Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá rpđt tại huyện diễn châu – tỉnh nghệ an...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá rpđt tại huyện diễn châu – tỉnh nghệ an

.PDF
109
286
131

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI I. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 0 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế .................................................................... 5 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ................................................................... 6 1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................. 8 1.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất.............................. 8 1.1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu kết quả ....................................................................................... 9 1.1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả ................................................................................... 10 1.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật nuôi cá RPĐT ............................................................... 11 1.1.4.1. Đặc điểm sinh học................................................................................................ 11 1.1.4.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi cá RPĐT ..................................................... 13 1.1.4.3. Các hình thức nuôi cá rô phi ................................................................................ 16 1.1.5. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản .................................................................... 17 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................................. 19 1.2.1. Tình hình tiêu thụ và nuôi trồng thủy sản trên thế giới........................................... 19 1.2.1.1.Tình hình tiêu thụ .................................................................................................. 19 1.2.1.2.Tình hình sản xuất................................................................................................. 20 1.2.2. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam hiện nay................................................. 21 1.2.3. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở Nghệ An hiện nay.................................................. 23 Võ Thị Thủy – K41B KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu 1.2.4. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở huyện Diễn Châu qua 3 năm ................................. 25 CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................... 28 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN............................................................................................ 28 2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 28 2.1.2. Khí hậu .................................................................................................................... 28 2.1.3. Địa hình và thổ nhưỡng........................................................................................... 30 2.1.4. Nguồn nước và thủy văn ......................................................................................... 32 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN DIỄN CHÂU.......... 33 2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ................................................................................... 33 2.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm ................................................ 34 2.2.3. Thực trạng sử dụng đất ........................................................................................... 36 2.2.4. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ............................... 37 2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.................................................................. 41 2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................................. 41 2.3.2. Khó khăn ................................................................................................................. 42 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ RPĐT ....................... 43 3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC HỘ ĐIỀU TRA ..................................................... 43 3.1.1. Năng lực của các hộ điều tra ................................................................................... 43 3.1.2. Tình hình đầu tư của các hộ điều tra ....................................................................... 47 3.2. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ................ 49 3.3. CHI PHÍ ĐẦU TƯ NUÔI CÁ RPĐT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ........................... 50 3.3.1. Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra năm 2010......................................... 51 3.3.2. So sánh chi phí sản xuất năm 2010 của các xã điều tra .......................................... 58 3.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI CÁ RPĐT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ............. 62 3.5. HIỆU QUẢ VỀ MẶT XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ RPĐT .................. 65 3.6. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ VÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC HỘ NUÔI CÁ RPĐT ............................................................................ 66 3.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT ................................................ 72 3.7.1. Tình hình thị trường ................................................................................................ 72 Võ Thị Thủy – K41B KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu 3.7.2. Nguyên nhân mất mùa và đánh giá môi trường vùng nuôi..................................... 75 3.7.3. Phân tích tình hình vay vốn của các hộ điều tra ..................................................... 77 3.8. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP....................................................................... 78 3.8.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển .................................................................... 79 3.8.1.1. Quan điểm phát triển của huyện Diễn Châu ........................................................ 79 3.8.1.2. Định hướng phát triển chung ............................................................................... 79 3.8.1.3. Mục tiêu phát triển ............................................................................................... 81 3.8.2. Các giải pháp cụ thể ................................................................................................ 82 3.8.2.1. Giải pháp về quy hoạch:....................................................................................... 82 3.8.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất ở nông thôn. ..................................................... 83 3.8.2.3. Thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển nông thôn. . 84 3.8.2.4. Đẩy mạnh các hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh................................ 88 3.8.2.5. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường vùng nuôi ............................................ 89 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 90 I. KẾT LUẬN.................................................................................................................... 90 II. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Võ Thị Thủy – K41B KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Nguồn gốc giống cá RPĐT của các hộ nuôi năm 2010...................................73 Bảng 1: Một số đặc điểm phân biệt cá RPĐT đực và PRĐT cái ...................................... 12 Bảng 2 : Một số loài cá nước ngọt xuất khẩu ở Việt Nam................................................ 23 Bảng 3: Tình hình nuôi cá nước ngọt ở Diễn Châu qua 3 năm ........................................ 26 Bảng 4: Tình hình nuôi cá RPĐT tại Diễn Châu qua 3 năm 2008, 2009, 2010 ............... 27 Bảng 5: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu.................................. 29 Bảng 6: Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu ................................................. 32 Bảng 7: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Diễn Châu ....................... 34 Bảng 8: tình hình dân số, lao động huyện Diễn Châu Năm 2010..................................... 35 Bảng 9: Quy mô, cơ cấu đất đai của huyện Diễn Châu năm 2011 ................................... 37 Bảng 10: Năng lực của các hộ điều tra ở huyện Diễn Châu ............................................. 44 Bảng 11: Tình hình đầu tư của các hộ điều tra ................................................................ 47 Bảng 12: Tổng diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra.................................. 50 Bảng 13: Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất ..................................................... 57 Bảng 14: So sánh chi phí sản xuất của các xã điều tra (ĐVT: trđ/ha) .............................. 61 Bảng 15: Kết quả nuôi các RPĐT của các hộ điều tra ...................................................... 63 Bảng 16: Hiệu quả nuôi cá RPĐT của các hộ điều tra năm 2010..................................... 65 Bảng 17: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình .................................... 69 Bảng 18: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá RPĐT ....................................... 70 Bảng 19: Tình hình tiêu thụ cá RPĐT............................................................................... 74 Bảng 20: Ý kiến hộ dân về nguyên nhân gây mất mùa các năm gần đây......................... 76 Bảng 21: Ý kiến của hộ dân về môi trường vùng nuôi cá RPĐT ..................................... 76 Bảng 22: Tình hình vay vốn của các hộ nuôi cá RPĐT .................................................... 78 Bảng 23: chỉ tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản Diễn Châu giai đoạn 2011 - 2015 ........ 81 Võ Thị Thủy – K41B KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1. RPĐT: Rô phi đơn tính 2. GO: Giá trị sản xuất 3. IC: Chi phí trung gian 4. TC: Tổng chi phí 5. VA: Giá trị gia tăng 6. MI: Thu nhập hỗn hợp 7. ĐVT: Đơn vị tính 8. KHKT: Khoa học kỹ thuật 9. Trđ/hộ; Trđ/ha: Triệu đồng/hộ; Triệu đồng/ha 10. Bq/hộ: Bình quân/hộ 11. NTTS: Nuôi trồng thủy sản 12. TSCĐ: Tài sản cố định 13. DT: Diện tích 14. PTDC: Phương tiện dụng cụ 15. XDCB: Xây dựng cơ bản 16. BQC: Bình quân chung 17. GHH: Giá hiện hành 18. NNVPTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn 19. CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Võ Thị Thủy – K41B KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 Ha = 10000 m2 1 Ha = 20 sào 1 Sào = 500 m2 Võ Thị Thủy – K41B KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong những năm qua, nuôi cá RPĐT trên địa bàn huyện Diễn Châu thể hiện một bước khởi đầu mới tốt đẹp trong việc chuyển đổi giống nuôi chứng minh bởi lợi nhuận thu được từ hoạt động này. Nuôi cá RPĐT không những giải quyết công ăn việc làm cho người dân vùng Diễn Châu mà còn nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên, sự mở rộng diện tích nuôi cá RPĐT chủ yếu còn mang tính tự phát, mức độ đầu tư chưa cao, chịu nhiều ảnh hưởng từ thiên tai nên hiệu quả chưa xứng với tiềm năng. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An" đã hoàn thành các nội dung sau: Mục đích của đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình nuôi cá RPĐT trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An nói chung và tình hình nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu nói riêng - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tại huyện. - Đưa ra giải pháp và định hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nghề nuôi cá nước ngọt ở huyện Diễn Châu. Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài: - Nguồn dữ liệu chính (số liệu sơ cấp) được thu thập qua việc điều tra phỏng vấn 60 hộ nuôi cá RPĐT trên địa bàn 3 xã Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Đoài. - Nguồn dữ liệu bổ sung các số liệu được cung cấp từ các xã, phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu như: báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản của các xã, huyện năm 2008, 2009, 2010. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kinh tế xã hội năm 2009, 2010… Ngoài ra đề tài còn sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ sở thủy sản tỉnh Nghệ An, cục thống kê, sách báo có liên quan và nguồn từ internet… Võ Thị Thủy – K41B KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp toán kinh tế - Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế Kết quả đạt được của đề tài: - Đề tài đã hệ thống được cở sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. - Đề tài đánh giá được thực trạng về kết quả và hiệu quả nuôi cá RPĐT trên địa bàn huyện Diễn Châu qua 3 năm 2008, 2009, 2010. Trong đó chú trọng nghiên cứu năm 2010. Nghiên cứu cho thấy, kết quả và hiệu quả nuôi cá RPĐT của huyện đạt cao, nâng cao được thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân. - Đề tài chỉ ra rằng, kết quả và hiệu quả nuôi cá RPĐT trên địa bàn huyện Diễn Châu chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là giống, công lao động, thức ăn tươi, thức ăn công nghiệp…Giống có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, sau đó đến công lao động, thức ăn công nghiệp và cuối cùng là thức ăn tươi. Tuy nhiên người nuôi còn gặp một số khó khăn về vốn, trình độ, cơ sở hạ tầng….nên mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào chưa hợp lý. Vì vậy luận văn đã đưa ra một số giải pháp giúp bà con khắc phục khó khăn, đồng thời phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế sẵn có trong hoạt động nuôi cá RPĐT nói riêng và NTTS nói chung. Các giải pháp như: nên đầu tư theo hình thức thâm canh, tăng đầu tư lao động và thức ăn công nghiệp, giảm tỷ lệ thức ăn tự chế. Chính quyền, địa phương cần quy hoạch vùng nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất ở nông thôn, thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội… Võ Thị Thủy – K41B KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu I. PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam với diện tích 3447000 km2 , bờ biển dài hơn 3200 km, nguồn lợi thủy sản dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại. Tận dụng những ưu thế sẵn có trong những năm vừa qua, Việt Nam đã phát triển ngành kinh tế thủy sản thành một ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực nông - lâm - thủy sản. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, sản phẩm của chúng ta đã được xuất khẩu sang nhiều nước và ngày càng chiếm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Khởi đầu từ một nền sản xuất phụ thuộc trong nông nghiệp, chủ yếu là tự cung tự cấp phục vụ nhu cầu trong nước, mãi cho đến những năm 1990 thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn trong khu vực Đông Âu. Nhưng giờ đây, ngành thủy sản vươn mình đứng dậy và trở thành một trong những ngành hàng năm có đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có thể nói ngành thủy sản nước nhà hoạt động chủ yếu là hướng ra thị trường xuất khẩu Riêng đối với Nghệ An năm 2010, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đã có sự chuyển biến đáng kể. Đó là sự đa dạng của đối tượng nuôi, hình thức nuôi, mở ra một hướng đi mới cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Một số loài có giá trị kinh tế cao được tập trung đưa vào nuôi, thay thế dần loài nuôi kém hiệu quả. Năm 2010 nuôi trồng thuỷ hải sản Nghệ An, tổng sản lượng các loài nuôi chính đạt được là 30 nghìn tấn, giá trị kinh tế đạt 1.214 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản lượng cá nước ngọt là 650 tỷ, tôm thẻ chân trắng, và tôm sú là 490 tỷ, ngao 24 tỷ đồng. Tuy nhiên, các sản phẩm nuôi trồng thuỷ hải sản của tỉnh cũng mới chỉ phục vụ cho thị trường tiêu dùng nội địa, một số ít xuất ra ngoại tỉnh. Nuôi trồng thuỷ hải sản để hướng tới xuất khẩu vẫn đang là một vấn đề khó khăn của toàn tỉnh. Diễn Châu – một huyện thuộc tỉnh Nghệ An, với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi về phát triển đánh bắt cũng như nuôi trồng thủy sản. Hằng năm, ngành thủy sản đã đóng góp một lượng lớn vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cũng như đem lại nguồn thu nhập cho người dân. Hoạt động chính về thủy sản của huyện là: đánh bắt, nuôi cá nước ngọt, cá lúa, nuôi tôm cua mặn lợ…Trong mấy năm gần đây nuôi trồng thủy sản có nhiều Võ Thị Thủy – K41B KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu bước chuyển biến tích cực do thực hiện đầu tư và áp dụng nuôi các loại giống mới. Đối với hoạt động nuôi cá nước ngọt, huyện đã chỉ đạo và phối hợp thực hiện với bà con nuôi giống cá RPĐT, một giống cá có hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng về thị trường xuất khẩu. Đến nay, toàn huyện đã thực hiện nuôi với diện tích trên 200 ha, trải dài 15/39 xã trong toàn huyện. Do hiệu quả kinh tế của giống cá này lớn nên trong thời gian sắp tới, huyện sẽ đầu tư, khuyến khích bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn, cở sở hạ tầng kỹ thuật cũng như trình độ của bà con nông dân còn thấp thì việc mở rộng thêm diện tích và đạt năng suất chất lượng cao là một vấn đề khó khăn đòi hỏi ban chỉ đạo huyện phải có những giải pháp cụ thể và sát thực. Bên cạnh đó việc đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp cho diện tích cá đã thả nuôi để đạt được hiệu quả cao nhất cũng là vấn đề quan trọng không kém. Vì vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài "đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An" Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình nuôi cá RPĐT trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An nói chung và tình hình nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu nói riêng - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi cá RPDT tại huyện Diễn Châu. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tại huyện. - Đưa ra giải pháp và định hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nghề nuôi cá nước ngọt ở huyện Diễn Châu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: vùng nuôi cá RPĐT tại huyện Diễn Châu mà cụ thể là 3 xã Diễn Lộc, Diễn An, Diễn Đoài nơi có diện tích nuôi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số diện tích nuôi toàn huyện Võ Thị Thủy – K41B KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp - GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng nuôi RPĐT ở địa phương qua các năm 2008 – 2010 trong đó tập trung vào năm 2010, nhằm đưa ra định hướng và giải pháp cho những năm tới. - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế nuôi cá RPĐT của huyện, những vấn đề sản xuất cũng như các yếu tố tác động đến kết quả và hiệu quả nuôi cá RPĐT của các hộ điều tra năm 2010 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: + Số liệu sơ cấp: điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. Điều tra 60 hộ trong tổng số hơn 250 hộ nuôi cá PRĐT trong toàn huyện. Số phiếu điều tra sẽ được phân đều cho 3 xã, Diễn An 20 phiếu, Diễn Lộc 20 phiếu, Diễn Đoài 20 phiếu + Số liệu thứ cấp: dựa vào số liệu của phòng thống kê huyện Diễn Châu, phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu, sở nông nghiệp tỉnh Nghệ An, số liệu từ niên giám thống kê, sách, báo, internet…. - Phương pháp chuyên gia: T rong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi cá RPĐT ở địa phương nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp toán kinh tế: Để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất nuôi cá RPĐT tôi sử dụng hàm cobb – Douglas để đo lường mức độ ảnh hưởng đó. Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng: Y = AX1α1X2α2X3α3X4α4eβD Võ Thị Thủy – K41B KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu Các biến tôi sử dụng đưa vào mô hình bao gồm: Y: Năng suất cá RPĐT (tạ/ha) X1: Giống cá RPĐT (1000con/ha) X2: Thức ăn tươi (tạ/ha) X3: Thức ăn công nghiệp (tạ/ha) X4: Công lao động (công/ha) D: Áp dụng KHKT (D = 1; có áp dụng KHKT, D = 0; không áp dụng KHKT) αi (i. = 1-4): hệ số của các biến độc lập từ Xi - Yi β: hệ số của biến giả - Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào số liệu thứ cấp thu được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để phân tích, so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa phương và các hộ nuôi cá RPĐT. Võ Thị Thủy – K41B KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm của các nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà đó còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, khi nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng nguồn lực thì ngày càng hạn chế thì hiệu quả kinh tế ngày càng được coi trọng. Trong sản suất nông nghiệp hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Trong đó: hiệu quả kỹ thuật là mức sản lượng tối đa có thể đạt được ở một mức chi phí nguồn lực nhất định trong điều kiện có nhiều công nghệ kỹ thuật sản suất khác nhau”. Còn “hiệu quả phân phối đề cập đến sự điều chỉnh các chi phí nguồn lực và sản lượng để phản ánh các giá cả có liên quan và kỹ thuật sản suất đã được chọn”. Bất kể một hoạt động sản xuất nào trong nền kinh tế quốc dân đều xem hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm cở sở cho các quyết định đầu tư sản xuất. Vì vậy có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng chung quy lại đều thống nhất ở chỗ: coi hiệu quả kinh tế là thước đo phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế. Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa một bên là kết quả thu được và một bên là chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Với một lượng tài nguyên nhất định, tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất hay với một mức sản suất nhất định làm thế nào để có chi phí ít nhất, đó chính là mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lí. Từ đây có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của một quá trình sản suất và điều được các nhà quản lý quan tâm là làm thế nào để kết hợp các yếu tố một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Võ Thị Thủy – K41B KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu Để đạt hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn, cân nhắc trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào, các nguồn lực sẵn có của tự nhiên và phương thức quản lý của con người. Trong điều kiện hiện nay khi mà các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan hiếm, các doanh ngiệp nói riêng và và các hoạt động sản suất trong nền kinh tế nói chung muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động kinh doanh có hiểu quả, phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý và khôn ngoan. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể tích lũy và tái sản suất mở rộng. Từ đó có thể khẳng định rằng : hiệu quả kinh tế vừa là động lực, vừa là cơ sở cho sự phát triển của hoạt động sản xuất. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội loài người nói chung. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như vậy tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yêu cầu khách quan trong tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: khi khả năng phát triển nền sản xuất theo chiều rộng ( tăng vốn, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên…) bị hạn chế khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế. Việt Nam nằm trong điều kiện thiếu vốn trầm trọng để tăng trưởng, đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và như vậy cần đặc biệt chú ý vấn đề này. 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Tùy theo mục đích tiếp cận, người ta có những phương pháp xác định hiệu quả kinh tế khác nhau: Thứ nhất, hiệu quả toàn phần được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra , có nghĩa hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả và chi phí. Võ Thị Thủy – K41B KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu Dạng thuận: H = Q/C Dạng nghịch: h = C/Q Trong đó: H, h: hiệu quả kinh tế Q: kết quả thu được C: chi phí bỏ ra Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, hoặc một đơn vị kết quả tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Vì vậy giúp chúng ta so sánh được hiệu quả ở các quy mô khác nhau. Thứ hai, hiệu quả cận biên được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Dạng thuận: H = Q/C Dạng nghịch : h = Q/C Trong đó: H, h: là hiệu quả kinh tế Q: là kết quả tăng thêm H: là chi phí tăng thêm Phương pháp này được sử dụng nghiên cứu trong đầu tư theo chiều sâu thâm canh, đầu tư tái sản xuất mở rộng. Nó xác định được lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm, hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo được bao nhiêu đơn vị kết quả thu thêm. Hoặc để thêm một đơn vị đầu ra cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế. Nó dựa trên nguyên lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế học hiện đại và là cơ sở để định giá các yếu tố đầu vào tăng thêm. Võ Thị Thủy – K41B KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu Thứ ba, hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng mức chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Dạng thuận (toàn phần): H = Q-C Dạng nghịch (cận biên): H = Q - C Với cách tính này sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được là bao nhiêu. Tuy nhiên cách tính này không cho biết chi phí phải trả cho quy mô của hiệu quả là bao nhiêu và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Trong sản xuất, muốn thu được kết quả thì phải bỏ ra những chi phí nhất định: nhân lực, vật lực, vốn liếng. So sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ cho biết hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, chênh lệch này càng cao thì hiệu quả sản xuất càng lớn. Trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực, các hộ sản xuất, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý, đúng mức, phát huy hết công dụng và chức năng của nó để tạo ra kết quả cao nhất. Có như vậy các hộ sản xuất, các doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của thị trường như hiện nay. 1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 1.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất Trong một năm hoặc một kỳ nuôi cá RPĐT hộ nông dân phải có cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu và đầu tư chi phí trong suốt quá trình nuôi, bao gồm : Vốn xây dựng ao cơ bản là vốn hộ bỏ ra để xây dựng ao nuôi, cơ sở đầu tiên để bắt đầu nghề nuôi trồng thủy sản. Chi phí này sẽ được khấu hao cho mỗi vụ nuôi và được xem như là tài sản cố định của hộ dân. Vốn máy móc thiết bị là chi phí bỏ ra để trang bị các loại máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình nuôi. Chi phí này được tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều cho mỗi vụ nuôi. Võ Thị Thủy – K41B KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu Chi phí tu bổ ao hàng năm. Mỗi năm khi bắt đầu một vụ nuôi mới hộ nông dân phải bỏ ra một khoản chi phí để tu bổ lại ao nuôi của mình. Chi phí xử lý ao là khoản chi phí dùng để diệt tạp, làm sạch ao để chuẩn bị cho một vụ nuôi mới. Chi phí nguyên nhiên liệu phục vụ cho việc chạy máy, vận chuyển trong quá trình mua bán thủy sản. Chi phí giống là khỏan chi phí bỏ ra để mua giống con nuôi. Một yếu tố rất quan trọng vì chất lượng giống ban đầu quyết định rất lớn đến hiệu quả nuôi sau này. Chi phí thức ăn là khoản phí bỏ ra để mua thức ăn cho con nuôi. Chi phí đầu tư phải đầy đủ để bảo đảm đủ dinh dưỡng cho con nuôi. Công lao động gia đình được tính là một công từ đầu vụ đến cuối vụ với mức giá công của thị trường. 1.1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu kết quả Tổng giá trị sản xuất (GO) : là toàn bộ giá trị sản phẩm mà hộ gia đình sản xuất ra trong một chu kỳ nuôi. GO = Pi x Qi Trong đó : Qi : khối lượng sản phẩm thứ i Pi : giá của sản phẩm thứ i Chi phí trung gian (IC): là biểu hiện bằng tiền mà hộ nông dân bỏ ra trả cho dịch vụ. Chi phí trung gian bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí tài chính, chi phí xử lý ao trước mỗi vụ nuôi, chi phí phòng trừ dịch bệnh, chi phí nhiên liệu. Tổng chi phí (TC) bao gồm : chi phí trung gian, công lao động gia đình và chi phí khấu hao tài sản cố định. Võ Thị Thủy – K41B KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu Phần mới tạo ra trong chu kỳ (VA) chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm so với chi phí sản suất mà chưa trừ khấu hao và công lao động gia đình. VA = GO – IC Giá trị gia tăng thuần (NVA) được tính bằng phần mới tạo ra trong chu kỳ sản xuất trừ đi khấu hao tài sản cố định NVA = VA – KHẤU HAO Thu nhập hỗn hợp (MI) được tính bằng giá trị gia tăng thuần trừ đi thuế suất MI = NVA – THUẾ SUẤT Lợi nhuận (Pr) được tính bằng doanh thu trừ đi tổng chi phí Pr = GO - TC 1.1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả Năng suất nuôi (N) : khối lượng sản phẩm tạo ra trên một đơn vị diện tích nuôi. N = Q/S Trong đó : Q là tổng sản lượng mà hộ sản xuất ra trong một chu kỳ sản xuất S là diện tích nuôi trồng thủy sản Giá trị sản suất trên chi phí trung gian (GO/IC) : chỉ tiêu này phản ánh trong một năm hoặc một kỳ sản xuất một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Lợi nhuận trên tổng chi phí (Pr/TC) chỉ tiêu này phản ánh một đồng trong tổng chi phí bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Võ Thị Thủy – K41B KTNN 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu 1.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật nuôi cá RPĐT 1.1.4.1. Đặc điểm sinh học Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, lớn nhanh sau 4-5 tháng nuôi nếu được cho ăn đầy đủ sẽ đạt trọng lượng 0,4-0,6kg/con. Chúng sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, các mùn bã hữu cơ, các Ditrit trong môi trường ao nuôi. Do đó nếu được nuôi trong ao, cá rô phí vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mần bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị . Đặc điểm phân loại Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá rô phi thành 3 giống là Tilapia (cá đẻ cần giá thể), Sarotherodon (Cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng). Cá rô và Oreochromis (cá mẹ ấp trứng trong miệng). Cá rô phi hiện đang nuôi phổ biến ở Việt Nam thuộc : Bộ: cá vược PerciForms. Họ: Cichlidae. Giống: Oreochromis. Loài: Cá rô phi vằn O.niloticus. Hiện nay có 3 loài chính được phổ biến tại Việt Nam là : Cá rô phi cỏ Oreochromis Mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua ngã Thái Lan. Cá rô phi văn (Rô phi Đài Loan O.niloticus) được nhập vào Việt Nam năm 1974 từ Đài Loan. Cá rô phi đỏ (red Tilapia), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ Maliaxia. Đặc điểm về hình thái: Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Võ Thị Thủy – K41B KTNN 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Tôn Nữ Hải Âu Các đặc điểm phân biệt cá đực, cá cái: Bảng 1: Một số đặc điểm phân biệt cá RPĐT đực và PRĐT cái Đặc điểm Phân biệt Cá đực Đầu To và nhô cao Màu sắc Vi lưng và vi đuôi sặc sỡ Lỗ niệu sinh dục Cá cái Nhỏ, hàm dưới trề do ngậm trứng và con Màu nhạt hơn 2 lỗ : lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu 3 lỗ : lỗ niệu, lỗ sinh dục môn và lỗ hậu môn. Nguồn: Sở khoa học công nghệ Đặc điểm môi trường: Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau. Nhiệt độ : Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-320C, thích hợp nhất là 25320C. Khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh. Độ mặn: Cá rô phi là loài rộng muối, chúng có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%. Trong môi trường nước lợ ( độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon. Độ pH: Môi trường có độ pH từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ pH thấp bằng 4. Võ Thị Thủy – K41B KTNN 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan