Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng xử lý rác thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp h...

Tài liệu đánh giá hiện trạng xử lý rác thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp hợp lý tại huyện pác nặm bắc kạn

.DOC
56
45
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------- MA XUÂN CƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỢP LÝ TẠI HUYỆN PÁC NẶM - BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46 – KHMT - N03 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014– 2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------- MA XUÂN CƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỢP LÝ TẠI HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46 – KHMT - N03 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014– 2018 Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Phả Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng của sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung với trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Để từ đó hệ thống hóa lại kiến thức đã học kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế cũng như để tích lũy thêm vốn kiến thức thực tế và từ đó nâng cao trình độ chuyên môn. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo của em đã hoàn thành. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa Khoa học Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn em. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Trần Thị Phả đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt bản báo cáo này. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới các cán bộ đang làm việc tại UBND huyện Pác Nặm đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan. Pác Nặm,Ngày 18 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Ma Xuân Cương i2ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CTRSH : Chất thải rắn sinh TN-MT : Tài nguyên môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường UBND : Ủy ban nhân dân TP : Thành phố CTR : Chất thải rắn QLCTR : Quản lý chất thải rắn CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa TT : Thông tư QĐ – TTg : Quyết định thủ tướng Chính phủ CT/TW : Chỉ thị Trung ương BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường i3ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần CTRSH ...................................................................9 Bảng 2.2. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á......................14 Bảng 2.3. Chất thải rắn đô thị phát sinh năm 2007 – 2010.........................................15 Bảng 2.4. Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa phương ................................................................................................16 Bảng 4.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Pác Nặm .....................................29 Bảng 4.2. Lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh của các hộ dân tại các xã ..............30 Bảng 4.3. Ưu nhược điểm của phương pháp đốt ........................................................33 Bảng 4.4. Ưu nhược điểm của phương pháp chôn lấp................................................33 Bảng 4.5. Lượng rác thải rắn sinh hoạt được xử lý ....................................................34 Bảng 4.6. Mức độ quan tâm của người dân về môi trường ........................................35 i4ii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt............................................................6 Hình 2.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .................................................6 Hình 4.1. Sơ đồ qui trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ...............................................31 Hình 4.2. Hình ảnh lò đốt rác tại huyện Pác Nặm ......................................................34 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện lượng rác thải và lượng rác thải được xử lý .....................35 vi v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu ...............................................................................................................2 1.3.Yêu cầu của đề tài......................................................................................................2 1.4.Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .....................................................2 1.4.2 .Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.........................................................................................4 2.1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................................4 2.1.2. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải rắn sinh hoạt .............................................5 2.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt .........................................................................8 2.1.4. Ảnh hưởng của rác thải rắn sinh hoạt ..................................................................10 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................................13 2.2.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới ...................................................13 2.3.2. Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam ................................................................14 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............20 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................20 3.2. Phạm vi nghiên cứu: ...............................................................................................20 3.3. Thời gian thực hiện:................................................................................................20 3.4. Nội dung nghiên cứu: .............................................................................................20 3.5. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................20 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..................................................................20 3.5.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ........................................................................20 3.5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu: .............................................21 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................22 4.1. Giới thiệu về huyện Pác Nặm .................................................................................22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Pác Nặm ..............................................................22 vi v 4.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn ..............................................................................22 4.1.3. Các nguồn tài nguyên ..........................................................................................23 4.1.4. Thực trạng môi trường.........................................................................................23 4.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................24 4.1.6. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................................27 4.2. Đánh giá thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt...................................................28 4.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt .......................................28 4.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ...........................30 4.2.3. Đánh giá nhận thức cộng đồng về công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................................................35 4.2.4. Đánh giá về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường từ công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt mang lại............................................................................36 4.3. Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................36 4.3.1. Một số tồn đọng trong công tác xử lý rác thải rắn sinh hoạt ...............................36 4.3.2. Một số giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ....................................................37 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................40 5.1. Kết luận...................................................................................................................40 5.2. Kiến nghị ................................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................42 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết môi trường là vấn đề bức xúc không chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề đáng lo ngại của toàn nhân loại. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội con người đã trực tiếp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và tạo ra sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của con người như: ăn mặc, ở, phương tiện đi lại, từ các hoạt động sản xuất. Để tạo ra một sản phẩm thì phải tiêu tốn rất nhiều nguyên, nhiên liệu và mỗi công đoạn đều thải ra một khối lượng lớn sản phẩm phụ như: rác thải, nước thải, khí thải. Trực tiếp thải ra môi trường và các sản phẩm trong quá trình lưu thông, trên thị trường khi đã hết hạn sử dụng sẽ bị loại bỏ ra môi trường, trong các sản phẩm thải, thải ra môi trường phải mất hàng chục, hàng trăm năm chúng mới phân hủy hết. Các loại rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi thải bỏ ra môi trường đã qua phân loại, thu gom và tái chế hay chưa và được xử lý ra sao, có những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến môi trường hay không? Nguồn nhân lực, phương tiện, thu gom, vận chuyển và xử lý đã được phân công hợp lý hay chưa? Để đảm bảo công tác quản lý môi trường được tốt hơn lượng rác thải sẽ được thu gom phân loại hiệu quả hơn, hạn chế các tác động xấu đến môi trường từ đó môi trường sẽ được bảo vệ xanh, sạch, đẹp hơn. Huyện Pác Nặm đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh những mặt tích cực trong lĩnh vực phát triển kinh tế thì vấn đề ô nhiễm do chất thải mà chủ yếu là chất thải rắn gây ra đang là vấn đề quan tâm của của các cơ quan có chức năng tại huyện Pác Nặm. Để hạn chế các tác động xấu đến cảnh quan môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thế nhưng công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế, lượng CTR thu gom chưa được triệt để còn tồn đọng trong các khu dân cư,trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Chính vì vậy CTR đã và đang trở thành nỗi lo ngại đối với huyện Pác Nặm. Thực trạng quản lý CTR với những hạn chế tồn tại 2 trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đã gây ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe người dân trong khu vực, làm mất mĩ quan đô thị. Đây là vấn đề cần được sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ban ngành và của toàn thể người dân trên địa bàn huyện Pác Nặm. Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Khoa học Môi trường, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của UBND huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn dưới sự hướng dẫn của cô giáo: T.s Trần Thị Phả, em thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng xử lý rác thải rắn sinh hoạt và đê xuất một số giải pháp hợp lý tại huyện Pác Nặm - Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá hiện trạng xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Pác Nặm. Tìm hiểu ý thức của người dân về việc quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương. - Đề xuất một số giải pháp để quản lý nguồn rác thải rắn sinh hoạt một cách hiệu quả. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp hợp lý tại huyện Pác Nặm - Bắc Kạn. - Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. - Việc lựa chọn cán bộ để phỏng vấn được tiến hành ngẫu nhiên và phân bố đều trên địa bàn huyện. - Những giải pháp kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn nghiên cứu. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học vào nghiên cứu. 3 3 - Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo. - Giúp sinh viên làm việc có khoa học hơn, biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong công việc. 1.4.2 . Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài hoàn thành sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây của huyện Pác Nặm. - Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Pác Nặm. - Thấy được những khó khăn, bất cập và thiếu sót trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Pác Nặm. - Đề xuất một số biện pháp xử lý rác thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế huyện Pác Nặm. Kết quả của đề tài là một trong những căn cứ để tăng cường công tác quản lý tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhân thức của người dân về môi trường. 4 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các khái niệm liên quan + Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đến môi trường và sức khỏe con người. + CTR là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc từ các hoạt động khác. + CTRSH là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. + Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dung, được thu hồi tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm khác. + Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa ddiemr hoặc cơ sở được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận. + Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. + Xử lý CTR là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kĩ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong CTR. + Chôn lấp CTR hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. + Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom,vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. (luật bảo vệ Môi trường, 2014) [8] 5 5 + Tái chế chất thải thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới. 2.1.2. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải rắn sinh hoạt 2.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh 6 6 Nguyên vật liệu Chế biến Thu hồi và tái chế chất thải chất thải Chế biến lần 2 Tiêu thụ Thải bỏ Hình2.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: 6 + Nhà dân, khu dân cư. + Khu công cộng (bến xe, công viên, đường phố,…) + Khu thương mại,du lịch (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, …). + Cơ quan, công sở (trường học, cơ qun hành chính, trung tâm văn hóa thể thao,…). + CTSH của cán bộ, công nhân từ các khu công nghiệp, khu sản xuất. + CTSH của cán bộ và bệnh nhân từ bệnh viện, các trạm y tế. + Nông nghiệp, hoạt động xử lý rác thải. + Khu xây dựng và phá hủy công trình xây dựng. + Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt : Ghi chú: Chất thải ( Nguyên vật liệu, sản phẩn, các vật liệu thu hồi và các chất thải bỏ ) Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: Các hoạt động sản xuất của con người 7 Các quá trình sản xuất Hoạt động sống và tài sản con người Các hoạt động quản lý Các hoạt động giao tiếp Chất thải rắn sinh hoạt Hình 2.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ( Nguồn:Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2012)[10] 2.1.2.2. Phân loại rác thải sinh hoạt Có rất nhiều cách phân loại rác thải khác nhau. Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định thống nhất. Tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải có thể chia ra các cách phân loại sau đây: + Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: - Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình. - Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. + Phân loại rác thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. + Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia chất thải ra các dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh,… + Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả (Nguyễn Thế Chinh, 2010) [6]. a. Phân loại theo mức độ nguy hại Rác thải nguy hại: Là rác thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy,dễ nổ,dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. b. Phân loại theo nguồn thải - Rác thải sinh hoạt: Là rác thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là rác thải sinh hoạt. - Rác thải công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là rác thải công nghiệp. - Rác thải nông nghiệp: Là lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động như: trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ…được gọi chung là rác thải nông nghiệp. - Rác thải xây dựng: Là các phế thải như đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ do các hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình…. được gọi chung là rác thải xây dựng. - Rác thải y tế: Rác thải phát sinh từ các hoạt động y tế như khám bệnh, bào chế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y …Sinh ra từ các bệnh viện, các trung tâm điều dưỡng, cơ sở y tế dự phòng. Bao gồm: - Rác thải y tế thông thường (sinh hoạt) bao gồm: bìa, bao hộp đóng gói, khăn giấy lau tay, thức ăn bỏ đi…. - Rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như: bông, băng thấm dịch hoặc máu, các hộp thuốc quá hạn, kim tiêm… - Rác thải từ các nguồn khác như: thương mại, dịch vụ… Để tiện cho việc quản lý còn có cách phân loại khác c. Cách phân loại khác Rác thải sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật thường là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm rác, xương, ruột gà… Rác thải sinh hoạt vô cơ: Là các chất nilon, nhựa, da, cao su, vải, sợi… được thải ra trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là chất thải có thành phần tái chế được. Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành sứ, đất sét. 2.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Vì vậy việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt là điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế. Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần CTRSH T Định Ví h 1. Các Các túi a. C Gi ági ấy cấy V b. Có Hà nguả Cọng c. C r Th á ực c aB sản d . p h C e. á Ch c m f. Da đ ư và 2. Các chất a Cá . c v b C . ác vậ vật c. Th l ủy i cả d. đá, cá sàn c Tấ 3 t . cả cá H c à n C h a G ià y, D a o G i cấ h a i G ạ c Đất , cát … 2.1.4. Ảnh hưởng của rác thải rắn sinh hoạt 2.1.4.1. Các tác động của rác thải sinh hoạt tới môi trường a. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường đất + Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: - Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai khoáng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí láng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến hệ sinh thái đất. - Do phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột…đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sẽ sang người và động vật… + CTR vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân hủy làm thay đổi pH của đất. + Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc,… những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng. + CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng,…làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. b. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước - Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. - Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nguồn nước mặt. - Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hòa tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần. c. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường không khí - Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất