước như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết, đến nay cả nước có 15 tỉnh, thành phố trồng được khoảng 21.100 ha cây ca cao, tập trung ở khu vực phía Nam. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ca cao lớn nhất (khoảng 12.100 ha), Tây Nguyên (4.500ha), Đông Nam bộ (3.400 ha). Ca cao Việt Nam cho năng suất hơn 7 tạ hạt/ha, mỗi vụ cho sản lượng khoảng 4.900 tấn/ha. Đầu ra của hạt ca cao Việt Nam rất thuận lợi, có hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài nước chuyên thu mua với giá trên 50 nghìn đồng/kg. Đặc biệt, cả nước có hơn 600 hộ dân trồng 541 ha cây ca cao đạt tiêu chuẩn UTZ (tiêu chuẩn Quốc tế chứng nhận sản xuất tốt). Trong năm 2011, cả nước đã xuất khẩu được 240 tấn hạt ca cao, đạt kim ngạch xuất khẩu 520 nghìn USD. So với nhiều loại cây ăn quả khác, ca cao dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, thường thì sau 18 tháng trồng cây ca cao bắt đầu cho trái. Diện tích và sản lượng ca cao của nước ta trong những năm qua chậm phát triển, có lúc bị giảm nghiêm trọng do chưa có thị trường chưa ổn định, giá thấp, sản lượng còn rất ít, chưa đủ xuất khẩu để thúc đẩy sản xuất. Hiện nay phát triển ca cao thuận lợi vì thị trường ngày càng lớn do Braxin và Malaysia đang giảm diện tích trồng, giá cả có chiều hướng gia tăng. Tại Việt Nam phát triển cây ca cao còn có những điểm nổi bật là có thể đưa vào phủ xanh đất trống, đồi núi trọc tạo ra các vườn rừng, có thể trồng xen với những vườn cây ăn trái, cây lâm nghiệp và thích hợp với hộ gia đình, kinh tế trang trại. Những vùng đất thuận lợi cho trồng cây công nghiệp không còn nhiều, trong khi đó SVTH: Phạm Thị Thu Hà 1 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy cây ca cao có thể trồng được trên nhiều nền đất, không đòi hỏi đầu tư quá cao, nhất là tưới nước. Phát triển cây ca cao phù hợp với xu thế đa dạng hóa cây trồng tạo ra nền nông nghiệp đa dạng, bền vững, tận dụng mọi tiềm năng đất đai, lao động. Tại Đắk Lắk, cây ca cao có mặt từ khá sớm nhưng mãi đến năm 2007, khi dự án phát triển ca cao bền vững tại các nông hộ được triển khai thì cây ca cao mới thực sự có chỗ đứng trên vùng đất Tây Nguyên. Và cũng từ đó, sản lượng cũng như chất lượng ca cao Đắk Lắk được tăng lên, góp phần đưa giá trị hạt ca cao của Việt Nam vượt qua Indonesia, và được xếp vào nhóm nước có chất lượng sản phẩm cao như Brazil, Ghana, Bờ Biển Ngà. Đã có rất nhiều hộ nông dân trồng thành công cây ca cao đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng hòa nhập với sự phát triển chung trong sản xuất ca cao trên địa bàn tỉnh, Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, năng suất kém sang cây ca cao và tiếp tục giao khoán đến từng hộ gia đình. Việc giao khoán cho từng hộ thúc đẩy sản xuất, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Tuy nhiên trước tình hình khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả lên xuống thất thường, biến đổi khí hậu toàn cầu… là những nguyên nhân xấu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ca cao. Vì vậy việc, đánh giá hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất của các hộ nhận khoán ca cao tại Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ là rất cần thiết. Để từ đó có thể tìm ra được những giải pháp nhằm phát triển hình thức nhận khoán tới hộ một cách thích hợp, bền vững và hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ca cao của các hộ nhận khoán thuộc Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Đánh giá thực trạng, tiềm năng để phát triển cây ca cao theo phương thức khoán tới các hộ thuộc Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng ca cao của các hộ nhận khoán ở Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ca cao trên địa bàn Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ. SVTH: Phạm Thị Thu Hà 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được thực hiện qua các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp điều tra thu thập số liệu. - Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập từ các nguồn số liệu ở các phòng ban liên quan đến nội dung của đề tài thuộc Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ, tư liệu trên các sách báo, tạp chí, mạng internet… - Nguồn số liệu sơ cấp: Là nguồn số liệu do bản thân điều tra thu thập được từ các hộ nhận khoán sản xuất ca cao thuộc Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ trong thời gian thực tập. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình theo bảng câu hỏi điều tra và chuẩn bị trước, kết hợp với quan sát hiện trạng để thu thập thông tin. + Phương pháp phân tích số liệu. - Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản xuất của địa phương. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến chuyên môn của các cán bộ kỹ thuật của công ty và một số chủ hộ nhận khoán có trình độ văn hóa cao, có kinh nghiệm và sản xuất giỏi trong hoạt động sản xuất ca cao. + Phương pháp phân tích hồi quy: Sử dụng phương pháp hồi quy nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao của các nông hộ. Công cụ để phân tích mối quan hệ này là hàm sản xuất Cobb-Douglas. Đây là mô hình biểu hiện sự phụ thuộc giữa năng suất ca cao với các yếu tố đầu vào. Và một số phương pháp khác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất ca cao của các hộ nhận khoán trên địa bàn nghiên cứu. SVTH: Phạm Thị Thu Hà 3 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Không gian Do hạn chế về khả năng và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung phản ánh tình hình sản xuất ca cao của 64 hộ nhận khoán thuộc đội 1 và đội 2 – Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Hồ, là hai đội chuyên sản xuất ca cao của công ty. 4.2.2. Thời gian Qua khảo sát thực tế, số liệu được sử dụng để phân tích thực trạng sản xuất ca cao của hộ từ năm 2005 – 2013 và số liệu sơ cấp năm 2013. SVTH: Phạm Thị Thu Hà 4 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Tổng quan về cây ca cao 1.1.1.1. Nguồn gốc của cây ca cao Cây ca cao (Theobroma cacao) thuộc về thứ (genus) Theobroma cacao L., và họ (family) sterculiaceae. Thứ theobroma bao gồm hơn 20 loài (species), trong đó chỉ có loài Theobroma cacao được trồng rộng rãi còn các loài khác hoặc hoang dại, hoặc rất ít được trồng. Theobroma ca cao là loài duy nhất có giá trị thương phẩm và nó được chia ra hai loài phụ, là Criollo và Forastero, ngoài ra còn có một loài nữa là Trinitario là kết quả của sự tạp giao giữa hai loài Criollo và Forastero. Tên Criollo (bản xứ) do người Tây Ban Nha đặt cho cây ca cao trồng đầu tiên ở Venezuela. Nhóm Forastero là các giống ca cao thường của Brazil và Tây Phi, chúng phân tán tự nhiên trong thung lũng sông Amazon. Nhóm Trinitario là giống lai của hai giống trên xuất hiện đầu tiên ở hòn đảo Trinidad, thuộc địa Tây Ban Nha, trong thế kỉ 18. Nông dân Maya là những người đầu tiên trồng cây ca cao ở Trung Mỹ và chủ yếu ở Mêhicô. Sử của người Astèque xác minh rằng, từ thế kỷ 14 cây ca cao đã được trồng ở Mêhicô. Ở đây, gieo trồng và thu hoạch vào những dịp tổ chức các lễ bái tôn giáo. Thực tế thì chỉ trong những năm của thế kỷ 19 nghề trồng ca cao mới đạt được những tiến bộ đáng kể, giúp cho kỹ nghệ sôcôla có cơ sở để phát triển ở Châu Âu. Ở SVTH: Phạm Thị Thu Hà 5 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy Châu Mỹ, hai nước sản xuất ca cao mới xuất hiện là Ecuador và Brazin. Ở Châu Phi, cây ca cao chỉ mới trồng ở các hòn đảo của vịnh Guinea. Trong thế kỷ 20, sản xuất ca cao phát triển với quy mô rất lớn vì có sự mở rộng cực kì nhanh chóng các diện tích trồng cây ca cao ở Châu Phi. Trong giai đoạn 1945 1985, năm “cường quốc” ca cao là Brazin (19%), Cameroon (6%), Ghana (11%), Ivory Coast (30%) và Nigeria (6%). Từ năm 1985 trở lại đây, các nước Châu Á bắt đầu phát triển mạnh ca cao, trước hết là ở các nước Malaysia, Indonesia, ấn Độ, Sri Lanka,… Ở Việt Nam, cây ca cao theo chân người Pháp đến Nam Bộ vào đầu thế kỷ 19, nhưng cây ca cao chưa bao trồng với quy mô đồn điền như cây cao su. Có lẽ vì cao su không thể thiếu với ngành công nghiệp Pháp, còn hạt ca cao thì không được như vậy. Khoảng năm 1994, một dự án của nhà nước về trồng cây ca cao với quy mô 10.000 ha được thực hiện, chủ yếu ở Quảng Ngãi nhưng đã thất bại vì nhiều lý do. Mong muốn phát triển trồng cây ca cao tương tự như cây cà phê không thành. Chương trình nghiên cứu giống ca cao của nhà nước được bắt đầu thực hiện từ năm 2000. Đến năm 2002, tổ chức Success Alliance có dự án phát triển cây ca cao mà khởi đầu từ tỉnh Bến Tre, sau đó là các tỉnh Tiền Giang, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đắk Lắk. Đến nay, 01 bộ giống ca cao gồm 8 dòng thương mại đã được công nhận để nhân giống phục vụ sản xuất. Tương lai của cây ca cao ở đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên rất hứa hẹn, có thể từ một quốc gia vô tiếng tăm về sản xuất hạt ca cao, Việt Nam có thể bước lên thành một cường quốc xuất khẩu hạt ca cao trên thế giới, như đã thành công với cây cà phê Robusta. 1.1.1.2. Đặc điểm của cây ca cao Ca cao là loài cây thân gỗ nhỏ có thể cao đến 10 – 20 m nếu mọc tự nhiên trong rừng. Trong sản xuất do trồng mật độ cao và khống chế sự phát triển thông qua tỉa cành nên cây thường có chiều cao trung bình khoảng 5 – 7 m, đường kính thân 10 – 18cm. Ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng che, do đó có thể trồng xen với một số loài cây kinh tế khác. Thời kỳ kinh doanh hiệu quả có thể kéo dài từ 25 – 40 năm. Hoa ca cao nhỏ, có đường kính khoảng 10 – 15 mm, hoa có 5 cánh trổ thành từng chùm nhỏ trên gỗ cũ, trên thân và cũng như trên những cành hoặc trên những nhánh ở SVTH: Phạm Thị Thu Hà 6 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy chỗ lá đã rụng. Nụ hoa bắt đầu nở vào buổi chiều và nở hết vào buổi sáng hôm sau. Chỉ một phần rất nhỏ trong số các hoa nở sẽ đậu thành trái, mà nhân tố chính cho việc thụ phấn là những con ruồi nhỏ Ceratopoginidae. Thời gian phát triển của quả từ khi kết trái đến chín thường trong khoảng 5- 6 tháng. Ngoài ra, quả non hình thành trên cây ca cao không chín hết được, một số lớn thường khô héo và rụng khỏi cây. Quả ca cao có chiều dài 10 - 30 cm, đường kính 7 - 9 cm. Quả có thể cân nặng từ 200 – 1000 g. Tuỳ theo từng loài, hình dạng của quả thay đổi nhiều từ hình cầu, hình dài và nhọn, hình trứng hoặc hình ống. Màu sắc của quả khá đa dạng, có loại trái màu xanh, loại màu vàng và loại màu đỏ. Đặc tính của quả ca cao là khi chín thì vỏ không nở bung ra và ít bị rụng khỏi cây. Mỗi quả ca cao thường chứa 30 - 40 hạt được bao quanh bằng lớp nhầy. Lớp nhầy này có vị hơi ngọt và đó chính là cơ chất cho quá trình lên men khi ủ hạt sau này. 1.1.2. Vị trí, giá trị kinh tế của cây ca cao Ca cao là loại cây công nghiệp nhiệt đới có khả năng chịu hạn tốt, che tán, chống xói mòn, bảo vệ môi trường, có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác như điều, dừa, cà phê.... Năm 2013, giá ca cao ở mức 55.000 - 60.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Vì vậy, rất nhiều nơi tận dụng trồng mới và trồng xen ca cao với các loại cây khác để tăng lợi nhuận. Ca cao thuộc nhóm cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hiện tại, nhiều nhà vườn ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long đã giàu lên nhờ loại cây này. Vì thế xuất hiện trào lưu trồng xen ca cao trong vườn cây ăn trái. Giá ca cao đang tăng và được bao tiêu ổn định nên bà con đang tập trung vào trồng loại cây này. Không chỉ trồng riêng rẽ, độc lập. Nhiều hộ còn tận dụng đất trồng dừa, một số loại cây ăn quả khác để xen lẫn với ca cao. Cây ca cao đang được nhiều nông dân lựa chọn vì có giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định. Trong khi đó, vốn đầu tư ban đầu cho ca cao không cao, có thể trồng xen với các loại cây khác, công chăm sóc và chi phí đầu tư thấp, sau 4 - 5 năm cho thu nhập tốt. Bên cạnh đó, theo dự tính, khoảng 20 năm nữa, nguồn nguyên liệu ca cao cho SVTH: Phạm Thị Thu Hà 7 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy sản xuất, chế biến sẽ vẫn thiếu. Ở Nam bộ, ca cao được bao tiêu một cách ưu ái hơn những mặt hàng nông sản khác. Gần đây giá ca cao đã tăng mạnh, do giá thế giới tăng, sản lượng ca cao tại nhiều nước trên thế giới đang giảm. Có thể nói, đồng bằng sông Cửu Long là cái nôi đầu tiên trồng ca cao ở Việt Nam: hơn 4.000 cây ca cao ở làng Vĩnh Thành, Cái Mơn, Bến Tre được trồng trên 6 ha đất, là những cây ca cao đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long và ở Việt Nam được trồng từ cuối thế kỷ 19. Ở Tây Nguyên, ca cao tuy phải cạnh tranh với các cây chủ lực như cà phê, tiêu,... nhưng cũng đã đạt được những chỗ đứng nhất định. 1.1.3. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế 1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Khi bàn về khái niệm hiệu quả kinh tế, GS.TS Ngô Đình Giao cho rằng: “hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước”. Theo tác giả Hồ Vinh Đào thì: “hiệu quả kinh tế còn gọi là “hiệu ích kinh tế” so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”. Còn tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh: “hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định”. Hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp như Farrell (1957), Schultz (1967), Rizzo (1979), Ellis(1993), Đỗ Kim Chung (1997), Phạm Vân Đình (1997). Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra những định nghĩa khác nhau, nhưng phương diện khác nhau về hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, họ đều thống nhất là phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ sử dụng vào nông nghiệp. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được đưa vào tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí thêm về đầu vào. Bản chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.. SVTH: Phạm Thị Thu Hà 8 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Tóm lại ta có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. 1.1.3.2. Ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất của của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. Do đó, khi biết được hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp thì có thể đánh giá được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Nó còn làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. SVTH: Phạm Thị Thu Hà 9 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: TS. Hoàng Triệu Huy 1.1.3.3. Các chỉ tiêu phân tích + Tổng Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động sản xuất xã hội tạo ra trong một kỳ nhất định, thông thường là một năm. Công thức tính: GO = P x Q Trong đó: P: giá bán/kg hạt ca cao Q: sản lượng hạt ca cao + Chi phí  Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm: chi phí vật chất và chi phí thuê ngoài (thuê lao động).  Chi phí đầu tư cơ bản bình quân một ha: là toàn bộ các khoản chi phí cho khai hoang, trồng và chăm sóc vườn cây ca cao từ khi bắt đầu cho đến năm đầu tiên cho sản phẩm.  Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ các hao phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu tư cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chu kỳ sản xuất. + Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị còn lại của giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian. Công thức tính: VA = GO - IC  Giá trị gia tăng tạo ra trên doanh thu (VA/GO): cho biết cứ một đồng doanh thu thu được sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.  Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.  Chỉ tiêu (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. + Chỉ tiêu lợi nhuận  Lợi nhuận: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh: là một khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó.  Chỉ tiêu (LN/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. SVTH: Phạm Thị Thu Hà 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan