Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ong lấy mật ở xã trường xuân, huyện quảng...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ong lấy mật ở xã trường xuân, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

.PDF
87
380
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI ONG LẤY MẬT Ở XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN THỊ THU THÚY Khoá học: 2011 - 2015 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI ONG LẤY MẬT Ở XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy Lớp: K45 KTNN Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn Niên khoá: 2011 - 2015 Huế, tháng 05 năm 2015 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Huế và thời gian thực tập tốt nghiệp tại Trạm Khuyến nông huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Để đạt được kết quả này tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, đơn vị và cá nhân. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế, khoa Kinh tế và Phát triển cùng các quý thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tuấn, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trạm Khuyến nông huyện Quảng Ninh, UBND xã Trường Xuân và bà con nông dân tại địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, số liệu cần thiết để tôi hoàn thành đề tài khóa luận. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Huế, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Thúy SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ....................................................vi ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ...................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ.......................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................x PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................3 4.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................3 4.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................5 1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................5 1.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế.........................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế............................................................................5 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế.............................................................................8 1.1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế .......................................................9 1.1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế .............................10 1.1.2. Một số vấn đề về nuôi ong lấy mật......................................................................11 1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của loài ong........................................................................11 1.1.2.2. Giá trị của mật ong ...........................................................................................13 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................14 1.2.1. Tình hình nuôi ong lấy mật trên thế giới .............................................................14 1.2.2. Tình hình nuôi ong lấy mật trên cả nước.............................................................16 1.2.3. Tình hình nuôi ong lấy mật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình..................................17 SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI ONG LẤY MẬT TẠI XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH .........................19 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................................................19 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................19 2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình.........................................................................................19 2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn .............................................................................................19 2.1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng ..........................................................................................20 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................20 2.1.2.1. Tình hình dân số, lao động ..............................................................................20 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai ................................................................................21 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật .....................................................................................24 2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế .............................................................................24 2.1.3. Đánh giá chung về khả năng phát triển ...............................................................25 2.1.3.1. Lợi thế và tiềm năng phát triển.........................................................................26 2.1.3.2. Khó khăn và hạn chế ........................................................................................26 2.2. Tình hình nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Trường Xuân .....................................27 2.3. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ....................................................................28 2.3.1. Tình hình sử dụng lao động.................................................................................33 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai ....................................................................................34 2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất.......................................................................36 2.4. Kết quả và hiệu quả nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra .....................................39 2.4.1. Chi phí sản xuất của các hộ .................................................................................41 2.4.2. Kết quả và hiệu quả nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra ..................................48 2.5. Vận dụng hàm hồi quy Cobb-Douglas phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng mật ong của các hộ nông dân ..............................................................................51 2.5.1. Xây dựng hàm hồi quy ........................................................................................51 2.5.2. Phân tích kết quả hồi quy ....................................................................................53 2.6. Tiêu thụ sản phẩm mật ong của các hộ nông dân...................................................54 2.7. Lợi ích từ những sản phẩm phụ của nuôi ong lấy mật đối với kinh tế hộ nông dân .......................................................................................................................................55 2.8. Những khó khăn, thách thức đối với việc nuôi ong lấy mật tại địa bàn xã Trường Xuân...............................................................................................................................56 2.8.1. Khó khăn..............................................................................................................57 2.8.2. Thách thức ...........................................................................................................57 SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI ONG LẤY MẬT TẠI XÃ TRƯỜNG XUÂN..........................................................................................................58 3.1. Định hướng phát triển.............................................................................................58 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật ........................................59 3.2.1. Giải pháp sản xuất ...............................................................................................59 3.2.2. Giải pháp tiêu thụ ................................................................................................59 3.2.3. Giải pháp tập huấn kỹ thuật.................................................................................59 3.2.4. Giải pháp khoa học công nghệ ............................................................................59 3.2.5. Giải pháp khác .....................................................................................................60 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................61 3.1. Kết luận...................................................................................................................61 3.2. Kiến nghị ................................................................................................................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................65 PHỤ LỤC I....................................................................................................................66 PHỤ LỤC II...................................................................................................................67 SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BQ Bình quân BQGT Bình quân giá trị BQSL Bình quân số lượng CC Cơ cấu CK Cuối kỳ CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp CP Chi phí DT Diện tích ĐK Đầu kỳ ĐVT Đơn vị tính GĐ Giảm đàn GT Giá trị LĐ Lao động NH Ngân hàng NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Plan Tổ chức Phi Chính phủ về Bảo vệ quyền Trẻ em PRPD Dự án Nông thôn giảm nghèo bền vững RDSC Dự án Nông thôn giảm nghèo SL Số lượng TCN Trước Công nguyên TĐ Tăng đàn THSD Thời hạn sử dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tr.đ Triệu đồng UBND Ủy ban nhân dân UBSP Ngân hàng Chính sách xã hội SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 10.000 m2 1 tạ = 100 kg 1 tấn = 1.000 kg SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ, đồ thị Tên sơ đồ, đồ thị Trang Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế của xã Trường Xuân giai đoạn 2012-2014 25 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra 32 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu công lao động cho hoạt động nuôi ong 44 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ nuôi ong năm 2014 48 SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai của xã Trường Xuân giai đoạn 2012-2014 22 Bảng 2.2: Tình hình nuôi ong của xã Trường Xuân năm 2012-2014 28 Bảng 2.3: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra 29 Bảng 2.4: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2014 32 Bảng 2.5: Năng lực sản xuất các hộ điều tra (bình quân hộ) 33 Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra 2014 35 Bảng 2.7: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất cho nuôi ong của các hộ điều tra năm 2014 36 Bảng 2.8: Lịch cho ăn thức ăn bổ sung 39 Bảng 2.9: Bảng chu chuyển đàn ong của các hộ điều tra 40 Bảng 2.10: Công lao động trong các khâu nuôi ong của các hộ điều tra 41 Bảng 2.11: Chi phí sản xuất của hộ nuôi ong năm 2014 (bình quân hộ) 45 Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra năm 2014 (bình quân hộ) Bảng 2.13: 49 Ước lượng lợi nhuận từ nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra (bình quân hộ) 50 Bảng 2.14: Phân tích ý nghĩa các biến đưa vào mô hình hồi quy 52 Bảng 2.15: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng mật ong của các hộ điều tra Bảng 2.16: Thu nhập từ sản phẩm phụ của nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra (bình quân hộ) Bảng 2.17: 53 55 Tổng lợi ích kinh tế từ nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra (bình quân hộ) SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy 56 ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mật ong là sản phẩm mang lại nhiều giá trị đối với sức khỏe cũng như nhu cầu làm đẹp cho con người, mang lại giá trị tinh thần cho cuộc sống. Bên cạnh đó, việc nuôi ong cũng đóng góp rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân. Xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nuôi ong. Năm 2005, được sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện Quảng Ninh, trạm Khuyến nông đã phối hợp cùng bà con trong xã thực hiện “Dự án ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi ong công nghiệp vùng miền núi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Với sự chuyển giao công nghệ của Trung tâm Nghiên cứu ong - Bộ NN&PTNT đã cho thấy hiệu quả từ việc áp dụng kỹ thuật mới vào nuôi ong thay vì nuôi theo kiểu truyền thống và dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Đến nay, dự án đã kết thúc nhưng những gì mà dự án để lại cho bà con là kiến thức, kỹ năng nuôi ong công nghiệp trong các thùng nuôi, phương pháp nuôi cải tiến giúp giải phóng sức lao động cho con người và nâng cao hiệu quả của nghề nuôi ong. Tuy nhiên việc nuôi ong trên địa bàn xã cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế bởi vì thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nuôi ong. Mặt khác, thị trường tiêu thụ mật ong còn nhỏ hẹp nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Vậy nên, việc đánh giá đúng thực trạng và chính xác hiệu quả kinh tế nuôi ong lấy mật có ý nghĩa quan trọng đối với nghề nuôi ong ở xã Trường Xuân. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài nghiên cứu.  Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong tại xã Trường Xuân; - Vận dụng hàm Cobb-Douglas để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng mật ong; - Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện mô hình; - Đưa ra giải pháp phát triển mô hình. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy x Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả nuôi ong lấy mật. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả nuôi ong lấy mật tại xã Trường Xuân năm 2014. Phạm vi không gian: xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.  Dữ liệu phục vụ nghiên cứu Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ văn phòng UBND xã Trường Xuân, Trạm Khuyến nông huyện Quảng Ninh và từ các tài liệu liên quan đã được công bố. Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ 53 hộ nông dân nuôi ong trên địa bàn xã.  Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu Phương pháp điều tra và phương pháp định lượng; Phương pháp thống kê; Phương pháp kinh tế lượng; Phương pháp phân tích định tính; Phương pháp chuyên khảo.  Những kết quả đạt được Thấy được tình hình nuôi ong ở xã Trường Xuân trong năm vừa qua, những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động nuôi ong của địa phương; Thấy rõ kết quả và hiệu quả kinh tế đạt được từ việc nuôi ong của các hộ nông dân trên địa bàn xã; Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng mật ong của các hộ nuôi thông qua mô hình hồi quy hàm sản xuất Cobb-Douglas; Biết rõ lợi ích mà sản phẩm phụ từ nuôi ong mang lại cho người nuôi. Biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm mật ong trên địa bàn; Đưa ra được giải pháp nhằm phát triển và nhân rộng mô hình nuôi ong ra khắp địa phương, nhằm tăng thu nhập cho bà con cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thúy xi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Theo đánh giá của Mạng An ninh lương thực và giảm nghèo (Cifpen), nuôi ong lấy mật là một trong những mô hình sản xuất bền vững quy mô nông hộ, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, nhất là ở khu vực miền núi. Và thực tế là đã có nhiều đơn vị Hội Làm vườn hướng dẫn nông dân, hội viên áp dụng mô hình, từ đó thoát nghèo và làm giàu hiệu quả. Nghề nuôi ong lấy mật đã được hình thành và cho thấy hiệu quả gần hai mươi năm nay. Nuôi ong là một nghề không cần nhiều vốn, nhiều lao động, hơn nữa còn có thể tận dụng thời gian rảnh để chăm sóc. Mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người, là nguồn thực phẩm cũng như thuốc chữa bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, nuôi ong còn rất tốt cho ngành trồng trọt bởi vì ong lấy phấn hoa giúp cho cây thụ phấn tốt hơn. Ở nhiều địa phương mô hình làm vườn được thực hiện hiệu quả kết hợp giữa trồng cây ăn quả và nuôi ong... Cụ thể ở Sơn La, toàn tỉnh có hơn 1000 hội viên sống bằng nghề nuôi ong với khoảng 30.000 đàn ong; hay ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với 19 hộ nuôi, quy mô 200 đàn, mỗi năm cung cấp hơn 2500 kg mật trị giá khoảng 250 triệu đồng; ở thị xã Cao Bằng tỉnh Cao Bằng có khoảng 22 hội viên nuôi ong, bình quân mỗi năm mỗi hội viên thu được lợi nhuận trên 40 triệu đồng và còn nhiều địa phương khác như Nghệ An, Đăk Lăk và các tỉnh miền Đông Nam Bộ... Quảng Bình là một tỉnh miền Trung, thời tiết mùa hè thì nắng nóng còn chịu ảnh hưởng của gió Lào, mùa đông thì khô hanh, độ ẩm thấp gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là những vùng núi, gò đồi. Tuy nhiên hơn mười năm trở lại đây người dân đã được tiếp cận với mô hình nuôi ong lấy mật, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp bà con thoát nghèo. Mô hình nuôi ong lấy mật được xem là mô hình xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân địa phương. Ở các huyện vùng núi như Tuyên Hóa, Minh Hóa, vùng núi phía Tây huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy đã hình thành các hiệp hội và câu lạc bộ những người nuôi ong như Hiệp hội nuôi ong Minh Hóa, Tuyên Hóa, câu lạc bộ nuôi ong xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình... Nhất là huyện Minh Hóa đã xây dựng được thương hiệu mật ong của vùng rừng núi phía Tây tỉnh Quảng Bình. Sự ra đời và hoạt động của các hiệp hội, câu lạc SVTH: Nguyễn Thị Thu Thuý 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn bộ góp phần xây dựng các mô hình kinh tế bền vững, có định hướng, có đầu tư và ổn định đầu ra cho người dân, cùng trao đổi kinh nghiệm và học hỏi kiến thức lẫn nhau. Việc này đã góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, nâng cao được đời sống của người dân. Xã Trường Xuân là một xã thuộc vùng núi phía Tây của huyện Quảng Ninh, địa hình khó khăn, điều kiện nông hóa thổ nhưỡng không thuận lợi cho trồng các loại cây hằng năm mà phù hợp với cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây lâu năm và cây lâm nghiệp... Hoạt động chăn nuôi được chú trọng hơn, chủ yếu là nuôi bò, nuôi lợn. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, hoạt động kinh tế còn hạn chế. Từ năm 2005, mô hình nuôi ong lấy mật được triển khai trên địa bàn xã, một số hộ tham gia thực hiện và cho thấy hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân, có thể tận dụng diện tích đất vườn nhà và lao động nhàn rỗi... Từ đó đến nay, các hộ gia đình tiếp tục duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình ra nhiều hơn. Tuy nhiên, việc nuôi ong vẫn còn không ít khó khăn, năng suất chưa cao, đầu tư ít và đầu ra không ổn định. Một số hộ còn nuôi theo phong trào, chưa có sự quan tâm đúng mức cho nên hiệu quả thấp. Hoạt động nuôi ong chưa thực sự phát triển với thế mạnh hiện có của địa phương. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi ong lấy mật tại địa phương, cũng như xác định những khó khăn để đưa ra định hướng phát triển mô hình hơn nữa, tôi đã chọn đề tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình" làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu tình hình sản xuất mô hình nuôi ong tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, để đánh giá được hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại. Từ đó đưa ra được giải pháp, định hướng nhân rộng và phát triển mô hình. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu trên cần có các mục tiêu cụ thể sau: - Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; SVTH: Nguyễn Thị Thu Thuý 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn - Vận dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến sản lượng mật ong; - Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện mô hình; - Đưa ra giải pháp phát triển mô hình; 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nuôi ong ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. + Phạm vi thời gian: năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thông tin và tài liệu thứ cấp: Được thu thập từ báo cáo của UBND xã Trường Xuân qua các năm, phòng NN&PTNT huyện Quảng Ninh, trạm Khuyến nông huyện Quảng Ninh, từ sách báo, tạp chí và Internet,... - Thông tin và tài liệu sơ cấp: Được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 53 hộ nuôi ong ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Trên địa bàn xã hiện nay có 53 hộ nuôi, đề tài tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc gồm những câu hỏi đóng và câu hỏi mở liên quan đến nuôi ong. Người được phỏng vấn là chủ hộ hoặc quan hệ với chủ hộ là vợ hoặc chồng – là những người trực tiếp nuôi ong. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: các thông tin và số liệu được cụ thể hóa thành bảng biểu, sơ đồ và đồ thị. - Phương pháp phân tổ thống kê: phân ra các nhóm để tính toán sự ảnh hưởng của quy mô đến kết quả, hiệu quả kinh tế của mô hình và so sánh giữa các nhóm trong cùng một nhân tố. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, đề tài tiến hành thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các khuyến nông viên, cán bộ khuyến nông,... SVTH: Nguyễn Thị Thu Thuý 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn - Phương pháp hạch toán kinh tế: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu GO, VA, IC - Phương pháp hồi quy: Sử dụng hàm Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng mật ong. 4.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu điều tra. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thuý 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất, hiệu quả kinh tế hàng hóa và tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế được hiểu là một mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay, một giải pháp kỹ thuật tốt hay là một phương án tốt giữa kết quả sẽ mang lại và chi phí đầu tư. Hiệu quả kinh tế luôn quan tâm các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm: - Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): trước tiên hiệu quả kinh tế là các mục tiêu đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được có thể là khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận .... - Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai ... Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai yếu tố trên mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu trên thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.[3] Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng các nguồn lực cụ thể. Hiệu quả kỹ thuật này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Nó SVTH: Nguyễn Thị Thu Thuý 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.[3] Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản xuất thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi hiệu quả giá (Price efficiency). Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.[3] Để hiểu rõ thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những sai lầm như đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, hoặc quan niệm cũ về hiệu quả kinh tế đã lạc hậu không phù hợp hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường.[8] Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Còn kết quả kinh tế chỉ là một yếu trong việc xác định hiệu quả mà thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức cũng như của nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu bán hàng. Nhưng kết quả này chưa nói lên được nó tạo ra bằng cách nào? Bằng phương tiện gì? Chi phí bao nhiêu? Như vậy nó không phản ánh được trình độ sản xuất của tổ chức sản xuất hoặc trình độ của nền kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực khác. Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất cao và nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của nền sản xuất này so với nền sản xuất khác.[8] SVTH: Nguyễn Thị Thu Thuý 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là phạm trù cụ thể.[8] Là phạm trù trừu trượng vì nó phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất hoặc nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Với nghĩa này thì hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Tính trừu tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt được kết quả đầu ra cao. Là phạm trù cụ thể vì nó có thể đo lường được thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đương nhiên, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu thống kê, kế toán có thể xác định được hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh tế trên phạm vi mà nó được tính toán. Hệ thống chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Còn các chỉ tiêu hiệu quả chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng của hiệu quả kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực. Như vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc thực hiện các hoạt động kinh tế xã hội về mặt lượng là biểu hiện kết quả thu được và chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Còn về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai SVTH: Nguyễn Thị Thu Thuý 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế, nó có quan hệ mật thiết với nhau.[8] Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước đây khi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao như: giá trị sản lượng hàng hóa, khối lượng sản phẩm chủ yếu, doanh thu bán hàng, nộp ngân sách. Thực chất đây là các chỉ tiêu kết quả không thể hiện được mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá cả trong giai đoạn này mang tính bao cấp nặng nề do Nhà nước áp đặt nên việc tính toán hệ thống các chỉ tiêu kinh tế mang tính hình thức không phản ánh được trình độ thực về quản lý sản xuất của tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng và của cả nền sản xuất xã hội nói chung. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý bằng các chính sách vĩ mô thông qua công cụ là hệ thống luật pháp hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn xã hội. Các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đều là các đơn vị pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không những nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với những yêu cầu của xã hội theo những chuẩn mực mà Đảng và Nhà nước quy định gắn liền với lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội.[8] Từ những phân tích trên cho thấy hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao về những mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là sản xuất ra một lượng của cải, vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thuý 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan