Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế của hồ chứa đa mục tiêu áp dụng cho hồ sông mực, tỉnh ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của hồ chứa đa mục tiêu áp dụng cho hồ sông mực, tỉnh thanh hóa.

.PDF
97
2
65

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi, Có được bản luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Trường Đại học Thủy lợi, Khoa Kinh tế và Quản lý, Bộ môn Quản lý xây dựng và các bộ môn khác thuộc Trường Đại học Thủy lợi; đặc biệt là TS. Trần Thị Thu Phong và TS. Trần Quốc Hưng đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên ngành kinh tế thủy lợi và quản lý xây dựng cho bản thân tác giả suốt những năm tháng qua. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp, và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học công phu, nghiêm túc của bản thân tác giả, tuy nhiên do điều kiện tài liệu, thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự tham gia góp ý và chỉ bảo của các Thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp. Cuối cùng, một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Đặng Thị Thanh Liêm ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đặng Thị Thanh Liêm Comment [w1]: Hình như lời cam đo đưa lên trước em ạ iii MỤC LỤC Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU .................................................... 1 1.1. Tổng quan về công trình hồ chứa đa mục tiêu .................................................... 1 1.1.1. Hồ chứa và hồ chứa đa mục tiêu ...................................................................... 1 1.1.2. Vai trò, hiệu quả của công trình hồ chứa đa mục tiêu ..................................... 2 1.1.3. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa ở Việt Nam ...................... 4 1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế công trình hồ chứa đa mục tiêu ........... 6 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế của công trình.................................................. 6 1.2.2. Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi .......................................................... 8 1.2.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi............. 12 1.2.4. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế công trình hồ chứa đa mục tiêu ...... 21 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu .. 27 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công trình thủy lợi.......................... 27 1.3.2. Nhóm nhân tố trong giai đoạn quy hoạch ...................................................... 27 1.3.3. Nhóm nhân tố trong giai đoạn đầu tư xây dựng............................................. 28 1.3.4. Nhóm nhân tố trong giai đoạn quản lý, vận hành .......................................... 29 1.4. Kinh nghiệm quản lý và vận hành khai thác hồ chứa đa mục tiêu của một số nước trên thế giới ..................................................................................................... 30 1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ...................................... 32 Kết luận chương 1 .................................................................................................... 33 Chương 2: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÔNG TRÌNH ĐA MỤC TIÊU - HỒ SÔNG MỰC TỈNH THANH HÓA.........................................34 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thanh Hóa ................................................................. 34 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Thanh Hóa ................................................................ 34 2.1.2. Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Thanh Hóa ............................... 35 2.2. Giới thiệu về hệ thống công trình Hồ Sông Mực .............................................. 36 2.2.1. Quá trình đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp công trình Hồ Sông Mực ..... 36 2.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của công trình Hồ chứa nước ............................................ 38 2.2.3. Vai trò, nhiệm vụ của công trình................................................................... 39 2.2.4. Tình hình quản lý khai thác vận hành công trình hiện nay ............................ 40 iv 2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống công trình Hồ Sông Mực ................... 41 2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hồ theo thiết kế .............................................. 42 2.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế thực tế trong giai đoạn quản lý vận hành ............. 58 2.4. So sánh hiệu quả kinh tế của công trình theo thực tế và theo thiết kế .............. 59 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công trình Hồ Sông Mực trong quá trình quản lý vận hành ....................................................................................... 60 2.5.1. Những nhân tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công trình .......................................................................................................................... 61 2.5.2. Những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả của công trình ...................... 62 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 66 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU .................................67 3.1. Định hướng phát triển công tác thủy lợi trong giai đoạn từ nay đến 2020 của tỉnh Thanh Hóa ......................................................................................................... 67 3.1.1. Nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống thuỷ lợi hiện có ........................... 67 3.1.2. Xây dựng hệ thống kiểm soát và xử lý nước thải ở các làng nghề, các khu dân cư tập trung............................................................................................................... 69 3.1.3. Củng cố các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi ............... 69 3.1.4. Nâng cao vai trò của cộng đồng, từng bước xã hội hoá công tác thuỷ lợi ..... 71 3.1.5. Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai lũ lụt ................... 71 3.1.6. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế ........................................................ 72 3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp...................................................................... 72 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống hồ chứa đa mục tiêu- Áp dụng cho hệ thống công trình Hồ Sông Mực ................................ 74 Kết luận chương 3 .................................................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84 1. Kết luận ................................................................................................................ 84 2. Kiến nghị .............................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu HQKT Hiệu quả kinh tế CTTL Công trình thủy lợi NPV Giá trị thu nhập ròng hiện tại CBA Phân tích chi phí – lợi ích IRR Suất thu lợi nội tại B/C Tỷ số lợi ích trên chi phí KT - XH Kinh tế - xã hội LHQ Liên hợp quốc GDP Tổng sản phẩm quốc nội TNN Tài nguyên nước WEAP Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước WUP Chương trình sử dụng nước WWC Hội đồng nước thế giới GWP Cộng tác vì nước toàn cầu vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng tổng hợp vốn đầu tư của công trình (K) ..........................................42 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp khi không có công trình ....43 Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp sau khi có công trình .........44 Bảng 2.4: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản xuất nông nghiệp theo thiết kế ...............................................................................................................45 Bảng 2.5: Thu nhập thuần tuý nuôi trồng thuỷ sản tính ............................................46 Bảng 2.6: Tổng hợp thu nhập thuần túy hàng năm của công trình ...........................47 theo thiết kế ...............................................................................................................47 Bảng 2.7: Bảng tính NPV và B/C theo thiết kế (r = 9%/năm) ..................................50 Bảng 2.8: Bảng tính NPV và B/C với r = 20%/năm .................................................54 Bảng 2.9: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản xuất nông nghiệp theo hiện trạng ...........................................................................................................58 Bảng 2.10: Tổng hợp thu nhập thuần túy thực tế hàng năm của dự án ....................59 vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ chứa thủy lợi là công trình được xây dựng với mục tiêu chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và tham gia điều tiết lũ cho vùng hạ du, tạo nguồn nước cho sinh hoạt và kết hợp phát điện. Hồ chứa nước đa mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt rất lớn đối với công tác phòng chống lũ, lụt, tưới tiêu, phát điện, giao thông thủy, thủy sản, du lịch và nhiệm vụ cung cấp nhu cầu dùng nước khác. Về mùa mưa bão, hồ có vai trò cắt lũ, chậm lũ. Về mùa kiệt hồ cung cấp nước đáp ứng yêu cầu tưới, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, giao thông thủy, đẩy mặn, giữ gìn môi trường sinh thái. Có thể nói rằng, so với công trình đơn mục tiêu cùng quy mô, công trình hồ chứa đa mục tiêu có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường lớn hơn rất nhiều. Để thấy rõ hiệu quả tổng hợp của các HTTL, khắc phục tình trạng xuống cấp nhanh và nâng cao hiệu quả khai thác của các hệ thống thủy lợi (HTTL) thì việc đánh giá hiệu quả kinh tếcác hệ thống công trình loại này là rất quan trọng, sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm được những thiếu sót, bất cập của hiện trạng công trình, hiện trạng quản lý vận hành hệ thống để có biện pháp cải tiến, nâng cấp công trình và quản lý vận hành nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Vai trò quan trọng, tính ưu điểm vượt trội và hiệu quả của các công trình hồ chứa đa mục tiêu là rất rõ ràng, nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một phương pháp luận hoàn thiện và cập nhật để đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình loại này, chính vì thế việc lựa chọn giải pháp công trình trong giai đoạn quy hoạch chưa được quan tâm, khả năng thuyết phục đầu tư trong giai đoạn lập dự án chưa cao, tính thuyết phục trong bước thiết kế chưa đảm bảo và đặc biệt là việc phát huy hiệu quả công trình trong giai đoạn hậu xây dựng chưa được quan tâm, còn nhiều hạn chế. Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò của hệ thống các công trình thủy lợi trong điều kiện phát triển mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi đa mục tiêu trong chiến lược phát triển thủy lợi đến năm viii 2020 và tầm nhìn 2030. Như vậy, việc phân tích đánh giá làm rõ tính hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi đa mục tiêu trong giai đoạn đầu tư xây dựng cũng như trong giai đoạn quản lý vận hành sẽ là căn cứ quan trọng để chúng ta sử dụng hiệu quả các nguồn lực Quốc gia trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất nước. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ với tên: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hồ chứa đa mục tiêu Áp dụng cho Hệ thống Hồ Sông Mực, Tỉnh Thanh Hóa” với mong muốn đóng góp chia sẻ những kết quả nghiên cứu và những vấn đề khoa học mà tác giả quan tâm. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của loại hình công trình hồ chứa nước đa mục tiêu ở nước ta, từ kết quả nghiên cứu sẽ áp dụng đánh giá cho một công trình cụ thể và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của loại hình công trình này 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên của đề tài: là phương pháp và các chỉ tiêu trong phân tích hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của hệ thống và các giải pháp nâng cao hiệu quả của loại hình công trình này. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Các phương pháp và các chỉ tiêu dùng trong phân tích hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu; - Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu của các công trình hồ chứa đa mục tiêu ở Vùng núi Như Xuân trọng tâm là Hồ Sông Mực tỉnh Thanh Hóa trong thời gian vừa qua và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn từ nay đến năm 2020; 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: ix - Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; - Phương pháp khảo sát thực tế; - Phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế; - Phương pháp kế thừa và một số phương pháp kết hợp khác. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế phù hợp, có căn cứ khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu trong bước lập dự án, cũng như đánh giá hậu dự án các công trình hồ chứa nước đa mục tiêu. b. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng trong thực tiễn phân tích hiệu quả kinh tế các công trình hồ chứa nước đa mục tiêu, các giải pháp đề xuất sẽ là những gợi ý cho các nhà đầu tư, nhà tư vấn, những người quản lý, khai thác vận hành hệ thống trong đầu tư, thiết kế, quản lý hệ thống đạt hiệu quả kinh tế cao. 6. Kết quả dự kiến đạt được - Hệ thống cơ sở lý luận về hệ thống hồ chứa đa mục tiêu, tình hình đầu tư xây dựng và hiệu quả mang lại của hệ thống công trình hồ chứa đa mục tiêu ở nước ta trong thời gian qua; làm rõ khái niệm, nêu phương pháp xác định và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống hồ chứa đa mục tiêu, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của chúng. - Phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế đạt được của các hệ thống hồ chứa đa mục tiêu Khu vực trung du, miền núi phía Bắc, trong đó tập trung nghiên cứu trường hợp điển hình là hệ thống hồ chứa Sông Mực Thanh Hóa. Qua kết quả phân tích sẽ làm rõ những nhân tố phát huy hoặc hạn chế hiệu quả kinh tế của công trình để có những giải pháp quản lý phù hợp. - Nghiên cứu đề xuất những giải pháp về đầu tư và quản lý phù hợp, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế xã hội của các hệ thống công trình hồ chứa đa mục tiêu trong giai đoạn quy hoạch thiết kế và trong quản lý vận hành. x 7. Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, luận văn được bố cục với 3 chương, nội dung chính như sau: - Chương 1: Tổng quan về HQKT của hệ thống hồ chứa đa mục tiêu. - Chương 2: Nghiên cứu HQKT của hệ thống Hồ Sông Mực tỉnh Thanh Hóa. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT của hệ thống hồ chứa đa mục tiêu - Áp dụng cho Hệ thống Hồ Sông Mực tỉnh Thanh Hóa. 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA ĐA MỤC TIÊU 1.1. Tổng quan về công trình hồ chứa đa mục tiêu 1.1.1. Hồ chứa và hồ chứa đa mục tiêu Hồ chứa, còn gọi là kho nước nhân tạo, hồ chứa nhân tạo, là những thủy vực chứa nước tương đối lớn, hình thành một cách nhân tạo hoặc bán nhân tạo, có chế độ nước bị điều tiết nhân tạo. Các hồ chứa do con người tạo ra bằng cách đắp đập ngăn dòng chảy của sông hoặc suối. Các hồ chứa lớn trên thế giới đều được xây dựng theo phương thức xây đập ngăn sông. Những hồ chứa đầu tiên đã được xây dựng từ khoảng 5.000 năm trước trên sông Tigris (Tích Giang) ở Iraq và Euphrates ở Syria (hai con sông đã tạo nên nền văn minh Lưỡng Hà - Mesopotamia); trên sông Nin ở Ai Cập và sông Indus (sông Ấn) ở Pakistan. Tất cả các hồ chứa từ xa xưa được xây dựng chủ yếu để phục vụ tưới cho nông nghiệp và kiểm soát lũ. Trên thế giới hiện có hơn 45.000 hồ chứa lớn đang hoạt động (là những hồ chứa có đập cao >15m hoặc có đập cao từ 5-15m nhưng có dung tích >3 tỷ m3) và khoảng trên 800.000 hồ chứa không thuộc loại lớn. Trong thời gian qua, hồ chứa lớn được xem là biểu tượng của khả năng chế ngự và chinh phục thiên nhiên của con người nhằm mục đích phát triển công nghiệp cũng như nông nghiệp, kinh tế xã hội và điện lực. Kết quả là hơn một nửa các con sông lớn trên thế giới đều bị ảnh hưởng của việc xây dựng hồ chứa và gần 40 triệu người dân đã phải di dời. Trung Quốc là nước có nhiều hồ chứa lớn nhất, với trên 20.000 hồ chứa (trên tổng số > 90.000 hồ chứa); Mỹ có khoảng 6.400 hồ chứa lớn, Ấn Độ có khoảng 4.000 hồ chứa lớn, Nhật và Tây Ban Nha có khoảng > 1.000 hồ chứa lớn. Năm 1992 Trung Quốc tiến hành xây dựng hồ chứa nước Tam Hiệp trên sông Dương Tử trị giá 50 tỷ USD, với đập cao 185m có chức năng cấp nước, điều tiết lũ, phát điện (12% nhu cầu điện toàn quốc). Công trình làm 1,2 triệu người phải di dời và làm ngập 41.000ha đất nông nghiệp. Căn cứ vào tính chất hoặc nhiệm vụ chủ yếu của hồ chứa có thể phân thành 2 loại hồ chứa chủ yếu là hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện. 2 Hồ chứa đa mục tiêu là loại công trình hồ chứa thủy lợi được xây dựng để khai thác tổng hợp nguồn nước: cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, giảm lũ, cắt lũ cho hạ du, phát điện, cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt, tạo cảnh quan môi trường để phát triển dịch vụ du lịch, phục vụ giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản,… Công trình hồ chứa đa mục tiêu có ba vấn đề chính cần quan tâm giải quyết mà ở công trình được thiết kế cho một mục tiêu duy nhất không có, đó là: - Vấn đề giải quyết các xung đột và mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ (các ngành dùng nước) trong bài toán cân bằng nước. - Vấn đề phân bổ vốn đầu tư cho từng nhiệm vụ. - Vấn đề xác định thu nhập và lợi ích của từng nhiệm vụ. Nói chung trong lĩnh vực thủy lợi ngày nay, hầu hết các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là các hệ thống có hồ chứa điều tiết dòng chảy đều thuộc loại hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, cùng một lúc phục vụ nhiều ngành kinh tế quốc dân. 1.1.2. Vai trò, hiệu quả của công trình hồ chứa đa mục tiêu Hồ chứa đa mục tiêu là một biện pháp công trình nhằm kiểm soát và điều tiết lượng nước được sử dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao; có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực dự án. Hồ chứa đa mục tiêu được xây dựng nhằm các mục tiêu sau: 1. Cấp nước nông nghiệp; 2. Hệ thống thủy lợi cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp; 3. Nuôi trồng thuỷ sản và thủy cầm được CTTL cấp, thoát nước; 4. Hệ thống thủy lợi kết hợp cấp nước cho chăn nuôi; 5. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho tiểu công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; 6. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho thủy điện và giao thông thủy; 7. Các công trình thủy lợi phòng chống úng ngập, lũ lụt; 8. Hệ thống thủy lợi Tác động đến chu trình thủy văn và môi trường; 9. Hệ thống thủy lợi (HTTL) bổ sung nguồn nước ngầm; 3 10. Tác dụng làm sạch nước của các hệ thống thủy lợi; 11. Bảo tồn đa dạng sinh học nhờ các HTTL; 12. Giá trị du lịch sinh thái và giải trí của các hệ thống thủy lợi; 13. Hệ thống thủy lợi bảo vệ môi trường,cải thiện khí hậu; 14. Hệ thống thủy lợi tác động tích cực đến sự phát triển văn hóa, xã hội; Hồ chứa có vai trò quyết định tạo đà phát triển trong phát triển kinh tế của khu vực dự án. Tạo điều kiện quan trọng cho phát triển nhanh và ổn định diện tích canh tác, năng suất, sản lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa, ngô ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở miền Đông nam Bộ, Tây Nguyên, chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ,...Nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững mang lại hiệu quả cao tại những vùng có hệ thống thủy lợi bảo đảm nguồn cấp và thoát nước chủ động. Hồ chứa có tác dụng phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng, hạn, sạt lở,...), bảo vệ tính mạng của nhân dân, bảo vệ sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạn chế dịch bệnh. Các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng bước đảm bảo chống lũ cho công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du. Hồ chứa còn có tác dụng cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế kháctheo số liệu cụ thể: Ở Việt Nam, Hàng năm các công trình thủy lợi cung cấp khoảng 6 tỷ mét khối nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, trong đó chủ yếu là từ các hồ chứacấp nước sinh hoạt cho đồng bằng, trung du miền núi. Đến nay khoảng (70-75)% số dân nông thôn đã được cấp nước hợp vệ sinh với mức cấp 60 lít/người/ngày đêm.Cấp nước cho các khu công nghiệp, các làng nghề, bến cảng. Các công trình hồ chứa còn góp phần phát triển nguồn điện: Lợi dụng thủy năng để phát triển ngành điện - một ngành có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các ngành nghề khác. Bên cạnh đó các công trình hồ chứa đã góp phần làm tăng độ ẩm, bổ sung nguồn nước ngầm, điều hòa dòng chảy, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi 4 trường nước, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống cháy rừng, cải thiện điều kiện vi khí hậu,… Tuy nhiên, việc xây dựng và hoạt động của các hồ chứa đa mục tiêu cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực như: Phải thực hiện di dân và tái định cư để có diện tích xây dựng công trình và làm mất đi một số phần trăm diện tích đất canh tác và đất rừng, đa dạng sinh học bị thay đổi, tập quán canh tác thay đổi,... Các tác động tiêu cực thường là nhỏ, có thể giảm thiểu đến mức tối đa nhờ công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý khai thác hợp lý và tối ưu, do vậy nó hầu như không đáng kể so với các lợi ích thu được từ hiệu quả phục vụ của các hồ chứa. 1.1.3. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa ở Việt Nam Theo số liệu được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố tại Hội thảo “Đảm bảo an toàn hồ đập-Thực trạng, thách thức và giải pháp”, ngày 10/07/2014 thì hiện nay cả nước ta có 6.648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 11 tỷ m3, trong đó, có 560 hồ chứa lớn (có dung tích trữ >3,0 triệu m3 hoặc đập cao >15m); 1.752 hồ chứa có dung tích từ 0,2 triệu m3 đến 3,0 triệu m3, còn lại 4.896 hồ chứa nhỏ có dung tích dưới 0,2 triệu m3. Các tỉnh đã xây dựng nhiều hồ chứa là: Hoà Bình 521 hồ, Bắc Giang 461 hồ, Tuyên Quang 503 hồ, Vĩnh Phúc 209 hồ, Phú Thọ 124 hồ, Thanh Hoá 618 hồ, Nghệ An 625 hồ, Hà Tĩnh 345 hồ, Bình Định 161 hồ, Đăk Lắk 439 hồ,… Với trên 500 hồ đập lớn có dung tích trên 1 triệu m3 nước hoặc có đập cao trên 10 m hoặc công trình xả lũ trên 2.000 m3/s (phân loại theo tiêu chuẩn của). Theo số lượng này Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới về những thành tựu đã đạt được trong công tác thủy lợi sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Canada, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Pháp, Nam Phi, Mêxico, Italia, Anh. Trong số hồ đập lớn trên có: 72 hồ đập có dung tích trên 10 triệu m3, 41 hồ đập có dung tích trên 20 triệu m3. 1.1.3.1. Quá trình đầu tư xây dựng các hồ chứa thủy lợi ở Việt Nam Từ những năm 1960 đến năm 2000 của thế kỷ trước, nước ta đã đầu tư xây dựng hàng ngàn hồ chứa với các quy mô và hình thức đầu tư khác nhau, cụ thể: 5 - Giai đoạn 1960÷1975: Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa có dung tích trữ từ 10÷50 triệu m3 và chiều cao lớn chủ yếu là các đập vật liệu địa phương trong đó đập đất chiếm đa phần như: Đại Lải, Suối Hai, Đồng Mô (Hà Nội); Khuôn Thần (Bắc Giang); Thượng Tuy (Hà Tĩnh); Rào Nan, Cẩm Ly (Quảng Bình)…, trong đó, hồ Cấm Sơn với dung tích trữ 248 triệu m3 và chiều cao đập 40m (là hồ chứa có đập đất cao nhất nhất lúc bấy giờ). - Giai đoạn 1975÷2000: Sau khi đất nước thống nhất, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhà nước đã đầu tư xây dựng hàng loạt hồ chứa với nhiều quy mô khác nhau (lớn, vừa và nhỏ): + Một số hồ chứa quy mô lớn như: Sông Mực (Thanh Hóa), Kẻ Gỗ (Nghệ An); Yên Lập (Quảng Ninh); (Thanh Hóa), Phú Ninh (Quảng Nam), Dầu Tiếng (Tây Ninh) …, trong đó hồ Dầu Tiếng có dung tích lớn nhất 1,58 tỷ m3. + Các địa phương trên cả nước đã xây dựng hơn 700 hồ chứa có dung tích từ (1÷10) triệu m3. Đặc biệt trong giai đoạn này các huyện, xã, hợp tác xã, nông lâm trường đã xây dựng hàng ngàn hồ chứa nhỏ có dung tích dưới 0.2 triệu m3. - Từ năm 2000 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, đặc biệt nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quản lý đầu tư xây dựng mới nhiều hồ chứa có quy mô lớn, như: Cửa Đạt (Thanh Hóa), Định Bình (Bình Định), Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), Nước Trong (Quảng Ngãi), Đá Hàn (Hà Tĩnh), Rào Đá, Thác Chuối (Quảng Bình), Đá Mài, Tân Kim (Quảng Trị), Krông Buk Hạ, IaSup Thượng, Krông Pach Thượng (Đắk Lắk),… 1.1.3.2. Về công tác quản lý đầu tư xây dựng các hồ chứa thủy lợi Những loại hồ chứa nước vừa và lớn do Bộ Thủy lợi trước đây và nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý việc đầu tư xây dựng đều giao cho các Ban quản lý đầu tư và xây dựng chuyên ngành thủy lợi thay mặt Bộ làm nhiệm vụ Chủ đầu tư xây dựng. Đây là những cơ quan có năng lực và kinh nghiệm quản lý xây dựng các hồ chứa nước nhiều năm. Các cơ quan tham mưu của Bộ là các Cục, Vụ chuyên ngành có đủ năng lực chuyên môn giúp Bộ theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp thường xuyên công tác quản lý đầu tư xây dựng kể cả mặt kỹ thuật, kinh tế và các thủ tục chính sách về xây dựng cơ bản. 6 Đối với những dự án xây dựng hồ chứa vừa và nhỏ do UBND tỉnh quản lý đầu tư xây dựng được giao cho các Ban Quản lý dự án chuyên ngành thủy lợi thuộc tỉnh hoặc thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt UBND tỉnh làm nhiệm vụ của Chủ đầu tư quản lý. Đây cũng là các cơ quan có trình độ, chuyên môn kỹ thuật về xây dựng thủy lợi. Đối với các hồ chứa nhỏ do các xã, hợp tác xã, nông trường đầu tư vốn xây dựng hồ chứa, thông thường việc quản lý đầu tư xây dựng giao cho 1 Ban quản lý của xã, hợp tác xã, nông trường đảm nhiệm, các đơn vị này thường thiếu cán bộ chuyên môn về thủy lợi nên công tác quản lý kỹ thuật có những khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng các hồ chứa nước. 1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế công trình hồ chứa đa mục tiêu 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế của công trình Hiệu quả kinh tế của công trình là toàn bộ mục tiêu kinh tế đã được đề ra của công trình, được đặc trưng bằng hai loại chỉ tiêu là các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được của công trình ) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của công trình và các kết quả đạt được theo mục tiêu của công trình). Ngoài các lợi ích khó lượng hóa thành tiền như: lợi ích về môi trường; lợi ích về mặt xã hội,… Mục tiêu kinh tế của một dự án hồ chứa đa mục tiêu là Hiệu quả từcấp nước cho sản xuất nông nghiệp; Hiệu quả từcấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi; Hiệu quả từcấp nước cho công nghiệp; Hiệu quả từcấp nước cho phát triển thủy sản; Hiệu quả từdịch vụ du lịch;Hiệu quả từgiao thông thủy;… 1.2.1.1. Phân loại hiệu quả kinh tế 1. Hiệu quả về mặt định tính Hiệu quả về mặt định tính của công trình là những hiệu quả không thể lượng hóa được. Tuỳ theo từng lĩnh vực hoạt động, các quan điểm đánh giá hay mức độ phát sinh mà được chia thành các loại như sau: - Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, hiệu quả về mặt định tính bao gồm hiệu quả tài chính, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội và hiệu quả quốc phòng. 7 - Theo quan điểm lợi ích, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả của công trình (hiệu quả tài chính) và hiệu quả đem lại cho nhà nước và cộng đồng (hiệu quả kinh tế - xã hội). - Theo phạm vi tác động, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả toàn cục và hiệu quả bộ phận. - Theo phạm vi thời gian, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả trước mắt, ngắn hạn và hiệu quả lâu dài. - Theo mức độ phát sinh, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả phát sinh trực tiếp và hiệu quả phát sinh gián tiếp. Ngoài ra hiệu quả kinh tếcũng có thể được chia thành hiệu quả hữu hình và hiệu quả vô hình. 2. Hiệu quả về mặt định lượng Hiệu quả về mặt định lượng của công trình chỉ rõ độ lớn của mỗi chỉ tiêu hiệu quả định tính, được chia thành các loại sau: - Theo cách tính toán, hiệu quả về mặt định lượng được chia thành 2 loại là hiệu quả được tính theo số tuyệt đối (kết quả của đầu tư) và hiệu quả được tính theo số tương đối. - Theo thời gian tính toán, hiệu quả về mặt định lượng được chia thành hiệu quả tính cho một thời đoạn niên lịch (thường là 1 năm) và hiệu quả tính cho cả đời công trình(kéo dài nhiều năm). - Theo mức đạt yêu cầu, hiệu quả về mặt định lượng được chia thành các loại: + Hiệu quả chưa đạt mức yêu cầu, khi trị số hiệu quả của công trình được tính ra nhỏ hơn trị số hiệu quả định mức (ngưỡng hiệu quả).Khi đócông trình được gọi là không đạt hiệu quả, hay là không đáng giá. + Hiệu quả đạt mức yêu cầu, khi trị số hiệu quả của công trình được tính ra lớn hơn trị số hiệu quả định mức. Khi đó công trình được gọi là đạt hiệu quả, hay đáng giá. + Hiệu quả có trị số lớn nhất hoặc bé nhất. - Theo khả năng tính toán thành số lượng cũng có thể được phân ra thành hiệu quả có thể tính toán định lượng được và hiệu quả khó tính toán biểu hiện bằng số lượng được,... 8 1.2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả của công trình Đánh giáhiệu quả của công trình phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu về mặt kỹ thuật, công nghệ, tài chính, kinh tế xã hội, trong đó có một số chỉ tiêu tài chính và kinh tế đóng vai trò chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Các chỉ tiêu này phản ánh được tương đối tổng hợp và toàn diện hiệu của của công trình, cả về mặt kỹ thuật và xã hội. Các chỉ tiêu tài chính, kinh tế, xã hội của công trình được phân chia thành các nhóm sau: - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính của công trình: phản ánh lợi ích trực tiếp của công trình mang lại, bao gồm các chỉ tiêu tĩnh (tính toán cho 1 năm) và các chỉ tiêu động (tính toán cho cả đời công trình có kể đến yếu tố thời gian trong các chỉ tiêu kinh tế). - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình: phản ánh lợi ích thu được của Nhà nước và cộng đồng. Các chỉ tiêu này có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp do công trình mang lại. 1.2.2. Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi 1.2.2.1. Các mặt hiệu quả của công trình thủy lợi Hệ thống các công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng, phục vụ yêu cầu tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Các mặt hiệu quả của công trình thủy lợi cụ thể như sau: 1. Tạo điều kiện quan trọng cho phát triển nhanh và ổn định diện tích canh tác; tăng năng suất, sản lượng lúa và hoa màu để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Các công trình thủy lợi đã góp phần cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường nước như vùng vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười,... Phát triển thuỷ lợi đã tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa, ngô ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ,... 9 Nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững tại những vùng có hệ thống thủy lợi bảo đảm nguồn cấp và thoát nước (nước ngọt, nước mặn) chủ động. 2. Phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng, hạn, sạt lở bờ ...), bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, các cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạn chế dịch bệnh: Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều tần suất 10% gặp bão cấp 9. Hệ thống đê Trung Bộ, bờ bao đồng bằng Sông Cửu Long chống được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu và Đông Xuân. Các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng bước đảm bảo chống lũ cho công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du. Các công trình chống lũ ở đồng bằng sông Hồng vẫn được duy tu, củng cố. 3. Hàng năm các công trình thuỷ lợi bảo đảm cấp (5÷6) tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác: Cấp nước sinh hoạt cho đồng bằng, trung du miền núi. Đến nay khoảng 70 đến 75% số dân nông thôn đã được cấp nước hợp vệ sinh với mức cấp 60 lít/người/ngày đêm. Cấp nước cho các khu công nghiệp, các làng nghề, bến cảng. Các hồ thuỷ lợi đã trở thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như: Đại Lải, Đồng Mô - Ngải Sơn, hồ Xuân Hương, Dầu Tiếng... 4. Góp phần lớn vào xây dựng nông thôn mới: thủy lợi là biện pháp hết sức hiệu quả đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ, ổn định xã hội, xoá đói giảm nghèo nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới. 5. Góp phần phát triển nguồn điện: hàng loạt công trình thuỷ điện vừa và nhỏ do ngành Thuỷ lợi đầu tư xây dựng. Sơ đồ khai thác thuỷ năng trên các sông do ngành Thuỷ lợi đề xuất trong quy hoạch đóng vai trò quan trọng để ngành Điện triển khai chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhanh và hiệu quả hơn. 6. Góp phần cải tạo môi trường: các công trình thủy lợi đã góp phần làm tăng độ ẩm, điều hòa dòng chảy, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường nước, phòng chống cháy rừng. 10 7. Công trình thuỷ lợi kết hợp giao thông, quốc phòng, chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; nhiều trạm bơm phục vụ nông nghiệp góp phần đảm bảo tiêu thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp lớn. 1.2.2.2. Nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi Khi xác định hiệu quả kinh tế mà công trình thuỷ lợi đem lại cần phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Phải xem xét, phân tích hiệu quả kinh tế của công trình trong trường hợp có dự án và không có dự án. Hiệu quả mà dự án mang lại là phần hiệu quả tăng thêm giữa trường hợp có dự án so với khi không có dự án; 2. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư xây dựng cơ bản của một dự án có liên quan đến việc giải quyết những nhiệm vụ phát triển lâu dài của hệ thống thuỷ nông, của việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, dự án khai thác những khu vực mới... thì việc đánh giá được xác định với điều kiện công trình đã được xây dựng hoàn chỉnh, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng, sản xuất và sản phẩm của của khu vực mới đã được thực hiện. Trong những trường hợp cần thiết có thể thay đổi giá trị và tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế; 3. Khi xác định hiệu quả kinh tế của việc dùng nước tiêu thải để tưới cho diện tích đất nông nghiệp, thì hiệu quả kinh tế của công trình được xác định trên kết quả của việc thực hiện 2 nhiệm vụ: Là nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường; 4. Khi nghiên cứu, xác định hiệu quả kinh tế của công trình thuỷ lợi, ngoài việc đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế còn phải đánh giá hiệu quả về mặt bảo vệ môi trường và việc cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác; 5. Khi phân tích tính toán hiệu quả vốn đầu tư, cần xét tới sự gián đoạn về mặt thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn bỏ vốn và giai đoạn thu nhận kết quả. a. Giai đoạn 1: Là giai đoạn bỏ vốn đầu tư nhưng vẫn thu nhận được kết quả. Hiệu quả kinh tế trong giai đoạn này phụ thuộc vào khoảng thời gian bỏ vốn xây dựng công trình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan