Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng và nhu cầu hiện đại hóa tưới tiêu vùng đồng bằng sông hồng...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và nhu cầu hiện đại hóa tưới tiêu vùng đồng bằng sông hồng

.PDF
149
2
87

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trường đại học Thuỷ Lợi Hà Nội, các đồng nghiệp, gia đình và sự nỗ lực của bản thân trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo Đại học và sau đại học, khoa Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước và các thầy giáo, cô giáo trong trường đã tận tình truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tác giả trong quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ thủy lợi – Tổng cục thủy lợi nơi tác giả đang công tác đã tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Lương Thuần, Viện nước, tưới tiêu và môi trường đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn tới bạn bè và người thân trong gia đình đã tin tưởng, giúp đỡ, động viên, khích lệ để tác giả hoàn thành luận văn theo đúng kế hoạch đề ra. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2010 Tác giả Nguyễn Hữu Hồng Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1 I. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 III. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: .............................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng............................................ 4 1.1.1. Giới thiệu về đồng bằng sông Hồng ............................................................4 1.1.2. Sự phát triển của hệ thống thủy lợi đồng bằng sông Hồng .........................7 1.1.3. Công tác quản lý, khai thác, cơ cấu tổ chức và chính sách .........................9 1.2. Hiện đại hóa hệ thống tưới vùng châu Á ................................................... 11 1.2.1. Sự phát triển của hệ thống tưới vùng châu Á ............................................11 1.2.2. Khái niệm về hiện đại hóa hệ thống tưới...................................................17 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 21 2.1. Nội dung và phương pháp đánh giá........................................................... 21 2.1.1. Nội dung đánh giá......................................................................................21 2.1.2. Phương pháp đánh giá ...............................................................................22 2.2. Kết quả đánh giá .......................................................................................... 23 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 2.2.1. Hệ thống thủy nông Đan Hoài (Hà Nội): ..................................................23 2.2.1.1. Giới thiệu về hệ thống thủy nông Đan Hoài .................................23 2.2.1.2. Đánh giá về công trình đầu mối : .................................................24 2.2.1.3. Trạm bơm tưới cấp 2:....................................................................27 2.2.1.4. Hệ thống kênh mương: ..................................................................28 2.2.1.5. Các công trình trên kênh:..............................................................32 2.2.1.6. Công trình tưới tiêu mặt ruộng: ....................................................34 2.2.1.7. Quản lý vận hành phân phối nước: ...............................................44 2.2.1.8. Hiện trạng tổ chức quản lý hệ thống thủy nông Đan Hoài:..........46 2.2.2. Hệ thống thủy nông Thái Bình: .................................................................49 2.2.2.1. Giới thiệu về hệ thống thủy nông Thái bình ..................................49 2.2.2.2. Hệ thống tưới Nam Tiền Hải:........................................................50 2.2.2.3. Hệ thống tưới Cự Lâm: .................................................................55 2.2.2.4. Hệ thống tiêu Tân Phúc Bình: .......................................................60 2.2.2.5. Hiện trạng ứng dụng KHCN tiên tiến trong quản lý, vận hành công trình: ..................................................................................................60 2.2.2.6. Hiện trạng các tổ chức quản lý thuỷ nông: ...................................64 2.2.3. Hệ thống trạm bơm Cổ Đam – tỉnh Nam Định: ........................................73 2.2.3.1. Giới thiệu về hệ thống trạm bơm Cổ Đam ....................................73 2.2.3.2. Công trình đầu mối trạm bơm Cổ Đam: .......................................74 2.2.3.3. Hệ thống kênh: ..............................................................................76 2.2.3.4. Các công trình trên kênh Chính: ...................................................77 2.2.3.5. Hiện trạng tổ chức quản lý hệ thống trạm bơm Cổ Đam ..............79 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 2.2.3.6. Hiện trạng vận hành tưới tiêu .......................................................83 2.2.4. Đánh giá chung về hiện trạng công nghệ của hệ thống thủy lợi ĐBSH ....88 2.2.4.1. Về công trình đầu mối: ..................................................................88 2.2.4.2. Kênh và các công trình trên kênh..................................................90 2.2.4.3. Công trình nội đồng ......................................................................91 2.2.4.4. Công trình đong đo nước ..............................................................92 2.2.4.5. Tổ chức quản lý .............................................................................92 CHƯƠNG 3: NHU CẦU, MỤC TIÊU HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNG THỦY LỢI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 94 3.1. Nhu cầu hiện đại hóa hệ thống thủy lợi ..................................................... 94 3.1.1. Định hướng chung của Nhà nước ..............................................................94 3.1.2. Định hướng phát triển thuỷ lợi vùng đồng bằng sông Hồng .....................94 3.1.3. Những yêu cầu cấp bách của thực tế .........................................................95 3.1.3.1. Nhu cầu tưới tiêu phục vụ chuyển đổi mô hình canh tác: .............95 3.1.3.2. Nhu cầu tưới, tiêu phục vụ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao: .............................................................................................................96 3.1.3.3. Nhu cầu nước cho bảo vệ môi trường sinh thái: ...........................97 3.1.3.4. Hệ thống tưới tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu và sự khai thác sử dụng nước trên lưu vực: ........................................................................99 3.1.3.5. Sự thay đổi chính sách thủy lợi phí: ............................................100 3.2. Mục tiêu, nội dung nâng cấp hiện đại hóa thủy lợi ................................ 101 3.2.1. Mục tiêu hiện đại hóa thủy lợi .................................................................101 3.2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................101 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể : ..........................................................................101 3.2.2. Nội dung nâng cấp hiện đại hóa hệ thống thủy lợi ..................................103 3.2.2.1. Hiện đại hóa trạm bơm: ..............................................................103 3.2.2.2. Hiện đại hóa hệ thống kênh mương, công trình trên kênh và công trình đong đo nước: ..................................................................................103 3.2.2.3. Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi mặt ruộng: .................................104 3.2.2.4. Hiện đại hóa cơ sở vật chất quản lý, công cụ phục vụ quản lý, điều hành: .........................................................................................................104 3.2.2.5. Hiện đại hóa công tác tổ chức quản lý........................................105 3.2.3.Những vấn đề đặt ra của công tác quản lý hệ thống tưới: ........................105 3.2.3.1. Nâng cao hiệu quả tưới: ..............................................................105 3.2.3.2. Vận hành đơn giản, hiệu quả: .....................................................107 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108 4.1. Kết luận ...................................................................................................... 108 4.2. Kiến nghị .................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC 111 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức QLKT CTTL từ Trung ương đến địa phương ......9 Hình 1.2: Phát triển diện tích tưới trên thế giới qua các năm ...................................12 Hình 1.3: Sản xuất nông nghiệp và sự gia tăng dân số của một số các quốc gia. .....15 Hình 1.4: Xu hướng của mùa vụ sản xuất ngũ cốc trong các nước đang phát triển .15 của châu Á và Thái Bình Dương. ..............................................................................15 Hình 2.1: Sơ đồ bố trí hệ thống kênh tưới và tiêu vùng Thủy nông Đan Hoài. ........36 Hình 2.2: Vị trí khảo sát mặt ruộng khu thủy nông Đan Hoài. .................................38 Hình 2.3: Vị trí khảo sát mặt ruộng khu Đồng Cò – Kênh chính .............................39 Hình 2.4: Hình thức lấy nước mặt ruộng khu Đồng Sâu – Kênh chính ....................40 Hình 2.5: Một dạng hình thức tưới phun mưa tại xã Liên Trung ..............................41 Hình 2.6: Vị trí khảo sát mặt ruộng khu Đồng Cổng Trúng – Kênh N5 ...................42 Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức quản lý của Xí nghiệp KTCTTL Đan Hoài .......................46 Hình 2.8: Sơ đồ các cơ quan QLNN và các đơn vị QLKT .......................................79 Hình 2.9: Sơ đồ tổ chức công ty KTCTTL Ý Yên....................................................79 Hình 2.10: Sơ đồ tổ chức của HTX ...........................................................................80 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế một số ngành chủ yếu của các tỉnh vùng ĐBSH năm 2007 .................................................................................................................................112 Bảng 1.2: Cơ cấu kinh tế một số ngành chủ yếu của vùng ĐBSH .........................113 Bảng 1.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá năm 1994 của các tỉnh vùng ĐBSH ......................................................................................................................114 Bảng 1.4: Thống kê công trình thuỷ lợi vùng ĐBSH .............................................115 Bảng 1.5: Các hệ thống thuỷ lợi lớn vùng ĐBSH...................................................116 Bảng 1.6: Diện tích được tiêu bằng các biện pháp công trình vùng ĐBSH ...........117 Bảng 1.7: Tổng hợp các trạm bơm làm nhiệm vụ tiêu ............................................118 Bảng 1.8: Tổng hợp trạm bơm tiêu trực tiếp ra sông chính ....................................119 Bảng 1.9: Thống kê các cống tiêu ...........................................................................120 Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật của trạm bơm Đan Hoài ......................................121 Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật của cống Bá Giang....................................................122 Bảng 2.3: Thống kê các trạm bơm cấp 2 ................................................................122 Bảng 2.4: Thống kê các trạm bơm tưới tiêu kết hợp ..............................................123 Bảng 2.5: Thống kê điện năng tiêu thụ của các trạm bơm cấp 2 ............................124 Bảng 2.6: Thống kê các công trình điều tiết .............................................................32 Bảng 2.7: Mật độ kênh tưới ......................................................................................34 Bảng 2.8: Một số kết quả khảo sát công trình mặt ruộng khu Đồng Trước ..............43 Bảng 2.9: Một số kết quả khảo sát công trình mặt ruộng khu Đồng Sau .................43 Bảng 2.10: Thống kê các sông trục dẫn nước .........................................................125 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước Bảng 2.11: Thống kê các cống lấy nước trên kênh chính Biên Hòa .......................126 Bảng 2.12: Thống kê các trạm bơm cấp II ..............................................................127 Bảng 2.13: Thống kê kênh tưới cấp 2 ....................................................................128 Bảng 2.14: Thống kê kênh mương nội đồng của hệ thống trạm bơm Nam Tiền Hải .................................................................................................................................128 Bảng 2.15: Thống kê số lần đóng và mở cống từ năm 2002 đến 2005 ...................129 Bảng 2.16: Tính thời gian thủ cống phụ vận hành cống trong 1 năm .....................130 Bảng 2.17: Tổng số CBCNV tính đến ngày 1/6/2008 ............................................131 Bảng 2.18: Số lượng, loại hình tổ chức hợp tác xã ...................................................66 Bảng 2.19: Tình hình thu chi của Công ty ................................................................67 Bảng 2.20: Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình quản lý Nam Thái Bình ....132 Bảng 2.21: Hiện trạng tuyến kênh tưới chính và kênh chính Đông ........................133 Bảng 2.22: Hiện trạng tuyến kênh tưới chính Tây ..................................................134 Bảng 2.23: Công trình trên kênh chính và kênh chính Đông ..................................134 Bảng 2.24: Các thông số kỹ thuật cống lấy nước trên kênh chính và kênh chính Đông ........................................................................................................................135 Bảng 2.25: Thông số kỹ thuật cống lấy nước đầu kênh cấp II thuộc kênh chính Tây .................................................................................................................................137 Bảng 2.26 : Các trạm bơm nội đồng do HTX quản lý thuộc lưu vực kênh tưới chính và kênh chính Đông.......................................................................................138 Bảng 2.27 : Các trạm bơm trong lưu vực kênh chính Tây do HTX quản lý..........141 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 1 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài - Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước. Ở đó, vai trò của các hệ thống công trình thuỷ lợi đối với việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cực kỳ rõ nét. - Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho sự phát triển đô thị và các khu công nghiệp tạo áp lực lớn cho các công trình thủy lợi. Việc tiêu thoát nước không những cho nông nghiệp mà còn cho cả đô thị, các khu công nghiệp. Các ngành dùng nước nhiều hơn và yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng. - Trong khi đó, hệ thống thủy lợi nói chung và hệ thống tưới tiêu nói riêng được xây dựng từ đã lâu, chưa được đồng bộ và phần lớn xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như tương lai. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý còn thô sơ, lạc hậu dẫn đến chất lượng phục vụ thấp. Cơ chế chính sách quản lý khai thác còn nhiều bất cập. Vấn đề tài chính trong dịch vụ nước đang gặp nhiều biến động. - Về các hệ thống tưới tiêu các công trình thuỷ lợi trong khu vực chủ yếu bao gồm các trạm bơm và các cống lấy nước dọc theo trục sông chính. Quy mô các hệ thống thuỷ lợi trong vùng đồng bằng sông Hồng rất đa dạng. - Phần lớn các hệ thống thuỷ lợi đều được xây dựng vào những năm 1960 và 1970, trải qua một thời gian đưa vào vận hành khai thác tương đối lâu nên đa số đã bị hư hỏng và xuống cấp và cần được nâng cấp hiện đại hoá một cách có hệ thống. Theo đánh giá hiện nay hiệu quả sử dụng nước chỉ đạt khoảng 60%. Mặc dù vậy, hiệu quả khai thác của các hệ thống thuỷ lợi vùng đồng bằng sông Hồng vẫn được đánh giá là cao hơn so với các hệ thống công trình thuỷ lợi ở các vùng khác trong cả nước. - Trong giai đoạn vừa qua, hàng chục công trình và hệ thống công trình thuỷ lợi đã được triển khai xây dựng hoặc cải tạo lại bằng nguồn vốn của ADB, WB. Theo báo cáo “Đánh giá hiệu ích các dự án ADB2 vùng đồng bằng sông Hồng” và số liệu thu thập được ở địa phương thì năng lực của các hệ thống công trình mới được đầu tư xây dựng đã được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, do có nhiều nguyên Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 2 nhân khác nhau, hiệu quả của các công trình thuỷ lợi mang lại cũng chưa được như mong đợi và cũng chưa tương xứng với mức đầu tư Đứng trước yêu cầu phát triển bền vững nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực trước sự gia tăng dân số và biến đổi khí hậu, cần phải nâng cấp hiện đại hóa các hệ thống tưới tiêu đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy việc triển khai đề tài “Đánh giá hiện trạng và xác định nhu cầu hiện đại hóa tưới tiêu vùng đồng bằng sông Hồng” là rất cần thiết và cấp bách. II. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được hiện trạng các công trình và công tác quản lý của hệ thống tưới tiêu vùng ĐBSH. - Xác định được nhu cầu hiện đại hóa hệ thống thủy lợi vùng ĐBSH và mục tiêu, nội dung nâng cấp hiện đại hóa hệ thống thủy lợi vùng ĐBSH. III. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: * Các phương pháp sau đây sẽ được áp dụng trong nghiên cứu: - Phân tích, tổng hợp và kế thừa tài liệu: Tổng hợp và phân tích các tài liệu về khu vực nghiên cứu, tài liệu của các đề tài, dự án có liên quan, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt là kết quả nghiên cứu của thế giới cũng như kết quả các đề tài, dự án đã triển khai trong khu vực nghiên cứu. - Điều tra, khảo sát thực địa: điều tra thu thập số liệu và thông tin tổng thể, lựa chọn điểm để khảo sát chi tiết. - Phương pháp điều tra, đánh giá nhanh (RRA): có sự tham gia của cộng đồng được sử dụng để điều tra đánh giá thực trạng và nhu cầu hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu và các giải pháp tưới tiêu, khả năng sử dụng thiết bị, thực trạng quản lý tưới tiêu và hiện trạng đầu tư. - Hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia: áp dụng trong xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu, trong đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp, trong đánh giá kết quả và hoàn thiện giải pháp. * Các kỹ thuật, công cụ sau đây sẽ được áp dụng trong nghiên cứu: Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 3 - Điều tra nông thôn có sự tham gia của dân - PRA; - Phân tích khung logic - LFA; - Phân tích các trường hợp nghiên cứu điển hình. - Đo xác định các yếu tố kỹ thuật của các công trình. - Sử dụng phần mềm chuyên dụng để xử lý các số liệu. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng 1.1.1. Giới thiệu về đồng bằng sông Hồng - Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được hình thành và phát triển trong vùng hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bao gồm 10 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình với diện tích tự nhiên là 16.644 km2 . Về vị trí địa giới hành chính ĐBSH có tọa độ địa lý từ 20o đến 20o30” vĩ độ Bắc, 105o đến 107o30” kinh độ Đông. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây và phía Bắc giáp các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 5 - ĐBSH có đường bờ biển kéo dài 130 km từ trung tâm mỏ than và cảng Thành phố Hạ Long ở phía Bắc, đến điểm cực Nam của tỉnh Ninh Bình ở phía Nam. Đây là vùng dân sinh kinh tế tập trung và có truyền thống lịch sử phát triển từ lâu đời, có Thủ đô và nhiều thành phố và khu công nghiệp lớn, dân cư đông đúc. - Vùng ĐBSH có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao so với mặt nước biển từ 0,4÷9m. Trong đó 58,4% diện tích có độ cao trung bình dưới 2m so với mực nước biển. - ĐBSH nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt: + Mùa khô từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau, không khí lạnh và khô, nhiệt độ trung bình dưới 20oC, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm (8÷11)% tổng lượng mưa cả năm. + Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 20oC, lượng mưa của năm chủ yếu tập trung vào mùa này và chiếm (89÷92)%. Đây cũng là mùa thường xảy ra bão và mưa to trên diện rộng. - Lượng mưa bình quân ở ĐBSH từ 1500÷1800 mm được đánh giá vào loại dồi dào. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa tập trung nhiều nhất ở Vĩnh Phúc và ít nhất ở tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh, các tỉnh còn lại có lượng mưa trung bình. - Dân số: Tính đến thời điểm 31/12/2008, Vùng ĐBSH có số dân là 19,655 triệu người, vùng ĐBSH có mật độ dân số cao nhất trong cả nước, 934 người/km2 (gấp 3,57 lần so với trung bình cả nước và 1,57 so với vùng có mật độ trung bình dân số đứng thứ 2 – Đông Nam Bộ). * Tình hình sản xuất nông nghiệp: - ĐBSH là vùng châu thổ được phù sa bồi đắp, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó là cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ dân trí cao nên ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và đối với cả nước. ĐBSH có Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 6 diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.300 ha chiếm khoảng 51,2% diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp được sử dụng tới 84% để trồng cây hàng năm, trong đó chủ yếu đất trồng lúa, còn lại là đất chuyên màu và cây công nghiệp được phân bố ở hai dạng địa hình là màu bãi ven sông và các chân ruộng cao như gò, đồi. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng thu hẹp dần, đất lúa sẽ chuyển sang trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày và chuyển sang sử dụng mục đích khác xây dựng các khu công nghiệp đô thị. - Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp vùng ĐBSH trong những năm qua tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, năng suất, sản lượng cây trồng, nên diện tích đất trồng trọt được sử dụng rất có hiệu quả. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thủy sản đã có sự chuyển dịch tích cực: tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản tăng, tỷ trọng trồng trọt giảm dần trong khi giá trị tuyệt đối không ngừng tăng qua các năm. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích tăng do được cấp, thoát nước chủ động và đầu tư cao về giống, vật tư kỹ thuật. - Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân trong 4 năm tăng 3,9% tuy chưa đạt mục tiêu đề ra (4,5%) nhưng đó cũng là những bước tiến đáng kể. Sự phát triển ổn định của nông nghiệp đã tạo điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; đồng thời tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, nhất là trong điều kiện xuất khẩu giai đoạn này đang gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp, giá cả xuất khẩu xuống thấp. - So với tất cả các vùng trong nước, ĐBSH có lợi thế vượt trội về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đó là hệ thống các công trình thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; hệ thống giao thông, bến cảng tiện lợi; hệ thống thông tin hiện đại; hệ thống các trạm trại kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu rất tập trung. Đó là lợi thế mà các vùng khác trong thời gian ngắn không thể theo kịp. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 7 - Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay mà ĐBSH gặp phải là sự biến mất dần đất nông nghiệp trong đó thành phố Hà Nội và Hải Phòng là hai địa phương có diện tích đất nông nghiệp bị mất nhiều nhất. - Giá trị sản xuất nông nghiệp một số năm của các tỉnh vùng ĐBSH được thể hiện trong Bảng 1.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá năm 1994 của các tỉnh vùng ĐBSH. 1.1.2. Sự phát triển của hệ thống thủy lợi đồng bằng sông Hồng Hệ thống thủy lợi tưới tiêu ở ĐBSH được xây dựng qua nhiều thời kỳ phát triển như sau : - Giai đoạn trước năm 1945: Cả nước có 12 hệ thống công trình thủ y nông loại lớn và khoảng 600 km kênh chính tạo nguồn . Các hệ thống thủy nông có tổng năng lực tưới và tạo nguồn cấp nước cho 1,4 triệu ha, trong đó Bắc Bộ 0,09 triệu ha, Trung bộ 0,06 triệu ha, Nam Bộ 1,25 triệu ha. Một số hệ thống thủy nông lớn ở Bắc Bộ được xây dựng vào thời kỳ này có Liễn Sơn , Thác Huống, Cầu Sơn, Liên Mạc, Đập Đáy... - Giai đoạn từ 1945 đến 1975: Nhiều hệ thống thủy nông lớn được xây dựng và đi vào vận hành như hệ thốn g thủy nông Bắc Hưng Hải (1959); hệ thống 6 trạm bơm lớn ở Bắc Nam Hà ; hồ chứa lớn Thác Bà , Cấm Sơn, Đại Lải ...Từ 19721975 là thời kỳ hoàn chỉnh thủy nông . - Giai đoạn từ 1976 đến 1985: Mở rộng hệ thống tưới tiêu , chú trọng tiêu úng vụ mùa (các hệ thống tiêu Bắc Nam Hà, sông Đáy...), cấp nước tưới vụ ba. - Giai đoạn 1986-2000: Bổ sung mở rộng một số công trình lớn để tăng năng lực tiêu úng ở ĐBSH : cống Lân 2 (Thái Bình), Cổ Tiểu, Đa Độ (Hải Phòng), Vân Đình , Khai Thái , Quế (Hà Nội ), Tân Chi , Kênh Vàng , Kim Đôi (Bắc Ninh ), Yên Lệnh, Nhân Hòa (Hà Nam), Đò Neo (Hải Dương); Vĩnh Trị 2 (Nam Định; Đại Định, Thanh Điềm (Vĩnh Phúc)...Kiên cố hóa hệ thống kênh mương , phần nội đồng do dân tự làm với hỗ trợ từ tín dụng ưu đãi. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 8 - Các hệ thống thuỷ nông vùng ĐBSH đảm bảo tưới cho 1,12 triệu ha đất canh tác, trong đó diện tích tưới bằng động lực khoảng 500.000 ha (chiếm 44,6%), đảm bảo tiêu chuẩn theo thiết kế khoảng 1.264.443 ha trong đó bơm điện 586.652 ha, tự chảy 677.791 ha. Trong đó khi diện tích cần tiêu khoảng 1.228.438 ha bao gồm cả khu dân cư và cơ sở hạ tầng). - Thống kê các hệ thống thủy lợi và các hệ thống thủy lợi lớn vùng ĐBSH được thống kê trong Bảng 1.4 và Bảng 1.5 - Còn thiếu nhiều các công trình tiêu úng kể cả công trình đầu mối và hệ thống kênh trục tiêu ở khu vực mặt ruộng vì đầu tư vào các công trình tiêu cần nguồn vốn lớn và hiệu quả thấp hơn các công trình tưới. - Các công trình phục vụ tiêu nước được xây dựng đã lâu, thiết kế với mức đảm bảo thấp, thời gian tiêu nước kéo dài (trước đây thiết kế từ 1,8 ÷ 4,6 l/s/ha, nay tính toán lại yêu cầu phải là 6 ÷ 7 l/s/ha). Hiện nay do yêu cầu ngày càng cao của chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thời vụ nên mức thiết kế thấp không còn thích hợp. - Chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, hệ thống kênh tiêu nội đồng bị lấn chiếm, thu hẹp, đất đai các khu trũng, ao hồ nơi điều tiết nước đều đã tận dụng nuôi trồng thuỷ sản hoặc cấy lúa, làm cho khu vực mặt ruộng ở nhiều nơi bị tắc nghẽn, gây úng cục bộ, không tiêu tự chảy được nhanh chóng. - Thống kê các diện tích tiêu và các biện pháp công trình vùng ĐBSH được thể hiện trong Bảng 1.6: Diện tích được tiêu bằng các biện pháp công trình vùng ĐBSH. - Tổng hợp các trạm bơm làm nhiệm vụ tiêu và các trạm bơm tiêu trực tiếp ra sông chính được thể hiện trong Bảng 1.7 và Bảng 1.8 - Vùng ĐBSH có 2.841 cống dưới đê sông, đê biển các loại (trong đó cống đê sông Nhuệ 127 cái và đê Bắc Hưng Hải 427 cái) làm nhiệm vụ tưới tiêu, đến nay đảm bảo tiêu 585.548 ha. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 9 - Thống kê các cống tiêu và diện tích tiêu của các tỉnh vùng ĐBSH được thể hiện trong Bảng 1.9 - Hệ thống kênh tiêu của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng: tổng chiều dài kênh tiêu từ kênh chính đến kênh cấp 2 khoảng 25.733,4 km; chưa kể hàng chục nghìn km kênh nội đồng và bờ vùng bờ bao cũng như hàng vạn công trình trên kênh làm nhiệm vụ tiêu úng. 1.1.3. Công tác quản lý, khai thác, cơ cấu tổ chức và chính sách Bộ Nông nghiệp & PTNT Tổng cục thủy lợi Gồm 6 hình thức tổ chức UBND tỉnh Sở Nông nghiệp & PTNT UBND huyện Phòng Gồm 13 hình thức tổ chức UBND xã Cán bộ phụ trách thủy lợi Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức QLKT CTTL từ Trung ương đến địa phương - Bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi từ Trung ương đến địa phương đã không ngừng tăng cường, củng cố và phát triển qua các thời kỳ, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong chỉ đạo xây dựng và Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 10 thực hiện chiến lược, quy hoạch kế hoạch, chính sách về quản lý khai thác công trình thủy lợi…v.v. Các công trình hệ thống vận hành an toàn, phòng chống và hạn chế các rủi ro do thiên tai lũ lụt và hạn hán, phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội trước mọi diễn biến phức tạp của thời tiết khí hậu. - Tuy vậy, bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi vẫn tồn tại những bất cập, năng lực quản lý Nhà nước chưa tương xứng với yêu cầu, việc tham gia của cộng đồng dân cư thực hiện Luật và Pháp lệnh còn hạn chế. Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý thiếu, lạc hậu. - Sự phối hợp gữa các ngành dùng nước với cơ quan quản lý tài nguyên nước là Sở NN – PTNT chưa chặt chẽ, các Ngành khi lập dự án phát triển thường theo ý chủ quan, ít liên hệ với Sở trong việc giải quyết nguồn nước hoặc phòng tránh thiên tai lũ bão. - Vấn đề điều hành, quản lý các hệ thống tưới tiêu hết sức khó khăn, chưa có được một quy trình quản lý vận hành chặt chẽ. - Hệ thống điện cung cấp cho các trạm bơm còn chưa được quan tâm nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng phục vụ của các công trình thủy lợi. - Các công ty thủy nông hoạt động công ích, thu không đủ bù chi dẫn đến vấn đề quản lý, tu sửa kênh mương, bảo dưỡng hàng năm không tốt làm cho công trình xuống cấp nhanh. - Việc phân cấp quản lý và chính sách về thu thủy lợi phí cũng như đầu tư cho thủy lợi còn nhiều bất cập. - Vấn đề quản lý công trình còn nhiều chống chéo và mang nặng tính địa phương. - Nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ công trình thủy lợi chưa cao, chưa gắn được trách nhiệm của người dân với quyền lợi của họ. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước 11 - Chưa có được một biện pháp chế tài cụ thể để thực hiện các luật và các văn bản dưới luật. - Chưa có hệ thống lưu trữ tài liệu dùng cho quản lý vận hành cũng như chưa có chính sách thu hút đầu tư hợp lý. - Tình trạng vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tràn lan, tình trạng lấn chiếm lòng dẫn, kênh mương, hành lang bảo vệ diễn ra hàng ngày, nhiều vật cản gây nhiều khó khăn và tốn kém cho công tác giải tỏa. - Nhận thức về HĐH các HTTL của hầu hết các cấp còn chưa phù hợp, nặng về cải tạo, sửa chữa mới công trình coi nhẹ các khâu quản lý, điều hành, cải tiến thể chế, tổ chức… - Trình độ tổ chức và năng lực cán bộ của các công ty khai thác CTTL còn hạn chế, ít tiếp cận với phương thức tiến tiến, ít và không biết sử dụng các thiết bị mới dẫn đến chỉ quản lý hệ thống theo kiểu cũ, lạc hậu nên hiệu quả không cao. 1.2. Hiện đại hóa hệ thống tưới vùng châu Á 1.2.1. Sự phát triển của hệ thống tưới vùng châu Á - Theo số liệu của Uỷ ban tưới tiêu quốc tế, đến năm 2002 toàn thế giới đã tưới được 276,719 triệu ha trong số 1.510 triệu ha đất canh tác, chiếm tỷ lệ 18,32%. Trong đó châu á đạt tỷ lệ tưới nước cao nhất: 33,6% rồi đến châu Mỹ: 10,6%, châu Âu: 9,2%, châu Phi 6,9%, châu Đại dương 4,8%. Diện tích tưới tăng nhanh, năm 1950 diện tích được tưới trên thế giới mới chỉ đạt gần 50 triệu ha, như vậy trong vòng 50 năm diện tích tưới trên thế giới đã tăng lên 5,5 lần. Diện tích tưới trên thế giới qua các năm thể hiện ở Hình 1.2. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước DiÖn tÝch t­íi (triÖu ha) 12 300 252,4 273,3 275,2 275,9 276,7 1999 2000 2001 2002 200 100 50 0 1950 1992 N¨m Hình 1.2: Phát triển diện tích tưới trên thế giới qua các năm - Theo đánh giá của FAO, trong giai đoạn 1992-2002 tốc độ phát triển tưới trên toàn Thế giới là 1%, trong đó châu á có tốc độ phát triển tưới mạnh nhất 1,3%. Các nước có tốc độ phát triển tưới nhanh là Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh, Myamar… - Tỷ lệ đất được tưới so với đất nông nghiệp cũng tăng đáng kể, đặc biệt là khu vực châu á - Thái Bình Dương. Năm 1992 tỷ lệ đất được tưới so với đất nông nghiệp khu vực châu á - Thái Bình Dương là 28,7% đến năm 2002 tăng lên là 31,2%. Những nước có tỷ lệ tăng mạnh là Bangladesh 15,7%; Myamar 7,9%; Thái Lan 4,1%... - Việc tưới nước đã góp phần tăng nhanh sản xuất lương thực đặc biệt là lúa gạo trong 4 thập kỷ qua. Số liệu đánh giá của tổ chức vào năm 1980 cho thấy sản xuất nông nghiệp ở các nước Châu á trong thập kỷ này tăng 50% trong khi tốc độ tăng dân số là 20%. - Trong thập kỷ 90 mặc dù tốc độ tăng trưởng về tưới nước đã giảm nhiều nhưng thành quả của việc tưới nước cùng các biện pháp nông nghiệp vẫn góp phần đưa sản xuất nông nghiệp có tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số, cụ thể là: + Từ năm 1981 - 1991: Tại Châu á tốc độ tăng trưởng về sản xuất lương thực là 1,45%. Trong khi tốc độ tăng dân số là 1,2%. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan