Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản hải p...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản hải phòng

.PDF
96
1
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ----------------------- Trần Quốc Hoàng ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- Trần Quốc Hoàng ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. Vũ Đức Thảo Hà Nội - 2017 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thày giáo, cô giáo Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền dạy cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập để hoàn thành khóa học. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Vũ Đức Thảo – người trực tiếp hướng dẫn và luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp Trung tâm đào tạo và tư vấn Khoa Học Công Nghệ bảo vệ môi trường thủy . Tôi cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác của cán bộ, nhân viên các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và một số bệnh viện tại Hà Nội. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè về sự chia sẻ, động viên, khuyến khích trong suốt quá trình nghiên cứu của mình. Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học đã giúp đỡ tôi bảo vệ thành công luận văn này. Trần Quốc Hoàng Trang 1 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. 4 DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................. 5 DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 7 CHƢƠNG1 TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐ PHƢƠNG ÁN XỬ LÝ NƢỚC THẢI.................................................................................................... 10 I.1 Giới thiệu về nƣớc thải bệnh viện ................................................................................. 10 I.1.1 Giới thiệu chung về nước thải bệnh viện ................................................................ 10 I.1.2 Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện nói chung ............................................. 10 I.1.3 Tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện .......................................................... 11 I.1.4 Những khó khăn chính trong việc xử lý nước thải bệnh viện của nước ta hiện nay 15 I.2 Tác động đến môi trường của nước thải bệnh viện phụ sản ............................................. 17 I.3 Giới thiệu một số phương án xử lý nước thải bệnh viện ................................................. 19 I.3.1 Phương án 1: xử lý sinh học bằng bể Aeroten ......................................................... 19 I.3.2 Phương án 2: xử lý sinh học bằng lọc nhỏ giọt ....................................................... 21 I.3.3 Phương án 3: áp dụng công nghệ A2O .................................................................... 23 I.3.4 Phương án 4: áp dụng công nghệ MBBR hiếu khí .................................................. 24 I.3.5 Phương án 5: sử dụng công nghệ hợp khối ............................................................. 26 CHƢƠNG II HIỆN TRẠNG BÊNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN XỬ LÝ NƢỚC THẢI ................................................................................. 28 II.1 Giới thiệu về bệnh viện Phụ sản Hải Phòng ................................................................... 28 II.1.1 Giới thiệu sơ lược về bệnh viện ............................................................................... 28 II.1.2 Quy mô phát triển đến năm2018……………………………………..........29 II.2. Hiện trạng nước thải và xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hải phòng .................. 29 II.2.1 Nguồn phát sinh nước thải của bệnh viện phụ sản Hải Phòng ............................... 29 II.2.2 Đặc trưng các chỉ tiêu có trong nguồn nước thải của bệnh viện phụ sản Hải Phòng30 II.2.3. Hiện trạng nước thải của bệnh viện phụ sản Hải Phòng ....................................... 32 II.3 Lựa chọn phương án xử lý nước thải phù hợp đối với bệnh viện Phụ sản Hải Phòng… 33 II.3.1 Các tiêu chí để lựa chọn phương án xử lý nước thải ............................................... 33 II.3.2 Vị trí đặt hệ thống................................................................................................... 34 II.3.3 Phương án công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn ............................................ 36 CHƢƠNG 3. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ............................................. 40 III.1 Xác định lưu lượng tính toán ........................................................................................ 40 III.1.1 Lưu lượng nước thải của bệnh viện ....................................................................... 40 Trang 2 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng II.1.2 Quy mô phát triển đến năm 2018 ........................................................................... 28 III.2.Tính toán các công trình đơn vị ..................................................................................... 42 III.2.1.Song chắn rác ........................................................................................................ 42 III.2.2 Bể tiếp nhận ( bể thu gom nước thải ) ................................................................... 45 III.2.3. Bể lắng 1 ............................................................................................................... 46 III.2.4 Bể điều hòa ........................................................................................................... 49 III.2.5 Bể Aeroten .............................................................................................................. 53 III.2.6 Bể lắng II................................................................................................................ 61 III.2.7 Bể tiếp xúc ( bể khử trùng) ..................................................................................... 66 III.2.8 Bể chứa bùn .......................................................................................................... 70 III.2.9 Đánh giá chỉ tiêu nước thải đầu vào và đầu ra sau khi xử lý qua hệ thống thiết kế70 III.2.10 tính toán cao trình các công trình đơn vị nhận xét chung về hiện trạng cao trình 71 III.3 Tính toán chi phí xây dựng và phương pháp vận hành hệ thống ................................... 71 III.3.1 Chi phí xây dựng .................................................................................................... 71 III.3.2 Chi phí quản lý vận hành ...................................................................................... 74 III.3.3 Vận hành hệ thống ................................................................................................ 76 III.3.4 Quản lý hệ thống và các kỹ thuật an toàn trong vận hành ................................... 79 KẾT LUẬN........................................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 82 Trang 3 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD Biochemical oxygen demand (Nhu cầu oxy sinh hóa) BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BYT Bộ Y Tế COD Chemical oxygen demand ( Nhu cầu oxy hóa học ) DO Nồng độ oxy hòa tan trong nước Ngđ Ngđ PAC Poly Aluminium Chloride QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định SBR Công nghệ bùn hoạt tính theo mẻ SCR Song chắn rác TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN Tổng nitơ TP Tổng photpho TTYT Trung tâm y tế TSS Tổng chất rắn lơ lửng VLL Vật liệu lọc XLNT Xử lý nước thải NXB Nhà xuất bản Trang 4 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.3 Đặc trưng ô nhiễm nước thải bệnh viện theo từng tuyến ...................................... 12 Bảng 1.4 Đặc trưng ô nhiễm nước thải bệnh viện theo từng khoa ....................................... 12 Bảng 1.5 Thành phần và tính chất nước thải một số bệnh viện và bệnh viện phụ sản Trung Ương …………………. ........................................................................................................ 14 Bảng 1.6. Đặc trưng chỉ tiêu ô nhiễm nước thải bệnh viện phụ sản ...................................... 15 Bảng 2.1 Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng ......................... 31 Bảng 2.2 Các tiêu chí lựa chọn phương án xử lý nước thải................................................... 33 Bảng 3.1. Lượng nước tiêu thụ của bệnh viện trong 6 tháng ................................................ 40 Bảng 3.2 Giới thiệu hệ số không điều hoà phụ thuộc vào lưu lượng nước thải theo tiêu chuẩn ngành mạng lưới bên ngoài và công trình 20-TCVN-51-84 ....................................... 41 Bảng 3.3. Lưu lượng nước thải lớn nhất, nhỏ nhất của nước thải ........................................ 41 Bảng 3.4 Thông số thiết kế song chắn rác. ........................................................................... 45 Bảng 3.5 Thông số thiết kế hầm tiếp nhận ............................................................................ 46 Bảng 3.6 Quan hệ giữa kích thước thủy lực Uo hay tải trọng bề mặt bể và đường kính hạt 46 Bảng 3.7 Thông số thiết kế bể lắng 1 ................................................................................... 49 Bảng 3.8 Thông số thiết kế bể điều hoà................................................................................. 53 Bảng 3.9 Công suất hoà tan oxy vào nước .......................................................................... 57 Bảng 3.10 Thông số thiết kế bể Aeroten .............................................................................. 61 Bảng 3.11 Các thông số thiết kế bể lắng II ........................................................................... 66 Bảng 3.12 Thông số thiết kế bể tiếp xúc ............................................................................... 69 Bảng 3.13 So sánh giá trị chỉ tiêu đầu vào và ra của nước thải sau khi qua hệ thống ........... 70 Bảng 3.14 Chi phí xây dựng cơ bản ...................................................................................... 71 Bảng 3.15 Chi phí đầu tư trang thiết bị ................................................................................ 72 Bảng 3.16 Tổng chi phí đầu tư .............................................................................................. 73 Trang 5 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng bể Aeroten .................................................. 19 Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt .................. 21 Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AAO ........................................... 23 Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thảibằng công nghệ MBBR hiếu khí ........................... 24 Hình 1.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ hợp khối ..................................... 26 Hình 2.1 Vị trí bệnh viện thể hiện trên google map (phần xám) ........................................... 28 Hình 2.2 Hình bố trí mặt bằng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ ............................... 35 Trang 6 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trên đà phát triển công nghệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, do đó sức khỏe con người ngày càng được chú trọng và quan tâm đúng cách. Đứng trước tình thế đó, nhà nước đã đầu tư xây dựng thêm và cải tạo nâng cấp nhiều bệnh viện, trạm y tế từ trung ương đến địa phương nhằm phục vụ người dân được tốt hơn. Tuy nhiên, song song với việc khám chữa bệnh cho người dân các hoạt động của bệnh viện cũng thải ra một lượng rất lớn chất thải gây ảnh hưởng đến đời sống của con người và môi trường. Nước thải bệnh viện là loại nước thải có chứa nhiều vi trùng gây bệnh, là loại nước thải có mức ô nhiễm hữu cơ cao. Hiện nay, đa số các bệnh viện ở Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu kỹ thuật. Tại nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế, nước thải không được thu gom nên chảy ra cống thoát nước hay tràn ra các ao hồ, kênh mương xung quanh. Vấn đề này ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân đến khám chữa bệnh cũng như cộng đồng dân cư trong khu vực. Chính điều này làm cho môi trường nước ở Việt Nam bị ô nhiễm trầm trọng. Đứng trước tình trạng trên, quy chế quản lý chất thải y tế, ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ - BYT ngày 3/12/2007 của bộ trưởng bộ Y tế quy định về hoạt động quản lý chất thải y tế quyền và trách nhiệm của các cơ sở y tế và các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quản lý, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế. Theo quy chế này, mỗi bệnh viện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ. Hiện tại, Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng là bệnh viện hạng I, năm 2015 có quy mô với 550 giường bệnh theo kế hoạch, nhưng thực tế là do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một cao nên bệnh viện luôn hoạt động vượt mức kế hoạch đề ra, hiện tại số giường bệnh thực kê là 680 giường. Hiện nay đầu năm 2017, bệnh viện đã huy động được vốn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đã triển khai xây dựng các khu giường bệnh cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế , xây mới hoàn Trang 7 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng toàn nâng quy mô lên rất lớn [17]. Dự kiến theo kế hoạch vào khoảng 1100 giường bệnh theo kế hoạch, ước tính lưu lượng xả thải lên 770 m3. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn của Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng thì trong quá trình hoạt động, bệnh viện đã thải vào môi trường nhiều loại chất thải gây ô nhiễm môi trường. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng có nhiều ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân mà đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, việc xử lý triệt để nước thải và chất thải rắn y tế của bệnh viện là thực sự cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy, đóng góp vào hướng nghiên cứu này và đưa ra các giải pháp thích hợp quản lý chất thải bệnh viện nói chung, nước thải bệnh viện nói riêng nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân viên y tế, cộng đồng dân cư và hạn chế đến mức thấp nhất các tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường. Vì vậy lựa chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG” để thực hiện luận văn này có tính cấp thiết và ứng dụng cao trong thực tế. 2. Mục tiêu của đề tài - Đề xuất phương án cải tạo và tính toán nâng cấp hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng phục vụ cho quy hoạch năm 2018, đảm bảo nước thải sau hệ thống xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT cột B - Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện 3. Nội dung thực hiện - Hiện trạng nước thải và công tác quản lý môi trường ở bệnh viện Phụ sản Hải Phòng - Đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho bệnh viện Phụ sản Hải Phòng - Tính toán các công trình đơn vị trong quy trình công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hải Phòng công suất 770 m3/ngày đêm. - Khái toán chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nước thải bệnh viện Phụ sản . Trang 8 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng - Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát hiện trường. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp thống kê số liệu. - Phương pháp tính toán thiết kế. 6. Đóng góp của luận văn - Phương án công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng, góp phần xử lý nước thải của bệnh viện đạt QCVN 28:2010/BTNMT, đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường Trang 9 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng CHƢƠNG1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐ PHƢƠNG ÁN XỬ LÝ NƢỚC THẢI I.1 Giới thiệu về nƣớc thải bệnh viện I.1.1 Giới thiệu chung về nước thải bệnh viện Theo QCVN 28:2010/BTNMT- QCKTQG về nước thải y tế: Nước thải y tế là dung dịch thải từ các cơ sở khám, chữa bệnh. Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: hệ thống thoát nước, nơi mà nước thả y tế thải vào. Nước thải y tế chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại. Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. I.1.2 Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện nói chung Nước thải trong bệnh viện được chia thành bốn nguồn thải chính và nước mưa chảy tràn trên khu vực bệnh viện - Nguồn 1: nước thải từ các khu vệ sinh được thu gom và dẫn tới bể tự hoại đặt ở tầng hầm bằng hệ thống ống PVC - Nguồn 2 : nước thải từ các bồn rửa, nước rửa sàn, nước từ khu nhà bếp, khu giặt (có thành phần là các chất hoạt động bề mặt) được thu gom và hố ga ngoại vi bằng hệ thống ống PVC. - Nguồn 3 : nước thải từ khu phòng mổ được thu gom riêng và dẫn bể tự hoại. -Nguồn 4: nước thải từ phòng thí nghiệm (có chứa thành phần các kim loại nặng, các hóa chất tẩy rửa, chất kháng sinh,...) được thu gom riêng và dẫn tới hố ga ngoại vi bằng hệ thống ống inox. Trang 10 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng * Nước mưa chảy tràn: Trên diện tích bệnh viện, nước mưa chảy tràn có thành phần chính là chất rắn lơ lửng và một số chất khác như các loại rác bệnh viện, dầu mỡ khoáng, chất hữu cơ, vi khuẩn gây bệnh. Hệ thống thoát nước mặt đảm bảo các khu vực của bệnh viện sẽ không bị ngập lụt trong trường hợp mưa lớn. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa không lớn, có thể thải trực tiếp vào môi trường. Tuy nhiên, nước mưa ở khu vực xử lý nước thải có thể gây ra sự cố tràn từ các bể, hoặc tắc cống thoát nước do mưa lớn v.v... có thể trở thành các sự cố môi trường. I.1.3 Tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện + Tính chất vật lý: Màu : Chủ yếu là màu của hóa chất như dung dịch dùng để điều trị bệnh, đặc biệt trong khu vực phòng mổ, nước thải có màu của máu phát sinh từ quá trình mổ và rửa các dụng cụ phẫu thuật. Mùi: Sinh ra trong quá trình thối rữa rác bệnh phẩm có nguồn gốc hữu cơ sót lại do việc thu gom chất thải không triệt để. Chất rắn: Các loại bệnh phẩm có nguồn gốc hữu cơ còn sót lại như bông, băng, các bộ phận cơ thể bị bệnh của người bệnh ,… có kích thước nhỏ lẫn trong nước. + Tính chất hóa học : Thành phần hữu cơ: Chủ yếu có trong nước thải là một chất sinh ra trong quá trình phân rã tự nhiên các chất hữu cơ từ các bệnh phẩm. Thành phần vô cơ : chủ yếu là thành phần vô cơ có trong các dung dịch thuốc dùng trong quá trình điều trị. Thành phần sinh học: Gồm các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh có sức lan truyền rất nhanh trong nước. Đặc trưng ô nhiễm của nước thải bệnh viện theo tuyến Để có sự so sánh giữa các bệnh viện khác nhau ta phải tiến hành phân chia các bệnh viện theo tuyến và theo chuyên khoa để đánh giá. Kết quả đánh giá theo tuyến cho thấy nước thải của bệnh viện tỉnh có hàm lượng chất hữu cơ (thể hiện ở các giá trị COD, BOD5, DO) cao hơn so với bệnh viện trung ương và bệnh viện ngành) Trang 11 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng Bảng 1.3 Đặc trƣng ô nhiễm nƣớc thải bệnh viện theo từng tuyến [5] Bệnh viện pH DO H2 S BOD5 COD SS Trung ương 6,97 1,89 4,05 99,8 163,2 2,55 16,06 18,6 Tỉnh 6,91 1,34 7,48 163,9 214,4 1,71 18,93 10,0 Ngành 7,12 1,59 4,84 139,2 179,9 1,44 18,85 46,0 Nguyên nhân nước thải bệnh viện tuyến tỉnh có hàm lượng chất ô nhiễm cao hơn tuyến trung ương và tuyến ngành là do lượng nước sử dụng tính cho 1 giường bệnh thấp nên nồng độ chất ô nhiễm cao hơn so với các tuyến khác. Bảng 1.4 Đặc trƣng ô nhiễm nƣớc thải bệnh viện theo từng khoa [5] pH BOD5 (mg/l) COD (mg/l) Tổng P (mg/l) Tổng N (mg/l) SS (mg/l) Đa khoa 6,91 147,56 201,4 1,57 17,24 37,96 Lao 6,72 143,23 207,25 1,15 16,06 22,23 Phụ sản 7,21 167,00 221,90 0,99 13,19 51,25 Chuyên khoa Nhìn chung hàm lượng chất ô nhiễm không có sự khác biệt lớn khi phân chia các bệnh viện theo các chuyên khoa (bảng 1.4), nhưng lại rõ rệt ở chuyên khoa sản (hàm lượng lớn các chỉ tiêu ô nhiễm) Đặc trưng sự khác biệt của nước thải bệnh viện phụ sản so với các bệnh viện chuyên khoa khác Như đã biết bệnh viện phụ sản là bệnh viện chuyên khoa riêng biệt khác với các bệnh viện thông thường khác, do đó tính chất đặc trưng của loại nước thải bệnh viện này cũng rất khác, vì chuyên khoa phụ sản là bệnh viện điều trị nội trú là chủ yếu nên lượng nước thải sinh hoạt tương đối lớn kèm theo các chỉ tiêu đặc trưng có trong nước thải sinh hoạt cũng có trong nước thải loại này , điển hình như các chỉ tiêu về Coliform ,COD và BOD5 Amoni, TSS… Các công tác cấp cứu , phẫu thuật cùng các dịch vụ hỗ trợ sinh sản , chăm sóc tiền và hậu sản cùng các hoạt động các khoaliên quan trong hệ thống chung của bệnh viện đều phát sinh một lượng lớn nước thải cùng với các thành phần làm ô nhiễm mang tính đặc trưng riêng . Trang 12 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng Dựa và tính chất và đặc trưng từ các nguồn thải ta có thể nhận thấy nước thải chuyên khoa phụ sản có chứa rất nhiều các thành phần gây ô nhiễm nước như sau:  Nước thải từ các phòng cấu cứu phẫu thuật , hộ sản các la-bô xét nghiệm: - Máu , huyết thanh, huyết tương - Các dung dịch sát trùng - Các thành phần vô cơ như bông băng bao bì v..v.. - Một số kim loại nặng As, Cd ,Hg  Khu nhà tiệt trùng (giặt là quần áo): - Các hóa chất tẩy rửa - Các chất hoạt động bề mặt v..v..  Các khu vệ sinh - Các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng... - Các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P) - Các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như thương hàn, tả, lỵ,… * Nhận xét :Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn, làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Theo kết quả khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, hiện nay, nước thải bệnh viện bị ô nhiễm nặng gấp nhiều lần tiêu chuẩn thải. Tỷ lệ mẫu phân lập được vi khuẩn gây bệnh trong nước thải bệnh viện rất cao: Tụ cầu vàng (82,54%), trực khuẩn mủ xanh (14,62%), E.coli (51,6%), Enterobacter (19,36%), Kpneumoniae (12,9%)…là những vi khuẩn không được phép thải ra môi trường. Do đặc tính nguy hại nêu trên nên toàn bộ nước thải bệnh viện đều phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường xung quanh. Trong đó, nước thải từ nhà vệ sinh chiếm khoảng 50%, có thành phần ô nhiễm là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, vi khuẩn gây bệnh, chất dinh dưỡng (N, P) và mùi hôi cần được xử lý. Tuy nhiên, các chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ đều là loại dễ Trang 13 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng phân huỷ trong điều kiện môi trường tiếp xúc và thời gian lưu thích hợp, do đó, sẽ được xử lý qua bể hoại, từ đó dẫn tới hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện. Lượng nước thải còn lại phát sinh do các hoạt động tắm, giặt, vệ sinh buồng phòng …. , có thành phần các chất ô nhiễm gồm: các hóa chất, xà phòng, chất hoạt động bề mặt và các chất khử trùng. Vì vậy, lượng nước thải này sẽ được thu gom và thoát theo đường ống riêng dẫn tới hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện. Hệ thống xử lý nước thải chung của Bệnh viện được bố trí tại tầng hầm của tòa nhà chính. Qua đó cho thấy, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cần xây dựng các hệ thống xử lý nước thải với công suất phù hợp, công nghệ xử lý đáp ứng yêu cầu, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép khi xả vào nguồn tiếp nhận. So sánh các chỉ tiêu thành phần của chuyên khoa phụ sản với một số bệnh viện khác Để nhận thấy rõ về sự khác biệt nàyta so sánh thành phần và tính chất của 1 số bênh viện trên địa bàn Hà Nội và bệnh viện Phụ sản Trung Ương tương đối giống nhau về quy mô để chỉ rõ được khác nhau về tính chất nước thải của bệnh viện phụ sản so với các bênh viện chuyên khoa khác Bảng 1.5 Thành phần và tính chất nƣớc thải một số bệnh viện và bệnh viện phụ sản Trung Ƣơng [5] Chỉ tiêu Đơn vị Bệnh viện Bệnh viện Bệnh viện QCVN phụ sản K Hà Nội Da Liễu 28:2010/BTNMT 7,3 5,7 6,7 6,5 – 8,5 TW pH TSS mg/l 323 285 255 100 COD mg/l 346 242 203 100 BOD5 mg/l 178 282 215 50 Amoni mg/l 21 31 28 10 PO43- mg/l 14 21 18 10 T. MPN/100ml 1,6.105 2.105 1,9.105 5000 Coliform Trang 14 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng Các số liệu trên bảng 1.5 cho thấy đặc trưng nước thải của bệnh viện phụ sản so với các bệnh viện chuyên khoa khác có sự khác nhau tương đối về các chỉ tiêu BOD 5 ,COD và TSS. Kết quả đánh giá theo các bảng trên cho thấy nước thải của bệnh viện phụ sản có hàm lượng chất hữu cơ (thể hiện ở các giá trị COD, BOD5, DO) và hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn so với bệnh viện chuyên khoa khác . Đây cũng chính là những khó khăn trong việc xử lý nước thải loại chuyên khoa phụ sản , cần phải loại bỏ một lượng lớn các chất hữu cơ có trong nước thải. Có thể thấy được đặc trưng của nước thải bệnh viện loại hình phụ sản có các đặc trưng riêng được thể hiện thông qua số liệu các chỉ tiêu được đánh giá tại bảng 1.6. Bảng 1.6. Đặc trƣng chỉ tiêu ô nhiễm nƣớc thải bệnh viện phụ sản I.1.4 Những khó khăn chính trong việc xử lý nước thải bệnh viện của nước ta hiện nay * Dễ dàng nhận thấy những vần đề mà bệnh viện và các cơ sở y tế, khám chữa bệnh gặp phải hiện nay bao gồm: - Chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) theo quy định ? - Đã có hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) nhưng không đạt tiêu chuẩn ? - Cần cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) vì không đủ công suất ? - Hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) gặp sự cố khi đang hoạt động ? Trang 15 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng - Cần chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) ? - Cần tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện, phòng khám) ? - Nước thải y tế quá ít, có cần phải xử lý hay không ? - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện, phòng khám) khoảng bao nhiêu tiền ? - Diện tích mặt bằng quá nhỏ, không có chỗ trống để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải ? Có thể nói bệnh viện là một trong những nơi có lượng nước thải hằng ngày lớn nhất với nước thải sinh hoạt và nước thải y tế. Đối với loại nước thải sinh hoạt là loại nước do bệnh nhân, bác sỹ, người thăm nuôi… sinh hoạt hằng ngày và thải ra từ toilet, nước rửa tay, tắm giặt… Nước thải sinh hoạt cũng phát sinh từ căn tin, bếp ăn tập thể. Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Có một thực tế cho thấy tình trạng xử lý nước thải ở bệnh viên rất khó khăn bởi việc sử dụng rộng rãi chất tẩy rửa ở xưởng giặt bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hoạt động bề mặt trong nước thải làm xấu đi khả năng tạo huyền phù trong bể lắng, và đa số vi khuẩn tụ tập lại trong bọt. Điểm đặc thù của nước thải bệnh viện là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt nguy hiểm là nước thải từ những bệnh viện chuyên các bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của bệnh viện. Những nguồn nước thải bệnh viện này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng lan truyền vào nước thải những tác nhân truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Trang 16 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng Đối với nước thải mang tính chất đặc trưng của các bệnh viện, nếu chỉ sử dụng quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học đơn thuần sẽ khó có thể giải quyết được các nguy cơ gây bệnh cũng như các chất khó phân hủy sinh học như thuốc kháng sinh, chất hoạt động bề mặt. Vì vậy để đảm bảo nước sau xử lý không chỉ đạt các chỉ tiêu thông thường về vi sinh mà còn bảo đảm được các chỉ tiêu về hóa học như các chất hữu cơ khó/không phân hủy sinh học, công nghệ tích hợp sẽ được áp dụng vào quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp kết hợp quá trình hóa học có mặt chất xúc tác (chất oxy hóa mạnh) và quá trình sinh học để khử dư lượng thuốc kháng sinh cũng như chất hoạt động bề mặt (tẩy rửa) mà không thể tự phân hủy I.2 Tác động đến môi trƣờng của nƣớc thải bệnh viện phụ sản Nước thải bệnh viện nói chung và đặc biệt là bệnh viện phụ sản nói riêng được liệt vào danh mục chất thải đặc biệt nguy hại bởi hàm lượng chất hữu cơ rất cao ngoài ra còn có các chất hoá học và các chế phẩm phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị. Các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế bao gồm các chất hữu cơ, vi khuẩn, chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh, các loại hóa chất điều trị và các sản phẩm chuyển hóa. a. Tác động đến môi trường nước Khi thải ra môi trường nước mặt, chỉ cần một hợp phần gây ô nhiễm có trong nước thải bệnh viện phụ sản cũng gây ô nhiễm môi trường nước mặt tiếp nhận nó và gián tiếp gây ảnh hưởng đến các thành phần môi trường khác xung quanh như các thuỷ vực lân cận. Đồng thời một phần không nhỏ của nước thải bệnh viện phụ sản theo con đường mao dẫn thẩm thấu vào nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước ngầm. Các nguồn phát sinh khác nhau sẽ có đặc tính nước thải khác nhau và từ đó có tác động khác nhau đến môi trường nước. b. Tác động do nước thải sinh hoạt Trong thành phần của nước thải sinh hoạt có chứa các hợp chất ô nhiễm rất đặc trưng và điển hình BOD,TSS, coliform cao. Dòng này chứa chủ yếu các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, dầu mỡ, vi sinh vật gây bệnh, khi đi vào môi trường nước mặt sẽ gây ra các tác động chủ yếu: Trang 17 Đánh giá hiện trạng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ sản Hải Phòng - Nước thải sinh hoạt đi vào nguồn tiếp nhận gây cạn kiệt nguồn oxy của nguồn nước tại vị trí xả, ảnh hưởng đến thuỷ vực và hệ sinh thái khu vực. - Trong nước thải sinh hoạt có chứa một lượng chất rắn lơ lửng làm cho các nguồn sông suối nhận nước thải bị bồi lắng. Các chất dinh dưỡng N, P là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng. c. Tác động do nước thải y tế phát sinh trong quá trình khám và điều trị bệnh - Nước thải y tế phát sinh trong các công tác cấp cứu phẫu thuật và hộ sinh điều trị bệnh có chứa các vi khuẩn có khả năng gây bệnh từ máu, huyết thanh, dịch tiết từ cơ thể người bệnh, v.v. Các chất này khi phân huỷ sẽ làm tăng chỉ tiêu BOD của nước, các vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán vào môi trường theo dòng nước mặt chảy đẩy bệnh dịch đi xa hơn và quy mô lớn hơn. Tương tự với các chất độc hại, chất phóng xạ và các yếu tố gây hại khác trong nước thải bệnh viện. - Nước thải y tế chứa đựng các loại vi trùng từ máu, nước tiểu, dịch đờm, v.v. của người bệnh, các loại vi trùng nguy hại này có thể tồn tại nhiều tuần trong môi trường bên ngoài. Nếu xả nước thải y tế trực tiếp vào nguồn nước mặt như sông, hồ, ao, v.v. chúng sẽ có đủ thời gian để truyền bệnh khi tiếp xúc với con người và lây lan thành bệnh dịch. Một số loại virus nguy hiểm có khả năng lây nhiễm cao như Adenovirus, Poliovirus (gây bệnh bại liệt và nhiều bệnh khác), Echovirus, Hepatitis A virus (bệnh viêm gan siêu vi A), Rotavirus (bệnh tiêu chảy). - Nhiều loại vi khuẩn tồn tại trong chất thải của bệnh nhân có thể gây nên các dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả, kiết lị, thương hàn, tiêu chảy, v.v. Nhưng loại bệnh này đặc biệt nguy hiểm, có thể gây chết người và có tính lây lan nhanh. - Các loại hóa chất điều trị các sản phẩm chuyển hóa nếu xả thẳng ra môi trường nước không qua xử lý sẽ có khả năng tích luỹ, gây biến chứng lâu dài như quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng như công nhân nạo vét cống thoát nước. d. Tác động do nước thải phát sinh từ các công trình phụ trợ (phòng giặt là, khu tẩy rửa, vệ sinh, nước làm mát máy phát điện vv..vv) - Xà phòng , chất tẩy rửa , chất hoạt động bề mặt được gọi chung là các chất hoạt tính bề mặt. Khi hoà tan vào nguồn nước ao, hồ, sông suối, sự có mặt của chúng trong nước thải y tế sẽ làm giảm độ hoà tan của oxy trong môi trường nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của các hệ động thực vật thuỷ sinh, làm giảm trữ lượng Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan