Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy điện thượng kon tum...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy điện thượng kon tum

.PDF
167
2
81

Mô tả:

iii TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN THƯỢNG KON TUM Học viên: VÕ XUÂN PHONG Mã số: 8580202 Khóa: K33 Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng Tóm tắt – Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện của nước ta là tương đối lớn và thủy điện là nguồn năng lượng chính đáp ứng được nhu cầu điện lực của Quốc gia. Ngoài chức năng phát điện, thủy điện còn làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho hạ du và góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các công trình thủy điện thường có vốn đầu tư lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề khác trong xã hội, nghiên cứu này đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án thủy điện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà đầu tư và cho toàn bộ nền kinh tế xã hội. Luận văn mô tả, đánh giá, phân tích các yếu tố rủi ro có tác động lớn đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính của thủy điện Thượng Kon Tum và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án. Từ khóa – Giá trị hiện tại ròng; Suất sinh lợi nội tại; Tỷ số lợi ích trên chi phí; Chủ đầu tư; Tổng mức đầu tư; Sản lượng điện; Lãy vay; Doanh thu. ASTRACT EVALUATION OF ECONOMIC EFFICIENCY OF THUONG KON TUM HYDROPOWER PROJECT Abstract – At present, the demand for electricity in our country is relatively large and hydropower is the main source of energy to meet the electricity demand of Nation. Apart from generating electricity, hydropower is also responsible for supplying irrigation water for downstream areas and contributing importantly to creating resources for socioeconomic development. Hydropower projects, however, often have large capital investments and direct impacts on many other issues in society. This study assesses the economic efficiency of hydropower projects to maximize efficiency for the investor and the whole economy. The thesis describes, evaluates and analyzes the risk factors that have a great impact on the economic efficiency and financial efficiency of Thuong Kon Tum hydropower plant and proposes measures to improve the investment efficiency of the project. Keywords - The net present value; Internal rate of return; Benefit ratio over cost; Investor; Total investment; Electricity output; interest expense; Revenue. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3 CHƯƠNG 1: .................................................................................................... 5 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ..... 5 1.1. Tổng quan về hiện trạng thủy điện Việt Nam ........................................ 5 1.1.1. Nhu cầu sử dụng điện và tìm năng thủy điện tại Việt Nam ............. 5 1.1.2. Vai trò của các dự án thủy điện ........................................................ 6 1.1.3. Tình hình phát triển thủy điện trong thời gian qua và chiến lược, quy hoạch phát triển thủy điện Việt Nam .................................................. 7 1.2. Lợi ích và tác động về kinh tế và môi trường của dự án thủy điện ........ 8 1.2.1. Hiệu quả kinh tế và lợi ích môi trường của dự án thủy điện............ 8 1.2.2. Các ảnh hưởng của dự án thủy điện ............................................... 11 1.3. Định hướng phát triển bền vững cho các công trình thủy điện ............ 16 CHƯƠNG 2: .................................................................................................. 18 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ............................................................................................................... 18 2.1. Các nội dung và phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án thủy điện ........................................................................................ 18 2.1.1. Phân tích tài chính .......................................................................... 18 2.1.2. Phân tích kinh tế- xã hội................................................................. 18 2.1.3. Phân tích có tính đến các yếu tố rủi ro ........................................... 18 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong phân tích tài chính ...................... 19 2.2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)............................................................. 19 2.2.2. Suất thu lợi (IRR) ........................................................................... 20 2.2.3. Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) ...................................................... 21 2.3. Đánh giá về kinh tế xã hội của dự án bằng phương pháp phân tích chi phí lợi ích ................................................................................................ 22 v 2.3.1. Nhận dạng vấn đề ........................................................................... 22 2.3.2. Xác định các phương án ................................................................. 23 2.3.3. Nhận dạng các lợi ích và chi phí .................................................... 23 2.3.4. Lượng hóa và qui ra giá trị bằng tiền lợi ích, chi phí ..................... 27 2.3.5. Chiết khấu lợi ích, chi phí và các chỉ tiêu đánh giá ....................... 27 2.3.6. Phân tích rủi ro của dự án............................................................... 28 CHƯƠNG 3: .................................................................................................. 31 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI VỚI DỰ ÁN THỦY ĐIỆN THƯỢNG KON TUM .................................................................................. 31 3.1. Giới thiệu khái quát về dự án thủy điện Thượng Kon Tum ................ 31 3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 31 3.1.2. Sự cần thiết đầu tư và nhiệm vụ công trình ................................... 31 3.1.3. Các đặc trưng thủy văn................................................................... 32 3.1.4. Thông số của dự án ........................................................................ 39 3.1.4.1. Các thông số chính của công trình........................................... 40 3.1.4.2. Tiến độ thực hiện và nguồn vốn thực hiện .............................. 44 3.1.4.3. Ảnh hưởng vê kinh tế-xã hội-môi trường của dự án ............... 45 3.1.4.4. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường ............................... 55 3.2. Phân tích tài chính ................................................................................ 56 3.2.1. Các cơ sở về số liệu phân tích dự án .............................................. 56 3.2.1.1. Cơ sở về lịch giải ngân và trả nợ dự án ................................... 57 3.2.1.2. Cơ sở xác định suất chiết khấu tài chính ................................. 57 3.2.1.3. Cơ sở về doanh thu .................................................................. 58 3.2.2. Lợi ích và chi phí trong thời kỳ phân tích dự án ............................ 58 3.2.2.1. Lợi ích của dự án ..................................................................... 58 3.2.2.2. Chi phí của dự án ..................................................................... 59 3.2.3. Các kết quả phân tích ..................................................................... 64 3.2.3.1. Phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư ....................... 64 3.2.3.2. Phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư ...................... 65 3.3. Phân tích kinh tế xã hội ........................................................................ 67 3.3.1. Nội dung phân tích ......................................................................... 67 3.3.2. Phân tích các tác động tích cực và tiêu cực ................................... 68 vi 3.3.2.1. Ngoại tác tích cực của dự án .................................................... 68 3.3.2.2. Ngoại tác tiêu cực của dự án .................................................... 69 3.3.3. Kết quả phân tích............................................................................ 70 3.4. Phân tích rủi ro...................................................................................... 72 3.4.1. Phân tích độ nhạy ........................................................................... 72 3.4.2. Phân tích tình huống ....................................................................... 76 3.4.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo .................................................. 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 84 1. Kết luận .................................................................................................... 84 2. Kiến nghị.................................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLDA Quản lý dự án EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam CDM Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism) BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Vệt Nam PECC1 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1 TKKT Thiết kế kỹ thuật CĐT Chủ đầu tư TĐC Tái định cư MNDBT/MNC Mực nước dâng binh thường/Mực nước chết IRR Suất sinh lợi nội tại tài chính EIRR Suất sinh lợi nội tại kinh tế NPV Giá trị hiện tại ròng OM Chi phí vận hành và bảo dưỡng viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Mức độ nghiên cứu khí tượng trên lưu vực sông Sê San ............... 34 Bảng 3.2. Đặc trưng mưa tại các trạm khí tượng (mm) .................................. 35 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá đỉnh lũ trên sông Sê San ngày 29/IX/2009 ........ 36 Bảng 3.4. Tổng lượng bùn cát hàng năm đến hồ Thượng Kon Tum .............. 37 Bảng 3.5. Quan hệ Q = f(H) tuyến đập Thượng Kon Tum 1A ....................... 38 Bảng 3.6. Bảng thông số chính của công trình ............................................... 40 Bảng 3.7. Bảng tổng dự toán công trình thủy điện Thượng Kon Tum ........... 44 Bảng 3. 8. Bảng thống kê số hộ dân có đất bị ngập. ....................................... 49 Bảng 3.9. Tổng mức đầu tư của dự án (triệu đồng) ........................................ 59 Bảng 3.10. Bảng phân bổ nguồn vốn đầu tư (triệu đồng) ............................... 61 Bảng 3.11. Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính theo quan điểm chủ đầu tư . 65 Bảng 3.12. Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư 66 Bảng 3.13. So sánh kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính............................ 67 Bảng 3.14. Các thông số thiết kế chính........................................................... 71 Bảng 3.15. Số liệu phân tích lợi ích – chi phí ................................................. 71 Bảng 3.16. Kết quả phân kinh tế ..................................................................... 72 Bảng 3.17. Tăng giảm biên độ các biến rủi ro ................................................ 73 Bảng 3.18. Kết quả phân tích độ nhậy theo biến vốn đầu tư .......................... 73 Bảng 3.19. Kết quả phân tích độ nhậy theo sản lượng điện ........................... 75 Bảng 3.20. Kết quả phân tích tình huống........................................................ 76 Bảng 3.21. Xác định các biến rủi ro ................................................................ 79 Bảng 3.22. Kết quả phân tích mô phỏng theo quan điểm Chủ đầu tư ........... 81 Bảng 3.23. Kết quả phân tích mô phỏng theo quan điểm tổng đầu tư............ 83 ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu NPV theo quan điểm chủ đầu tư . 79 Hình 3.2. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu IRR theo quan điểm chủ đầu tư .. 80 Hình 3.3. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu B/C theo quan điểm chủ đầu tư .. 80 Hình 3.4. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu NPV theo quan điểm tổng đầu tư 81 Hình 3.5. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu IRR theo quan điểm tổng đầu tư . 82 Hình 3.6. Kết quả chạy mô phỏng chỉ tiêu B/C theo quan điểm tổng đầu tư . 82 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năng lượng điện có vai trò rất lớn trong sự phát triển của loài người. Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế như hiện nay thì nhu cầu về điện năng của thế giới ngày càng tăng nhanh. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, yêu cầu về điện năng rất lớn. Ở Việt Nam, năng lượng điện chủ yếu bao gồm: nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, nhiệt điện khí, thủy điện..., trong đó thủy điện chiếm 50  60% và chi phí sản xuất thủy điện rẻ hơn nhiều so với các nguồn năng lượng khác, mặt khác công trình thủy điện còn là công trình lợi dụng tổng hợp nguồn nước như thủy lợi, phòng chống lũ... vì vậy, hiện nay đầu tư xây dựng công trình thủy điện đang hấp dẫn các nhà đầu tư, không những các doanh nghiệp nhà nước mà tư nhân cũng rất quan tâm vào việc đầu tư các công trình thủy điện. Công trình thuỷ điện Thượng Kon Tum có tuyến đầu mối nằm trên sông nhánh Đắk Nghé thuộc các xã Đăk Kôi huyện Kon Rẫy, xã Đăk Tăng và xã Măng Cành huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, nhà máy nằm trên sông Đăk Lò tại xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, thuộc lưu vực sông Trà khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Nhiệm vụ của công trình là cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia với công suất lắp máy 220MW, điện lượng trung bình hàng năm 1108,2 triệu kWh. Ngoài việc cung cấp sản lượng điện, một lượng nước sau khi qua nhà máy sẽ được bổ sung cho lưu vực sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, tạo điều kiện cải thiện nhu cầu tưới cho nông nghiệp nhất là vào thời điểm các tháng mùa khô, cấp nước cho sinh hoạt, nhu cầu dùng nước công nghiệp của các vùng ở hạ lưu nhà máy. 2 Các thông số chính của công trình: Hạng mục TT I Đăc trưng lưu vực 1 Diện tích lưu vực 2 Tổng lượng dòng chảy năm 3 Lượng mưa trung bình lưu vực II Hồ chứa 1 Mực nước dâng bình thường 2 Dung tích toàn bộ Đơn vị Thông số Km2 374 106m3 525,80 mm 2.800 m 1.160 106m3 145,52 III Cấp công trình IV Chỉ tiêu năng lượng 1 Công suất lắp máy 2 Điện lượng trung bình năm V Nhà máy 1 Kiểu nhà máy 2 Công suất MW 220 3 Số tổ máy Tổ 02 4 Loại tua bin Loại Gáo VI Tổng mức đầu tư Tỷ đồng 7.407 I MW 220 106KWh 1.108,19 Ngầm Dự án thủy điện Thượng Kon Tum đã khởi công vào năm 2009, và hiện nay đang trong quá trình xây dựng. Trải qua thời gian dài có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế của Dự án, việc xác định được các rủi ro, đánh giá được tính khả thi, hiệu quả kinh tế và lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả là một điều cần thiết, nên tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy điện Thượng Kon Tum” 2. Mục đích nghiên cứu 3 - Mô tả, đánh giá, phân tích các yếu tố rủi ro có tác động lớn đến hiệu quả kinh tế của thủy điện Thượng Kon Tum. - Phân tích hiệu quả tài chính của dự án trên quan điểm Chủ đầu tư, phân tích hiệu quả kinh tế của dự án. - Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế đối với thủy điện Thượng Kon Tum. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đánh giá hiệu quả kinh tế của thủy điện Thượng Kon tum, được xây dựng tại tỉnh Kon Tum. Nội dung đề tài dựa trên số liệu Tổng mức đầu tư và các phương án kỹ thuật thi công đã được Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh phê duyệt. Thu thập số liệu ở giai đoạn sắp đưa vào vận hành để phân tích chi phí lợi ích của dự án. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Tổng hợp các nguồn thông tin dữ liệu qua các nguồn khác nhau, phân tích, sử dụng trong đề tài. Phương pháp phân tích tài chính và phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của dự án. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cô hướng dẫn và tư vấn ý kiến của các thầy cô. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Đề tài sử dụng phương pháp mô phỏng Monte-Carlo để phân tích rủi ro, đó cũng là cách tiếp cận mới cần được xem xét đối với chủ đầu tư khi phân tích hiệu quả kinh tế dự án. - Ý nghĩa thực tiễn: 4 + Đối với xã hội: Thấy rõ lợi ích kinh tế xã hội của Dự án đem lại cho địa phương, từ đó tạo được sự ủng hộ của nhiều phía giúp dự án đi vào khai thác đạt hiệu quả nhất + Đối với các nhà đầu tư: Giúp các nhà đầu tư thấy rõ tính hiệu quả của dự án, từ đó tiếp tục đầu tư nguồn vốn vào dự án. + Đối với đơn vị quản lý dự án: Nhận thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế, tài chính của dự án, từ đó có kinh nghiệm quản lý các dự án thủy điện tốt hơn. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN 1.1. Tổng quan về hiện trạng thủy điện Việt Nam 1.1.1. Nhu cầu sử dụng điện và tìm năng thủy điện tại Việt Nam - Nhu cầu sử dụng điện ở nước ta: + Với dân số hơn 90 triệu người và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 6,9%, để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Việt Nam đã gia tăng nhu cầu năng lượng bằng 10% trong suốt 10 năm qua, và dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm 400% trong vòng 20 năm tới. + Theo nhận định, trong vòng 20 năm tới, lượng tiêu thụ điện chiếm phần lớn về nhu cầu năng lượng, và dự báo sẽ tăng với tốc độ 600%. + Hiện 1/3 sản lượng điện tại Việt Nam được tạo ra bởi năng lượng thủy điện, 1/3 từ khí đốt, và số còn lại được sản sinh ra từ than và nguồn năng lượng nhập khẩu. Để đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định cho thị trường trong nước, chính phủ dự kiến đưa nhà máy hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động vào năm 2020. - Tìm năng thủy điện tại Việt Nam: + Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nên tổng lượng mưa trung bình khá cao từ 1570~2000mm/năm. Lượng mưa này là nguồn trực tiếp tạo ra dòng chảy; lượng mưa lớn thường tập trung 4 - 5 tháng trong một năm nên đạt tới 70~80% tổng lưu lượng của dòng chảy. + Việt Nam lại có bờ biển dài khoảng 3260 km cũng là điểm cuối cùng của dòng chảy; tổng lưu lượng dòng chảy đổ ra biển (bao gồm cả của các nước láng giềng) là khoảng 867 tỷ m3/năm. + Với thiên thời địa lợi như vậy, Việt Nam có tiềm năng thủy điện về lý thuyết là dồi dào, được phân bố trên khắp các vùng lãnh thổ. Hằng năm trên 2000 sông suối lớn nhỏ có chiều dài trên 10km của Việt Nam có thể sản 6 xuất ra khoảng 300 tỷ kWh điện năng, tương đương khoảng 150 triệu tấn than. Tổng tiềm năng kỹ thuật được đánh giá khoảng 120 tỷ kWh, với công suất tương ứng khoảng 30.000 MW. Tuy nhiên nếu xem xét thêm các yếu tố kinh tế - xã hội và tác động đến môi trường, dự báo về biến đổi khí hậu sẽ xảy ra tại Việt Nam thì tiềm năng kinh tế, kỹ thuật chỉ trong phạm vi 83~104 tỷ kWh, tương ứng với công suất 20.750~26.000MW. 1.1.2. Vai trò của các dự án thủy điện - Các nhà máy thủy điện của EVN đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống điện quốc gia. Năm 1990, khi nguồn điện còn hết sức hạn chế, tổng sản lượng điện của hệ thống đạt khoảng 8,7 tỷ kWh thì thủy điện đóng góp 5,4 tỷ kWh, chiếm tỉ trọng 62%. Năm 2000, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 27,04 tỷ kWh thì thủy điện EVN cung cấp đến 14,537 tỷ kWh (54%). Năm 2010, toàn hệ thống phát được 100,07 tỷ kWh, thủy điện EVN cung cấp 22,964 tỷ kWh (23%). Năm 2016, tổng sản lượng điện của hệ thống là 182,9 tỷ kWh thì thủy điện EVN cung cấp 43,465 tỷ kWh (23,76%), vv… Qua một vài con số nêu trên để nói lên rằng, tuy đã có nhiều thay đổi về cơ cấu nguồn điện và đa dạng hóa thành phần cung cấp nguồn điện, nhưng thủy điện EVN vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp điện cho hệ thống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. [1] - Ngoài chức năng phát điện các hồ chứa thủy điện EVN còn làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho hạ du vào mùa khô và góp phần giảm lũ vào mùa mưa. - Ngoài những ý nghĩa to lớn đã nêu ở trên, các nhà máy thủy điện của EVN còn góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, mang lại nguồn thu ngân sách cho các tỉnh, xây dựng các khu tái định cư với đầy đủ cơ sở hạ tầng như "điện, đường, trường, trạm", giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận thanh niên trên địa bàn, tạo điều kiện để đồng bào vùng sâu, vùng xa tiếp xúc với tri thức văn hóa mới... 7 - Có thể khẳng định rằng, những công trình thủy điện của EVN xây dựng đã làm tốt sứ mệnh của mình là khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, các dự án này còn mang lại hiệu ích kinh tế tổng hợp, chống lũ, chống hạn, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân, đóng góp nguồn ngân sách to lớn cho Nhà nước và địa phương, giúp làm thay đổi bộ mặt hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 1.1.3. Tình hình phát triển thủy điện trong thời gian qua và chiến lược, quy hoạch phát triển thủy điện Việt Nam - Sau năm 1975 khi đất nước được thống nhất, để đáp ứng nhu cầu điện của niền kinh tế quốc dân, Việt Nam chủ trương tích cực phát triển thủy điện. Tuy nhiên đến năm 1990 với 3 nhà máy thủy điện (NMTĐ) Thác Bà (120MW), Đa Nhim (160MW), Trị An (400MW) và NMTĐ Hòa Bình (đưa vào vận hành 2 tổ máy 2x245MW) và một số thủy điện nhỏ (38MW) với công suất đặt là 1.188MW. Việt Nam mới khai thác tiềm năng thủy điện của mình được khoảng 2,2 tỷ kWh. Phải đến năm 2015 tức 25 năm sau, chuyên ngành thủy điện của Việt Nam đã đạt được tiêu chí ấn tượng với tổng công suất đặt là 15.993 MW chiếm 41,50% tổng công suất đặt của toàn quốc (38.537MW) và điện năng là 56,113 tỷ kWh chiếm 34,15% sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu của toàn quốc (164,312 tỷ kWh). Ở thời điểm hiện nay, việc phát triển thủy điện đang và sẽ được triển khai theo 2 văn bản pháp lý quan trọng. + Một là: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015, Phê duyệt Chiến lược Phát triển Năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, điện năng sản xuất từ nguồn thủy điện tăng từ khoảng 56 tỷ kWh năm 2015 lên gần 90 tỷ kWh vào năm 2020, khoảng 96 tỷ kWh (tỷ trọng 17%) vào năm 2030. Bên cạnh đó là phát triển nguồn thủy điện tích năng nhằm thực hiện nhiệm vụ dự trữ điều chỉnh nhu cầu trong hệ thống điện, góp phần nâng cao độ linh hoạt, hiệu quả 8 trong vận hành hệ thống điện. Công suất nguồn thủy điện tích năng đến năm 2030 đạt 2.400MW, năm 2050 đạt khoảng 8.000MW. + Hai là: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (QHĐ VII ĐC). - Dưới đây nêu tóm tắt Quy hoạch phát triển chuyên ngành thủy điện (xem bảng) theo Quyết định này nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu điện của đất nước được quy định theo kịch bản cơ sở là: năm 2020 là 265 tỷ kWh và năm 2030 là 572 tỷ kWh. Năm Nguồn thủy điện Việt Nam Thủy điện lớn và vừa + Thủy điện tích năng Thủy điện nhỏ 2020 2030 Công suất 21.600MW Công suất 27.800MW Tỷ trọng 36,00% Tỷ trọng 21,46% Điện năng 78,175 tỷ kWh Điện năng 88,600 tỷ kWh Tỷ trọng 29,50% Tỷ trọng 15,50% Công suất 18.060MW Công suất 21.855,5MW Tỷ trọng 31,10% Tỷ trọng 16,90% Điện năng 66,780 tỷ kWh Điện năng 70,928 tỷ kWh Tỷ trọng 25,20% Tỷ trọng 12,4% Công suất 3540MW Công suất 6914,5MW Tỷ trọng 5,90% Tỷ trọng 4,56% Điện năng 11,395 tỷ kWh Điện năng 17,672 tỷ kWh Tỷ trọng 4,3% Tỷ trọng 3,10% 1.2. Lợi ích và tác động về kinh tế và môi trường của dự án thủy điện 1.2.1. Hiệu quả kinh tế và lợi ích môi trường của dự án thủy điện 1.2.1.1. Hiệu quả kinh tế của dự án thủy điện a. Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng 9 Ngoài ra, thu nhập nhờ bán điện còn cho phép tài trợ cho các nhu cầu hạ tầng cơ sở cơ bản khác, cũng như để xoá đói giảm nghèo cho những người dân bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng thuỷ điện, và cộng đồng dân cư nói chung. b. Cải thiện công bằng xã hội - Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội trong suốt thời gian dự án được triển khai và quản lý theo cách thức đẩy mạnh sự công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản địa và trong khu vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung. - Do chi phí đầu tư ban đầu cao cho các nhà máy thủy điện đã được các thế hệ hiện tại trang trải, nên các thế hệ tương lai sẽ nhận được nguồn điện trong thời gian dài với chi phí bảo trì rất thấp. - Doanh thu của các nhà máy thủy điện thường “gánh thêm” phần chí phí cho các ngành sử dụng nước khác như: nước sinh hoạt, tưới và chống lũ, do vậy nó trở thành công cụ để chia sẻ nguồn tài nguyên chung một cách công bằng. - Các dự án thuỷ điện còn có thể là một công cụ để thúc đẩy sự công bằng giữa các nhóm người bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung, khi thực hiện cả những chương trình di dân và tái định cư được quản lý tốt dẫn đến một sự chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm rằng những người bị thiệt hại sẽ có cuộc sống tốt hơn sau khi dự án hoàn thành so với trước kia. 1.2.1.2. Lợi ích môi trường của dự án thủy điện Thủy điện xuất hiện cách đây trên 70 năm và trở thành niềm hy vọng của nhân loại trên nhiều phương diện, đặc biệt là cung cấp nguồn năng lượng tái tạo và tương đối sạch. a. Bảo tồn các hệ sinh thái 10 Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện, mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tuabin. b. Tương đối sạch So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. c. Góp phần vào phát triển bền vững Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội. d. Giảm phát thải - Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch (đặc biệt là than), thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axít, giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự nóng lên của trái đất. - Lượng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Nếu tiềm năng thuỷ năng thực tế còn lại mà được sử dụng thay cho các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch thì hằng năm còn có thể tránh được 7 tỷ tấn khí thải nữa. Điều này tương đương với việc mỗi năm tránh được một phần ba các chất khí do con người thải ra hiện nay, hoặc ba lần các khí thải của xe hơi trên hành tinh. e. Sử dụng nước đa mục tiêu - Thuỷ điện không tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng để phát điện, mà xả lại nguồn nước quan trọng này để sử dụng vào những việc khác. - Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu. Trên thực tế, hầu hết các đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp 11 nước cho sản xuất lương thực. Hồ chứa còn có thể cải thiện các điều kiện nuôi trông thủy sản và vận tải thủy. - Tuy nhiên, lợi ích cục bộ của một nhà máy thủy điện đôi lúc mâu thuẫn với chức năng căn bản của một hồ chứa. Ví dụ, trong mùa khô hạn, nhà máy có thể quyết định ngưng phát điện trong một thời gian nào đó (nghĩa là không xả nước về hạ lưu) vì nhiều lý do khác nhau (ví dụ để sửa chữa tuốc bin). Tương tự trong mùa lũ, nhà máy có thể giữ mực nước hồ cao (để tăng công suất phát điện) do đó làm giảm khả năng điều tiết lũ của hồ chứa. - Để phát huy được tối đa tài nguyên nước, các cơ quan chức năng với vai trò là người quản lý tài nguyên và điều hòa lợi ích chung cho cả khu vực cần có những quy định hợp lý trong việc vận hành các nhà máy thủy điện để bảo đảm tài nguyên nước được sử dụng một cách công bằng và hiệu quả cho toàn xã hội. - Lưu lượng tối thiểu được quy định dựa trên nhu cầu và lợi ích của hạ lưu, được cân bằng với thiệt hại của nhà máy điện, làm sao để đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Lưu lượng tối thiểu được xác định qua các nghiên cứu về môi trường và nhu cầu khác nhau của hạ lưu, và có thể thay đổi tùy theo lượng mưa trên lưu vực của hồ chứa. Quy định về lưu lượng tối thiểu của dòng sông đặc biệt quan trọng khi nhà máy thủy điện (là nơi xả nước về hạ lưu) không nằm cùng dòng sông với hồ chứa (chuyển nước) (như trường hợp nhà máy thủy điện Đa Nhim). Trong trường hợp này hồ chứa phải xả nước thường xuyên qua đường hầm ở chân đập để duy trì lưu lượng tối thiểu trong sông ở phía hạ lưu của hồ chứa. 1.2.2. Các ảnh hưởng của dự án thủy điện a. Các vấn đề môi trường của các nhà máy thủy điện Những tác động môi trường điển hình từ các nhà máy thủy điện đã được nhận biết và đánh giá tập trung vào những vấn đề sau: 12 - Ngập lụt và xói lở bờ sông do thay đổi chế độ nước hạ lưu và vận hành xả không đúng quy trình. - Hạn hán và suy giảm chất lượng nước hạ lưu do lưu lượng xả của các nhà máy phụ thuộc vào chế độ vận hành nhà máy, hơn nữa hầu hết các nhà máy không có cửa xả đáy để có thể xả trong trường hợp mực nước hồ thấp dưới mực nước chết. - Suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ du do công trình không có thiết kế cống xả đáy làm thiếu hụt lượng phù xa bổ sung độ màu cho đất nông nghiệp hạ lưu, cát sạn sỏi, thêm vào đó là hiện tượng khai thác cát đang diễn ra khó kiểm soát làm ảnh hưởng hình thái sông và sinh kế của người dân sống dựa vào tài nguyên này. - Suy giảm tài nguyên sinh học nhất là rừng. Mất rừng và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học với hơn 1500 ha rừng ngập trong lòng hồ cùng toàn bộ diện tích đất sản xuất của khu vực này bị mất, thêm vào đó nạn chặt phá rừng ngày càng gia tăng mạnh do khai thác gỗ và người dân không có đất sản xuất. Rừng phòng hộ đầu nguồn bị lâm tặc chặt phá do lợi dụng địa thế, đường thủy trên lòng hồ và thực vật chết dần vì ngập nước làm cho tốc độ suy giảm tài nguyên rừng quá nhanh ở khu vực xung quanh dự án kéo theo đó là suy giảm đa dạng sinh học. Hậu quả có thể thấy được đó là hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất xung quanh gây bồi lắng lòng hồ làm giảm dung tích lòng hồ do, làm ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ. - Vấn đề liên quan đến đền bù di dân tái định cư và an sinh xã hội. - Các rủi ro và sự cố môi trường như vỡ đập, động đất. b. Các vấn đề môi trường của lưu vực Các vấn đề môi trường ở phạm vi rộng, dài hạn và khó dự báo hơn là các vấn đề môi trường tích lũy mang tính lưu vực. Các vấn đề này có mức độ tác động lớn hơn và khó giải quyết hơn do các tác động từ chuỗi các nhà máy 13 thủy điện gây ra một chuỗi những tác động đơn lẻ được tích hợp lại, trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động. b1. Mất rừng phòng hộ đầu nguồn và suy giảm đa dạng sinh học - Việc phá rừng đầu nguồn, trong đó có cả những khu vực vườn quốc gia, khu bảo tồn, để xây các công trình của nhà máy thủy điện đã làm mất rất nhiều diện tích rừng, mất đi tính đa dạng sinh học trong khu vực, trong khi việc trồng bù rừng lại không được thực hiện đầy đủ vì hầu hết các công trình đã không bố trí được hoặc bố trí không đủ quỹ đất trồng rừng nhằm bù lại diện tích rừng đã mất. - Trước đây các đối tượng khai thác trái phép khó mà xâm nhập được vào các rừng đầu nguồn vì địa hình hiểm trở, nhưng sau khi có các con đường công vụ thi công thủy điện tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ trái phép khiến cho tình hình khai thác gỗ trái phép diễn ra phức tạp. Mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ở các tỉnh Tây Nguyên quy hoạch rất nhiều diện tích dành cho trồng cây nguyên liệu, cao su, cà phê ở các vùng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc dụng, dẫn đến rất nhiều diện tích rừng bị tàn phá ... - Bên cạnh đó, việc xả nước không thường xuyên không đảm bảo dòng chảy tối thiểu cho khu vực hạ du đã khiến cho các hệ sinh thái nước và ven sông ở khu vực sau đập thủy điện bị suy giảm. Các đập ngăn dòng, không có kênh dẫn cho các loài cá di cư đã làm giảm tính đa dạng sinh học trong vùng, đặc biệt là những loài quý hiếm hoặc đặc hữu có tính thương phẩm cao làm giảm thu nhập của người dân trong vùng. b2. Hạn hán, sa mạc hóa hạ du và nhiễm mặn - Việc lấy nước bất hợp lý, không tuân thủ chế độ xả tối thiểu và không xem xét tính toán đến dòng chảy môi trường về hạ du của các NMTĐ trên các hệ thống sông đã gây ra những tác động: (1) Thiếu nước sản xuất nông nghiệp ở hạ du do không đủ nước cho các công trình thủy lợi, đặc biệt là các trạm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan