Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên hu...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
83
430
108

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................3 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3 IV. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................5 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU..................................5 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................................5 1.1 LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ......................................................................5 1.1.1Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế .............................................................5 1.1.2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế ..............................................6 1.1.3 Vai trò chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng đối với sự phát triển kinh tế......................................................................................................................7 1.1.4 Xu hướng phát triển chăn nuôi gà hiện nay............................................................9 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ...............................................................................................11 1.2.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới ....................................................................11 1.2.2 Tình hình chăn nuôi gà trong nước ......................................................................13 1.2.2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam .........................................................13 1.2.2.2. Tình hình chăn nuôi gà ở Thừa Thiên Huế ......................................................16 1.2.2.3 Tình hình chăn nuôi gà ở Huyện phú vang .......................................................18 1.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ........................................19 1.3.1 Đặc điểm sinh học của gà .....................................................................................19 1.3.1.1 Bộ máy tiêu hoá và nội tạng của gà...................................................................19 1.3.1.2 Khả năng chuyển hoá thức ăn ...........................................................................20 1.3.1.3 Hệ thống tuần hoàn............................................................................................20 1.3.1.4 Hệ thống bài tiết ................................................................................................20 1.3.1.5 Tốc độ sinh trưởng và sinh sản..........................................................................21 ii 1.3.1.6 Sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ..................................................................21 1.3.1.7 Khả năng cơ giới hoá và tự động hoá................................................................22 1.3.2 Các phương thức chăn nuôi gà .............................................................................22 1.3.2.1. Chăn nuôi truyền thống (chăn nuôi thả vườn hoặc quảng canh)......................22 1.3.2.2. Phương thức chăn nuôi gà bán chăn thả (bán công nghiệp).............................22 1.3.2.3. Phương thức chăn nuôi gà nhốt hoàn toàn (chăn nuôi gà công nghiệp) ..........23 1.4 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................24 1.5 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN PHÚ VANG ..............................................26 1.5.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ......................................................................................26 1.5.1.1Vị trí địa lý..........................................................................................................26 1.5.1.2 Địa hình đất đai .................................................................................................27 1.5.1.3 Thời tiết, khí hậu ...............................................................................................28 1.5.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ..........................................................................29 1.5.2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Phú Vang ..........................................29 1.5.2.2 Tình hình sử dụng đất của Huyện năm 2010.....................................................32 1.5.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của Huyện .....................................35 1.5.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN ............................................38 1.5.3.1 Thuận lợi............................................................................................................38 1.5.3.2 Khó khăn............................................................................................................39 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG _ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...41 2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ ĐIỀU TRA .............................................................41 2.1.1 Đặc điểm lao động và nhân khẩu của các hộ điều tra .........................................41 2.1.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra............................................................43 2.1.3 Tình hình chăn nuôi gà của hộ .............................................................................44 2.1.4 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà .......................................................................45 2.1.5 Chi phí cho chăn nuôi gà ......................................................................................47 2.2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GÀ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .........50 2.2.1 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi...........................50 2.2.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo vùng sinh thái..............................................51 iii 2.2.3 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà.......................................................53 2.2.4 Kết quả và hiệu quả theo quy mô .........................................................................55 2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GÀ ..........................................................................................................57 2.3.1 Ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến hiệu quả chăn nuôi gà ................................57 2.3.2 Ảnh hưởng quy mô nuôi đến hiệu quả chăn nuôi ................................................60 2.3.3 Thị trường tiêu thụ................................................................................................62 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ...........................................................65 3.1 Định hướng phát triển..............................................................................................65 3.2 Mục tiêu phát triển...................................................................................................65 3.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................65 3.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................66 3.2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của các nông hộ ...................................................................................................................................66 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................73 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................73 2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................74 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng1: Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009 ...............................12 Bảng 2: Các nước có số lượng gà nhiều nhất thế giới.............................................13 Bảng 3: Phân bố đàn gia cầm của Việt Nam qua 2 năm 2009- 2010......................14 Bảng 4: Số lượng đàn gà phân bố trên địa bàn Thừa Thiên Huế Thời kỳ 2006- 2010 ...................................................................................16 Bảng 5: Số lượng đàn gia cầm Huyện Phú Vang qua 3 năm 2008- 2010..............18 Bảng 6: Hệ thống bài tiết của gà .............................................................................21 Bảng 7: Lượng protein có trong 100g thịt...............................................................21 Bảng 8: Tình hình dân số và lao động của Huyện qua 3 năm 2008-2010 ..............31 Bảng 9: Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Vang năm 2010 .............................33 Bảng 10: Đặc điểm lao động của các hộ điều tra ......................................................41 Bảng 11: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra .................................................43 Bảng 12: Tình hình chăn nuôi gà của nông hộ..........................................................44 Bảng 13: Tình hình đầu tư cho hệ thống chuồng trại................................................46 Bảng 14: Chi phí cho 100 con/lứa của các hộ năm 2011 .........................................48 Bảng 15: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo phương thức nuôi năm 2011........50 Bảng 16: Kết quả và hiệu quả theo vùng sinh thái năm 2011...................................52 Bảng 17: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà năm 2011 ..........................54 Bảng 18: Kết quả và hiệu quả theo quy mô năm 2011 ............................................56 Bảng 19: Phân tổ các hộ chăn nuôi gà theo chi phí sản xuất ....................................58 Bảng 20: Ảnh hưởng của quy mô nuôi đến hiệu quả chăn nuôi năm 2011 ..............61 v DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT KT_ XH : Kinh tế xã hội KH_ KT : Khoa học kỹ thuật GO : Tổng giá trị sản xuất C : Chi phí sản xuất TT : Chi phí sản xuất trực tiếp MI : Thu nhập hổn hợp NB : Lợi nhuận kinh tế ròng TC : Chi phí tự có KH TSCĐ : Khấu hao tài sản cố định UBND : Uỷ ban nhân dân NN : Nông nghiệp KHHGĐ : Kế hoạch hoá gia đình FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới PTNT : Phát triển nông thôn HĐND : Hội đồng nhân dân BTB& DHMT : Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung TD& MNPB : Trung Du và Miền Núi Phía Bắc vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở Huyện Phú Vang thời gian qua đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà để nâng cao kết quả, hiệu quả ở Huyện trong những năm tới góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà ở hộ nông dân nói riêng; - Đánh giá tình hình chăn nuôi gà , thực trạng đầu tư cũng như tổ chức sản xuất, kết quả, hiệu quả chăn nuôi gà của các hộ gia đình tại Huyện Phú Vang trong thời gian qua; - Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi gà thịt ở Huyện Phú Vang trong thời gian qua. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với chăn nuôi gà của các hộ nông dân ở Huyện Phú Vang. - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển và đạt hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của Huyện trong thời gian tới. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu Số liệu sơ cấp: Thu nhập từ số liệu điều tra, phỏng vấn của 45 hộ của các xã chon làm nghiên cứu trên địa bàn huyện Số liệu thứ cấp: Dựa vào số của UBND Huyện, Phòng Thống kê, Phòng NNPTNT Huyện Phú Vang và một số sách, báo chí, internet… Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy lich sử là phương pháp luận được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài - Phương pháp thu thập số liệu dung để thu thập số liệu sơ cấp từ các hoạt động sản xuất của các hộ gia đình và số liệu thứ cấp từ các cơ quan chuyên ngành - Phương pháp phân tổ thống kê nhằm hệ thống hoá số liệu dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu - Phương pháp thống kê so sánh được dùng để so sánh kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất qua thời gian và không gian vii Kết quả đạt được - Đề tài này đã trình bàu được thực trạng phát triển chăn nuôi gia cầm tmà chủ yếu là gà trên địa bàn huyện Phú Vang trong thời gia gần đây, mà chủ yếu là vụ nuôi đầu năm 2011 nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các nông hộ trên địa bàn Huyện nhằm rút ra những thuận lợi và khó khăn để đưa ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. - Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả chăn nuôi gà trên địa bàn Huyện. viii Khoá luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Với xu thế phát triển chung của thế giới Việt Nam đã và đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, bên cạnh đó nông nghiệp cũng là một bộ phận quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, ổn định nền kinh tế cho quốc gia. Việc sản xuất nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho đời sống con người mà cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cung cấp các yếu tố sản xuất như lao động, vốn cho các ngành khác mà còn góp phần sản xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng này Đảng và nhà nước ta đã coi trọng việc phát triển nông nghiệp nông thôn mang tính chiến lược. Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực.Tuy nhiên, chúng ta không nên phủ nhận vai trò của nông nghiệp. Ở nước ta, nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng 80% dân số sống ở nông thôn và 70% dân số nước ta là nông dân. Sau 20 năm đổi mới, nền kinhh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp tăng về số lượng và chất lượng.Từ trước đến nay thì trồng lúa và nuôi lợn được xem như là nghề phổ biến ở các nông hộ. Ngày nay khi nhu cầu của con người càng cao thì các sản phẩm nông nghiệp không những đáp ứng về số lượng mà còn về chất lượng. Cũng vì vậy mà chăn nuôi gia cầm như gà, vịt ngày một phát triển. Các sản phẩm được chế biến từ gia cầm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của con người. Ở Huế các phong tục như cúng, tổ chức tiệc, lễ cưới hỏi... rất được xem trọng, các món ăn được chế biến từ gà, vịt thường được mọi người thích và chọn là món chính và sang trọng, giá cả của các món ăn này cũng rất cao. Đó là lý do vì sao việc nuôi gia cầm ngày càng phát triển SVTH: Đào Thị Bé 1 Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nó riêng có vị trí và chiến lược rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hàng hoá nói riêng, chăn nuôi gà không chỉ mang lại thu nhập cho người dân và đóng góp phần không nhỏ trong gía tri xuất khẩu nhằm mang lại ngoại tệ cho quốc gia.Tuy nhiên chăn nuôi gà đã thể hiện nhiều bất cập. Do tốc độ mở rộng sản xuất quá nhanh và chạy theo nhu cầu và lợi nhuận trước mắt đã dẫn đến quy mô nuôi và số hộ nuôi phát triển một cách tự phát. Phong trào nuôi gà chủ yếu theo kinh nghiệm và ít quan tâm đến vấn đề kỹ thuật dẫn đến hiệu quả kinh tế cho người dân chưa cao. Bên cạnh đó công tác phòng trừ, tiêm vacxin cho gà còn hạn chế nên dịch cúm gia cầm xảy ra liên tục đã ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi, thu nhập ngày càng có xu hướng giảm xuống. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người thì đòi hỏi những người chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng cần phải đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng năng suất và hiệu quả cao hơn không những về số lượng mà còn về chất lượng. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của Đất Nước trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế quốc tế, ngành chăn nuôi và đặc biệt chăn nuôi gà ở Huyện Phú Vang đã có những bước phát triển mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của Tỉnh nhà. Phú Vang là trong những huyện ở đồng bằng của Tỉnh Thừa Thiên Huế có sự đa dạng về địa hình và vùng sinh thái ,có tỷ lệ dân số sống trong nông nghiệp cao và phong trào chăn nuôi gà công nghiệp phát triển sớm và nhanh, tiếp cận các trung tâm Giống gia cầm trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy việc chăn nuôi gia cầm đặc biệt là hoạt động nuôi gà theo hướng thịt được đánh giá là có hiệu quả. Chăn nuôi gà theo hướng gà thịt có thời gian nuôi ngắn (có thể rút ngắn từ 2-3 tháng), thời gian hoàn vốn nhanh do vậy ngành chăn nuôi này rất được phổ biến ở các hộ dân. Bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm đặc biệt gà trên địa bàn Huyện còn chịu nhiều sự tác động tiêu cực như dịch bệnh thường xuyên đe doạ do sự biến đổi thất thường của thời tiết, giá cả đầu ra, đầu vào biến đổi thất thường . v.v. nên đã làm cho chăn nuôi gà trên địa bàn Huyện phát triển nhưng lại kém bền vững. Vì vậy chăn nuôi gà trên địa bàn Huyện có xu hướng giảm xuống. Xuất phát từ thực tế đó, Tôi đã lựa chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế 2 II. Mục đích nghiên cứu 1. Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở Huyện Phú Vang thời gian qua đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà để nâng cao kết quả, hiệu quả ở Huyện trong những năm tới góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. 2. Mục tiệu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà ở hộ nông dân nói riêng. - Đánh giá tình hình chăn nuôi gà, thực trạng đầu tư cũng như tổ chức sản xuất, kết quả, hiệu quả chăn nuôi gà của các hộ gia đình tại Huyện Phú Vang trong thời gian qua. - Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi gà thịt ở Huyện Phú Vang trong thời gian qua. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với chăn nuôi gà của các hộ nông dân ở Huyện Phú Vang. - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển và đạt hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của Huyện trong thời gian tới. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt của các gia trại, trang trại trên địa bàn Huyện Phú Vang 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hộ nông dân chăn nuôi gà thịt ở quy mô gia trại và trang trại - Về không gian: Huyện Phú Vang nhưng tập trung các xã: Vinh An, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Đa, Vinh Thái, Phú Mỹ làm địa bàn nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: năm 2012 IV. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp duy vật biện chứng và duy lich sử Nghiên cứu sự vật hiện tượng phải đặt trong mối quan hệ với những sự vật hiện tượng khác trong khoảng không gian và thời gian nhất định để thấy rõ sự vận động của 3 sự vật hiện tượng đó. Hai phương pháp này được thường xuyên sử dụng trong xuyên suốt qua trình làm đề tài nhằm nhận thức được bản chất của các hiện tượng kinh tế xã hội đang nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sơ cấp thu thập được từ phỏng vấn 45 hộ trên địa bàn huyện chăn nuôi gà năm 2012, bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh sách hộ nuôi gà từ phòng NN huyện, trạm thú y của các xã Số liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo của phòng NN, UBNN, phòng Thống Kê của Huyện Phú Vang. Và ngoài ra các niên giám thống kê của Việt Nam, các tạp chí , internet….  Phương pháp phân tổ thống kê Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng nhằm hệ thống hoá các số liệu thu thập được dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian. Phương pháp này còn được dùng để phân tích sự tác động các yếu tố đầu ra với các yếu tố đầu vào.  Phương pháp thống kê so sánh Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất được tính toán, thống kê qua các chỉ tiêu như:GO, MI, MI/GO,MI/C,MI/tháng nuôi, MI/ LĐ...Khi đánh giá về mức độ đạt được về mặt kết quả và hiệu quả cần so sánh các chỉ tiêu đó qua thời gian, không gian và giữa các chỉ tiêu đó với nhau, để từ đó dư ra kết luận và nhận xét. 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.1.1Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế -Có thể hiểu hiệu quả kinh tế (HQKT) hay hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự phát triển chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế -Hiệu quả kinh tế là một khái niệm được xem như là một tiêu chuẩn để đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn con nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của TS Nguyễn Tiến Mạnh : “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đặt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất”. Theo quan điểm của Farrell (1957) cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ( hay giá). Hiệu quả kỹ thuật: Là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ với hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu phân quả bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá, các yếu tố đầu ra đầu vào hay nói cách khác khi nắm được các yếu tố 5 đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa rằng giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt được hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. HQKT= Hiệu quả kỹ thuật* hiệu quả phân bổ. - Ngày nay, HQKT là cụm từ được quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ nó là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng, trình độ tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp. - Thực chất của HQKT là việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tiết kiệm chi phí để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh. Do vậy, có thể hiểu HQKT của doanh nghiệp là đạt kết quả kinh tế tối đa với chi phí nhất định hay đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu Ý nghĩa: Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có trong điều kiện khan hiếm hiện nay, giúp các chủ doanh nghiệp tăng cường đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Đặt HQKT là mục tiêu cao nhất và nâng cao HQKT là vấn đề quan tâm hàng đầu của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Một nền kinh tế đạt được hiệu quả là một nền kinh tế thành công và vững chắc. 1.1.2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào là một quá trình tái sản xuất thống nhất trong mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được xác lập trên cơ sở so sánh giữa kết quả kinh tế ( đầu ra) và chi phí kinh tế ( đầu vào). Chúng được đo bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ: 6  Ở dạng thuận H=Kq/C biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra.  Ở dạng nghịch h=C/Kq cho biết để có một đơn vị đầu ra cần hao phí bao nhiêu đơn vị đầu vào. Trong đó Kq: là kết quả kinh tế, C: là chi phí kinh tế.  Hai chỉ tiêu hiệu quả này có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiệt với nhau. Chỉ tiêu H được dùng để xây dựng ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu h là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực, chi phí thường xuyên. Bản chất xác định hiệu quả kinh tế: Là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định và ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. 1.1.3 Vai trò chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa,. nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng có tính qui luật chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nông nghiệp nói chung. Ở mỗi nước, tuỳ theo trình độ phát triển nông nghiệp mà tỷ trọng ngành chăn nuôi đóng góp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp có thể khác nhau, tỷ trọng đó cho phép đánh giá trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp của một nước.Theo tài liệu thống kê năm 1975, ngành chăn nuôi nước ta chiếm 23,1% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cho đến năm 1992 thì tỷ trọng đó chiếm đến 24,27% như vậy chúng ta chỉ chú ý đến trồng trọt còn chăn nuôi vẫn chưa được chú trọng 7 mang tính nhỏ, lẽ. Chăn nuôi gia cầm là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý giá cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. - Trong nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với nhau, sự gắn bó của hai ngành này là do sự chế ước bởi qui trình công nghệ, những vấn đề kinh tế kỹ thuật của liên ngành này. Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ quan trọng không chỉ có tác động tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái tạo hệ vi sinh vật và bảo vệ cân bằng sinh thái. Ở nhiều vùng, trong sản xuất ngành trồng trọt vẫn cần sử dụng sức kéo của động vật cho các hoạt động canh tác và vận chuyển. Mặc dù rằng vai trò của chăn nuôi đối với trồng trọt có xu hướng giảm xuống xong vai trò của chăn nuôi nói chung ngày càng tăng lên. - Xã hội càng phát triển, mức tiêu dùng của người dân về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm. Ở Việt Nam chăn nuôi gia cầm là một ngành quan trọng theo hàm kinh tế và hàm cuộc sống đối với người nghèo. Gia cầm là nguồn cung cấp thực phẩm theo nghĩa "Tự cung tự cấp" tiện lợi nhất. Nó cũng là "ngân hàng cởi mở nhất của chi tiêu tươi" khi túng bấn. Với những lợi thế trên, người nông dân nghèo khó bỏ hẳn việc chăn nuôi gia cầm, dù ở giai đoạn có dịch cúm. Thực tế, nếu bình tĩnh sắp xếp phân tích cụ thể lại các phương thức chăn nuôi gia cầm khác nhau để có chính sách phù hợp cho từng phương thức là cần thiết. - Với những hộ nghèo, con gà con vịt nuôi được thật quan trọng, nó không chỉ cho bữa ăn thêm đạm mà còn giúp ích nhanh gọn trong nhu cầu cuộc sống khác như cúng giỗ, ma chay, tết nhất và học hành cho con cháu. Rõ ràng con gà, con vịt thật quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Xong với phương thức nuôi thả rong từ ngàn đời nay nên nó trở thành bất khả kháng trong tình hình cúm gia cầm hiện nay. Xong nếu có giải pháp đồng bộ và cụ thể với một chính sách thích hợp cũng có thể tìm được lời giải cho phương thức nuôi này, chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta.Giai đọan 2001-2005 đạt 2,74% về số lượng đầu con, trong đó giai đọan trước dịch cúm tăng 9,02% và giảm trong dịch cúm gia cầm 6,67%. Sản lượng đầu con đã tăng từ 158,03 triệu con năm 8 2001 và đạt cao nhất vào năm 2003: 185,22 triệu con. Do dịch cúm gia cầm, năm 2004, đàn gà giảm còn 159,23 triệu con, bằng 86,2% năm 2003, năm 2005, đàn gà đạt 159,89 triệu con, tăng 0,9% so với 2004.Qua các năm gà luôn chiếm 72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm Tóm lại: Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế. Hàng năm chăn nuôi gà góp phần vào nền kinh tế trong nước nhằm đem lại ngoại tệ cho quốc gia. Chăn nuôi gà đã cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho con người.  Cung cấp thực phẩm như: trứng, thịt, lông  Thịt gà là loại sản phầm có giá trị dinh dưỡng cao như hàm luợng protein.v.v.  Cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt.  Lông gà dùng chế biến làm chổi, cầu lông  Tạo công ăn việc lam, tăng thu nhập cho hộ nông dân  Nuôi gà tận dụng thức ăn dư thừa và thức ăn có sẵn trong thiên nhiên.  Đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế. 1.1.4 Xu hướng phát triển chăn nuôi gà hiện nay Trong xu thế phát triển chung của thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hiện nay chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng đang hướng đến chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Trong những năm trước đây, ngành chăn nuôi gia cầm phải đối đầu với 3 đại dịch cúm gia cầm dẫn đến thiệt hại không những cho nền kinh tế của Đất Nước mà còn gây thiệt hại đến tính mạng con người, các đợt dịch cúm đó xảy ra trên quy mô rộng, hầu như tất cả các tỉnh và thành phố kéo dài từ cuối năm 2003 đến đầu năm 2004 đã gây tâm lý hoan mang cho người chăn nuôi nên tổng đàn gia cầm trong những năm qua có hiện tượng giảm xuống. Sở dĩ có những thiệt hại như trên là do chăn nuôi gà chưa áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật theo quy trình hướng dẫn, trình độ dân trí của người chăn nuôi còn thấp. Phần lớn họ là những người xuất thân từ người nông dân dựa trên một số kinh nghiệm và một số vốn tư có chứ thật sự họ chưa qua một trường lớp đào tạo nào. Người chăn nuôi, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư và lãnh đạo địa phương chưa tìm được tiếng nói chung và chưa thống nhất hành động nên dịch bệnh vẫn xảy ra vừa ảnh hưởng đến người chăn nuôi vừa ảnh 9 hưởng đến cộng đồng. Nếu người chăn nuôi thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh một cách nghiêm ngặt, nếu cộng đồng dân cư cùng chung tay thực hiện các mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học thì tất cả mọi người dân, cả xã hội cùng có lợi. Vì vậy để phát triển nhanh và bền vững cho ngành chăn nuôi gà nhằm tránh những thiệt hại về vật chất và tính mạng cho con người thì chăn nuôi gà an toàn sinh học là điều kiện cần thiết hiện nay cho quốc gia Việt Nam, nhằm đưa đến cho người tiêu dùng sản phẩm an toàn và đảm bảo chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Theo chiến lược phát triển chung của ngành chăn nuôi thì đối với người chăn nuôi thì cần phải xác định rõ đối tượng vật nuôi nào có lợi thế phù hợp với địa phương và điều kiện khí hậu của từng vùng và lãnh thổ, các hộ chăn nuôi cần phải xác định quy mô nuôi hợp lý cho địa phương và nên chuyển hướng chăn nuôi từ truyền thống sang nuôi công nghiệp, hổ trợ và khuyến khích các hộ nuôi theo quy mô trang trại, khuyến khích các hộ nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải vật nuôi, cần có chính sách hổ trợ cho hộ chăn nuôi gia đình có quy mô lớn để kiểm soát dịch bệnh, thường xuyên tuyên truyền vận động người chăn nuôi phun thuốc tẩy độc cho chuồng trại chăn nuôi cho gia đình nhằm đưa đến sản phẩm sạch, an toàn, và tăng thu nhập cho người dân, thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người chăn nuôi để hộ nuôi có thể dễ dàng tiếp cận những tiến bộ KHKT, các giống gà có năng suất và chất lượng nhằm rút ngắn thời gian nuôi. Tuy nhiên để làm được điều đó thì mỗi vùng hay địa phương cần tăng cường công tác quản lý chất lượng cho sản phẩm chăn nuôi như giống phải xác định có nguồn gốc rõ ràng, thức ăn chứa các chất tăng trọng, công tác thú y phải thường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về chất lượng sản phẩm, Tăng cường công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường công tác quy hoạch, rà soát dành quỹ đất cho phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Đây vừa là mục tiêu vừa là hướng đi mang tính dài hạn cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong thời gian tới, bảo đảm phù hợp với chính sách xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay, là hướng đi tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi . 10 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới Chăn nuôi gia cầm thế giới được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt từ thập kỷ 40 trở lại đây. Tính đến nay tổng đàn gia cầm thế giới đã lên tới 40 tỷ con, trong đó trên 95% là gà, gà tây trên 2%; vịt gần 2% và một số gia cầm khác như: ngan, ngỗng, gà phi, chim cút, bồ câu. Do đặc điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu tư và trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chăn nuôi gia cầm cùng với thói quen tiêu dùng mà đàn gia cầm phân bố không đồng đều. Nghề nuôi gà thật sự phát triển ở Châu Á từ những năm 1990 và đã trở thành ngành kinh tế chủ lực. Và hiện nay, Châu Á đang là Châu lục chăn nuôi gà nhiều nhất thế giới bởi điều kiện khí hậu nơi đây thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài gia cầm. Trên 50% đàn gà được nuôi ở châu Mỹ, Hoa Kỳ là nước nuôi nhiều gà công nghiệp nhất (trên 40%), rồi đến một số nước Tây âu, trong khi đó gà lông màu, gà địa phương nuôi trang trại và chăn thả lại tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc và một số nước ở Châu Á Trên 70% đàn vịt được nuôi ở Châu Á. Trung Quốc nuôi nhiều vịt nhất (60%), tiếp đến là Pháp, Thái Lan và thứ tư là Việt Nam. Gà Tây nuôi tập trung ở châu Mỹ và châu Âu (96%), trong đó nuôi nhiều nhất phải kể đến Hoa Kỳ (60%), rồi đến Pháp, Canađa và Braxin. Số lượng vật nuôi Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con. Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm. Riêng đối với Châu Á thì tổng đàn trâu của Châu Á là 176,7 triệu con chiếm 97% trâu của thế giới, tổng đàn bò 407,4 triệu con, dê 415,2 triệu con, cừu 345,1 triệu con, ngựa 123 triệu con, lợn 534,3 triệu con, gà 9101,3 triệu con và vịt 953 triệu con 11 Bảng1: Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009 ĐVT: Triệu con Trâu Bò Dê Cừu Lợn Gà Vịt Thế giới 182,27 1.164,89 591,75 816,97 877,57 14.191,10 1.008,33 Châu Á 176,79 407,42 415,24 345,16 534,33 9.101,29 953,86 Châu Âu 0,32 114,21 15,91 100,15 183,05 1.895,58 49,48 Châu Phi 4 175,047 137,58 199,83 5,86 708,02 0,01 Châu Mỹ 1,16 430,34 22,93 66,71 151,71 2.374,15 3,51 37,88 0,095 105,12 2,62 112,06 1,47 Châu Úc (Nguồn vcn.vnn.vn Sản phẩm chăn nuôi Thịt gia súc, gia cầm : Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm 3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa. Cơ cấu về thịt của thế giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật nuôi khác. Năm nước có nhiều thịt gà nhất ở Châu Á: Thứ nhất Trung Quốc 11,4 triệu tấn, thứ hai Iran 1,6 triệu tấn, thứ ba Indonesia 1,4 triệu tấn, thứ tư Nhật Bản 1,39 triệu tấn, thứ năm Turkey 1,29 triệu 12 Bảng 2: Các nước có số lượng gà nhiều nhất thế giới Đơn vị tính:Triệu con STT Tên nước Số lượng 1 China 4.702,2 2 Indonesia 1.341,78 3 Brazil 1.205 4 India 613 5 Iran (Islamic Republic of) 513 6 Mexico 506 7 Russian Federation 366,28 8 Pakistan 296 9 Japan 285,35 10 Turkey 244.28 (Nguồn vcn.vnn.vn) Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau: Về chăn nuôi gà một số nước như Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới. Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà. 1.2.2 Tình hình chăn nuôi gà trong nước 1.2.2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam - Nghề chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con, các hộ chủ yếu nuôi theo phương thức chăn thả tự do. Bên cạnh gà ri, vịt bầu được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước do dễ nuôi, sức chống chịu cao, thịt thơm ngon, chịu khó kiếm mồi, ở từng vùng còn có khá nhiều giống gia cầm khác như: gà Hồ, gà Đông Cảo, gà Mía, gà Tre, gà Tàu vàng, gà 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan