Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã hải sơn, huyện hải l...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã hải sơn, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị

.PDF
81
408
140

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn  Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn: - Quý thầy cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt 4 năm học qua, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo-PGS.TS Nguyễn Văn Toàn đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. - UBND xã Hải Sơn đã tạo điều kiện cho tôi thu thập một số thông tin thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp. - Gia đình, bạn bè tôi đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05/2015 Sinh viên thực hiện Trần Minh Hoàng SVTH: Trần Minh Hoàng i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn MỤC LỤC Lời cảm ơn....................................................................................................................... I Mục lục ........................................................................................................................... II Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu........................................................................... IV Danh mục biểu đồ...........................................................................................................V Danh mục bảng biểu ..................................................................................................... VI PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................5 1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................5 1.1.1. Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế .......................................................5 1.1.2. Vai trò chăn nuôi gà trong nền kinh tế quốc dân............................................7 1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật nuôi một số giống gà chủ yếu tại địa phương ....................8 1.1.4. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến yếu tố chăn nuôi gà thịt ..........................12 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................14 1.2.1. Tình hình chăn nuôi gà trên Thế giới ...........................................................14 1.2.2. Tình hình chăn nuôi gà trong nước...............................................................17 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................22 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI SƠN..................................................................................24 2.1. Tình hình cơ bản của xã Hải Sơn ........................................................................24 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................24 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................26 2.1.3. Đánh giá tình hình cơ bản của xã Hải Sơn ...................................................31 2.2. Tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã Hải Sơn ..........................................32 SVTH: Trần Minh Hoàng ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn 2.3. Đặc điểm của nông hộ điều tra............................................................................34 2.3.1. Năng lực của hộ nuôi gà thịt.........................................................................34 2.3.2. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra ....................................................38 2.3.3. Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra ..............................................39 2.4. Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà thịt của hộ....................................................40 2.4.1. Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà thịt của hộ vào vụ 1...............................40 2.4.2. Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà thịt của hộ vào vụ 2...............................43 2.5. Kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt theo phương thức chăn nuôi ...........................45 2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt ..............49 2.6.1. Ảnh hưởng chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt.......49 2.6.2. Ảnh hưởng của kinh nghiệm chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt...53 2.7. Thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà thịt ở xã Hải Sơn.....55 2.7.1. Thị trường đầu vào........................................................................................55 2.7.2. Thị trường đầu ra ..........................................................................................57 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ........................................................60 3.1. Định hướng phát triển .........................................................................................60 3.2. Mục tiêu phát triển ..............................................................................................60 3.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................60 3.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................61 3.3. Những giái pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà thịt ở xã Hải Sơn ..................61 3.3.1. Các giải pháp về kỹ thuật..............................................................................61 3.3.2. Giải pháp về chính sách ................................................................................63 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................65 1. Kết luận.................................................................................................................................................... 65 2. Kiến nghị ................................................................................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68 PHỤ LỤC SVTH: Trần Minh Hoàng iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU -----  ----- CN Công nghiệp BCN Bán công nghiệp FAO Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc ĐB Đồng bằng GO Tổng giá trị sản xuất MI Thu nhập hỗn hợp C Chi phí sản xuất TT Chi phí sản xuất trực tiếp TC Chi phí tự có TSCĐ Tài sản cố định NB Lợi nhuận kinh tế ròng BQ Bình quân TTCN Tiểu thủ công nghiệp ĐVT Đơn vị tính SVTH: Trần Minh Hoàng iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn DANH MỤC BIỂU ĐỒ -----  ----- Sơ đồ: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt...........................................................................59 SVTH: Trần Minh Hoàng v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn DANH MỤC BẢNG BIỂU -----  ----- Bảng 1: Tình hình chăn nuôi gà thịt trên thế giới..........................................................16 Bảng 2: Các nhà sản xuất gà hàng đầu ở châu Á (Triệu tấn) ........................................17 Bảng 3: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2010-2013 ..............................33 Bảng 4: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà thịt ................................................................34 Bảng 5: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà thịt của hộ điều tra .................................36 Bảng 6: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra .................................................38 Bảng 7: Tình hình sử dụng nguồn vốn của các hộ điều tra ...........................................39 Bảng 8: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1...........41 Bảng 9: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2...........44 Bảng 10: Kết quả nuôi gà thịt của các hộ được điều tra theo phương thức chăn nuôi..........46 Bảng 11: Hiệu quả nuôi gà thịt của các hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi.........48 Bảng 12: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt..............................................................................................................51 Bảng 13: Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt .......53 Bảng 14: Đánh giá của hộ nuôi gà thịt về khả năng tiếp cận các đầu vào ...................56 SVTH: Trần Minh Hoàng vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhắc đến đất nước Việt Nam là nhắc đến đất nước nông nghiệp với điều kiện tự nhiên trời phú, cuộc sống ruộng vườn thế hệ này qua thế hệ khác. Biết rõ lợi thế của nước ta như vây nên sau những năm giải phóng, đăc biệt là sau đại hội Đảng tháng 6 1986, Đảng và chính phủquyết định quan tâm sâu sắc, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực chủ chốt, ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhờ vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ. Vươn lên chiếm thành phần chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế. Sản phẩm mang lại từ nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội đó là lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thiết yếu đảm bảo cung cấp nhu cầu ăn uống, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy nghành công nghiệp chế biến, công nghiệp địa phương và dịch vụ phát triển tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Hiện nay, trong bối cảnh khí hậu biến đổi khắc nhiệt, môi trường bị tàn phá nghiêm trọng, chuyển giao nông nghiệp sang công nghiệp đang diễn ra trên toàn cầu như hiện nay.Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trở thành những thách thức rất lớn khiến nhiều nước trên thế giới phải nhìn lại tầm quan trong của phát triên nông nghiệp ở quốc gia mình. Đặc biệt là đất nước Việt Nam ta. Ở nước ta, mặc dù nhiều năm qua công nghiệp có bước phát triển vượt bậc nhưng nông nghiệp vẫn là thành phần chủ đạo không thể thay thế.Trong đó trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chủ yếu. Trong mấy năm gần đây nhờ có sự áp dụng khoa học kỹ thuật cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng kể. Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã phát triển rộng rãi đem lại hiệu quả kinh tế cao, quy trình chăn nuôi không quá phức tạp . Ngành chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với đời sống, thói quen sinh hoạt sống của người dân, hiện nay nó đã trở thành loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam. Ở Quảng Trị chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống, loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình nông thôn. Sản phẩm chăn nuôi khá đa dạng nhưng nhiều nhất vẫn là chăn nuôi gà lấy thịt bởi trong các dịp như ngày giỗ, ngày tết và lễ SVTH: Trần Minh Hoàng 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn hội thịt gà là không thể thiếu. Hơn nữa gà không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị mà còn là sản phẩm in đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực gắn liền yếu tố tâm linh. Với những lý do đó sản phẩm gia cầm luôn có những vị trí trên thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi Quảng Trị phát triển như hiện nay. Phần nào tạo thêm việc làm gần gũi tại nhà, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Hơn thế nữa, gà là vật nuôi dễ nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các vật nuôi khác, chu kì sản xuất ngắn, chi phí thức ăn thấp, có thể tận dụng được thức ăn sẵn từ thiên nhiên và lao động gia đình, tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế chăn nuôi gà có vai trò không thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Quảng Trị nói riêng. Xã Hải Sơn – một xã thuộc tỉnh Quảng Trị là một trong những vùng chăn nuôi gà điển hình của tỉnh. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của Đất Nước trong thời kì hội nhập với nên kinh tế quốc tế.Ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà ở xã Hải Sơn đã có những bước phát triển mới, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh những đóng góp và những giá trị kinh tế mà chăn nuôi gà mang lại thì chăn nuôi gà thể hiện nhiều bất cập và những hạn chế. Tình trạng chăn nuôi vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát chưa chú trọng đầu tư vào để phát triển. Phong trào nuôi gà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ít quan tâm đến kỹ thuật dẫn đến năng suất hiệu quả sản xuất thấp. Mặc dù đã có nhiều biện pháp chuyển đổi phương thức nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn nhưng việc chuyển đổi vẫn còn rất chậm. Đến nay số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn trên địa bàn xã Hải Sơn còn hạn chế, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tuân thủ các điều kiện về an toàn sinh học khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao. Bên cạnh đó sự biến đổi thất thường của thời tiết, giá cả đầu ra, đầu vào biến động thất thường, công tác phòng trừ dịch bệnh còn hạn chế đã ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi, làm cho thu nhập của người dân cũng như công việc chăn nuôi trên địa bàn xã có xu hướng ngày càng giảm xuống và không ổn định. Hơn thế nữa sự đa dạng về phương thức chăn nuôi, đa dạng vùng sinh thái và nhóm hộ cũng làm cho hiệu quả kinh tế có sự khác nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết được mức đầu tư đó, với phương thức chăn nuôi đó hộ sẽ thu được lợi nhuận bao nhiêu và vùng nào nhóm hộ SVTH: Trần Minh Hoàng 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn nuôi nào là có hiệu quả nhất và đưa ra những giải pháp thích hợp khắc phục nhằm tăng năng suất, hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng, làm cho chăn nuôi gà trên địa bàn xã phát triển một cách bền vững. Với những lý do cấp thiết đã nêu trên, liên hệ đến thực tiễn chăn nuôi gà trên địa bàn, nhằm mục đích đóng góp thêm các thông tin hữu ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực chăn nuôi gà thịt, tôi đề xuất nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị’’. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng của việc chăn nuôi gà thịt trong xã Hải Sơn, rồi đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt. Góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của xã và cả thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn trên địa bàn xã. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà thịt ở nông hộ nói riêng. - Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt thông qua hệ thống các chỉ tiêu trên địa bàn xã Hải Sơn trong thời gian qua. - Đưa ra một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả nuôi gà thịt trên địa bàn xã Hải Sơn trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt của các hộ gia đình và gia trại trên địa bàn xã Hải Sơn.  Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Hải Sơn. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng nuôi gà thịt ở địa phương qua các năm 2011 - 2014, trong đó tập trung vào năm 2014, nhằm đưa ra định hướng và giải pháp cho những năm tới. SVTH: Trần Minh Hoàng 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp: Các số liệu cung cấp từ xã Hải Sơn và Ủy ban xã Hải Sơn. Ngoài ra, đề tài còn thu thập và sử dụng một số tài liệu trên internet, thông tin đại chúng, kết hợp tìm đọc tham khảo một số tài liệu liên quan khác. + Số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình, trang trại tổng hợp, gia trại chăn nuôi gà thịt thương phẩm. - Phương pháp thống kê Đây là phương pháp hệ thống hóa và phân tích, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi gà thịt ở địa phương nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp so sánh Xác định độ biến động của các xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được tính toán, thống kê qua các chỉ tiêu: GO, NB, GO/(C+TC), NB/(C+TC)… Khi đánh giá mức độ đạt được về mặt kết quả và hiệu quả, cần so sánh các chỉ tiêu đó qua thời gian, qua không gian, giữa các chỉ tiêu đó với nhau, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận. - Phương pháp phân tổ thống kê Phương pháp phân tổ thống kê được hệ thống hóa các số liệu thu thập được dưới dạng chỉ tiêu nghiên cứu. từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian. Phương pháp này còn được dùng để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào với các yếu tố đầu ra cũng như biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra với các yếu tố đầu vào. SVTH: Trần Minh Hoàng 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Bất kì một doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Và để làm được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Hiệu quả không chỉ mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, doanh nghiệp mà là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Theo GS Ngô Đình Giao: “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước.” Theo quan điểm của Farrell(1957) : “ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ ( hay giá )”. Hiệu quả kỹ thuật: Là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ với hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá, các yếu tố đầu ra đầu vào hay nói cách khác khi năm được các yếu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa rằng giá trị biên của sản phẩm SVTH: Trần Minh Hoàng 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn phải bằng giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt được hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới là điều cần chứ chưa phải là điều kiện đủ đạt hiệu quả kinh tế. Như vậy ta có thể thấy được hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác của các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. Ý nghĩa hiệu quả kinh tế: - Giúp người sản xuất thấy rõ kết quả đầu tư của mình, việc đầu tư các chi phí đầu vào sẽ được so sánh kết quả thu được. Từ đó giúp người sản xuất thấy được hiệu quả hoạt động đầu tư để có quyết định tiếp tục hay không đầu tư. - Giúp cho nhà nghiên cứu thấy được những kết quả đạt được cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ đó đưa ra các biên pháp giải quyết khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. 1.1.1.2. Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế - Phương pháp xác định Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm. H=Q/C Trong đó H : hiệu quả kinh tế Q : Khối lượng sản phẩm thu được C : Chi phí bỏ ra Phương pháp 2: hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. H=∆Q/∆C SVTH: Trần Minh Hoàng 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn Trong đó: ∆Q: Khối lượng sản phẩm tăng thêm ∆C: Chi phí tăng thêm - Bản chất xác định hiệu quả kinh tế : Là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định và ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. 1.1.2. Vai trò chăn nuôi gà trong nền kinh tế quốc dân Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà thịt nói riêng có ý nghĩa rất lớn đến nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt chăn nuôi gà thịt rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân nông thôn. Chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật cho con người. Gia cầm chiếm 20-25% trong tổng sản phẩm thịt, ở các nước phát triển thịt gà chiếm tới 30%. Chăn nuôi gà cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, hàm lượng protein của thịt gà và trứng gà rất cao. Trứng gia cầm có tới 12,5% protein, thịt gia cầm có 22,5% protein trong khi đó ở thịt bò là 20%, thịt lợn là 18% và thịt cừu là 14,5% protein; thịt, trứng gia câm có nhiều axit amin , vitamin và khoáng vi lượng. Sản phẩm gia cầm dễ chế biến, dễ ăn, ngon miệng, phù hợp với mọi lứa tuổi và tỷ lệ đồng hóa cao. Theo quan niệm của Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thụ được thức ăn. Ngoài ra, thịt gà con chữa được băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, trừ phong. Bên cạnh đó sự phát triển của ngành gia cầm cũng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như: công nghệ thức ăn chăn nuôi, công nghệ hóa học, công nghệ sinh học trong nuôi dưỡng, nhân giống và ấp trứng nhân tạo, công nghệ sản xuất thiết bị chuyên ngành, công nghệ giết mổ và chế SVTH: Trần Minh Hoàng 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn biến các sản phẩm gia cầm. - Chăn nuôi gà cũng góp phần cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt. Phân gà là một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các loại phân chuồng khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong phân gà như N: 1,6 - 1,7%; P2O5: 0,5 - 0,6%; K2O: 0,85%; CaO: 2,4%. Chính vì vậy, phân gà được sử dụng bón rất hiệu quả trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhóm cây rau. Ngoài ra, phân gà còn làm thức ăn cho các loại cá ăn tạp như cá rô phi, cá trắm cỏ… Đối với những hộ nông dân, việc chăn nuôi gà không chỉ cung cấp thêm dinh dưỡng hàng ngày, chăn nuôi gà làm tăng thu nhập cho gia đình, thông qua chăn nuôi gà, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám. Bên cạnh đó, chăn nuôi gà góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực như vốn, đất đai, tận dụng được công lao động trong thời gian nhàn rỗi và lao động phụ của gia đình. Đối với xã hội, chăn nuôi gà không chỉ đảm bảo nguồn thực phẩm cho xã hội mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. 1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật nuôi một số giống gà chủ yếu tại địa phương * Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp - Giống gà: Hiện nay trong phong trào chăn nuôi gà công nghiệp ở các vùng nông thôn nước ta, qua quá trình thử nghiệm giống gà được nông dân địa xã Hải Sơn ưa chuộng nhất đó là gà J.Dataco. - Vệ sinh con giống: Kiểm tra chất lượng gà con khỏe mạnh, đồng đều và trọng lượng gà một ngày tuổi đạt trung bình 40g/con. Cách ly khu vực úm gà con với khu vực nuôi gà lớn càng xa càng tốt. Nên áp dụng chương trình nuôi “ vào cùng lúc, ra cùng lúc”. Tránh nuôi nhiều đàn gà ở nhiều lứa tuổi ở cùng một nơi. Trước mỗi chuồng nên có hố sát trùng. - Vệ sinh đàn gà: + Đưa tất cả những trang thiết bị nhỏ ra ngoài và ngâm vào nước khoảng 3h sau đó cọ rửa hoặc đánh sạch những chất bẩn bám trên dụng cụ nuôi. SVTH: Trần Minh Hoàng 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn + Sát trùng bằng thuốc sát trùng. Dùng thuốc sát trùng chuồng trại để sát trùng toàn bộ nền, vách, nóc chuồng, lồng úm, chụp sưởi và các dụng cụ chăn nuôi: Máng ăn, máng uống phải rửa sạch tối thiểu một lần/ngày, trong 10 ngày đầu 2 lần/ngày. Chuồng nuôi luôn giữ cho khô ráo, sạch sẽ. Thông thoáng, nhiệt độ thích hợp theo nhu cầu của gà. Sau khi sát trùng chuồng trại cần bỏ trống chuồng ít nhất 7 ngày. - Chăm sóc nuôi dưỡng: + Chuồng úm: Úm lồng: Sử dụng chuồng úm có kích thước 1m x 2m cho 100 gà trong tuần đầu với nhiệt độ sưởi 370C – 380C (2 bóng đèn 100W) và giảm xuống còn 320C – 350C (1 bóng đèn 100W) trong tuần kế, sau đó chỉ cần sưởi ban đêm. Úm nền: Phải chuẩn bị nền thật kỹ, có đổ chất độn chuồng ( trấu khô sạch, nên phun thuốc diệt trùng ) có độ dày tối thiểu 8 cm. Nguồn sưởi ấm phải được hoạt động 3 – 5 giờ trước khi đưa gà con vào. Mỗi ổ úm chỉ nên úm tối đa 500 con. Trong 2 -3 ngày đầu, dùng giấy báo lót đáy lồng úm, thay giấy lót mỗi ngày. Nước uống phải có sẵn trước khi đưa gà con vào lồng úm. Nên cho 1 lít nước uống 50g đường + 1g vitamin C để cho uống 12 giờ đầu tiên. + Máng ăn: gà dưới 1 tuần : Dùng khay cho ăn Gà trên 1 tuần tuổi: Dùng máng dài 2m/con, tăng dần lên 5cm/con. + Máng uống: 1 bình tròn (1 lít) cho 50 con dưới 2 tuần 1 bình (3 lít) cho 25 con trên 2 tuần hoặc 2 cm – 4 cm/con nếu máng uống dài. Nước uống: phải trong, sạch không chứa chất độc hay vi khuẩn, nước có nhiệt độ 180C – 260C, luôn phải cấp nước đủ cho gà. Mỗi ngày phải thay nước tối thiểu 2 lần. + Thức ăn: khi bắt gà con về nên cho gà uống nước, sau đó vài giờ mới nên cho gà ăn. Nên cho gà ăn nhiều để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày để đảm bảo đủ nhu cầu cho gà phát triển tốt. Để nuôi gà CN người ta thường dùng các loại thức ăn CN khác nhau, tùy theo điều kiện chăn nuôi mà bà con có thể chọn một trong hai công thức pha trộn thức ăn sau đây: SVTH: Trần Minh Hoàng 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn Loại 1: thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn để cho gà ăn trực tiếp mà không cần phải pha trộn với các loại nguyên liệu khác bao gồm các loại thức ăn của hãng như : Green feed, Cargil, Lái thêu… Loại 2: các loại thức ăn đậm đặc pha trộn cùng với nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: ngô, cám gạo để tạo thành loại thức ăn hỗn hợp cho gà, vừa giảm chi phí, vừa tận dụng được nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Cách pha trộn cho loại thức ăn đậm đặc này như sau: Giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần trộn 3,5kg thức ăn đậm đặc với 6,5kg ngô nghiền và cám gạo. Giai đoạn từ 22 đến 42 ngày tuổi: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần trộn 3,1kg thức ăn đậm đặc với 6,9kg ngô nghiền và cám gạo. Giai đoạn từ 42 ngày tuổi đến xuất chuồng: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần trộn 2,8kg thức ăn đậm đặc với 7,2kg ngô nghiền và cám gạo. * Kỹ thuật nuôi gà BCN - Giai đoạn từ 1 -4 tuần tuổi Còn gọi là giai đoạn úm. Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định với tốc độ tăng trọng, tỉ lệ hao hụt và hiệu quả kinh tế. + Phòng úm: Nên chọn phòng kín úm, không có gió lùa, được vệ sinh sát trùng sạch sẽ. + Quây úm: Thường làm bằng cót ép, quây có hình tròn, chiều cao quây 40 đến 50 cm, mỗi quây có đường kính 3m, úm được 500 con. Chú ý: về mùa đông quây úm được che kín bằng bạt, có chỗ thoáng khí. + Nền chuồng: rải trấu sạch, khô. Mùa hè độ dày của trấu là 5 – 7 cm, mùa đông là 10-15 cm. + Nguồn nhiệt: dùng bóng sưởi có công suất 200-250W. Bóng sưởi được treo ở giữa quây, cách nền trấu từ 30 – 35 cm. Chú ý: Không treo bóng sưởi trên máng ăn, máng uống. Dưới tác dụng của nhiệt sẽ phân hủy các vitamin làm gà còi cọc chậm lớn. + Máng ăn: Dùng khay vuông hoặc mẹt, mỗi khay cho 50 gà. + Máng uống: dùng máng uống galon loại 1,8 lít hoặc 3,8 lít. Mỗi máng tính cho SVTH: Trần Minh Hoàng 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn 50 gà. Các máng ăn, máng uống xếp xen kẽ nhau để tiện cho gà ăn uống. + Phương pháp úm gà: Trước khi nhận gà về phải chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị và tiến hành làm quây úm theo yêu cầu đã trình bày ở trên. Quây úm phải bật điện sưởi trước 2 giờ sau đó mới thả gà vào. Đồng thời cho gà uống nước có pha thuốc bổ: Đường Glucozo 50g + vitamin C 1g + Bcomlpex 1g/1lit nước. Sau khi cho gà uống đủ nước 1-2 giờ mới cho gà ăn cám để tránh hiện tượng bội thực cho gà. + Cám gà nên chọn loại thức ăn thơm ngon, chất lượng đảm bảo, pha trộn theo đúng tỉ lệ của hãng sản xuất. Cứ 2-3 giờ sàng loại bỏ tạp chất và bổ sung thức ăn mới. + Yêu cầu nhiệt độ: Giai đoán úm gà nhiệt độ là quan trọng nhất. Tuần thứ nhất: nhiệt độ quây úm từ 32-330C Tuần thứ hai: 30-320C Tuần thứ ba: 28-300C Tuần thứ tư: 25-280C Trong thực tế phương pháp nhận biết gà đủ hay thiếu nhiệt bằng cách quan sát: Nếu đủ nhiệt gà sẽ tản ra xung quanh quây, ăn uống bình thường. Thiếu nhiệt gà chụm lại dưới bóng đèn. Thừa nhiệt gà tập trung quanh máng uống. Khắc phục hiện tượng thừa hoặc thiếu nhiệt bằng cách thêm vào hoặc rút bớt bóng sưởi. Dãn quây gà: vào mùa hè ta nới rộng quây vào khi gà 5 hoặc 7 ngày tuổi, mùa đông khi 7 hoặc 10 ngày tuổi. Khi dãn quây đồng thời nhỏ vacxin Lasota và chủng đậu theo lịch. + Máng ăn, máng uống: từ tuần thứ 2 trở đi thay dần khay vuông hoặc mẹt bằng máng P50, máng uống Galon bằng chậu có bảo vệ để giữ cho nước uống được sạch. - Giai đoạn 4 tuần tuổi đến khi xuất gà. Giai đoạn này gà nuôi tự do trong sân thả vào ban ngày. Vào ban đêm thì cho gà vào chuồng, lưu ý mật độ khi nhốt chuồng 6-8 con/m2 ( mùa hè thấp hơn ). Đặc biệt lưu ý vệ sinh phòng bệnh. Yêu cầu chuồng trại vệ sinh tốt, thoáng mát. Cần thường xuyên dùng thuốc phòng bệnh theo định kỳ và tuyệt đối tuân thủ quy trình dùng vacxin phòng bệnh. SVTH: Trần Minh Hoàng 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn 1.1.4. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến yếu tố chăn nuôi gà thịt * Nhóm các yếu tố khách quan: Đặc điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là đối tượng sản xuất chủ yếu là các cơ thể sống, vì thế chăn nuôi gà thịt chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên. Cũng như con người, cây trồng, các sinh vật khác, vật nuôi chịu nhiều ảnh hưởng , tác động từ phía môi trường ngoài. Các yếu tố khí tượng thủy văn như: độ ẩm, không khí, nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, lượng bốc hơi nước, lượng mưa, số ngày mưa trong tháng, trong năm… đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, nhất là vật nuôi quy mô nhỏ với các chuồng nuôi đơn giản. Nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ uống nước nhiều, ăn ít gà có thể giảm trọng lượng. Nếu nhiệt độ quá thấp gà huy động nhiệt năng thức ăn để chống rét, dẫn đến chi phí thức ăn cao. Do đó cần có biện pháp để chống nóng, chống rét cho gà để có điều kiện thuận lợi cho gà phát triển. - Thị trường: Bất cứ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ nào cũng chịu sự tác động qua lại của cung cầu trên thị trường. Muốn được thị trường chấp nhận cũng như tồn tại và phát triển đòi hỏi người chăn nuôi gà phải quan tâm đến nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả sản phẩm và các yếu tố đầu vào. Khi giá cả thị trường đầu ra ổn định sẽ kích thích người chăn nuôi tăng mức đầu tư. Khi thị trường mất ổn định , giá cả bấp bênh, người chăn nuôi sẽ lo lắng, việc đầu tư sẽ phần đó giảm đi do tâm lý sợ hãi và hoang mang. Đối với thị trường đầu vào, khi giá cả đầu vào ổn định và ở mức thấp hộ chăn nuôi sẽ yên tâm hơn. Thị trường vừa là điều kiện tồn tại phát triển vừa là định hướng cho người chăn nuôi gà thịt. Thức ăn là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi gà thịt. Sự sinh trưởng và phát triển của gà thịt phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt và cụ thể là đầu tư thức ăn chăn nuôi. Thông thường, chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí chăn nuôi gà thịt. Thức ăn cho gà thịt cũng rất phong phú, đối với những hộ nuôi gà công nghiệp phần lớn sử dụng thức ăn công nghiệp làm cho gà tăng trọng rất nhanh nhưng thịt gà không thơm ngon như gà nuôi bán công nghiệp nên giá thấp hơn, đối với các hộ nuôi bán công nghiệp ngoài ra còn sử dụng thêm các thức ăn như lúa, hèm, bột ngô, thức ăn này phần lớn là thức ăn tự có của gia đình nên giảm được chi phí mua thức ăn bên ngoài. Tuy nhiên nguồn thức ăn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố SVTH: Trần Minh Hoàng 12 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn thời tiết, khí hậu, mùa vụ. Tuy nhiên, để đàn gà thịt phát triển tốt đoi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức về kĩ thuật phối trộn thức ăn hợp lý nhằm giảm chi phí và đem lại hiệu quả cao. Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển chăn nuôi gà thịt. Các giống khác nhau thì năng suất, phẩm chất thịt khác nhau, sự tăng trọng cũng như tỉ lệ hao hụt khác nhau. Để chọn được giống tốt người nuôi nên tìm đến những cơ sở giống uy tín cũng như chọn giống nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hoạt động chăn nuôi chủ yếu gặp phải rủi ro về dịch bệnh. Dịch bệnh và các loại gia cầm nói chung thường phát theo mùa, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và khí hậu. Sự phát triển và tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut, kí sinh trùng, nấm… quan hệ mật thiết với các yếu tố khí hậu, thời tiết. Do đó để giảm thiệt hại, người nuôi chú trọng đến công tác thú y để kiểm soát, khống chế dịch bệnh ở gà. - Thể chế, chính sách Thể chế, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi gà thịt, đặc biệt là các chính sách về đất đai, đầu tư, tín dụng… * Nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đén hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt: - Quy mô nuôi: Trong chăn nuôi quy mô có ảnh hưởng quan trọng đến sản lượng thu được, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi. Nuôi với số lượng bao nhiêu, bao nhiêu lứa đòi hỏi người nuôi phải xem xét nhiều yếu tố: kinh nghiệm, khả năng nguồn lực của hộ, tình hình dịch bệnh cũng như nhu cầu thị trường như thế nào để có quy mô nuôi hợp lý. Khi nuôi với quy mô lớn người chăn nuôi sẽ dễ dàng áp dụng các kỹ thuật nuôi tiến bộ, chăn sóc thú y đồng loạt, dịch bệnh giảm đồng thời chi phí đầu vào giảm bớt do mua với số lượng lớn, các dịch vụ đầu vào cũng được phục vụ chu đáo hơn từ đó tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên quy mô lớn lại gặp nhiều rủi ro, nếu dịch bệnh xảy ra thì thiệt hại là rất lớn. Vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi, là điều kiện để chuyển đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang quy mô lớn theo hướng trang trại và công nghiệp đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong chăn SVTH: Trần Minh Hoàng 13 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn nuôi gà, vốn được xem là yếu tố đầu vào cho quá trình chăn nuôi như giống, thức ăn, thuốc thú y, đầu tư chuồng trại… Đặc điểm của vốn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng độ rủi ro khá cao, một trận dịch lớn thì nguồn vốn sản xuất trực tiếp sẽ chỉ còn lại con số không và đối với hộ nông dân vốn đầu tư chăn nuôi gà có thể là đi vay ngân hàng, bạn bè, cũng có thể là phần tích lũy qua bao nhiêu năm của hộ, vì vậy gây tâm lý e ngại đầu tư nên không mang lại kết quả tốt. - Kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi Kinh nghiệm và kiến thức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt. Những người có kinh nghiệm, kiến thức nuôi họ sẽ áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, thường xuyên tham khảo học hỏi những kỹ thuật chăn nuôi mới, liên tục cập nhật thông tin thị trường, diễn biến giá cả đầu ra và đầu vào, nắm bắt rõ đặc điểm sinh học của gà, biết được những căn bện cũng như triệu chứng của gà để phòng và chữa bệnh một cách kịp thời, những quy luật về sự thay đổi thời tiết đẻ điều chỉnh mức nhiệt độ thích hợp cho gà… điều này làm giảm tỉ lệ hao hụt trong mỗi lứa nuôi, đưa lại kết quả nuôi cao cho hộ, mang lại lợi nhuận tối đa. Nếu người nuôi có kiến thức, kinh nghiệm nuôi hạn chế họ sẽ gặp khó khăn trong áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi, không nắm bắt được thông tin về thị trường dẫn đến thua thiệt trong mặc cả giá bán sản phẩm. Từ đó làm giảm lợi nhuận, hiệu quả nuôi mang lại thấp. Đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi gà thịt, trước hết là để xây dựng chuồng trại, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất và riêng đối với chăn nuôi gà bán công nghiệp đòi hỏi phải có một phần diện tích đất tùy theo quy mô nuôi để chăn thả gà. Phát triển chăn nuôi gà quy mô trang trại đòi hỏi diện tích đất phải đủ lớn, cách xa khi dân cư. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình chăn nuôi gà trên Thế giới Số lượng gia cầm giết thịt ở châu Á đã tăng từ 14,687 triệu đến 24,723 triệu con trong giai đoạn này. Trọng lượng thịt mổ tăng từ khoảng 1,3 kg ở vùng này, nhưng ở châu Mỹ nó tăng từ 1,67kg lên 1,93kg. SVTH: Trần Minh Hoàng 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan