Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường t...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường thủy dương, thị xã hương thủy, tỉnh thừathiên huế

.PDF
76
411
85

Mô tả:

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu ngày càng thất thường cùng với những biến động to lớn của nền kinh tế trong nước nói chung và nền nông nghiệp nước ta nói riêng, đã gây tác động to lớn cho nền kinh tế nông nghiệp nước nhà. Đất đai trong nông nghiệp đang bị suy thoái nghiêm trọng do tác động của việc canh tác theo phong trào và chạy đua theo những lợi nhuận trước mắt, thiên tai bão lụt. Ở nhiều địa phương ven biển, nông dân đua nhau xả nước mặn vào vùng ngọt để nuôi tôm làm cho nhiều diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quy hoạch phát triển nông nghiệp của các địa phương này nói riêng và cả nước nói chung. Để khắc phục tình trạng trên, thì việc chuyển đổi các mô hình sản xuất mới, phù hợp với từng địa phương, nâng cao thu nhập của người nông dân là một việc làm hết sức cần thiết. Là một trong những địa phương như thế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang có nhiều biện pháp để quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nhiều mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng lúa và các loại cây trồng vật nuôi khác đang được áp dụng. Một trong những điển hình cho chủ trương này là các mô hình sản xuất kết hợp ở thị xã Hương Thủy. Trong quy hoạch phát triển vùng ngọt ổn định đến năm 2010, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trương xây dựng nhiều mô hình kết hợp giữa trồng lúa với các loại cây trồng, vật nuôi khác như: lúa-cá, lúa-màu, lúa- tôm, lúacua. Là một thị xã nằm ở phía nam thành phố Huế, có diện tích đất tự nhiên 45.817 ha, trong đó đất nông nghiệp 5.517 ha, phần lớn các thửa đất đều manh mún, nhỏ lẻ. Thị xã còn nhiều diện tích đất chiêm trũng chưa được khai thác đúng tiềm năng, nếu chỉ trồng lúa trên diện tích đó thì hiệu quả mang lại cho nông dân rất thấp. Chính vì thế, trong những năm gần đây, thị xã đã nhanh chóng vận động chuyển đổi đất đai và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để nông dân có cơ hội đầu tư và áp dụng các SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 1 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp mô hình sản xuất mới, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Một trong những mô hình đang được đông đảo nông dân trên địa bàn áp dụng là mô hình lúa – cá. Phường Thủy Dương là một trong những phường điển hình của công cuộc chuyển đổi đó. Với diện tích đất nông nghiệp là 782,54 ha, trong đó có 282,91 ha đất trồng thuần lúa, đa số là ở các vùng trũng chưa được khai thác hết tiềm năng. Hòa theo sự phát triển chung của toàn thị xã, chính quyền và những người dân ở đây cũng đã bước đầu thực hiện việc “dồn điền đổi thửa” và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, bước đầu thực hiện các mô hình lúa – cá, lúa – cá – vịt… Và khi nói đến hiệu quả kinh tế của các mô hình này, chúng ta phải kể đến mô hình xen canh lúa – cá đã và đang được các hộ nông dân nơi đây thực hiện khá nhiều. Với lợi thế về nguồn nước khá lớn, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thủy Dương còn có một lực lượng lao động dồi dào cho nên trong những năm qua mô hình lúa – cá đang ngày càng được nghiều người dân áp dụng. Đây là một mô hình không quá phức tạp nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ rệt, góp phần nâng cao trách nhiệm của người dân với môi trường và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mô hình, nhiều người dân vẫn còn gặp không ít khó khăn như đất đai chỉ được chuyển đổi một số thửa còn đa số vẫn còn nhỏ lẻ, nhiều thửa ruộng xa nhà, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, giá cả đầu vào, đầu ra luôn biến động… đã làm cho nhiều hộ nông dân không mấy yên tâm khi thực hiện mô hình này. Trước những thuận lợi và khó khăn trên, chúng ta cần giải quyết những mặt tồn tại nhằm hướng tới phát triển mô hình lúa – cá một cách bền vững lâu dài, giúp người dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá tổng quát thực trạng, hiệu quả sản xuất của mô hình lúa - cá trên địa bàn phường Thủy Dương , thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 2 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp xuất một số giải pháp thích hợp để nhân rộng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong sản xuất nông nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình hợp canh lúa – cá. - Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình hợp canh lúa - cá Đông Xuân của các hộ nông dân trên địa bàn phường. - So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình hợp canh lúa – cá vụ Đông Xuân với mô hình độc canh cây lúa vụ Đông Xuân trên cùng một chân ruộng trũng. - Đánh giá tiềm năng cũng như thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện mô hình lúa – cá. - Đề ra một số giải pháp chủ yếu để góp phần giải quyết những khó khăn hiện nay ở các hộ nuôi cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và nhân rộng mô hình. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Các nông hộ thực hiện mô hình lúa – cá trên địa bàn phường Thủy Dương , thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn phường Thủy Dương , thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2009 – 2011. - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của mô hình lúa – cá vụ Đông Xuân với mô hình cá Đông Xuân trên cùng một chân ruộng trũng và so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất đó. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1.5.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Là phương pháp được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài nhằm nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tê xã hội. Nó yêu cầu các hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 3 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp một cách khoa học, khách quan và lôgic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát triển không ngừng. 1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn 60 hộ thực hiện mô hình lúa - cá trên địa bàn phường năm 2011 bằng phương pháp điều tra với nội dung điều tra: điều tra các thông tin liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu được phản ánh qua phiếu điều tra đã được xây dựng sẵn để điều tra các hộ thực hiện mô hình lúa – cá. - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu điều tra của hợp tác xã Thủy Dương, số liệu của phòng kinh tế thị xã Hương Thủy. Các tạp chí, các sách báo có liên quan, qua các trang web trên internet… 1.5.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu - Sử dụng các bảng biểu: Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản của sản xuất nông nghiệp. 1.5.4 Phương pháp so sánh - So sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm từ năm 2009 – 2011 ở thị xã Hương Thủy và phường Thủy Dương. - So sánh chênh lệch của các chỉ tiêu giữa hai mô hình lúa Đông Xuân và lúa - cá Đông Xuân trên địa bàn phường. - So sánh tính bền vững của 2 mô hình nhằm phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm, thuận lợi và khó khăn để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp nói chung và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá nói riêng. 1.5.5 Phương pháp chuyên gia Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã chủ động tham khảo ý kiến của thầy cô giáo, cán bộ lãnh đạo và người nuôi cá ở địa phương – những người có liên quan và am hiểu sâu sắc các vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện cho bài viết của mình, đồng thời kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 4 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là kinh doanh phải có hiệu quả kinh tế, kinh tế phát triển phải kéo theo xã hội phát triển, môi trường được đảm bảo. Vì vậy, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp ma còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Có rất nhiều khái niệm hiệu quả kinh tế khác nhau, trong phạm vi doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế có thể được khái quát như sau: Theo một cách hiểu đơn giản nhất thì hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh kết quả kinh tế xã hội đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, muốn có hiệu quả kinh tế tối ưu thì phải tối đa hóa được kết quả và làm thế nào để tối thiểu mức chi phí bỏ ra. Người sản xuất muốn đạt được một kết quả nào đó trong sản xuất kinh doanh thì bắt buộc phải bỏ ra chi phí nhất định để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, nó biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập tính trên một đơn vị chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh tương đối (chỉ tiêu hiệu quả tính được là chỉ tiêu tương đối) và tuyệt đối (chỉ tiêu hiệu quả tính được là chỉ tiêu tuyệt đối). Chỉ tiêu hiệu quả sinh ra từ các loại so sánh trên có tác dụng khác nhau trong đánh giá và phân tích kinh tế. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan thể hiện trình độ tổ chức quản lý, trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để tạo ra kết quả lớn nhất. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 5 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Theo giáo trình kinh tế nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng tất cả điều thống nhất về bản chất của nó. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Có nghĩa là người sản xuất muốn đạt được kết quả thì phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định như chi phí lao động, vốn, trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý… và so sánh kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ cho biết hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Chênh lệch này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế càng cao. Hiện nay, chỉ tiêu hiệu quả không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế mà phải bao gồm hiệu quả về mặt xã hội cũng như hiệu quả về mặt môi trường. Một doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi các hoạt động sản xuất của nó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng, nâng cao đời sống vật chất và bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, quá trình phát triển kinh tế và phát triển xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, là tiền đề của nhau, mục tiêu để phát triển kinh tế là xã hội và ngược lại. Vì thế, khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải đặt nó trong quan hệ với hiệu quả kinh tế xã hội. 1.1.2 Mô tả về mô hình lúa - cá 1.1.2.1 Một số khái niệm về mô hình, mô hình sản xuất, mô hình nông nghiệp - Mô hình là những hình mẫu để làm đơn giản hệ thống, mô hình mang những tính chất của hệ thống giúp cho việc nghiên cứu hệ thống một cách dễ dàng, nghiên cứu mô hình để chọn cách quản lý, điều hành hệ thống. - Mô hình là một công cụ nghiên cứu khoa học giúp cho các nhà khoa học hiểu biết, đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Mô hình còn được dùng để đánh giá tác động của các biện pháp trong quản lý nguồn tự nhiên. - Mô hình sản xuất là hình mẫu sản xuất thể hiện sự kết hợp các nguồn lực trong các điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về mặt sản phẩm và lợi ích về mặt kinh tế. - Mô hình nông nghiệp là mô hình mô tả các hoạt động của hệ thống nông nghiệp. Nhờ đó mà chúng ta có thể mô tả các hoạt động sản suất nông nghiệp tốt hơn, hoàn thiện hơn. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 6 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2.2 Mô tả khái quát về mô hình hợp canh lúa - cá - Nuôi cá trong ruộng lúa là sự kết hợp giữa trồng lúa và nuôi cá trên một đơn vị diện tích đất ruộng. Thông thường, diện tích của ao nuôi cá chiếm khoảng 15 – 20% diện tích đất ruộng, còn lại là diện tích đất trồng lúa, có cá hình thức nuôi sau: + Nuôi luân canh (lúa – cá): Là nuôi cá vào vụ Hè Thu, còn cấy lúa vào vụ Đông Xuân và được thực hiện ở vùng ruộng trũng, canh tác bấp bênh vào vụ mùa. + Nuôi xen canh (lúa – cá – lúa): Vừa cấy lúa vừa nuôi cá trong ruộng. Tức là thả cá vào đầu vụ Đông Xuân và nuôi đến cuối vụ Hè Thu mới thu hoạch. + Nuôi xen canh (lúa – cá): Nuôi cá và trồng lúa ở vụ Đông Xuân, sau khi thu hoạch lại trồng lúa và nuôi cá ở vụ Hè Thu. + Nuôi cá vụ 3: Tiến hành sản xuất 2 vụ lúa và nuôi thêm cá vào mùa mưa. Mô hình này là mô hình nông nghiệp phát triển bền vững về nhiều mặt: về kinh tế, đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu bền, về xã hội thì tạo công ăn việc làm, về môi trường thì không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. - Chọn ruộng nuôi cá: Ruộng trũng, vùng trũng, ngập úng quanh năm hoặc ngập trong mùa mưa lũ, canh tác bấp bênh để chuyển qua nuôi cá, lúa chỉ làm 1 – 2 vụ. Ruộng phải có mực nước đủ sâu, thuận tiện tưới tiêu, nguồn nước phải chủ động, giàu oxy, ít phèn, gần kênh rạch để tiện cấp thoát nước. Khu vực nuôi cá phải không tiếp xúc với khu vực canh tác hoa màu để hạn chế nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu khi cấp nước nuôi cá. Diện tích nuôi tùy theo điều kiện của các nông hộ mà lựa chọn diện tích nuôi phù hợp theo nguyên tắc ruộng càng rộng , vùng cho cá trú ẩn càng sâu càng tốt. Thông thường, diện tích nuôi cá từ 1000m2 (0,1ha) trở lên và phải đạt độ sâu tối thiểu từ 1m trở lên. - Kiến thiết ruộng nuôi cá: Trong ruộng phải có bờ bao quanh, mương bao, cống: + Bờ bao quanh: chiều rộng chân bờ 2-4 m, chiều rộng mặt bờ 1-2 m, chiều cao của bờ phải cao hơn mực nước lũ hàng năm 0,5 m, những nơi không có điều kiện làm bờ bao có thể dùng lưới bao quanh. Tác dụng của bờ bao quanh là giữ cá, SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 7 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp giữ nước không bị rò rỉ, đi lại trên bờ để chăm sóc và quản lý lúa – cá, có thể trồng thêm màu: mướp, đu đủ… để tạo bóng mát cho cá. + Mương bao: diện tích mương bao chiếm 10 – 15% diện tích ruộng, đào cách bờ khoảng 0,5 m để tránh đất từ bờ bao lỡ xuống mương, ruộng đáy mương 1,5 – 2,5 m, ruộng mặt mương 2,5 – 3 m, chiều cao 1- 1,5 m. Tác dụng của mương bao là giữ được nước quanh năm để chứa cá, khi làm đất và thu hoạch cá, giữ cá khi sử dụng thuốc trừ sâu, giữ cá lúc nhỏ và trữ cá lúc thu hoạch. + Cống: tùy điều kiện kinh tế gia đình có thẻ làm cống bằng xi măng, cây dừa, nhựa PVC… mỗi ruộng nuôi nên có cống cấp và thoát nước riêng biệt. - Chuẩn bị ruộng cấy lúa: Ruộng cấy lúa trong mô hình lúa - cá phải cải tạo kĩ hơn ruộng trồng lúa truyền thống, vì ngoài việc trồng lúa còn ảnh hưởng tới việc thả cá. Do vậy phải làm ruộng thật kĩ, phải tát cạn, diệt tạp, nạo vét bùn đáy ao, lấp cá hang, lổ mọi và dọn cỏ quanh bờ ao. Bón vôi : liều lượng 5- 10 kg/100 m2 đối với ruộng ít chua, 10 – 15 kg/100 m2 đối với ruộng chua nhiều và rải điều khắp ao, phơi ao 2 -3 ngày, không phơi nứt nẻ để cải tạo độ PH và diệt mầm bệnh hại cá. Tạo thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá bằng cách bón phân với lượng: đối với phân hữu cơ bón 7 – 10 kg/100 m2, đối với phân vô cơ bón 150 – 200 kg/100 m2. Và cấp nước vào qua lưới lọc tránh cá dữ lọt vào ao nuôi. - Thời vụ thả giống: Tùy theo các hình thức nuôi mà định thời gian thả giống cho phù hợp. Thường sau khi cấy 15 – 20 ngày thì thả cá vào ruộng, nếu gieo sạ thì 30 ngày sau mới thả và thả vào lúc sáng sớm hay chiều mát. - Mật độ thả giống: Tùy theo từng chân ruộng khác nhau mà áp dụng mật độ thả cá cho phù hợp. Nuôi cá trên ruộng lúa chủ yếu tận dụng được thức ăn tự nhiên do đó chọn loài cá nuôi là những loài cá ăn tạp, những loài cá ăn lọc: cá chép, cá rô phi, cá trê, cá trôi, cá chim trắng, cá trắm cỏ… khi nuôi kết hợp nhiều loại cá khác nhau cũng cần phải có tỷ lệ phù hợp. Có thể thả theo các cách sau: + Đối với hình thức lúa - cá xen canh, cứ 100 m2 thả: 10 – 15 con cá chép cỡ 6 – 8 cm 10 – 15 con cá rô phi cỡ 4 – 6 cm 8 – 10 con cá trê phi, trê lai cỡ 6 – 8 cm SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 8 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp + Đối với với hình thức lúa - cá luân canh cứ 100 m2 thả : 10 – 15 con cá chép cỡ 6 – 8 cm 5 – 7 con cá trắm cỏ cỡ 10 – 15 cm 5 – 10 con cá rô phi cỡ 4 - 6 cm 10 – 15 con cá trê, trê lai cỡ 6 – 8 cm Nếu các hộ nông dân nuôi cá trong ruộng lúa theo hình thức xen canh và thu hoạch cá sau khi thu hoạch lúa nửa tháng thì lưu ý sau khi cấy lúa phải thả các giống cá có kích thước lớn để kịp với thời gian thu hoạch cá là sau khi thu hoạch lúa. Vì vậy, nếu thả cá có kích cỡ nhỏ thì phải bổ sung nhiều thức ăn nhân tạo hơn để cho cá nhanh lớn. Đây là một trong những mô hình có giá trị cao trong sản xuất nông nghiệp, vừa có tính ổn định nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân và vừa đảm bảo sự ổn định về môi trường sinh thái trong nông nghệp. 1.1.3 Đặc điểm của ruộng trũng, của cá nuôi ở ruộng, của cây lúa 1.1.3.1 Đặc điểm của ruộng trũng Ruộng trũng là những chân ruộng luôn luôn ổn định nước, vào mùa mưa thường bị ngập nước. Ở ruộng trũng có nhiều loài sinh vật sinh sống, nó cung cấp một nguồn thức ăn dồi dào cho cá, cụ thể là những loài động vật sau : - Thực vật lớn : Đó là các loại rong. Vào mùa nước lớn, các loài rong này phát triển rất mạnh và mọc thành từng vùng lớn trên mặt ruộng, mật độ trung bình là 302 g/m2. Tuy nhiên, vào mùa cấy lúa, chúng sẽ bị người dân phá đi để cấy lúa. - Thực vật thấp : Đó là các loại tảo, những loài này phát triển rất nhanh khi ruộng ngập nước. Đặc điểm nuôi cá ở ruộng lúa chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên. Vì vậy, trong mô hình này cần chú ý tới đặc điểm này để có biện pháp tăng thêm nguồn thức ăn cho cá. - Động vật nổi: Có gần khoảng 50 loài động vật nổi ở đồng ruộng trũng. Trong đó, giáp xác chiếm 15 loài, nhuyễn thể chiếm 19 loài, giun đốt chiếm 24 loài, côn trùng có 7 loài trưởng thành... - Động vật sống quanh gốc lúa và cá bụi thủy sinh: Đây là nhóm động vật chuyên sống bám dựa vào các động vật lớn và sống trong gốc lúa vào mùa cấy lúa. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 9 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Nhóm này, qua điều tra người ta thu được kết quả bao gồm : giáp xác 12 loài, côn trùng 4 loài, giun tơ 1 loài... Tất cả là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá, nguồn thức ăn này càng dồi dào hơn nếu ta đầu tư thêm nhiều phân bón cho ruộng lúa. 1.1.3.2 Đặc điểm của các loài cá nuôi ở ruộng Khi chọn loài cá nuôi trong ruộng lúa cần chú ý chọn những loài cá có những đặc điểm sau : Loài cá nuôi cần có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện canh tác của ruộng lúa. Đặc điểm loài cá sống phù hợp với môi trường của ruộng lúa là các loài cá ăn chất hữu cơ, động vật phù du, sâu bọ và còn có khả năng ăn trực tiếp cám, bột ngô, khoai sắn và thức ăn hỗn hợp... Các loài cá thường được nuôi trong ruộng lúa là : - Cá chép : Cá chép phân bố rộng, có ở gần khắp các nước trên thế giới. Cá chép sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được trong nước lợ có nồng độ muối thấp. Cá chép là loài cá rộng nhiệt, nhưng nhiệt độ thích hợp cho cá chép từ 20 – 280C , sống được ở độ PH thích hợp cho cá là 7 – 8. Cá cũng sống được ở nước tĩnh có hàm lượng oxy thấp hay sống ở nơi có nước chảy thường xuyên. Cá chép là loài ăn tạp thiên về động vật đáy như: nhuyễn thể, giun, ốc, hến, ấu trùng, côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non và củ thực vật... Cá cũng ăn được nhiều loài thức ăn do con người cung cấp như bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau, bèo, phân động vật, đồ thừa nhà bếp, phụ phẩm lò mổ... Nuôi trên ruộng, cá hao hụt nhiều vì cá có màu sắc sáng nên kẻ thù dễ phát hiện. Cá chép nuôi ở ruộng ngập nước vào mùa mưa sau 8 – 9 tháng có thể đạt trọng lượng 0,5 – 0,8 kg/con. - Cá rô phi: Cá rô phi là loài đặc trưng ở vùng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện môi trường sống ở Việt Nam và hiện là đối tượng nuôi quan trọng cho nhiều mặt nước trong nội địa và vùng ven biển nước ta. Ở giai đoạn trưởng thành cá ăn tạp. Thức ăn gồm : mùn bã hữu cơ, tảo lắng ở đáy, ấu trùng, côn trùng, giun, sinh vật phù du. Trong ao nuôi, cá cũng ăn thức ăn nhân tạo như : cám, bột ngô, thức ăn viên, phân gia súc, gia cầm... Đây là loài cá được sử dụng phổ biến nhất trong SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 10 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp các loài cá nuôi trong ruộng lúa HTX Thủy Dương, nó được chọn làm đối tượng nuôi chủ yếu, chiếm 30 – 45% tỷ lệ cá trong ruộng nuôi. - Cá mè: Cá mè có hai loại là mè trắng và mè hoa. Đây là loài cá đặc trưng của khu hệ cá đồng bằng. Trong thủy vực cá phân bố chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa. Cá thích sống trong môi trường nước thoáng, rộng, nước sâu, hàm lượng oxy cao, nhiệt độ thích hợp là 22 – 250C, PH = 7 – 8. Khi trưởng thành cá ăn thực vật phù du là chính, ngoài ra còn ăn thêm động vật phù du và chất hữu cơ lơ lửng. Trong ao nuôi cá cũng ăn thêm thức ăn như cám mịn, bột mì, bột sắn. Trong điều kiện những ao rộng hay ở ruộng lúa ngập nước sâu vào mùa mưa cá lớn rất nhanh, sau 1 năm đạt 0.8 – 1 kg/con. - Cá trắm cỏ : Cá sống ở tầng giữa và các vùng có nhiều cỏ ven bờ, tốc độ sinh trưởng của cá rất nhanh. Thức ăn chủ yếu là rong cỏ dưới nước và nguồn rau xanh trên cạn. Chính vì thế, nuôi cá trắm cỏ kết hợp với trồng lúa sẽ làm sạch cỏ dại cho lúa. Tuy nhiên, cần chú ý là: cá trắm cỏ chỉ nên thả khi lúa đã cứng thân nếu không lúa sẽ trở thành thức ăn cho cá hoặc là nên nuôi theo hình thức luân canh. - Cá trôi: Cá trôi thường sống ở tầng đáy, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại mùn bã hữu cơ, các loại thức ăn bột, cám gạo. Cá trôi có tác dụng sục bùn cho ruộng lúa nếu được nuôi trong mô hình lúa – cá. - Cá tra: là loài cá ăn tạp, chúng ăn tất cả các loại cá con, tép con, ấu trùng, các loại phân hữu cơ, phân chuồng... Do đặc điểm như vậy nên nếu nuôi cá tra trong ruộng lúa thì cần bón nhiều phân chuồng. Vì vậy, người dân cần nắm rõ đặc điểm của từng loại cá để có mức đầu tư, mật độ thả cũng như thời gian thả phù hợp nhằm tăng hiệu quả của mô hình. 1.1.3.3 Đặc điểm của cây lúa Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngũ cốc có lịch sử trồng trọt từ lâu đời và sản phẩm của cây lúa là hạt gạo đã trở thành loại thực phẩm hết sức quan trọng cho con người, được con người trồng trọt và phát triển, nghề trồng lúa phát triển với nền văn minh của nhân loại. Theo thống kê của cơ quan thực phẩm Liên Hợp Quốc trên thế giới thì có khoảng 147.5 triệu ha trồng lúa và 90% diện tích này là thuộc các nước Châu Á cũng sản xuất 92% SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 11 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp tổng sản lượng gạo trên thế giới. Có thể nói rằng Châu Á là một trung tâm sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Tuy hiện nay có nhiều giống lúa khác nhau nhưng về cơ bản có những đặc điểm sau : - Thời gian sinh trưởng của cây lúa: Thời gian sinh trưởng của cây lúa từ lúc nảy mầm cho đến lúc chín thay đổi từ 90 – 180 ngày, nó phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng… - Các thời kì sinh trưởng và phát triển: + Trong thời kì sinh trưởng và dinh dưỡng: từ lúc gieo cho đến khi làm đòng, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như: lá, thân, rễ... Quá trình phát triển của cây lúa trong thời kì này trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn mạ (từ khi gieo đến khi mạ có năm lá thật), giai đoạn đẻ nhánh (bắt đầu từ khi cây mạ có nhánh cho đến khi đạt được số nhánh tối đa) và cuối cùng là giai đoạn vươn tốt. Thời kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện ngoại cảnh. + Thời kì sinh trưởng sinh thực: Là thời kì phân hóa cơ quan sinh sản, cây lúa hình thành hoa, tập hợp thành bông lúa, bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông và hình thành hạt. Thời kì này kéo dài khoảng 30 ngày, nó quyết định số hoa trên trên một bông lúa, tiền đề cho việc quyết định số hạt tối đa. + Thời kì chín: Bắt đầu từ khi phơi màu (chín sữa) đến khi hạt chín hoàn toàn, kéo dài khoảng 30 ngày ở tất cả các giống lúa. Trong thời kì này, nhiệt độ ôn hòa, độ ẩm vừa phải, lượng nước vừa đủ, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho việc tích lượng tinh bột, lúa chín, hạt chắc. + Như vậy, quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi các yếu tố như chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng khác nhau. Nắm được mối quan hệ này chúng ta mới có thể có cơ sở để xây dựng các kế hoạch sản xuất, áp dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Trong mô hình lúa – cá, nắm được đặc điểm này để chọn thời gian thả cũng như mật độ thả cá phù hợp. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 12 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4 Các lợi ích từ phương thức nuôi cá kết hợp - Tạo công ăn việc làm, tăng tính chủ động cho người dân. - Tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất, góp phần cải thiện đời sống cho nông dân, tận dụng mặt nước và thức ăn sẵn có trên ruộng lúa. Cá và lúa sống chung nhau trong ruộng lúa không có sự cạnh tranh nhau về thức ăn, ngược lại chúng có sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau: + Ruộng lúa cung cấp thức ăn cho cá: các loài cỏ dại, rơm rạ mục, thóc rụng, hạt cỏ, sâu bọ, các loài động vật sống trong ruộng lúa... đều có thể là thức ăn cho các loài cá. Nhờ hệ thống thức ăn này, nông dân đã tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá. + Cá cải tạo điều kiện sống cho cây lúa: các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng như một phần phân bón làm tăng độ mùn, độ xốp cho ruộng lúa. Cá thường xuyên kiếm thức ăn bằng cách sục bùn, làm cho ruộng lúa thoáng khí, tăng quá trình phân giải chất hữu cơ trong ruộng, phân của cá làm tăng độ phì của đất, làm tăng năng suất lúa, tầng oxi hóa hoạt động mạnh tạo điều liện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Cá ăn các loài sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại cho cây lúa. Nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa giúp người nông dân giảm được chi phí nhân công là cỏ, giảm chi phí bảo vệ thực vật, giảm chi phí đầu tư thức ăn cho cá và kết quả sau cùng là tăng lợi nhuận/đồng vốn bỏ ra của nông dân. - Khuyến khích chăn nuôi phát triển để cung cấp các nguồn phân bón cho mô hình. - Nhờ mối quan hệ tương hỗ giữa cá và lúa nên hạn chế thuốc trừ sâu, giảm ô nhiễm môi trường, tăng sức khỏe cộng đồng. 1.1.5 Nông nghiệp bền vững và phát triển bền vững 1.1.5.1 Nông nghiệp bền vững Ngày nay, mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững không chỉ là mục tiêu của riêng cá nhân quốc gia nào mà nó là mục tiêu hướng tới của mọi quốc gia. Bởi thế, để có thể đứng vững trên thương trường thì người sản xuất không chỉ quan tâm tới lợi ích của cá nhân mình mà còn phải quan tâm đến lợi ích của tập thể. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 13 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Nông nghiệp bền vững, nói một cách cụ thể là một hệ thống nông nghiệp: Về kinh tế đảm bảo được hiệu quả lâu bền. Về xã hội không tạo khoảng cách lớn về giàu nghèo, không làm bần cùng hóa người nông dân và gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Về tài nguyên thiên nhiên không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và hủy hoại môi trường. Về văn hóa quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo nghi định của TAC/CGIAR (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp): "Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên". Theo giáo sư Đào Thế Tuấn "Nông ngiệp bền vững là một nền nông nghiệp có sức sống về mặt kinh tế, sạch về môi trường và công bằng về xã hội. Nông nghiệp bền vững trả lời cho nhu cầu hiện nay (thức ăn sạch, nước có chất lượng, việc làn và chất lượng cuộc sống) và không làm tổn hại đến nguồn lực tự nhiên cho các thế hệ sau". Như vậy, sự phát triển bền vững luôn bao hàm các mặt: - Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên để có thể thỏa mãn nhu cầu ăn ở của con người. - Giữ gìn chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ sau. - Tìm cách bồi dưỡng, tái tạo các năng lượng tự nhiên thông qua việc tìm ra các năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học. Triết lý của nông nghiệp bền vững là phải hợp tác với thiên nhiên, tuân thủ những quy luật của thiên nhiên, không chống lại thiên nhiên. Phải xem xét toàn bộ hệ thống trong sự vận động của nó, không tách rời từng bộ phận, phải chú ý tới lợi ích toàn cục. Vì vậy, nông nghiệp bền vững không chỉ thu hẹp trong phạm vi nông nghiệp mà còn tham gia giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu. Nông nghiệp bền vững khuyến khích mọi người thay đổi phương thức mới hoàn thiện hơn, kích thích sự sáng tạo của người dân để giải quyết các vấn đề ở địa phương như: ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên... SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 14 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, người dân chúng ta đã quên với phương thức cũ, để họ thừa nhận và thực hiện chủ trương nông nghiệp bền vững trong thực tiễn là việc khó khăn, là một cuộc đấu tranh gian nan. Vì vậy, những người hoạch định chính sách cần có cái nhìn xa rộng và kiên trì thuyết phục người dân thị mới đem lại kết quả cao. 1.1.5.2 Phát triển bền vững Trong những năm gần đây, do dân số gia tăng mạnh mẽ, con người đã khai thác quá mức các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên làm cho sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ dẫn tới các thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng, hạn hán, lũ lụt xảy ra khắp nơi trên thế giới. Trước những vấn đề trên,vào nửa cuối thế kỉ XX, Liên Hợp Quốc (UN) đã đưa ra ý tưởng về phát triển bền vững. Định nghĩa chung nhất về phát triển bền vững là: "Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai" (theo báo cáo của Brundland). Trên thực tế, phát triển bền vững nói cụ thể bao gồm 4 vấn đề chính yếu: sức hấp thu các vật phế thải của xã hội, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên không thể tái sinh, sự bảo tồn các hệ sinh thái và sự giảm thiểu các tiện nghi môi trường. 1.1.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu  Hệ thống các chỉ tiêu kết quả - Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được hộ nông dân sản xuất ra trong một chu kỳ nhất định (thường là một năm) GO=Qi*Pi (i=1,2,…,n) Trong đó: Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i Pi : Giá bán sản phẩm thứ i n : Số sản phẩm - Tổng chi phí sản xuất của hộ (C): Là khoản chi phí mà các hộ nông dân phải bỏ ra đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bao gồm chi phí bằng tiền của hộ (Cbt) và chi phí tự có của hộ (Ctc). SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 15 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp + Chi phí bằng tiền của hộ (Cbt): là tất cả các khoản mà hộ phải chi tiền mặt ra phục vụ cho quá trình sản xuất của mình trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như tiền mua giống, phân bón, mua thuốc BVTV…. + Chi phí tự có (Ctc): là những khoản mà hộ gia đình tự có và họ dùng để đầu tư vào sản xuất. Các chi phí này là chi phí cơ hội của hộ nông dân. Ví dụ như công lao động của gia đình… - Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): là phần thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí đầu tư cho quá trình sản xuất. NB=GO - C - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó của hộ gia đình. MI=GO – Cbt  Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả - Thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất (MI/GO): chỉ số này cho biết cứ mỗi đồng giá trị sản xuất thu được thì có bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp - Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trực tiếp (MI/Ctt): chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trực tiếp thì tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất. 1.2 Cơ sở thực tiễn Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá trên địa bàn thị xã Hương Thủy trong 3 năm 2009 – 2011 Thị xã Hương Thủy có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình nuôi cá trong ruộng lúa như có nhiều diện tích đất nông nghiệp là ruộng trũng, nơi tập trung sinh sống của các động vật phù du là nguồn thức ăn dồi dào của tôm cá. Nguồn nước tưới tiêu ở đây khá thuận lợi, hệ thống kênh mương thủy lợi phát triển. Hơn nữa, người dân lại cần cù chịu khó ham học hỏi là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mô hình. Mô hình lúa - cá được người dân ở hầu hết các xã tham gia vào đầu những năm 2000 nhưng đến năm 2004, công tác “dồn điền đổi thửa” hoàn thành là điều SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 16 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp kiện tốt cho việc xây dựng và phát triển mô hình nuôi cá trong ruộng lúa trên các chân ruộng trũng. Năm 2006, được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển nông thôn, Phòng NN&PTNT huyện Hương Thủy đã triển khai mô hình “Nuôi kết hợp cá lúa ” vụ Hè Thu trên 30 hộ nông dân thuộc 4 xã, gồm Thủy Thanh: 10 hộ, Thủy Phương: 12 hộ, Thủy Lương: 4 hộ, Thủy Phù: 4 hộ với tổng diện tích thực hiện là 22,9 ha. Trong năm 2006, thời tiết xảy ra bất thường với nhiều đợt lũ bão lớn và diễn ra sớm hơn mọi năm, đặc biệt là cơn bão số 4 xảy ra ngày 13/8 - sớm hơn mọi năm một tháng và cơn bão số 6 xảy ra ngày 30/9 với cấp độ 10 – 11 đã làm cho một số hộ chưa kịp thu hoạch bị thất thoát nặng nề. Tuy nhiên, do việc chăm sóc, nuôi dưỡng của các hộ tốt, vì vậy kết quả đạt được bình quân thu nhập đạt 5.120.000đ/hộ, lãi ròng đạt 4.786.000đ/hộ, lãi trên sào đạt 220.000đ/vụ, bình quân lợi nhuận gấp 2 lần so với sản xuất lúa độc canh. Nuôi cá trong ruộng lúa có khả năng được áp dụng ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện, giúp đáp ứng được nhu cầu cung cấp thực phẩm tại chỗ, quy trình sản xuất ổn định, có thể tận dụng được lao động phụ trong gia đình, đem lại thu nhập ổn định, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất. Chính vì vậy, nhiều năm qua việc nuôi cá trong ruộng lúa đã có bước phát triển nhanh về diện tích, đặc biệt là ở các xã (phương) Thủy Tân, Thủy Phương, Thủy Dương, Thủy Phù, Thủy Lương, Thủy Châu, Thủy Thanh đã chuyển dần diện tích ruộng trũng sang nuôi cá kết hợp với trồng lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua số liệu ở bảng 1 là một minh chứng cho điều này. Qua bảng số liệu ta thấy, trong vòng 3 năm, tuy chỉ có xã Thủy Thanh có giảm một ít về diện tích và số hộ áp dụng nhưng nhìn chung là các xã (phường) đều có sự tăng lên rõ về diện tích và số hộ áp dụng trong mô hình lúa – cá. Diện tích lúa - cá từ 177,88 ha (năm 2009) đã tăng lên 224,9 ha (năm 2010) tương ứng với 26,43% và năm 2011 là 286,9 ha tương ứng tăng 27,57% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ các xã (phường) đã từng bước biết tận dụng những ưu thế của địa phương mình để thực hiện mô hình có hiệu quả hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thực hiện mô hình lúa - cá được áp dụng ngày càng rộng rãi trên địa bàn thị xã. Mặc dù đã SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 17 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp được áp dụng qua nhiều năm nhưng người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đè vốn, con giống, kỹ thuật, giá cả đầu vào, đầu ra và rủi ro thiên tai nên hiệu quả mang lại chưa đúng với tiềm năng của mô hình. Cho nên, trên địa bàn thị xã vẫn còn rất nhiều người dân đang thực hiện mô hình thuần lúa kiểu cũ trên những chân ruộng mà vụ mùa bấp bênh. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các cấp chính quyền cùng với người dân phải chú trọng hơn trong việc điều tra quy hoạch lại vùng đất thực hiện mô hình lúa - cá một cách khoa học, hợp lý hơn, cần chú trọng tới vấn đề chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ người dân nhằm mở rộng quy mô trên địa bàn thị xã, để mô hình thực sự mang lại hiệu quả cao tương xứng với tiềm năng của nó. SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 18 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1: Tình hình thực hiện mô hình lúa - cá của các xã (phường) trên địa bàn thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2009 – 2011 2009 Các xã 2010 2011 Thay đổi về số hộ áp dụng Thay đổi về DT áp dụng Số hộ DT (ha) Số hộ DT (ha) Số hộ DT (ha) 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % +/- % +/- % Thủy Dương 40 28,00 43 30,20 67 46,90 3 107,50 24 155,81 2,20 107,86 16,70 155,30 Thủy Phù 30 14,20 38 19,20 39 20,00 8 126,67 1 102,63 5,00 135,21 0,80 104,17 Thủy Phương 34 17,00 68 30,20 73 35,00 34 200,00 5 107,35 15,20 189,41 2,80 108,70 Thủy Bằng 0 0 19 5,00 22 6,00 19 100,00 3 115,79 5,00 100,00 1,00 120 Thủy Tân 196 98,3 196 98,30 278 139,00 0 100,00 82 141,84 0 100,00 40,70 141,40 Thủy Lương 16 5,00 25 12,00 27 12,50 9 156,25 2 108,00 7,00 240,00 0,50 104,17 Thủy Châu 13 5,13 36 19,00 36 19,00 23 276,92 0 100,00 13,87 370,37 0 100 Thủy Thanh 28 10,25 26 9,00 23 8,50 -2 92,86 -3 88,46 -1,25 87,80 -0,50 94,44 Tổng 375 177,88 451 224,90 565 286,90 94 145,03 114 114,99 62,00 116,02 47,02 166,39 (phường) thực hiện 2010/2009 2011/2010 (Nguồn: Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản của thị xã Hương Thủy, phòng Kinh Tế thị xã Hương Thủy) SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 19 GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA CÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tình hình cơ bản của phường Thủy Phương 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Thủy Dương là điểm nối giữa thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, là cửa ngõ phía nam thành phố Huế. Địa giới hành chính của phường như sau: - Phía Bắc giáp phường An Đông và An Tây thành phố Huế - Phía Nam giáp phường Thủy Phương - Phía Đông giáp xã Thủy Thanh - Phía Tây giáp xã Thủy Bằng Với diện tích tự nhiên là 1250 ha, số hộ: 2604 hộ, 11.493 nhân khẩu được bố trí ở 20 tổ dân phố. Có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua , đường Thủy Dương – Tự Đức, đường Dương – Phương nên mạng lưới giao thông rất thuận tiện trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Trên địa bàn được các ngành của Trung ương, tỉnh và thị xã xây dựng nhiều công trình quan trọng như: khu đô thị Đông Nam Thủy An, các dự án Nhà rường, du lịch sinh thái… các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn kinh doanh có hiệu quả như Công ty cổ phần Dệt May Huế, Công ty May Thiên An Phát…thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, với cơ cấu kinh tế Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp có nguồn nhân lực và trình độ dân trí khá cao nên Thủy Dương được xem là phường trọng điểm của thị xã về phát triển kinh tế - xã hội. - Đất đai chủ yếu là đất chiêm trũng, thuận tiện cho việc áp dụng mô hình lúa – cá. - Khí hậu chia làm hai mùa, mùa khô và mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. - Thêm vào đó, phường có con sông Lợi Nông chảy qua nên cung cấp một lượng nước khá dồi dào cho sản xuất nông nghiệp. - Diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 62,60% với 782,54 ha (2011). Diện SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan