Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện tắt ngo...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện tắt ngoẵng huyện mộc châu, tỉnh sơn la

.PDF
95
2
123

Mô tả:

1 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy các cô ở trường Đại học Thủy Lợi trong suốt quá trình đào tạo thạc sĩ đã cung cấp kiến thức, các phương pháp luận để em có thể áp dụng trong nghiên cứu và giải quyết vấn đề trong luận văn của mình. Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Đồng Kim Hạnh, người đã hướng dẫn em thực hiện hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng Học viên năm 2014 LỜI CAM KẾT Tôi cam kết đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các thông tin, dữ liệu, số liệu nêu trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Học viên MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. LỜI CAM KẾT ........................................................................................................... MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...................................................... 5 1.1.Khái niệm dự án đầu tư xây dựng ...................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm về đầu tư ................................................................................... 5 1.1.2. Vị trí và vai trò của đầu tư. ......................................................................... 5 1.1.3. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng. ............................................................. 5 1.1.4. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình........................................ 6 1.1.5. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng. ........................................ 7 1.2. Các hình thức quản lý dự án. ........................................................................... 10 1.2.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện quản lý dự án. ............................. 10 1.2.2. CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án: .................................................. 11 1.3. Vai trò của Quản lý dự án................................................................................ 12 1.4. Quá trình quản lý dự án. .................................................................................. 13 1.4.1. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư. ................................................. 13 1.4.2. Chủ đầu tư. ............................................................................................... 14 1.4.3. Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng. .............................................................. 15 1.4.4. Doanh nghiệp xây dựng............................................................................ 15 1.4.5. Mối quan hệ của CĐT đối với các chủ thể liên quan. .............................. 15 1.5. Nội dung quản lý dự án. .................................................................................. 16 1.5.1. Quản lý phạm vi dự án. ............................................................................ 16 1.5.2. Quản lý thời gian của dự án...................................................................... 16 1.5.3. Quản lý chi phí dự án. .............................................................................. 17 1.5.4. Quản lý định mức dự toán, giá và chỉ số giá xây dựng. ........................... 18 1.5.5.Quản lý chất lượng dự án. ......................................................................... 21 1.5.6. Quản lý nguồn nhân lực. .......................................................................... 21 1.5.7. Quản lý an toàn và vệ sinh môi trường. ................................................... 21 1.5.8.Quản lý việc trao đổi thông tin dự án. ....................................................... 22 1.5.9.Quản lý rủi ro trong dự án. ........................................................................ 22 1.5.10. Quản lý việc thu mua của dự án. ............................................................ 22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH- KINH TẾ CỦA DỰ ÁN 24 2.1. Giá trị tiền tệ theo thời gian ......................................................................... 26 2.1.1. Các chỉ số lãi của đồng tiền .................................................................. 26 2.1.2 Giá trị tương lai và hiện tại.................................................................... 28 2.2. Chiết khấu của dự án đầu tư. ....................................................................... 30 2.2.1.Chiết khấu ( r )....................................................................................... 30 2.2.2 Chi phí cơ hội trong phân tích đầu tư ..................................................... 31 2.3. Các chỉ tiêu tài chính kinh tế liên quan đến dự án. ..................................... 32 2.4. Chỉ tiêu phân tích tài chính dùng trong phân tích đánh giá hiệu quả tài chính - kinh tế của dự án đầu tư. ................................................................. 36 2.4.1 Phân tích tài chính - kinh tế ................................................................... 36 2.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp tính. ......................................................... 37 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích đánh giá hiệu quả dự án ..... 42 2.5.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư..................................................................... 42 2.5.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư. .................................................................. 44 2.5.3 Giai đoạn kết thúc và vận hành dự án. .................................................. 47 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẮT NGOẴNG ................. 50 3.1. Giới thiệu về công ty ................................................................................... 50 3.1.1. Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Sông Đà ........................................ 50 3.1.2. Công trình thủy điện Tắt Ngoẵng. ........................................................ 53 3.2. Phân tích tài chính - kinh tế của dự án đầu tư thủy điện Tắt Ngoẵng ......... 60 3.2.1. Phần tích đánh giá hiệu quả tài chính dự án. ......................................... 60 3.2.1.1. Các cơ sở về số liệu phân tích dự án. ................................................. 61 3.2.1.2. Cơ sở về lịch giải ngân và trả nợ của dự án. ..................................... 62 3.2.1.3. Căn cứ về suất chiết khấu của dự án. ................................................. 63 3.2.1.4. Căn cứ tính doanh thu của dự án........................................................ 65 3.2.1.5. Doanh thu và các kết quả ................................................................... 67 3.2.1.6. Doanh thu của dự án theo quan điểm tổng đầu tư. ............................ 68 3.2.1.7. Phân tích độ nhạy dự án. .................................................................... 68 3.2.2. Phần tích kinh tế của dự án. .................................................................. 68 Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 87 1. Kết luận .................................................................................................... 87 2. Hạn chế ..................................................................................................... 88 3. Kiến nghị .................................................................................................. 88 Danh mục các bảng Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 52 Bảng 3.2: Các thông số thủy văn thủy năng của dự án 57 Bảng 3.3: Các thông số cơ bản của dự án 58 Bảng 3.4 : Tổng mức đầu tư của dự án 59 Bảng 3.5 : Thông số chi tiết phân tích hiệu quả dự án 61 Bảng 3.6 : Lịch giải ngân và trả nợ dự án 63 Bảng 3.7 : Cơ cấu vốn 65 Bảng 3.8 : Tỷ lệ chiết khấu bình quân gia quyền 65 Bảng 3.9 : Khấu hao của dự án 66 Bảng 3.10 : Doanh thu của dự án 68 Bảng 3.11 : Kết quả tính toán theo quan điểm tổng đầu tư 68 Bảng 3.12 : Kết quả độ nhạy vốn tăng 10%, E giảm 10% 70 Bảng 3.13 :Kết qủa độ nhạy khi Vốn tăng 10% 70 Bảng 3.14 : Kết qủa độ nhạy khi điên năng giảm 10% 71 Bảng 3.15: Thông số đầu vào phân tích các chỉ tiêu kinh tế 73 Bảng 3.16: Phân tích và kết quả các chỉ tiêu kinh tế PA gốc 74 Bảng 3.17: Phân tích và kết quả các chỉ tiêu kinh tế K tăng 10% 77 Bảng 3.18: Phân tích và kết quả các chỉ tiêu kinh tế vốn tăng 10% , điện lượng giảm 10% 80 Bảng 3.19: Phân tích và kết quả các chỉ tiêu kinh E giảm 10% 83 Danh mục các hình vẽ và sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Qui trình thực hiện dự án 7 Sơ đồ 1.2: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 11 Sơ đồ 1.3: Chủ đầu tư thuê quản lý dự án 12 Sơ đồ 1.4: Các chủ thể tham gia dự án 13 Sơ đồ hình 2.1: Xác định IRR 39 Sơ đồ hình 2.2: Xác định điểm hòa vốn. 41 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty 52 Sơ đồ 3.2: Vị trí dự án thủy điện Tắt Ngoẵng 56 Sơ đồ 3.3: Chủ đầu tư trực tiếp quả lý dự án 59 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và nhu cầu sử dụng điện năng ngày một tăng ở Việt Nam. Việc đầu tư các công trình thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu đã trở thành vấn đề Quốc gia và được Chính phủ lập qui hoạch phát triển điện Quốc gia. Bên cạnh các dự án thủy điện lớn là các dự án thủy điện nhỏ. Đầu tư cho thủy điện nhỏ nhằm khuyến kích khu vực kinh tế tư nhân phát triển và đem lại những hiệu quả lâu dài, hỗ trợ hạ tầng nông thôn cho các vùng núi còn nhiều khó khăn, đặc biệt giảm phát thải hiệu ứng nhà kính chống biến đổi khí hậu. Cho đến nay theo qui hoạch thủy điện nhỏ trên toàn quốc có trên 800 dự án riêng khu vực Tây Bắc có khoảng 200 dự án. Nếu các dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng một phần thiếu hụt điện năng tại các tỉnh miền núi nói riêng và Việt Nam nói chung. Cung cấp điện lưới ở cuối nguồn làm tăng chất lượng điện rất thấp tại khu vực dự án, đồng thời khai thác nguồn thủy năng trên các dòng suối đã bị lãng phí bao năm qua. Ngoài nhiệm vụ phục vụ phát điện tăng sản lượng lên lưới điện, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, còn cung cấp tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp, du lịch và dân sinh kinh tế cho hạ lưu. Vì thế, thuỷ điện nhỏ được coi là một trong các giải pháp để phát triển nông nghiệp nông thôn ở các vùng núi nước ta. Điều quan trọng của dự án thủy điện nhỏ là hiệu quả mang lại, lợi nhuận cho nhà đầu tư và các mục tiêu kinh tế xã hội cho nhà nước, tránh sự thiếu hiệu quả và sai lầm của các dự án gây tổn thất tài nguyên và lãng phí tiền bạc. Do vậy mỗi dựa án phải nghiên cứu, phân tích, thẩm định chi tiết rồi quyết định đầu tư. 2 Phân tích tài chính – kinh tế dự án thủy điện nhỏ là một khâu trọng để đi đến quyết định đầu tư, đây là giai đoạn tổng hợp các chỉ tiêu tài chính - kinh tế như việc phân tích thị trường đầu ra của sản phẩm, nguồn lực trong quá trình thực hiện, khai thác. Phân tích tài chính - kinh tế của dự án để cho nhà đầu tư thấy được hiệu quả của dự án để từ đó đi đến quyết định đầu tư. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên “ Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Tắt Ngoẵng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” được tác giả lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản dự án đầu tư, các phương pháp đánh giá hiệu quả và phân tích hiệu quả tài chính - kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình . Từ đó tính các chỉ tiêu đánh giá tài chính - kinh tế của dự án (NPV, IRR, Thv, để người quyết định đầu tư ra quyết định có đầu tư hay không). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: dự án thủy điện Tắt Ngoẵng, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, hiệu quả tài chính – kinh tế của dự án xây dựng công thủy điện Tắt Ngoẵng của Công ty cổ phần Đầu tư và xây lắp Sông Đà giai đoạn thực hiện đầu tư. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích độ nhậy, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Nêu nội dung, phương pháp phân tích kinh tế tài chính các dự án đầu tư . - Ý nghĩa thực tiễn: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Tắt Ngoẵng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” là sự lựa chọn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ. 6. Kết quả đạt được. - Nêu những vấn đề dự án đầu tư như khái niệm, đặc điểm, hình thức, quá trình, nội dung của quản lý dự án; - Luận văn dẫn giải phương pháp tính toán các dòng tiền tệ theo thời gian, cách lựa chọn lãi xuất chiết khấu và chi phí cơ hội để làm cơ sở cho việc xác định các chỉ tiêu kinh tế và tài chính của dự án, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích đánh giá hiệu quả dự án đầu tư; - Với việc áp dụng các chỉ tiêu phân tích kinh tế, kinh tế đã được đề cập như NPV, B/C, IRR, luận văn đã tiến hành tính toán cụ thể cho Dự án đầu tư thủy điện Tắt Ngoẵng , huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và phân tích rủi ro của dự án bằng phương pháp phân tích độ nhậy. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ ở phần kết luận chương là với kết quả phân tích độ nhậy dự án không khả thi về tài chính - kinh tế. Để cho dự án hiệu quả nhà đầu tư phải có năng lực và kinh nghiệm quản lý dự án tốt, đặc biệt là nhân tố con người. 7. Nội dung luận văn Luận văn được cấu trúc từ 3 chương chính, gồm: Mở đầu 4 Chương 1: Tổng quan dự án đầu tư . Chương 2: Phân tích hiệu quả tài chính - kinh tế của dự án. Chương 3: Áp dụng các chỉ tiêu để phân tích tài chính kinh tế đánh giá hiệu quả dự án thủy điện Tắt Ngoẵng. Kết luận Tài liệu tham khảo 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng 1.1.1. Khái niệm về đầu tư Đầu tư là việc bỏ vốn nhằm đạt được một hoặc một số mục đích cụ thể nào đó của người sở hữu vốn (hoặc người được cấp có thẩm quyền giao quản lý vốn) với những yêu cầu nhất định. Đầu tư xây dựng là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. 1.1.2. Vị trí và vai trò của đầu tư Đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của bất kỳ hình thức kinh tế nào, nó tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật, những nền tảng vững chắc ban đầu cho sự phát triển của xã hội. Đầu tư hình thành các công trình mới với thiết bị công nghệ hiện đại; tạo ra những cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế; chính trị - xã hội; an ninh - quốc phòng. Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, quản lý hiệu quả các dự án là cực kỳ quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí thất thoát những nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp. 1.1.3. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng. Khi đầu tư xây dựng công trình, Chủ đầu tư (CĐT) xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư (hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) để xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 6 Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ. Theo Luật xây dựng thì dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng bao gồm 2 phần, phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. 1.1.4. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình. Dự án xây dựng là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công được giải quyết. Các dự án đầu tư xây dựng có một số đặc điểm sau: - Dự án có tính thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một cách ổn định cứng, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động sản xuất và bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật , thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội. - Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi. - Dự án có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan. Có thể ngày hoàn thành được ấn định một cách tuỳ ý, nhưng nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những mục tiêu của 7 người đầu tư. Mỗi dự án đều được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó trong quá trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở để phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Sự thành công của dự án thường được đánh giá bằng khả năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không? Quy mô của mỗi dự án là khác nhau và được thể hiện một cách rõ ràng trong mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại dự án và xác định chi phí của dự án. - Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án là một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ thể nhất định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án. 1.1.5. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác sử dụng. Quá trình thực hiện dự án đầu tư được nêu bằng sơ đồ 1.1 dưới đây: Lập Báo cáo đầu tư. Lập Dự án đầu tư. Lậpthiết Đấu thầu kế Thi công Đối với DA quan trọng quốc gia Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Sơ đồ 1.1: Qui trình thực hiện dự án Nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động KTdự án 8 1.1.5.1.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đối với các dự án quan trong quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội thì chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đối với dự án nhóm A không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành để xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng. Vị trí, quy mô xây dựng dự án phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa có trong quy hoạch xây dựng thì phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. 1.1.5.2.Giai đoạn thực hiện đầu tư Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt DAĐT được chuyển sang giai đoạn tiếp theo - giai đoạn thực hiện đầu tư. Vấn đề đầu tiên là lựa chọn đơn vị tư vấn, phải lựa chọn được những chuyên gia tư vấn, thiết kế giỏi trong các tổ chức tư vấn, thiết kế giàu kinh nghiệm, có năng lực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu, giai đoạn thiết kế đến giai đoạn quản lý giám sát xây dựng - đây là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Trong khi lựa chọn đơn vị tư vấn, nhân tố quyết định là cơ quan tư vấn này phải có kinh nghiệm qua những dự án đã được họ thực hiện trước đó. Một phương pháp thông thường dùng để chọn là đòi hỏi các cơ quan tư vấn cung cấp các thông tin về kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi tiến tới đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng công trình được thực hiện theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ. Sau khi lựa chọn được nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án được phê duyệt, nhà thầu thiết kế tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của mình. Tuỳ theo quy 9 mô, tính chất công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện theo một bước, hai bước hay ba bước. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư. Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định. Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, CĐT tổ chức thẩm định hồ sơ TKKT-TDT và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư) phê duyệt. Trường hợp CĐT không đủ năng lực thẩm định thì thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra dự toán thiết kế công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Trên cơ sở kết quả thẩm định TKKT-DT người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ ra quyết định phê duyệt TKKT-DT. Khi đã có quyết định phê duyệt TKKTTDT, CĐT tổ chức đấu thầu xây dựng nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản phẩm dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của CĐT và các mục tiêu của dự án. Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, CĐT tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu và tổ chức quản lý thi công xây dựng dự án. Nội dung quản lý thi công xây dựng bao gồm quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến độ xây dựng; quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng; quản lý môi trường xây dựng. 10 Tóm lại, trong giai đoạn này CĐT chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng; trình duyệt hồ sơ TKKT-DT; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng kỹ thuật công trình trong suốt quá trình thi công và chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc đã thực hiện trong quá trình triển khai dự án. 1.1.5.3.Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng: Sau khi dự án được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, CĐT thực hiện công tác bàn giao dự án cho cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai thác, vận hành với hiệu quả cao nhất. Như vậy các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên không đánh giá quá cao hoặc xem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau. Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng CĐT luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng. 1.2 Các hình thức quản lý dự án. Trước đây, tuỳ theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của CĐT mà dự án sẽ được người quyết định đầu tư thực hiện theo một trong số các hình thức sau: CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành dự án; Hình thức chìa khoá trao tay và hình thức tự thực hiện dự án. Hiện nay, trong Nghị định số 12/NĐ-CP và quy định chỉ có hai hình thức quản lý dự án đó là: chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án: 1.2.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện quản lý dự án. 11 Trong trường hợp này CĐT thành lập BQLDA để giúp CĐT làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của CĐT. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của CĐT. Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì CĐT có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án, nêu bằng sơ đồ 1.2. CHỦ ĐẦU TƯ Hợp đồng (Ban QLDA) TƯ VẤN, KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, ĐẤU THẦU, GIÁM SÁT Giám sát Hợp đồng Thực hiện NHÀ THẦU DỰ ÁN Sơ đồ 1.2: Hình thức CĐT trực tiếp quản lý dự án 1.2.2. CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án Trong trường hợp này, tổ chức tư vấn phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê là tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được CĐT chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với CĐT. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, CĐT vẫn phải sử dụng các 12 đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án, được nêu bằng sơ đồ 1.3 Trình hợp CHỦ ĐẦU TƯ Hợp đồng Phê duyệt NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN QUẾT ĐỊNH TƯ VẤN Á Thực hiện NHÀ THẦU DỰ ÁN Sơ đồ 1.3: Hình thức CĐT thuê quản lý dự án 1.3 Vai trò của Quản lý dự án. - Đảm bảo sự liêt kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án một cách có trình tự và hợp lý. - Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án, chính vì vậy tận dụng một cách tốt nhất các nguồn lực. - Đảm bảo phát hiện sớm và giải quyết nhanh chóng những khó khăn, vướng mắc nẩy sinh để xử lý, điều chỉnh kịp thời. - Bảo đảm thời gian hoàn thành của dự án đúng theo kế hoạch tiến độ. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa các thành viên tham gia thực hiện dự án. 13 Vì vậy quản lý dự án có vai trò đặc biệt quan trọng vì thông qua đó chủ đầu tư có thể kiểm soát được một cách toàn diện trong quá trình thực hiện dự án đặc biệt về mặt tài chính (dự án sử dụng vốn). 1.4 Quá trình quản lý dự án Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một dự án có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Khái quát mô hình các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư như sơ đồ 1.4 Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng Người có thẩm quyền quyết định đầu tư Chủ Nhà thầu tư vấn đầu tư Nhà thầu xây lắp Sơ đồ 1.4: Các chủ thể tham gia quản lý dự án Trong cơ chế điều hành, quản lý dự án đầu tư và xây dựng nêu trên, mỗi cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể trong Luật xây dựng Việt nam. 1.4.1. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư Là người đại diện pháp luật của tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp tuỳ theo nguồn vốn đầu tư. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án. Riêng dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương 14 án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư (được quy định trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP). 1.4.2. Chủ đầu tư Tuỳ theo đặc điểm tính chất công trình, nguồn vốn mà CĐT được quy định cụ thể như sau: (Trích điều 3 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP). Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì CĐT xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước cụ thể như sau: - Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì CĐT là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước. - Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì CĐT là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm CĐT thì người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm CĐT. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm CĐT, người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với CĐT để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận, quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành. Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là CĐT.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan