Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp tại xã tản lĩnh, ...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp tại xã tản lĩnh, huyện ba vì, thành phố hà nội

.PDF
86
422
127

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Nguyễn Bình, người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện bản Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sinh KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II tạo điều kiện học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thiện Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, cán bộ khuyến nông và những hộ gia đình trong 7 thôn thuộc xã Tản Lĩnh đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên, nhân viên trường THCS Nam Sơn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và những bạn bè luôn động viên, sát cánh bên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành Luận văn này. Hà Nội, Ngày 15 tháng 07 năm 2013 Học viên Bùi Thị Xuân Thu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, nếu có gì sai xót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, Ngày 15 tháng 07 năm 2013 Học viên Bùi Thị Xuân Thu MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ........................................................................................... Lời cam đoan ........................................................................................ Mục Lục ............................................................................................... Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ................................................ Danh mục các bảng .............................................................................. Danh mục các hình vẽ .......................................................................... MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................. 4 1.1. Tình hình nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp trên thế giới .......................................................... 4 1.1.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở nước ngoài ........................... 4 1.1.2. Lược sử nghiên cứu mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp ở nước ngoài ............................................................................................ 7 1.2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp ở Việt Nam ........................................................... 10 1.2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở Việt Nam............................... 10 1.2.2. Lược sử nghiên cứu mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp ở Việt Nam ............................................................................................... 15 1.3 . Tình hình nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ......... 18 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 20 2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 20 2.1.1. Phỏng vấn.................................................................................. 20 2.1.2. Điều tra thực địa ....................................................................... 21 2.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ................................... 21 2.1.4. Sưu tầm tài liệu liên quan đến đề tài đã công bố ....................... 23 2.1.5. Xử lý số liệu ................................................................................ 23 2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 25 2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 24 2.4. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 24 2.4.1. Vị trí địa lý.................................................................................. 24 2.4.2. Khí hậu, địa hình, địa chất, thủy văn và tài nguyên sinh vật ..... 25 2.4.2.1. Khí hậu .................................................................................... 25 2.4.2.2. Thuỷ văn .................................................................................. 25 2.4.2.3. Địa hình ................................................................................... 25 2.4.2.4. Địa chất ................................................................................... 26 2.4.2.5. Tài nguyên sinh vật ................................................................. 29 2.5. Điều kiện xã hội ............................................................................ 29 2.5.1. Dân số ........................................................................................ 29 2.5.2. Kinh tế ........................................................................................ 32 2.5.3. Thị trường................................................................................... 34 2.5.4. Xã hội ......................................................................................... 34 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................35 3.1 Cơ sở sinh thái học của mô hình sản xuất tại xã Tản Lĩnh ...............35 3.2 Các mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp hiện có ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội. ..................................................35 3.2.1 Lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi (công thức 1). ..............................35 3.2.2 Lâm nghiệp kết hợp trồng xen lương thực (công thức 2) .............38 3.2.3 Cây công nghiệp quảng canh (công thức 3). ................................40 3.2.4 Nông nghiệp thuần túy (công thức 4)............................................43 3.2.5 Cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi và thủy sản (công thức 5) ....49 3.2. Chăn nuôi kết hợp trồng cỏ (công thức ) ....................................52 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp. .....................................................................................................58 3.3.1 CT 1. ..............................................................................................60 3.3.2 CT 2. ..............................................................................................62 3.3.3 CT 3. ..............................................................................................64 3.3.4 CT 4. ..............................................................................................66 3.3.5 CT 5 ...............................................................................................67 3.3.6 CT 6. ..............................................................................................69 3.4. Các giải pháp đề xuât .......................................................................71 3.4.1 Cơ sở đề xuất ..................................................................................71 3.4.2 Giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện cấu trúc và nâng cao hiệu quả của từng mô hình sản xuất ...............................................................72 3.4.3 Giải pháp về kinh tế .......................................................................72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................76 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU BCR Tỷ lệ thu nhập so với chi phí Bi Giá trị thu nhập ở năm thứ i BPV Giá trị hiện tại của thu nhập Ci Giá trị chi phí ở năm thứ i CPV Giá trị hiện tại của chi phí FAO Tổ chức Nông - Lương thực thế giới IBSRAM Sử dụng, quản lý đất dốc châu á IRR Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ NĐ-CP Nghị định - Chính phủ r Tỷ lệ chiết khấu SALT Mô hình canh tác trên đất dốc THCS Trung học cơ sở DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tản Lĩnh ............................... 27 Bảng 2.2. Hiện trạng dân số, lao động xã Tản Lĩnh ...................................... 30 Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu kinh tế các nhóm hộ trong xã Tản Lĩnh ............. 32 Bảng 3.4. Tỷ lệ các loại cá trong ao ............................................................... 50 Bảng 3.5. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất tại xã Tản Lĩnh .......................................................................................................... 61 Bảng 3.6. Chi phí thu nhập và chiết khấu của công thức 1............................ 62 Bảng 3.7. Chi phí thu nhập và chiết khấu của công thức 2............................ 64 Bảng 3.8. Chi phí thu nhập và chiết khấu của công thức 3............................ 66 Bảng 3.9. Chi phí thu nhập và chiết khấu của công thức 4............................ 67 Bảng 3.10. Chi phí thu nhập và chiết khấu của công thức 5.......................... 69 Bảng 3.11. Chi phí thu nhập và chiết khấu của công thức 6.......................... 70 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản đồ xã Tản Lĩnh ................................................................ 24 Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất của xã Tản Lĩnh năm 2 12..................... 28 Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế nhóm hộ nghèo .............................................. 32 Hình 2.4. Cơ cấu kinh tế nhóm hộ trung bình........................................ 33 Hình 2.5. Cơ cấu kinh tế nhóm hộ khá .................................................. 33 Hình 3.6. Nuôi ong mật trong vườn keo .............................................. 37 Hình 3.7. Nuôi gà ri trong vườn keo ...................................................... 38 Hình 3.8 Trồng keo kết hợp sắn ............................................................ 40 Hình 3.9. Đồi chè ................................................................................... 43 Hình 3.1 . Lúa sắp thu hoạch................................................................. 49 Hình 3.11. Hình vẽ phối khí của mô hình cá, Lợn, Chè ........................ 52 Hình 3.12. Bò sữa .................................................................................. 57 Hình 3.13. Cỏ voi .................................................................................... 57 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá của mỗi quốc gia bởi vì vai trò to lớn của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Người dân được giao đất lâm nghiệp theo nghị quyết 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Khi đến người dân việc canh tác theo mô hình sản xuất phụ thuộc vào người chủ được giao đất, họ sản xuất theo kinh nghiệm mà có dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, nếu không có những phương thức canh tác hợp lý trên vùng đất này có thể dẫn đến những khủng hoảng về môi trường. Con đường thoát khỏi tình trạng trên chỉ có thể là tìm một phương thức canh tác nông lâm kết hợp, gắn sản xuất lương thực với sản xuất hàng hóa, gắn nông nghiệp với lâm nghiệp để bảo vệ đất, nước và môi trường. Trong vài năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành lâm nghiệp đang từng bước chuyển đổi từ nền lâm nghiệp truyền thống mang tính tiếp cận từ trên xuống sang một nền lâm nghiệp lấy dân làm gốc mang tính tiếp cận từ dưới lên. Người dân trở thành một lực lượng nòng cốt, chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp. Đây chính là chiến lược phát triển nông thôn miền núi huy động người dân cùng tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng bền vững. Trong chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, sản xuất nông lâm nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm, đặc biệt là phải xây dựng được các kiểu sử dụng đất cụ thể có triển vọng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội cho từng vùng. 1 Tản Lĩnh là một xã miền núi của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Trong thời gian gần đây, tại địa phương cũng xuất hiện một số kiểu sử dụng đất được đông đảo bà con ứng dụng, song chưa có một công trình nghiên cứu nào về hiệu quả kinh tế mà nó đem lại. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” nhằm chọn mô hình sản xuất hiệu quả nhất về kinh tế, sinh thái và môi trường phù hợp với tập quán của người dân. 2. Mục đích nghiên cứu - Điều tra các mô hình sản xuất hiện có trên đất lâm nghiệp giao 5 năm tại xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Tìm hiểu các mô hình sản xuất hiện có của người dân. b. Đánh giá hiệu qủa của các mô hình sản xuất. c. Đề xuất mô hình sản xuất phù hợp với xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội về kinh tế trước mắt và lâu dài. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng là các mô hình sản xuất hiện có tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Phạm vi: xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu + Phỏng vấn. + Điều tra thực địa. + Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế. + Sưu tầm tài liệu liên quan đến đề tài đã công bố. 2 + Xử lý số liệu. 6. Đóng góp mới của đề tài Đề xuất mô hình sản xuất phù hợp với các giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với tập quán canh tác và điều kiện kinh tế của người dân địa phương. Từ đó có thể triển khai ra các vùng khác của miền đồi núi của Hà Nội, các vùng trung du miền núi khác của Việt Nam. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp trên thế giới 1.1.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế của các tác giả nước ngoài Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế [8]: - Theo P.Samuellson và W.Nordhaus (1985) “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó” [trích Giáo trình kinh tế học, trích từ bản dịch Tiếng Việt (1991)]. Thực chất quan điểm này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao, có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không có mức hiệu quả cao hơn nữa. - Hai tác giả Wohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị. Theo tác giả này thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg,…) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu,…) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật”, “Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị” và “để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền”. Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng 4 suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả hoạt động quản trị chi phí. - Theo các tác giả khác: Có một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ giữa tỷ lệ tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không của toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn (1988) [8], theo ông: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế. Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như sau: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra [8]. Để đánh giá hiệu quả kinh tế toàn diện và đầy đủ, ta căn cứ vào mối quan hệ giữa lượng sản phẩm đầu ra tính bình quân trên mỗi đơn vị diện tích canh tác hoặc gieo trồng với các mức chi phí đầu vào khác nhau. Hiệu quả kinh tế của việc canh tác trên đất lâm nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả của từng 5 loại cây trồng, vật nuôi, công thức luân canh hay phương thức sản xuất trên phần diện tích đó. Mỗi loại đất có khả năng sản xuất khác nhau, do đó việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải được nghiên cứu riêng cho từng loại đất một số nhân tố chung nhất ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp: - Nhóm nhân tố chủ quan của bản thân người sản xuất: + Quyết định sử dụng đất để sản xuất cái gì ?(sản phẩm hàng hóa và dịch vụ là gì ?) số lượng bao nhiêu và khi nào sản xuất ? + Quyết định sản xuất như thế nào ?Với những tài nguyên sẵn có (đất, nước) áp dụng loại hình sử dụng đất lâm nghiệp nào vừa để đảm bảo được tính bền vững của đất đai vừa áp dụng được những công nghệ tiên tiến trên cơ sở nguồn lực lao động và vốn có thể có được. + Quyết định sản xuất cho ai ?Sản phẩm gì để tiêu dùng nội bộ, sản phẩm gì để bán ra thị trường đều phải tính toán trong một mô hình sử dụng đất lâu bền và có hiệu quả. + Tổ chức sản xuất ra sao ? Nghành sản xuất phải tính đến khả năng và nguồn lực của mình để sản xuất sản phầm hàng hóa mà xã hội cần, quyết định tự mình (lao động gia đình) đảm nhận, khi cần thuê mướn nhân công, hay là liên kết theo nhóm, tổ để có quy mô sản xuất thích hợp, có khối lượng hàng hóa để tiêu thụ ở thị trường có lợi nhất. + Tổ chức sản xuất theo công nghệ sản xuất nào ?Công nghệ sản xuất tiên tiến lẽ tất nhiên phải áp dụng đến đâu lại phụ thuộc vào nguồn lực (nội lực, ngoại lực) và khả năng tiếp nhận công nghệ mới. - Nhóm nhân tố khách quan: + Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên: Đặc điểm lý hóa của đất; nguồn nước và chế độ nước; địa hình và thổ nhưỡng; vị trí địa lý. 6 + Nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội: Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm; thị trường tiêu thụ sản phẩm; các quan hệ về sở hữu và sử dụng đất nông lâm nghiệp; trình độ và tập quán sản xuất của chủ sở hữu đất; sự phát triển của các ngành kinh tế khác vì giữa các ngành kinh tế đó cso mối quan hệ hai chiều vừa tạo kiện và thúc đẩy nhau phát triển; môi trường chính sách khuyến khích nông lâm nghiệp phát triển; phân vùng quy hoạch và bố trí sản xuất nông lâm nghiệp giúp cho việc khai thác sản xuất một cách triệt để, hiệu quả tài nguyên đất; ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông lâm nghiệp. Tóm lại, quá trình quản lý sử dụng đất bền vững và có hiệu quả chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vấn đề quan trọng là các bên liên quan có nhận thức đúng các yếu tố này, lợi dụng mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực làm chủ thời cơ trong quản lý kinh doanh sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.1.2. Lược sử nghiên cứu mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp ở nước ngoài Trên thế giới nhiều tác giả đã có những nghiên cứu và thử nghiệm về việc chẩn đoán thiết kế và xây dựng các mô hình canh tác bền vững [8]: Năm 1975, W. Laquidon và H.R Watson lần đầu tiên thử nghiệm mô hình canh tác trên đất dốc (SALT - Slopping Agriculture and Technology). Mô hình này được thực hiện trên vùng Baptist - Mindanao - Philipin và cho kết quả rất tốt đẹp như: Chi phí đầu tư thấp, không những đem lại hiệu quả kinh tế cao ma còn cải tạo đất và được nhiều người dân chấp nhận. Năm 1982, Shaner xây dựng phương pháp luận nghiên cứu và phổ cập hệ canh tác. Tiếp đó là phương pháp chuẩn đoán thiết kế của Raintree (1987) được nghiên cứu từ năm 198 . Phương pháp này dựa trên nguyên lý của vùng nông lâm kết hợp để sử dụng đất hiệu quả lâu dài. 7 Năm 1991, P.K.R Nair đã xuất bản c0000.uốn giáo trình hướng dẫn về “Nông lâm kết hợp”, tài liệu này được coi là hệ thống nghiên cứu các phương thức canh tác vùng nhiệt đới. Cho đến nay, các vấn đề về quản lý sử dụng đất vẫn tiếp tục được nghiên cứu nhằm hoàn thiện và ứng dụng có hiệu quả hơn vào điều kiện cụ thể của từng khu vực. Kinh nghiệm của thế giới: Hiện nay tài nguyên đất trên thế giới 13.5 triệu ha, trong đó hơn 1. triệu ha (chiếm 14,7%) đất đồi núi có khả năng sản xuất nông lâm kết hợp. Đó là tài nguyên lớn mang tính chiến lược quốc gia của nhiều nước vì giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp lớn, đồng thời đó còn là những vùng đất nuôi sống hàng trăm triệu người và bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân loại. Đất đồi núi nói chung có độ màu mỡ cao nếu được khai thác hoặc sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, độ màu mỡ của đất đồi núi phụ thuộc nhiều vào thành phần đá mẹ, độ dốc, thảm thực vật hoặc rừng che phủ hoặc vào dòng chảy của nước mưa. Đã từ lâu quá trình chặt phá rừng, khai thác đất trồng trọt, người ta đã phát hiện đất đồi núi rất nhanh bị suy thoái do hiện tượng đất bị xói mòn rửa trôi. Để bảo vệ đất dốc, nhiều nước trên thế giới sử dụng cây cỏ ba lá vào hệ thống cây trồng, hoặc đưa cây đậu tương vào trồng xen với ngô, hoặc trồng theo đường đồng mức. Từ những năm thập kỷ 8 - 9 , hệ thống nông lâm kết hợp và đa dạng hóa cây trồng trên đất đồi núi đã được thử nghiệm và lan rộng khắp nơi bởi tính ưu việt và sử dụng đất bền vững. Kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á [15]: Diện tích đồi núi ở khu vực Đông Nam Á được phân bố ở tất cả các nước trong khu vực, trong đó nhiều nhất là ở Việt Nam (chiếm 75% diện tích toàn quốc) và ở Lào (chiếm 73% tổng diện tích toàn quốc). Phần lớn diện tích đất đồi núi được sử dụng cho lâm nghiệp (bảo tồn rừng tự nhiên, rừng sinh thái, trồng rừng khai thác) cũng như được khai thác trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Một 8 phần nhỏ diện tích đất núi dạng thung lũng, đồi thấp được trồng cây lương thực, hoa màu. Đại bộ phận hệ thống canh tác vùng đồi núi là canh tác nước trời, diện tích lúa nước hai vụ. Trong quá trình canh tác việc bảo vệ độ phì và cải thiện độ phì bằng cách dùng phân chuồng, phân xanh và đặc biệt sử dụng cây họ đậu để cải thiện tính chất đất là yếu tố quan trọng quyết định đến năng xuất cây trồng. “Sử dụng, quản lý đất dốc Châu Á” là tên gọi một mạng lưới của Tổ chức quốc tế về nghiên cứu và quản lý đất dốc (IBSRAM) (SajjapongseA.,1993) [10]. Tổ chức này đã thực hiện nghiên cứu, quản lý đất dốc để phát triển nông nghiệp ở 7 nước Châu Á: Indonesia, Malaisia, Philippine, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Thực trạng chung của các nước này là canh tác trên đất dốc không hợp lý làm cho đất bị xói mòn rửa trôi dẫn đến thoái hóa. Kết quả nghiên cứu bước đầu của IBSRAM cho thấy canh tác trên đất dốc phải có mô hình cây trồng và kỹ thuật phù hợp để vừa thu được năng suất cao vừa bảo vệ đất dốc, bảo vệ môi trường. Một yếu tố quan trọng mà các nghiên cứu trong hệ thống này đề cập là các biện pháp kỹ thuật muốn được nông dân áp dụng để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên với các hộ nghèo thì cần phải xem xét mức đầu tư tiền mặt cho phù hợp. Kinh nghiệm của Indonesia: Theo nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống canh tác trên đất dốc của Intosh J.L.Mc. (199 ) [15] ở Indonesia và nhiều nơi khác những vùng đất nông nghiệp rộng lớn chỉ thích hợp cho hoa màu cạn, tài nguyên đất dốc chưa được sử dụng đúng mức và trong nhiều trường hợp còn bị lãng phí. Ở Indonesia có khoảng 15 - 2 triệu ha đất dốc địa hình lượn sóng nhẹ có thể trồng hoa màu nhưng chưa được khai thác sử dụng hiệu quả. Samfujika (1996) nghiên cứu biện pháp chóng xói mòn ở Indonesia cho thấy phương pháp làm ruộng bậc thang rất hiệu quả trong việc hạn chế xói mòn, rửa trôi nhưng rất tốn công. Vì vậy, họ đã nghiên cứu các biện pháp khác. Một trong những biện pháp đó là làm đất tối thiểu, lên luống 9 và ủ đất. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những mặt hạn chế. Nghiên cứu của Bell L.C. (1986) [14] sử dụng phân xanh, phân chuồng và các loại phân hữu cơ hoặc chế, phụ phẩm nông nghiệp đã làm tăng lân dễ tiêu cho cây dễ hấp thụ, đồng thời làm giảm độ độc nhôm và sắt. Trong dung dịch đất, các axit hữu cơ tạo phức với kim loại Al, Fe. Chúng tồn tại ở dạng phức hữu cơ nhôm, hữu cơ - sắt trong dung dịch đất không độc đối với cây trồng. 1.2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất trên đất lâm nghiệp ở Việt Nam 1.2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế của các tác giả Việt Nam Từ lâu những người làm nông nghiệp đã hiểu rằng môi trường sống lâu dài của con người tùy thuộc rất nhiều vào việc giữ gìn, quản lý đất, nước và dinh dưỡng địa quyển vì nó có hạn. Thật vậy, đất bị xói mòn, diện tích canh tác ngày càng thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, chất lượng đất (độ phì nhiêu) giảm dần không chỉ tước mất cơ hội kiếm sống của người nông dân mà còn đe dọa cuộc sống của toàn xã hội về lương thực và thực phẩm [5]. Tác động phụ thuộc qua lại của môi trường tự nhiên và xã hội chi phối quản lý sử dụng đất bền vững. Khái niệm tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất rộng lớn hơn là bền vững về độ phì nhiêu, nó bao gồm 3 phương diện: bền vững về kinh tế, sự chấp nhận của xã hội và bền vững về môi trường. Trong lịch sử canh tác đất đã từng có 3 hệ thống được công nhận có sức sản xuất ổn định tuy mức hiệu quả có khác nhau, đó là: - Hệ luân phiên cây trồng bỏ hóa một vụ - Hệ chăn thả gia súc luân phiên - Hệ canh tác lúa nước. Các hệ thống này tồn tại khá lâu và được xem như một mô hình sản xuất trong điều kiện đòi hỏi mức đầu tư thấp, hưởng lợi thấp và điều kiện tự nhiên (đất, nước,…) còn dồi dào. Nhưng ngày nay với những biến đổi lớn lao 10 trên toàn cầu, khu vực, mỗi quốc gia thậm chí từng địa phương thì các hệ canh tác đó không thể tồn tại bền vững ở khắp nơi như xưa. Ở các vùng núi cao, nếu chỉ xét đơn thuần mặt kinh tế trên đơn vị diện tích thì không có hệ thống cây trồng nào sinh lợi hơn cây thuốc phiện. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế cao không thôi rõ ràng không thể tồn tại được trước áp lực xã hội đòi hỏi loại khử căn nguyên làm hủy hoại sức khỏe con người. Từ đó ta có thể thấy rằng tính bền vững của sử dụng đất phải được xem xét đồng bộ các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Ở cấp thực địa đồng ruộng thì “một hệ thống canh tác được coi là bền vững” khi nó không ngừng thỏa mãn các nhu cầu của người dân mà không làm thoái hóa nền dự trữ cơ bản của họ [15]. Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá tính bền vững quản lý sử dụng đất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan của sản xuất xã hội [8]. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia đó là thỏa mãn ngày càng cao (tăng số lượng và chất lượng) về nhu cầu vật chất xã hội. Đánh giá kết quả sản xuất là đánh giá về mặt số lượng còn đánh giá về hiệu quả của sản xuất là xem xét đến mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó. Như vậy, hiệu quả là một phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế và là đặc trưng của mọi hình thái kinh tế xã hội. Bởi thế, để có một quan điểm hoàn chỉnh về hiệu quả kinh tế, chúng tôi xuất phát từ luận điểm kinh tế học của Các Mác “Quy luật tiết kiệm thời gian trong khi sử dụng các nguồn lực xã hội” và các luận điểm của lý thuyết hệ thống 11 cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người và con người trong quá trình sản xuất. - Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh mặt chất của các hoạt động sản xuất kinh doanh và là đặc trưng cho mọi hình thái xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau: + Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. + Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý,…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn và với chất lượng cao hơn. + Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của các hoạt động sản xuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điều kiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội. + Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn vị, ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với mục đích là tiết kiệm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do đó hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Như vậy, việc đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ giữa hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân với hiệu quả của từng bộ phận của các đơn vị, xí nghiệp; hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả của xã hội phải gắn liền với hiệu quả của 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất