Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát ở xã bảo ninh – thành p...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát ở xã bảo ninh – thành phố đồng hới – tỉnh quảng bình

.PDF
88
436
120

Mô tả:

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Chính vì vậy việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm. Trong đó, sản xuất rau cũng là lĩnh vực rất cần thiết cho cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay. Với ưu thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi và lao động dồi dào, nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả có giá trị kinh tế cao như: dưa chuột, khoai tây, cà chua, su hào, bắp cải v.v. Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn nhiều đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về chất lượng và số lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, kéo dài tuổi thọ và phòng chống bệnh tật. Chính vì thế, rau xanh trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở nội địa và xuất khẩu. Hiện nay, do nhu cầu hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất và tiêu dùng rau ở Việt Nam đang được triển khai rộng khắp, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong tiến trình phát triển về kinh tế nông nghiệp, ngành sản xuất rau xanh đã thực sự được chú trọng, và đang dần khẳng định vị trí của nó trong chiến lược phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, việc tiêu thụ rau còn gặp nhiều khó khăn do sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Những yếu kém trong khâu tiêu thụ cộng thêm tình trạng sản xuất không gắn với thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của người trồng rau. Xã Bảo Ninh là một xã vùng ven biển của thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, là một trong những địa phương được biết đến với thế mạnh đánh bắt và chế biến thuỷ hải 1 sản. Đây là vùng đất khắc nghiệt, địa hình không bằng phẳng, chủ yếu là những đồi cát lớn. Trước đây, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi và người dân chưa có kinh nghiệm sản xuất nên việc sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là sản xuất rau gặp nhiều khó khăn và thường chỉ tiến hành manh mún nhỏ lẻ. Trong thời gian gần đây, rất nhiều hộ dân ở xã Bảo Ninh đã phát triển mạnh nghề trồng rau trên cát đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Nhờ vậy, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, diện tích đất được khai thác một cách triệt để, giải quyết được việc làm cho một bộ phận dân cư. Trước thực trạng đó, để nghiên cứu kỹ hơn vấn đề này tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát ở xã Bảo Ninh – thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: - Đánh giá chính xác kết quả, hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển mô hình trồng rau trên cát trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra chọn mẫu: Để kết quả nghiên cứu được chính xác và đại diện được cho tổng thể, tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 120 hộ nông dân xã Bảo Ninh để điều tra thu thập số liệu. - Phương pháp thu thập số liệu: + Thu thập số liệu thứ cấp: Các sách, báo, tạp chí, báo cáo viết về hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rau trên cát ở trong và ngoài nước. + Thu thập số liệu sơ cấp: Trong quá trình tiến hành làm đề tài, tôi đã sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình về tình hình sản xuất rau. - Phương pháp thống kê, mô tả: Là phương pháp nghiên cứu áp dụng đối với các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, với đối tượng nghiên cứu là mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các số lớn các hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều 2 kiện thời gian và không gian nhất định. Đặc điểm của những hiện tượng này là đa dạng và phức tạp nên người nghiên cứu phải phát hiện được tính quy luật từ sự đa dạng đó. Nội dung gồm có : + Tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu trên cơ sở phân tích thống kê. + Phân tích tài liệu bằng các mô hình kinh tế lượng. - Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để nhập, xử lí dữ liệu điều tra. Đồng thời áp dụng mô hình kinh tế lượng hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát. - Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất để xác định mức độ, xu hướng tác động của hiện tượng. Trên cơ sở so sánh đưa ra những kết luận chính xác. - Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp nghiên cứu dựa vào ý kiến của các chuyên gia (nhà khoa học, nhà trồng rau có kinh nghiệm…). Phương pháp này giúp chúng ta nắm tốt hơn về lý luận, định hướng và giải pháp cơ bản. 4. Giới hạn đề tài - Địa điểm nghiên cứu: Xã Bảo Ninh thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị nội dung đề tài nghiên cứu những vấn đề sau: Chương I. Cơ sở khoa học của vấn đề cần nghiên cứu. Chương II. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát. Chương III. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau. Chương IV. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau trên cát. 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Vai trò của việc sản xuất rau Rau xanh là mặt hàng nông sản có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người. Việc sản xuất rau có vai trò rất to lớn trong nhiều mặt của đời sống của nhiều khu vực nông thôn cũng như những vùng ven đô. Rau là nguồn thực phẩm có tác dụng tốt đến sức khỏe con người, giúp con người hấp thu đầy đủ các vitamin và dưỡng chất trong rau. Việc tăng cường rau quả vào khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe như giảm huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và phòng bệnh tật. Chúng còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza, rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Hầu hết các loại rau tươi thường dùng của nhân dân ta đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C, đây là những vitamin rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta và hầu như không có hoặc chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Tóm lại rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm. Về môi trường, bằng việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo cho cây rau hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, nước mà không để lại tồn dư trong sản phẩm, sản xuất rau đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thực sự trở nên thân thiện với môi trường, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Về kinh tế, thực tế tại nhiều vùng trồng rau đã khẳng định trồng rau cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa cũng như các loại cây trồng khác. 4 Về hiệu quả xã hội, khác với trồng lúa hay một số cây trồng khác, mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia trồng rau. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Mặt khác do có hiệu quả kinh tế cao, trồng rau làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của họ qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội. 1.1.2. Những quan điểm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng, khai thác các nguồn lực và phương thức quản lý. Nó phản ánh mặt chất và mặt lượng của các hoạt động kinh tế. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải đặt ra mục tiêu là hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra có ích với đầu vào được sử dụng. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường dùng giá trị tăng thêm [Lê Dân, 2007]. Hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nó được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh [Hoàng Hùng, 2007]. Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Chung quy lại, hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Từ khái niệm khái quát này có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H  Trong đó: H KQ C : Hiệu quả kinh tế KQ : Kết quả thu được C : Toàn bộ chi phí bỏ ra 5 Phương pháp này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại được bao nhiêu kết quả. Qua đó giúp chúng ta có thể so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau. 1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế 1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả Theo hệ thống tài khoản quốc gia SNA, chúng ta có các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất sau: - Giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu cho biết một năm hoặc một vụ thì đơn vị sản xuất tạo ra được khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu, chỉ tiêu này phản ánh quy mô về giá trị sản xuất mà ngành nông nghiệp tạo ra cho xã hội. Được xác định bằng công thức sau: GO = Q * P Trong đó: Q : Khối lượng sản phẩm P : Giá của sản phẩm - Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí được sử dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm. Bao gồm chi phí trung gian và chi phí về lao động gia đình. Trong đó, chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao). Ví dụ: Chi phí vật chất trong sản xuất rau đó là các yếu tố đầu vào như: giống cây trồng, phân bón, các loại thuốc trừ sâu, kích thích… Chi phí dịch vụ trong sản xuất rau như: công lao động thuê ngoài, dịch vụ vận chuyển, thủy lợi… - Giá trị gia tăng (VA): là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kì nhất định. Đó là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập, sự giàu có và phồn vinh xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả 6 của sản xuất theo chiều rộng mà còn là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác. Được xác định bằng công thức sau: VA = GO – IC - Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập (gồm cả công lao động và lãi) nằm trong giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), thuế. Được xác định bởi công thức sau: MI = VA – khấu hao TSCĐ – thuế, phí, lệ phí phải nộp - Khấu hao TSCĐ (chi phí cố định): là phần giá trị của tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất. - Lợi nhuận (LN): là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của một quá trình sản xuất. - Năng suất cây trồng (NS): chỉ tiêu này phản ánh sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích. Được xác định bằng công thức sau: NS Trong đó:  Q S Q : Sản lượng cây trồng S : Diện tích gieo trồng 1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Theo hệ thống tài khoản quốc gia SNA, chúng ta có các nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất sau: - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư: + GO/IC: Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ sản xuất. 7 + VA/IC: Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ sản xuất. + MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp trong kỳ sản xuất. + LN/IC: Lợi nhuận trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ sản xuất. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sức lao động: + GO/lao động (LĐ): Giá trị sản xuất trên lao động, chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ sản xuất. + VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên lao động, chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ sản xuất. + MI/LĐ: Thu nhập hỗn hợp trên lao động, chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp trong kỳ sản xuất. + LN/LĐ: Lợi nhuận trên lao động, chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ sản xuất. 1.1.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau Năng suất cây trồng là một trong những chỉ tiêu kết quả rất quan trọng và rất được bà con nông dân quan tâm. Nó cho biết trên một diện tích sản xuất ra được bao nhiêu sản phẩm. Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đứng trên góc độ nông nghiệp, một phương pháp thông dụng nhất được sử dụng đó chính là phương pháp phân tích hồi quy đối với hàm sản xuất Cobb – Douglas . Hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng: Y  A. X11. X 2 2 . X 3 3. X 4 4 (*) 8 Trong đó: Y: là biến phụ thuộc, Y là các chỉ tiêu về kết quả như năng suất, thu nhập, GO, VA… A: là hệ số xác định, đo lường mức độ biến động của Y xảy ra ngoài các tác động của các biến X. X1: là các biến phân Đạm (N). X2: là biến phân phân Lân (P) X3: là biến phân Kali (K) X4: là biến phân chuồng 1,  2,  3,  4 : lần lượt là độ co giãn của biến biến phân N, biến phân P, biến phân K, biến phân chuồng theo biến Y. Đối với hàm sản xuất Cobb – Douglas khi cố định các yếu tố đầu vào khác, nếu ta tăng 1% một yếu tố đầu vào nào đó so với mức trung bình thì sẽ làm cho Y thay đổi đúng bằng  %. Đối với hàm sản xuất có dạng như trên, để phân tích được theo phương pháp hồi quy chúng ta cần chuyển dạng hàm sản xuất từ hàm số mũ sang dạng tuyến tính bằng cách logarit 2 vế của phương trình (*) ta được: LnY = LnA + 1 Ln X1 +  2 LnX2 +  3 LnX3 +  4 Ln4X4 Như vậy lúc này hàm sản xuất Cobb – Douglas đã được chuyển sang dạng tuyến tính, sẽ giúp cho việc phân tích hồi quy được tiến hành đơn giản hơn rất nhiều. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của một số nước trên thế giới Trong những năm gần đây tình tình sản xuất và tiêu thụ rau quả của các nước trên thế giới có nhiều sự biến động. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta xem xét tình hình sản xuất và thị trường các mặt hàng rau quả của một số nước. Theo nguồn số liệu thống kê từ Rau – Hoa – Quả Việt Nam cho thấy: - Trung quốc: Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà chua. Năm 2009, sản lượng cà chua của Trung quốc được dự báo đạt mức kỷ lục 39,5 triệu 9 tấn. Phần lớn sản lượng cà chua được sử dụng cho công nghiệp chế biến, làm tương cà chua. Lợi nhuận từ cà chua đã thúc đẩy một số nông dân trồng bông chuyển sang canh tác loại cây này trong niên vụ tới. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Nga, chiếm trên 70% tổng lượng xuất khẩu. từ tháng 1-5/2009, xuất khẩu cà chua của Trung quốc đã tăng 10%, đạt 23.000 tấn, nhờ nhu cầu tăng nhanh tại Hồng Kông, Việt nam. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nga lại giảm 12% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 35.000 tấn. Theo số liệu thống kê từ Bộ nông nghiệp Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc trong bốn tháng đầu năm 2010 đã tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 35,01 tỷ USD. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu nông sản đã tăng 21%, đạt 14,06 tỷ USD, và kim ngạch nhập khẩu nông sản đã tăng 42,8%, đạt 20,95 tỷ USD. Thâm hụt thương mại đã nới rộng đến 130%, lên đến 6,89 tỷ USD. Tính riêng tháng 4/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản đã tăng 25,9%, đạt 9,51 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản đã tăng 17,9%, đạt 3,74 tỷ USD, và kim ngạch nhập khẩu nông sản đã tăng 31,7%, đạt 5,77 tỷ USD. Thâm hụt thương mại đã nới rộng đến 67,9%, lên đến 2,03 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2010, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu trong số các thị trường xuất khẩu sang Nhật cả về lượng, đạt 1409 ngàn tấn, với mức tăng trưởng 11,6% về lượng và 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. - Ấn Độ: Năm 1993, Ấn Độ xuất khẩu 68,500 tấn rau đã qua chế biến. Và kể từ đó đến nay, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau đạt trung bình 25% và lượng xuất khẩu đạt 16%. Trong đó, lượng xuất khẩu hành chiếm 93% tổng khối lượng xuất khẩu rau tươi của Ấn Độ. Ngoài ra Ấn Độ còn xuất khẩu một số các sản phẩm rau tươi khác như: khoai tây, cà chua, đậu, cà rốt, ớt…Các thị trường nhập khẩu rau tươi chủ yếu của Ấn Độ là các quốc gia vùng vịnh, Anh, Sri Lanka, Malaysia và Singapo. Mặc dù, đứng thứ 2 thế giới về sản lượng rau tươi nhưng sản lượng trung bình của các loại rau Ấn Độ còn thấp hơn so với các nước khác trên thế giới. Hiện tại ở Ấn Độ, nguyên liệu rau tươi không đủ để cung cấp cho các nhà máy chế biến. 10 Các loại rau như: khoai tây, cà chua, hành, bắp cải và súp lơ có tổng khối lượng chiếm khoảng 60% sản lượng rau của Ấn Độ. Rau tươi của Ấn Độ hiện được trồng phổ biến trên đồng ruộng, trái ngược với các quốc gia phát triển, hiện tại ở các quốc gia phát triển họ đang sử dụng kỹ thuật trồng rau trong nhà, kỹ thuật này sẽ giúp cho sản lượng rau đạt kết quả cao hơn nhiều. Ngành sản xuất rau tươi của Ấn Độ đang đề nghị chính phủ giúp đỡ nguồn nguyên liệu trồng trọt có chất lượng tốt, giảm sử dụng hạt giống cây lai, nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật để tăng sản lượng rau của Ấn Độ. - Ucraina: Do diện tích trồng bắp cải trắng tại Ucraina được mở rộng nên sản lượng đã tăng mạnh. Lượng bắp cải thu hoạch dồi dào không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà Ucraina đã tăng cường xuất khẩu loại rau thế mạnh này. Nguồn cung bắp cải dồi dào nên giá bán trong nước giảm nhẹ. Hiện tại, giá bắp cải bán tại Ucraina từ 0,07- 0,10 USD/kg, song cũng có thể giảm nếu lượng đặt hàng lớn hoặc hình thức thanh toán thuận tiện - Mỹ: Theo báo cáo của Cục thống kê Liên bang (FBS), xuất khẩu rau của Mỹ đã tăng trưởng lần lượt là 71,22 % trong 10 tháng đầu của năm tài khóa hiện tại. Xuất khẩu rau trong thời gian này đạt 100,9 triệu USD, tăng 71,22 % so với kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm tài khóa trước là 58,9 triệu USD. Tuy nhiên, so với kim ngạch xuất khẩu đạt 6,56 triệu USD trong cùng tháng của năm 2009, xuất khẩu trong tháng 4/2010 đã tăng 70,53 %. Xuất khẩu rau trong tháng 4/2010 của Mỹ đạt 15,13 triệu USD, giảm 32,04 % so với kim ngạch xuất khẩu tháng 3/2010 là 22,26 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu rau trong tháng 4 năm 2010 đã tăng 49,30 % so với tháng 4/2009 với kim ngạch xuất khẩu rau chỉ đạt 10,13 triệu USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu rau củ quả sang Nhật Bản lớn thứ hai chỉ sau Trung Quốc, trong 10 tháng đầu năm 2010, đã xuất khẩu được 789 ngàn tấn rau củ quả, đạt tăng trưởng 11,2% về lượng và 9,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. 11 - Nhật Bản Theo số liệu thống kê của Nhật Bản, xuất nhập khẩu hàng rau củ quả của Nhật Bản sang các thị trường chính trong tháng 10/2010 đạt trên 240,2 nghìn tấn, kim ngạch đạt 37,41 tỷ yên. Tính chung 10 tháng đầu năm 2010, tổng lượng xuất khẩu rau quả của Nhật Bản đạt 30,68 nghìn tấn, kim ngạch đạt 387,37 tỷ yên. Xuất khẩu rau củ quả của Nhật Bản trong tháng 10/2010 tập trung vào hai thị trường chính là Đài Loan và Trung Quốc. Trong đó, Đài loan vẫn là thị trường có lượng nhập khẩu cao nhất là 1791 tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 755,2 triệu yên, nhưng lại giảm 21,9% về lượng và 3,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu rau củ quả của Nhật Bản sang các thị trường gồm Hàn Quốc và Malaysia đã tăng trưởng khá trong tháng 10/2010 so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 305 tấn, trị giá 83,8 triệu yên, tăng 116,3% về lượng và 47,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; tính chung 10 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường Hàn Quốc đạt 1260 tấn, trị giá 519,2 triệu yên, tăng 58,6% về lượng và 33% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của Nhật Bản sang Malaysia trong tháng 10/2010 chỉ đạt 8,2 tấn, trị giá 5 triệu yên, nhưng đã tăng đến 65,3% về lượng và 91,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. - Các nước Liên minh châu Âu (EU): Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia với 485 triệu dân, là khu vực văn minh sớm và phát triển vào bậc nhất toàn cầu, vì thế cũng là khu vực có khối lượng giao dịch thương mại khổng lồ, chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu và 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Số liệu thống kê từ Eurostat cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, và Tây Ban Nha là các nước sản xuất nhiều rau quả nhất tại EU. Sản lượng rau quả của ba quốc gia này luôn đứng đầu EU trong nhiều năm qua. Theo thống kê của Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của EU như sau: + Thổ Nhĩ Kỳ là nước xuất khẩu nhiều cà chua nhất tại EU, chủ yếu sang Nga và Đông Âu. Trong 5 tháng đầu năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu 335.000 tấn cà chua, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. 12 + Xuất khẩu khoai tây đông lạnh của EU giảm 10 % trong niên vụ 2008-2009, xuống còn 440.000 tấn do nhu cầu giảm tại Ả Rập Xê Út, Nga, và Brazil. Đây là ba thị trường tiêu thụ khoai tây đông lạnh lớn nhất của EU, với mức tiêu thụ chiếm khoảng một nửa xuất khẩu của EU. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam Với đặc điểm khí hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân hạ thu đông, miền Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, các sản phẩm rau của Việt Nam rất đa dạng, từ các loại rau nhiệt đới như rau muống, rau ngót, rau cải đến các loại rau xứ lạnh như xu hào, bắp cải, cà rốt... 1.2.2.1. Diện tích gieo trồng và năng suất rau Tính đến năm 2010, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 810,6 nghìn ha, sản lượng đạt 13.819,7 nghìn tấn; so với năm 2005 thì diện tích đất trồng rau tăng 175,5 nghìn ha tương ứng với 27,63%, sản lượng tăng 8.138,5 nghìn tấn tương ứng với 140,51%. Bảng 1: Diện tích gieo trồng và năng suất rau phân theo vùng Diện tích STT Vùng (1000 ha) Sản lượng 2010/2005 (1000 tấn) (%) 2005 2010 2010/2005 (%) 2005 2010 1 ĐB sông Hồng 164,3 229,3 39,56 2.852,8 4.114,7 44,23 2 TDMN phía Bắc 91,1 121,5 33,37 1.008 1.378,2 36,73 3 Bắc Trung Bộ 68,5 84,3 23,07 670,2 1.020,6 52,28 4 DH Nam Trung Bộ 44 57,1 29,77 616,4 896,1 45,38 5 Tây Nguyên 49 72,9 48,78 988,2 1.350,8 36,69 6 Đông Nam Bộ 59,6 64,2 07,72 722,1 1.068,3 47,94 7 ĐB sông Cửu Long 158,6 190,5 20,11 2.732,6 4.102 50,11 8 Cả nước 635,1 810,6 27,63 5.792,2 13.930,7 140,51 (Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả và tính toán của tác giả) 13 Qua bảng trên ta thấy tính đến năm 2010 thì vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐB sông Hồng chiếm 28,29% về diện tích đất trồng rau và 29,54 sản lượng rau của cả nước, tiếp đến vùng ĐB sông Cửu Long chiếm 23,5% về diện tích đất trồng rau và 29,45% sản lượng rau của cả nước. Đây là những vùng đất đai màu mỡ, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sản xuất rau phát triển khá mạnh. Còn vùng sản xuất rau thấp nhất là DH Nam Trung Bộ chiếm 7.04% diện tích đất trồng rau và 6.43% sản lượng rau của cả nước. Nguyên nhân chính là do khu vực này đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt (thường xuyên phải hứng chịu những đợt gió Tây – Nam thổi vào khiến cho thời tiết oi bức, khô nóng, đây còn là trung tâm của những cơn bão lớn nhất trong năm) vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất rau nên sản lượng rau ở đây chiếm phần nhỏ trong tổng sản lượng rau của cả nước. So sánh diện tích gieo trồng năm 2010 so với năm 2005 và sản lượng rau thu được giữa năm 2010 so với năm 2005 ta thấy: - Đối với diện tích gieo trồng thì Tây nguyên là vùng có diện tích trồng rau tăng lớn nhất tăng 48,78%. Đây là vùng đất đỏ bazan màu mỡ, không chỉ phù hợp với sản xuất cây công nghiệp như cao su, cà phê mà còn phù hợp với sản xuất rau. Vùng có diện tích tăng thấp nhất là Đông Nam Bộ tăng 07,72%. - Đối với sản lượng rau thì Bắc Trung Bộ là vùng có sản lượng rau tăng lớn nhất tăng 52,28%, tiếp đến là ĐB sông Cửu Long tăng 50,11% và thấp nhất là vùng Tây Nguyên tăng 36,69 %. Nếu tính chung cho cả nước thì sản lượng rau năm 2010 tăng so với năm 2005 là 140,51%. Với diện tích đất trồng rau tăng không nhiều tăng 27,63% so với năm 2005 nhưng sản lượng rau tăng lên rất lớn, điều này cho thấy người dân đã có các biện pháp canh tác hợp lý nhằm tăng năng suất cây trồng như các biện pháp luân canh, xen canh cây trồng; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; chăm sóc, phòng bệnh kịp thời… Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập cao và an toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt… 14 Theo đánh giá của Viện nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau....phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao. Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực: - Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao. - Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng: phục vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường. 1.2.2.2. Một số vùng trồng sản xuất rau hàng hoá tập trung - Miền Bắc: + Sản xuất rau ở Hà Nội: Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng rau các loại của thành phố Hà Nội có 12,1 ngàn ha, năng suất đạt 196,2 tạ/ha, sản lượng 170,8 ngàn tấn. Chủng loại rau rất phong phú, đa dạng. Các loại rau ăn lá như cải xanh, rau muống, cải thảo, cải làn, bắp cải, cải ngọt, cải bó xôi...chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng (chiếm khoảng 70 –80% diện tích), có tỷ suất hàng hoá cao. Tuy nhiên sản xuất rau hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống nên chất lượng rau không 15 đảm bảo. Do đó chủ chương của thành phố là đẩy nhanh việc xây dựng các vùng sản xuất RAT, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, người sản xuất và môi trường sinh thái. Hiện nay trên địa bàn thành phố, diện tích sản xuất RAT chiếm khoảng 23 – 28% diện tích canh tác rau, tập trung chính ở các huyện ngoại thành như Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì. Lượng rau an toàn chiếm khoảng 20 – 25% sản lượng rau của toàn thành phố. + Vùng sản xuất chuyên canh cà rốt, hành tỏi, dưa hấu hàng trăm ha tại Nam Sách, Bình Giang, Kim Thành tỉnh Hải Dương hàng năm cho thu nhập 70 - 90 triệu đồng/ha. + Vùng chuyên sản xuất dưa chuột tại Lý Nhân tỉnh Hà Nam hàng năm sản xuất 500 - 600 ha cà chua và dưa chuột cung cấp cho các nhà máy chế biến của Tổng công ty rau quả, nông sản. Vụ Xuân 2010, Tổng công ty rau quả đã tổ chức sản xuất rau nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Thanh Hoá đạt 940 ha (trong đó dưa chuột bao tử 294 ha, ớt 320 ha, ngô ngọt 146 ha, cà chua bi 65 ha) và đã thu mua trên 8.000 tấn sản phẩm. + Thái Bình đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp mang tính chuyên canh với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: hành, tỏi, ớt, khoai tây ở huyện Quỳnh Phụ; dưa chuột, ngô bao tử, sa lát ở huyện Thái Thụy... Một số rau màu xuất khẩu được tỉnh mở rộng gieo trồng: khoai tây Đức, Hà Lan; ớt Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản; cải bắp cuộn, bí xanh, đậu cô ve Trung Quốc; khoai lang Nhật và cà chua bi... để tăng giá trị thu nhập và hiệu quả sản xuất. + Trồng măng ở Đan Phượng – Hà Tây: Cây măng Điền Trúc, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng ở xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Tây; trên diện tích đất chân đồi bạc màu. Sau 12 tháng trồng cho thu hoạch, sau khi trừ mọi chi phí, thu lãi từ 60 –70 triệu đồng/ha. Trồng măng Điền trúc cho giá trị kinh tế cao là vì sản phẩm của nó có khả năng tận thu cao. - Miền Trung: Sản xuất rau hàng hoá xuất khẩu Quỳnh Lưu, Nghệ An: 16 Sản xuất rau ở xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu vào chính vụ (vụ Đông và Hè Thu), bình quân mỗi ngày nông dân trong xã đưa ra thị trường từ 45 đến 50 tấn rau. Xã đã thành lập trang web giới tiệu, quảng bá và bán sản phẩm, thông qua trang web này nhiều hợp đồng bán rau xanh cho khách hàng trong, ngoài nước đã được ký. Trong năm 2010, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã xuất sang Hà Lan 900 tấn rau xanh các loại (cà chua, rau cải, đậu, bắp cải, rau thơm, hành), tăng hơn năm ngoái 100 tấn. - Miền Nam: + Trồng rau nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh. Hiện thành phố có 1.863 ha sản xuất rau an toàn với sản lượng đạt khoảng 40.000 tấn/năm. Hiện nay thành phố đang xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao trên 100 ha tại huyện Củ Chi, áp dụng công nghệ trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng và canh tác trên giá thể không đất, nuôi cấy mô cho rau, hoa, cây cảnh, cây ăn trái… ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật, công nghệ gen, sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh. + Trồng nấm tại tỉnh Vĩnh Long Dự án cung cấp giống chương trình nấm thực phẩm đã hỗ trợ nông dân ở 20 xã trồng trong vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông với diện tích 834,5 ha nấm rơm. + Vùng trồng rau tỉnh Tiền Giang Hiện nay, diện tích rau của Tiền Giang lên đến 45.000 ha, mỗi năm cho sản lượng xấp xỉ 550.000 tấn với tổng thu nhập khoảng 160 tỷ đồng. Vùng trồng rau an toàn của tỉnh được quy hoạch ở các xã Thân Cửu Nghĩa, Long An, Phước Thạnh, Tân Hiệp; Long Bình Điền, Bình Phan, Bình Phục Nhất (Chợ Gạo); Bình Nhì, Long Vĩnh (Gò Công Tây); Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho) và Long Hưng (thị xã Gò Công) + Vùng trồng nấm Tân Phước - Tiền Giang Toàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có khoảng 600 ha nấm rơm, chủ yếu trồng tập trung ở các xã Tân Hoà Tây, Mỹ Phước, Phước Lập, Thạnh Mỹ, Tân Hoà 17 Đông… giá nấm rơm khoảng 22.000 – 25.000 đồng/kg, có khi lên đến 30.000 đồng/kg, vốn đầu tư thấp, nguồn nguyên liệu sẵn có (rơm rạ), kĩ thuật đơn giản. + Vùng sản xuất rau ôn đới tỉnh Lâm Đồng Diện tích trồng rau tại Lâm Đồng năm 2010 đạt khoảng 37.315 ha, sản lượng 87.700 tấn, sản lượng xuất khẩu khoảng 27.324 tấn. Chủng loại rau phong phú, có nhiều loại rau chất lượng cao như cải bắp, cải thảo, súp lơ (chiếm 55 – 60%), nhóm rau ăn củ chiếm 20 - 25% (khoai tây, cà rốt, củ dền), nhóm rau ăn quả chiếm 10 -12% (cà chua, đậu Hà lan...) Diện tích rau an toàn trên 700 ha theo công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ. 1.2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm rau Hiện nước ta có khoảng 90 cơ sở chế biến rau quả với tổng năng suất 350.000 tấn sản phẩm/năm. Hiện nay tiêu thụ rau chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm rau cho chế biến chiếm tỷ lệ không đáng kể, năm 2010 rau quả xuất khẩu chỉ đạt 375 triệu USD, trong đó phần lớn là từ quả chế biến. Sản phẩm rau cho xuất khẩu chủng loại rất hạn chế, hiện chỉ một số loại như cà chua, dưa chuột, ngô ngọt, ngô rau, ớt, dưa hấu ở dạng sấy khô, đóng lọ, đóng hộp, muối mặn, cô đặc, đông lạnh và một số xuất ở dạng tươi. Tiêu thụ trong nước không nhiều và giá cả thất thường phụ thuộc vào lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình trạng một mặt hàng nông sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất. Sản phẩm rau trở thành hàng hoá ngay sau khi thu hoạch và nó rất dễ bị hư hỏng trong khi hầu hết các vùng sản xuất hàng hoá lớn chưa có nơi sơ chế và kho bảo quản tạm thời. 18 1.2.2.4. Tình hình xuất khẩu rau quả ở Việt Nam - Kim ngạch xuất khẩu: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao trong tháng 10 năm 2010, đạt 36,2 triệu USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 10 tháng năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 337,8 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2009. Rau quả là một trong 9 mặt hàng nông sản được Bộ Công thương đưa vào kế hoạch các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong năm 2011. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành rau quả đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2011. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau quả từ năm 2008 đến tháng 10 năm 2010 như sau: (Đơn vị tính: Triệu USD) 45 35 25 15 5 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 N¨m 2008 27.9 N¨m 2009 31.3 26.6 34 29.6 39.8 26.5 23.9 24.8 31.8 29.5 50.3 43.3 29.4 34.6 32.5 33.6 42.6 21.5 25.2 38.6 32 38.4 47.4 N¨m 2010 40 31.7 45.8 39.3 33.3 38.9 46.56 36.4 29.66 36.2 (Nguồn: Rau Hoa Quả Việt Nam) Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu rau từ năm 2008 đến tháng 10 năm 2010 Qua biểu đồ cho thấy, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu rau quả tính đến tháng 10 năm 2010 tăng so với các năm 2008 và 2009. Những tháng đầu năm và cuối năm nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên so với các tháng khác trong năm. 19 - Cơ cấu thì trường: Theo nguồn bản tin “Thông tin Thương mại” của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công thương ta có: Bảng 2: Thị trường xuất khẩu rau quả 10 tháng năm 2010 T10/2009 T10/2010 2010/2009 10T/2009 10T/2010 2010/2009 (USD) (USD) (%) Thị trường (USD) (USD) (%) Trung Quốc 5.664.143 7.187.998 26,9 42.706.629 52.146.423 22,1 Nhật Bản 2.622.511 3.175.823 21,1 25.823.857 29.386.149 13,8 Hà Lan 1.378.902 2.391.165 73,4 14.248.219 25.996.543 82,5 LB Nga 1.941.495 3.477.094 79,1 29.050.433 22.445.694 -22,7 Hoa Kỳ 2.557.653 1.950.581 -23,7 16.485.636 20.278.945 23,0 Đài Loan 2.095.418 1.276.286 -39,1 17.060.184 16.659.538 -2,3 Indonesia 280.452 722.678 157,7 7.228.204 12.531.884 73,4 Singapore 922.383 1.298.735 40,8 8.119.003 12.344.000 52,0 Hàn Quốc 471.036 838.773 78,1 7.753.891 9.147.057 18,0 Thái Lan 551.017 1.155.567 109,7 6.518.214 7.519.620 15,4 Malaixia 330.021 855.991 159,4 4.033.871 7.127.950 76,7 Canada 864.71 918.774 6,3 4.651.731 6.377.345 37,1 CHLB Đức 570.871 768.186 34,6 4.711.061 5.908.615 25,4 Italia 1.152.968 576.067 -50,0 4.845.454 5.441.065 12,3 Pháp 487.613 340.767 -30,1 4.484.070 4.896.471 9,2 Hồng Kông 602.403 750.23 24,5 4.646.519 4.893.536 5,3 Campuchia 218.029 455.228 108,8 2.931.290 4.168.484 42,2 Anh 433.796 517.432 19,3 2.599.063 3.010.572 15,8 Ucraina 117.327 365.112 211,2 1.368.530 872.503 -36,2 (Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan