Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả đầu tư của hạng mục nâng cấp các công trình thủy lợi trong tiể...

Tài liệu đánh giá hiệu quả đầu tư của hạng mục nâng cấp các công trình thủy lợi trong tiểu dự án nâng cấp các công trình thủy lợi và giao thông nông thôn huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình

.PDF
109
2
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN PHƯƠNG THẢO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA HẠNG MỤC NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG TIỂU DỰ ÁN NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN PHƯƠNG THẢO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA HẠNG MỤC NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG TIỂU DỰ ÁN NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Quản lý xây dựng Mã số : 60580302 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Đức Tiến Hà Nội – 2015 Mẫu gáy bìa luận văn: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2015 LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ và tên: ..................................................... Giới tính: ............................ Ngày, tháng, năm sinh: ................................. Nơi sinh: ............................ Quê quán: ....................................................... Dân tộc: ............................ Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu:....................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Ảnh 4x6 Chỗ ở hiện nay hoặc địa chỉ liên lạc: .................................................................................... ............................................................................................................................................... Điện thoại cơ quan: ........................................ Điện thoại nhà riêng: ................................... Fax: ........................... Email: ............................................... Di động: ................................. II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: ............................ Thời gian từ: .........../............... đến ............../....................... Nơi học (trường, thành phố):................................................................................................. Ngành học: ............................................................................................................................ 2. Đại học: Hệ đào tạo: ............................ Thời gian từ: .........../............... đến ............../....................... Nơi học (trường, thành phố):................................................................................................. Ngành học: ............................................................................................................................ Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: ......................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:......................................................... Người hướng dẫn: ................................................................................................................. 3. Thạc sĩ: Hệ đào tạo: ............................ Thời gian từ: .........../............... đến ............../....................... Nơi học (trường, thành phố):................................................................................................. Ngành học: ............................................................................................................................ Tên luận văn: ........................................................................................................................ ............................................................................................................................................... Ngày và nơi bảo vệ......................................................:......................................................... Người hướng dẫn: ................................................................................................................. 4. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): ......................................................... 5. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày cấp và nơi cấp: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm VI. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC CAO HỌC: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC (Ký tên, đóng dấu) Ngày ......... tháng .......... Năm 20..... Người khai ký tên LỜI CAM ĐOAN Tôi Nguyễn Phương Thảo – tác giả luận văn này xin cam đoan rằng công trình này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Đức Tiến, công trình này chưa được công bố lần nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2015 Tác giả của luận văn Nguyễn Phương Thảo LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tham gia lớp học Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý xây dựng tại trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, tôi đã được các thầy cô quan tâm giúp đỡ rất tận tình trong việc truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, giúp tôi bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng thêm năng lực để tham gia vào công tác quản lý trong tương lai. Xuất phát từ nhu cầu công tác tại đơn vị, với kinh nghiệm và kiến thức được học và qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định của pháp luật, Nhà nước, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ với tiêu đề : “Đánh giá hiệu quả đầu tư của hạng mục nâng cấp các công trình thủy lợi trong tiểu dự án nâng cấp các công trình thủy lợi và giao thông nông thôn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình” Quá trình học tập và làm Luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo Khoa Công trình trường Đại học Thủy lợi và cán bộ hướng dẫn. Với sự nỗ lực của bản thân tôi đã hoàn thành Luận văn với đề tài nói trên. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp trong khi thời gian nghiên cứu không nhiều và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, nên Luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và những người quan tâm đến nội dung của đề tài nghiên cứu để tôi có điều kiện hoàn thiện hơn trong quá trình công tác và nghiên cứu tiếp theo. Tác giả của Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Nhà trường, các thầy, cô giáo, cán bộ hướng dẫn và cơ quan đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2015 Tác giả của luận văn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Năng suất, sản lượng, cơ cấu cây trồng khi chưa có dự án.............48 Bảng 3.2: Năng suất, sản lượng, cơ cấu cây trồng khi có dự án.....................48 Bảng 3.3: Thống kê hiện trạng công trình thủy lợi huyện Lạc Sơn................49 Bảng 3.4: Giá thị trường đầu vào, đầu ra của các yếu tố sản xuất nông nghiệp......... ....................................................................................................53 Bảng 3.5: Thông tin kinh tế-xã hội các dự án.................................................54 Bảng 3.6: Thống kê tỷ lệ đói nghèo và cận nghèo trong các xã khu vực xây dựng công trình............................................................................................ 55 Bảng 3.7: Tổng mức đầu tư của dự án............................................................60 Bảng 3.8: Bảng tổng hợp chi phí của dự án....................................................61 Bảng 3.9: Sản lượng dự kiến tăng thêm khi có dự án ....................................62 Bảng 3.10: Chi phí và thu nhập thuần túy 1ha lúa đông xuân .......................62 Bảng 3.11: Giá trị thu nhập thuần túy 1ha lúa hè thu............. .......................63 Bảng 3.12: Thu nhập thuần túy tăng thêm của dự án............. .......................64 Bảng 3.13: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.................. .......................64 Bảng 3.14: Chi phí kinh tế của dự án..................................... .......................66 Bảng 3.15: Giá phân Kali tại vùng dự án............................... .......................67 Bảng 3.16: Giá trị thu nhập thuần túy 1ha lúa đông xuân...... .......................67 Bảng 3.17: Giá trị thu nhập thuần túy 1ha lúa hè thu............ .......................68 Bảng 3.18: Thu nhập thuần túy tăng thêm của dự án............. .......................69 Bảng 3.19: Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế.................. .......................69 Bảng 3.20: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án.................. .......................71 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... 3 MỤC LỤC ......................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4 1.1 Tổng quan về dự án đầu tư: ................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình: ........................... 4 1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình .................................. 5 1.1.3. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình:..................... 6 1.1.4. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình: ........................... 7 1.2. Tổng quan về đánh giá dự án đầu tư ................................................. 7 1.2.1. Khái niệm về phân tích, đánh giá dự án đầu tư: ............................ 7 1.2.2. Mục đích phân tích, đánh giá dự án đầu tư: ................................... 8 1.2.3. Ý nghĩa phân tích dự án đầu tư ...................................................... 8 1.3. Tổng quan về phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư….. .............................................................................................................. 8 1.3.1. Khái niệm, mục đích, nội dung của phân tích tài chính ................. 9 1.3.2. Xác định các yếu tố làm căn cứ phân tích, tính toán tài chính của dự án:…..................................................................................................... 10 1.3.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án ......................... 12 1.4. Tổng quan về phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án đầu tư ........................................................................................................... 16 1.4.1. Những khái niệm và các vấn đề chung ........................................ 16 1.4.2. Giá kinh tế và tỷ suất chiết khấu xã hội: ...................................... 19 1.4.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội ................................. 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................ 22 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ............................................................................................................ 23 2.1. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án: ....... 23 2.1.1. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: .......................................... 23 2.1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội:.......................................... 27 2.2. Trình tự và phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu : ....................................... 30 2.2.1. Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu............................................... 30 2.2.2. Xác định nguồn vốn đầu tư của dự án: ...................................... 31 2.2.3. Đánh giá hiệu tài chính của dự án.............................................. 32 2.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án ................................. 37 2.3. Thực trạng hiệu quả đầu tư của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình .............................................................................................. 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ............................................................................... 46 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG TIỂU DỰ ÁN NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH ........................................................................ 47 3.1. Giới thiệu về dự án nâng cấp các công trình thủy lợi ..................... 47 3.1.1. Mô tả về dự án nâng cấp các công trình thủy lợi ......................... 47 3.1.2. Cơ quan chủ quản/ chủ đầu tư/ đơn vị quản lý chuyên ngành ..... 55 3.1.3. Tổng chi phí ................................................................................. 55 3.1.4. Thời gian thực hiện ...................................................................... 55 3.2. Quan điểm và mục đích đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án nói chung và dự án nâng cấp các công trình thủy lợi nói chung:.................. 56 3.2.1. Quan điểm và mục đích đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án thủy lợi nói chung:.................................................................................................. 56 3.2.2. Yêu cầu và mục đích đánh giá hiệu quả đầu tư của Hạng mục nâng cấp các công trình thủy lợi:....................................................................... 56 3.3. Nguồn vốn đầu tư của Tiểu dự án .................................................... 57 3.4. Đánh giá hiệu quả đầu tư của hạng mục Nâng cấp các công trình thủy lợi trong tiểu dự án Nâng cấp các công trình thủy lợi và giao thông nông thôn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình: ............................................... 58 3.4.1. Giới thiệu chung: .......................................................................... 58 3.4.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án ......................................... 59 3.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án ................................. 64 3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án:.................. 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG III.............................................................................. 75 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78 CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................... 79 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Hòa Bình là tỉnh miền núi, tỷ trọng nông nghiệp chiếm tỷ lệ 50%. Do đặc thù địa hình đồi núi nên việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng đói nghèo tăng cao. Mục tiêu chính của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hòa Bình hiện nay là từng bước khắc phục những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới lao động sản suất của người dân. Hai xã Phú Lương và xã Phúc Tuy thuộc huyện Lạc Sơn là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao trung bình 80,72%. Dân số của 02 xã vùng Tiểu dự án đời sống dưới mức nghèo khoảng 11,93% , dân số còn lại có thu nhập xấp xỉ ngưỡng nghèo. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa có các dự án được thực hiện triển khai trên địa bàn 2 xã này. Thu nhập chủ yếu của người dân nơi đây chủ yếu là trồng lúa, trồng rừng, chăn nuôi gia súc và các sản phẩm làng nghề truyền thống; nhưng do kênh bị sạt lở, bồi lấp, đường xá trên địa bàn tiểu dự án chưa được đầu tư kết cấu mặt đường nên không đảm bảo cấp nước tưới kịp thời theo mùa vụ, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, giảm giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tăng giá thành vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp đến các chợ đầu mối, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Số liệu thống kê chính thức cho thấy thu nhập bình quân đầu người trung bình khoảng 6,5 - 7,5 triệu đồng/người/năm, tuy nhiên con số này không đều. Những hộ có thu nhập trung bình trở lên là những hộ ngoài trồng lúa, màu còn có chăn nuôi bò, trồng cây ăn quả, trồng mía giống mới và thâm canh tốt; những hộ nghèo đói chủ yếu là các hộ độc canh cây lương thực hoặc làm nương rẫy trồng cây công nghiệp, cây ngô, sắn để giải quyết lương thực, chưa có vốn nuôi bò, gia đình neo đơn già yếu đau ốm bệnh tật, điều kiện đất đai, giao thông không thuận lợi nên không thể trồng cây giá trị cao. 2 Từ những điều kiện nêu trên việc triển khai tiểu dự án là hết sức cần thiết đối với đời sống của người dân nơi đây. Việc đánh giá hiệu quả tài chính và kinh tế-xã hội của Tiểu dự án giữ một vai trò rất quan trọng trong quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền, quyết định sự thành bại của dự án và cũng nhằm định hướng thực hiện các chỉ tiêu tài chính huy động các nguồn tài trợ cho dự án trong suốt thời gian tiến hành xây dựng và khi thác dự án. Tuy nhiên , công tác này hiện nay ở Hòa Bình vẫn cón bị xem nhẹ dẫn đến nhiều công trình đạt yêu cầ về kỹ thuật nhưng không đạt hiệu quả đầu tư vẫn được triển khai xây dựng gây lãng phí ngân sách nhà nước. Để khẳng định tính khả thi của dự án học viên chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả đầu tư của Hạng mục nâng cấp các công trình thủy lợi trong tiểu dự án Nâng cấp các công trình thủy lợi và giao thông nông thôn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình” làm đề tài luận văn cao học cho mình. 2. Mục đích của Đề tài: - Hệ thống hóa những lý luận về phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội, hiệu quả tài chính của dự án nói chung và các dự án thủy lợi phục vụ tưới tiêu nói riêng; - Phân tích và đánh giá cụ thể hiệu quả đầu tư dự án Nâng cấp các công trình thủy lợi trong tiểu dự án Nâng cấp các công trình thủy lợi và giao thông nông thôn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các công trình thủy lợi thuộc xã Phú Lương và xã Phúc Tuy thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi nghiên cứu: hiệu quả đầu tư của các công trình thủy lợi tại xã Phú Lương và xã Phúc Tuy thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình từ lúc bắt đầu 3 thực hiện dự án tháng 8/2011 đến tháng 12/2039 (tính cho vòng đời kinh tế của dự án là 25 năm). 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập dữ liệu: tổng hợp các nguồn thông tin, dữ liệu qua các nguồn khác nhau để phân tích, sử dụng trong đề tài. - Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phần mềm Microsoft excel - Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích: để đánh giá hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án 4 NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về dự án đầu tư: 1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình: Theo Luật Xây dựng “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở ”. Như vậy có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng công trình có hai nội dung là đầu tư và hoạt động xây dựng. Nhưng do đặc điểm của các dự án xây dựng bao giờ cũng yêu cầu một diện tích nhất định , ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) do đó ta có thể thấy một dự án đầu tư xây dựng bao gồm các vấn đề sau: 1. Kế hoạch: được thể hiện rõ qua các mục đích được xác định, các mục đích này phải được cụ thể hóa thành các mục tiêu và dự án chỉ được hoàn thành khi các mục tiêu cụ thể đạt được. 2. Tiền vốn: Chính là sự bỏ vốn để xây dựng công trình. Tiền vốn được coi là phần vật chất có tính quyết định sự thành công của dự án. 3. Thời gian: Là một đặc điểm rất quan trọng cần được quan tâm bởi thời gian 4. Đất: Đất cũng là một yếu tố vật chất hết sức quan trọng. Đất ngoài các giá trị về địa chất, còn có giá trị về vị trí, địa lý, kinh tế, môi trường, xã hội…Vì vậy, quy hoạch, khai thác và sử dụng đất cho các dự án xây dựng có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cần hết sức lưu ý khi thực hiện dự án xây dựng. 5. Công trình xây dựng: là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào 5 công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm: công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình giao thông, thủy lợi, năng lượng, công nghiệp và các công trình khác. 1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình - Phân loại theo quy mô, tính chất: + Dự án quan trọng quốc gia + Dự án nhóm A + Dự án nhóm B + Dự án nhóm C - Phân loại theo ngành và lĩnh vực: + Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp + Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông + Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi + Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng + Dự án đầu tư xây dựng công trình khác - Phân loại theo nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình + Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn 6 + Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. + Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội. + Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 1.1.3. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình: - Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan