Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý...

Tài liệu đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định

.PDF
102
1
122

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỐNG THU HƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thái Đại NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Tống Thu Hương i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của các Thầy, Cô giáo và các nhà khoa học, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo Cao học và làm luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất và chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Thái Đại đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Quản lý đất đai, Bộ môn Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Ý Yên; Ủy ban nhân dân các xã Yên Khánh, Yên Nghĩa, Yên Thọ; các phòng, ban, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu làm luận văn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Tống Thu Hương ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ ii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ............................................................................................................... viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis abstract................................................................................................................. xii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3.2. Thời gian và không gian nghiên cứu .................................................................. 2 1.4. Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 2 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.......................... 4 2.1.1. Tổng quan về đất nông nghiệp ........................................................................... 4 2.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp ................................................................................ 9 2.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp .................................................................................. 11 2.1.4. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và các nhân tố tác động đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ............................................................................................ 15 2.1.5. Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới ................................................................ 18 2.1.6. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp .................................................... 19 2.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................................................... 19 2.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất ................................................ 19 iii 2.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............................... 23 2.3. Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam ............... 26 2.3.1. Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở một số nước trên thế giới ............ 26 2.3.2. Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam ..................................... 29 Phần 3. Vật liệu nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................... 34 3.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 34 3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 34 3.3. Đối tượng/vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 34 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 34 3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định .................... 34 3.4.2. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định .................................................................................................. 34 3.4.3. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định .................................................................... 35 3.4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ................... 35 3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 35 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .............................................................. 36 3.5.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu ............................................... 36 3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất .................................................... 37 3.5.5. Phương pháp so sánh ........................................................................................ 37 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 38 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định .................. 38 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 38 4.1.2. Địa hình, địa mạo.............................................................................................. 39 4.1.3. Khí hậu, thời tiết ............................................................................................... 39 4.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước ...................................................................................... 40 4.1.5. Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 41 4.1.6. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hôi ............................................................... 44 4.2. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ........................................................................... 46 iv 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ............................... 46 4.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ................ 48 4.3. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.......................................................................................... 56 4.3.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 56 4.3.2. Hiệu quả xã hội ................................................................................................. 65 4.3.3. Hiệu quả môi trường ......................................................................................... 67 4.4. Những hạn chế, tồn tại trong quá trình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản ......................................................................................... 712 4.4.1. Hạn chế về vốn đầu tư .................................................................................... 712 4.4.2. Hạn chế về khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật của người dân ...................... 71 4.4.3. Hạn chế về môi trường nuôi ........................................................................... 713 4.4.4. Hạn chế về công tác phòng trừ dịch bệnh....................................................... 713 4.4.5. Hạn chế về cơ sở hạ tầng ................................................................................ 724 4.4.6. Hạn chế về công tác khuyến nông, khuyến ngư ............................................. 745 4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong chuyển đổi mô hình trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản ................................................................................. 745 4.5.1. Về nguồn vốn.................................................................................................. 745 4.5.2. Nâng cao trình độ nhận thức về khoa học kỹ thuật cho người dân ................ 756 4.5.3. Về môi trường nuôi......................................................................................... 757 4.5.4. Về công tác phòng trừ dịch bệnh .................................................................... 758 4.5.5. Về cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 768 4.5.6. Về công tác khuyến nông, khuyến ngư .......................................................... 799 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 81 5.1. Kết luận......................................................................................................... 8081 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 812 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 823 Phụ lục ........................................................................................................................ 856 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CPTG Chi phí trung gian FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HTTL Hệ thống thủy lợi HTX Hợp tác xã HQĐV Hiệu quả đồng vốn LLVT Lực lượng vũ trang NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản THCS Trung học cơ sở TTCN Tiểu thủ công nghiệp THPT Trung học phổ thông WB Ngân hang thế giới UBND Uỷ ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bổ mẫu điều tra tại các xã nghiên cứu................................................. 35 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ý Yên năm 2015 .......................................... 47 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định năm 2015 .................................................................................... 48 Bảng 4.3. Biến động diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015 ................................................................... 49 Bảng 4.4. Một số loại hình sử dụng đất của huyện ...................................................... 51 Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế cho 1ha trước chuyển đổi ................................................. 57 Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 công lao động trước chuyển đổi ...................... 57 Bảng 4.7. Tổng hợp chi phí cho 1 ha nuôi ghép các loài cá huyện Ý Yên .................. 58 Bảng 4.8. Sản lượng thu được cho 1 ha nuôi ghép các loài cá ở Ý Yên ...................... 59 Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế cho 1 ha sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi ghép các loài cá ..................................................................................................... 59 Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế tính trên giá trị 1 công lao động sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi ghép các loài cá ............................................................. 60 Bảng 4.11. So sánh hiệu quả kinh tế cho 1 ha trước và sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi ghép các loài cá...................................................................... 60 Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế trước khi chuyển đổi tính trên 1ha.................................... 62 Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 công lao động trước chuyển đổi ..................... 62 Bảng 4.14. Tổng hợp chi phí cho 1 ha nuôi cá rô phi đơn tính ...................................... 63 Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở các xã................... 63 Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 công lao động sau chuyển đổi ......................... 64 Bảng 4.17. So sánh hiệu quả kinh tế trước và sau chuyển đổi sang ............................... 64 mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ................................................................... 65 Bảng 4.18. So sánh mức độ lao động và giá trị/ngày công lao động trước và sau khi chuyển đổi tính trên 1ha......................................................................... 66 Bảng 4.19. So sánh mức độ lao động và giá trị/ngày công lao động trước và sau khi chuyển đổi tính trên 1ha......................................................................... 66 Bảng 4.20. So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật ......................... 68 vii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Ý Yên ............................................................................. 38 Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Ý Yên năm 2015 ............................................... 48 Hình 4.3. Cánh đồng lúa xã Yên Khánh – huyện Ý Yên ............................................. 50 Hình 4.4. Ruộng bí xanh tại xã Yên Thọ - huyện Ý Yên ............................................ 50 Hình 4.5. Đàn lợn của xã Yên Hưng – huyện Ý Yên .................................................. 52 Hình 4.6. Ao cá ở xã Yên Nghĩa – huyện Ý Yên ........................................................ 53 Hình 4.7. Sơ đồ sự chuyển đổi giữa các loại đất trong nội bộ đất nông nghiêp của huyện giai đoạn 2010 - 2015 ................................................................. 54 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Tống Thu Hương Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”. Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Đánh giá được hiệu quả của việc chuyển đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: (1)Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Phương pháp này sử dụng trong điều tra, phỏng vấn thu thập các số liệu, tài liệu thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu; (2)Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; (3)Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu: Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsolf Office Excel 2010; (4)Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất: Hiệu quả kinh tế, Hiệu quả xã hội, Hiệu quả môi trường; (5)Phương pháp so sánh. Kết quả nghiên cứu và kết luận chính Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất trước và sau chuyển đổi cho thấy: - Hiệu quả kinh tế: + Chuyển từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản mô hình nuôi cá ghép trong ao: Hiệu quả kinh tế sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi cá ghép cao hơn nhiều so với hiệu quả kinh tế khi sản xuất trồng lúa. Thu nhập trung bình sau khi chuyển đổi là 229,43 triệu đồng/ha/năm cao hơn gấp 7,6 lần thu nhập trước khi chuyển đổi là 29,97 triệu đồng/ha/năm. + Chuyển từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản mô hình cá rô phi đơn tính: Giá trị sản xuất sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi cá rô phi đơn tính là 217,77 triệu đồng/ha/năm nhiều hơn trước khi chuyển đổi là 187,57 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập sau khi chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản (mô hình nuôi cá rô phi đơn tính) cao hơn gấp 7,2 lần so với trồng lúa. - Hiệu quả xã hội: + Chuyển từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản mô hình nuôi cá ghép trong ao: Sau khi chuyển đổi, số công lao động gia đình nhiều hơn so với trước khi chuyển ix đổi là 127 công/ha nhưng giá trị sản suất cho một ngày công lao động sau khi chuyển là 685,22 nghìn đồng, gấp 3,8 lần so với trước khi chuyển đổi. Mỗi ngày công lao động sau khi chuyển đổi tạo ra được 470,93 nghìn đồng giá trị thu nhập, gấp 5,46 lần trước khi chuyển đổi. + Chuyển từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản mô hình cá rô phi đơn tính: Sau khi chuyển đổi, số công lao động gia đình nhiều hơn so với trước khi chuyển đổi là 90 công/ha. Giá trị sản suất cho một ngày công lao động sau khi chuyển là 694,26 nghìn đồng, gấp 3,9 lần so với trước khi chuyển đổi. Mỗi ngày công lao động sau khi chuyển đổi tạo ra được 471,17 nghìn đồng giá trị thu nhập, gấp 5,5 lần trước khi chuyển đổi. - Hiệu quả môi trường: + Trước khi chuyển đổi: Cây trồng đều được bón lượng phân hóa học cao hơn so với tiêu chuẩn rất nhiều. Ở lúa xuân, lượng phân lân bón thực tế là 600-700 kg/ha trong khi mức khuyến cáo nên dùng là 80-90 kg/ha, nông hộ đã bón cao gấp khoảng 7,6 lần. Tương tự như vậy phân kali cao gấp khoảng 3 lần so với khuyến cáo về mức bón phân. Trong khi lượng phân bón hóa học cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo thì phân chuồng lại được bón thấp hơn, lượng phân chuồng thực tế bón là 2,3-3 tấn/ha trong khi mức khuyến cáo là 8-10 tấn/ha. + Sau khi chuyển đổi: Sau khi chuyển đổi, ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giảm đáng kể. Tuy nhiên môi trường nước bị ô nhiễm hơn thời kỳ trước chuyển đổi, do khi các hộ dân chưa xử lý được nước thải của các ao nuôi cá. - Luận văn đã đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong chuyển đổi mô hình trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản: (1) Giải pháp về nguồn vốn; (2) Giải pháp nâng cao trình độ nhận thức về khoa học kỹ thuật cho người dân; (3) Giải pháp về môi trường nuôi; (4) Giải pháp về phòng trừ dịch bệnh, (5) Giải pháp về cơ sở hạ tầng; (6) Giải pháp về công tác khuyến nông, khuyến ngư. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Tong Thu Huong Thesis title: "To evaluate the effectiveness of agricultural land use transformation in Y Yen district, Nam Dinh province". Major: Land Management Code: 60 85 01 03 Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture Research objectives - To evaluate the efficiency of the conversion of paddy land to aquaculture in Y Yen district, Nam Dinh province. - Topropose some solutions to improve the aquaculture efficiency in Y Yen district, Nam Dinh province. Research Methodology The research methods used are: (1) Data collection method: This method is used in the survey, interviews to collect data and information needed for the item. Study destination; (2) study site selection method; (3) Methods of synthesis and processing of documents and data: Data is processed by Microsolf Office Excel 2010 software; (4) Land use efficiency assessment methods: economic efficiency, social efficiency, environmental efficiency; (5) Comparison method. Main research results and conclutions The research results on land use before and after conversion are as undershown: - Economic efficiency: + Tranfer from paddy land to aquaculture fish farming model in ponds: Economic effect after conversion to model of fish farming is much higher than that ones of rice production. The average income after conversion is 229.43 million VND/ha/year which is 7.6 times higher than the average of 29.97 million VND/ha/year before conversion. + Tranfer from paddy land to aquaculture fish farming model of unisexual tilapia: Production value after conversion to the unisex tilapia culture model is 217.77 million VND/ha/year more than before. The conversion was 187.57 million VND/ha/year. Income after conversion to aquaculture (single tilapia culture model) is 7.2 times higher than that of rice. - Social effect: + Tranfer from paddy land to aquaculture fish farming model in ponds: After conversion, the number of family workers is more than 127 workeing days/ha before xi conversion but the production value for one Labor turnover after transfer is VND 685.22 thousand, 3.8 times higher than before conversion. Every day, the labor force after the transformation generated 470.93 thousand VND of income value, 5.46 times higher than before the conversion. + Tranfer from paddy land to aquaculture fish farming model of unisexual tilapia: After conversion, the number of family workdays is 90 times higher than before conversion. The production value for a labor day after the transfer is 694.26 thousand VND, which is 3.9 times higher than before the conversion. Every day, the labor force after the change generated 471.17 thousand dong of income value, 5.5 times higher than the change. - Environmental effectiveness: + Before transformation: Plants are fertilizers higher than the standard. In spring rice, the actual fertilizer application is 300-350 kg/ha while the recommended level is 80-90 kg/ha, the farmers apply about 3.8 times higher. Similarly potassium is about 1.4 times higher than the recommended level of fertilization. While the amount of chemical fertilizer is much higher than recommended, the manure is applied lower, the actual manure is 2.3-3 tons/ha while the recommended level is 8-10 tons/huh. + After transformation: After conversion, the soil pollution caused by the use of fertilizers, pesticides reduced significantly. However, the water environment is polluted more than in the pre-transition period, as the households can not process wastewater from fishponds. - The thesis has proposed 7 solutions to improve the efficiency of conversion of rice farming to aquaculture: (1) solution of capital source; (2) Solutions to improve people's knowledge on science and technology; (3) environmental solutions; (4) solutions to disease, (5) infrastructure solutions; (6) Solutions on agricultural and fishery extension. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thiếu được trong các ngành sản xuất, nó không giống bất cứ tư liệu sản xuất nào. Đất đai bao gồm các yếu tố tự nhiên và chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, tâm lý xã hội, ý thức sử dụng đất của mỗi con người. Nông nghiệp Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, tuy nhiên vẫn còn nhiều lạc hậu. Từ sau đổi mới năm 1986, nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực theo con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong những năm qua, nước ta đã thực hiện chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế đất nước ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra với tốc độ nhanh, kéo theo sự thay đổi về quan điểm sử dụng đất của con người. Ngày nay, một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả đã và đang được chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác hiệu quả hơn. Ý Yên là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Nam Định, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông giáp huyện Vụ Bản, phía Nam giáp huyện Nghĩa Hưng. Toạ lạc giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Nam Định và Ninh Bình, có tuyến quốc lộ 10, đường sắt xuyên Việt đi qua Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành nghề chính của nhân dân địa phương. Những năm gần đây kinh tế nông nghiệp nông thôn có những bước phát triển mới tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp để đạt hiệu quả cao là một vấn đề cần được quan tâm, thực hiện. Trên địa bàn huyện Ý Yên, có những mô hình chuyển đổi trong nuôi trồng thủy sản như sau: - Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang luân canh lúa – cá; 1 - Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang kết hợp nuôi cá; - Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi ghép các loài cá; - Mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi cá rô phi đơn tính; Do thời gian có hạn, tác giả luận văn chọn nghiên cứu và đánh giá hiệu quả khi chuyển từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản ở 2/4 mô hình. Việc chọn 2 mô hình nói trên là 2 mô hình phổ biến tại huyện Ý Yên. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá được hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. - Đề xuất được những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; - Các vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. 1.3.2. Thời gian và không gian nghiên cứu - Diện tích đất trồng lúa chuyến sang đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Ý Yên, giai đoạn 2010 - 2015; - Theo dõi, đánh giá hiệu quả việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản ở hai mô hình nuôi cá ghép và nuôi cá rô phi đơn tính tại 3 xã có diện tích chuyển đổi nhiều nhất huyện Ý Yên, đó là: xã Yên Khánh, xã Yên Nghĩa, xã Yên Thọ trong giai đoạn 2010 - 2015. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Cung cấp thông tin về thực tiễn phong phú của hoạt động chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản tại một huyện của tỉnh Nam Định. - Làm sáng tỏ chủ trương của Nhà nước về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. 2 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Đóng góp vào cơ sở khoa học về việc chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản hợp lý, hiệu quả và ổn định và phát triển kinh tế của các nông hộ sau khi chuyển đổi. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Giúp các nhà quản lý nhà nước hoạch định được những chính sách nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình có nhu cầu chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản về thủ tục, nguồn vốn và khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và thúc đẩy sản xuất của nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Tổng quan về đất nông nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai Theo Vi-li-am thì đất là một lớp vật thể tơi xốp trên bề mặt của hành tinh chúng ta, mà thực vật có thể sinh trưởng được; đồng thời các tác giả cũng đều cho rằng đất là một thể tự nhiên, được hình thành lâu đời, do các kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian (tuổi) (Nguyễn Ngọc Bình, 2007). Năm 1883, nhà bác học người Nga V.V.Docuchaev cho rằng đất được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Đá mẹ và mẫu chất, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Sự tác động của các yếu tố trên quyết định và chi phối các quá trình hình thành và biến đổi diễn ra trong đất để hình thành nên các loại đất khác nhau (Trần Văn Chính và cs., 2000). Dokuchaev cho rằng: “Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” (Nguyễn Ngọc Bình, 2007). Đất đai là một vùng đất có ranh giới, có vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật và hoạt động sản xuất của con người (Vũ Thị Bình, 2003). Đất đai còn được định nghĩa rõ hơn, đó là vùng hay thửa đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt như là: khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện địa chất, thủy văn, giới động vật, thực vật và những tác động của con người trong quá khứ và hiện tại (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006). Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp. Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng và 4 các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dung trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này (Lương Văn Hinh và cs., 2003). Quan điểm sử dụng đất cũng như cách thức sử dụng đất ở các trình độ, các thời điểm khác nhau là khác nhau (William et al., 2005). Clawson (1982); Wolman (1987) cũng có quan điểm rằng giữa các chuyên gia nông nghiệp và các nhà quy hoạch đô thị cũng có những nhận thức khác nhau về sử dụng đất. Theo thuật ngữ khoa học, đất đai được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa...)". Như vậy, đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đại hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấpnguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ... 5 Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao động và nơi sinh tồn của xã hội lòai người.Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau: - Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. - Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo...) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất. - Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các thành tựu kỹ thuật vật chất-văn hoá-khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất. Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, vì vậy đất đai giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường. Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất mà đất đai là có hạn. Và giá trị của đất đai ở mỗi vùng đất khác nhau là khác nhau. Chính vì thế để có thể sử dụng đất đai một cách hiệu quả và hợp lý cần phải bố trí sử dụng đất tốt trên cơ sở khai thác lợi thế của từng vùng miền. 2.1.1.2. Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, 2014). Theo Luật Đất Đai 2013 quy định đất nông nghiệp là đất bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây 6 hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng;Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. Trên thế giới hiện nay có khoảng 3,3 tỷ ha là đất nông nghiệp nhưng hiện mới khai thác hơn 1,5 tỷ ha. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%, còn lại là những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi và các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng. Theo thống kê năm 2013, tổng diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam là 262.805 km2 (chiếm tới 79,4%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 101.511 km2, đất lâm nghiệp là 153.731 km2, đất nuôi trồng thuỷ sản là 7.120 km2. Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất nông nghiệp. Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung. Đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông nghiệp giữa các vùng cũng khác nhau. Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ, mỗi năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao nhất so với khu vực và thế giới. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52ha, trong khu vực là 0,36ha thì ở Việt Nam là 0,25ha. Sau mỗi hai chục năm, tình trạng phân mảnh tăng gấp đôi. Sự phân mảnh còn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao.Con số này không dưới 4% diện tích canh tác. Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất