Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp, quản lý rác thải sinh hoạt tại ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp, quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn phát diệm huyện kim sơn tỉnh ninh bình

.PDF
84
127
105

Mô tả:

Người thực hiện : HOÀNG THỊ THU Lớp : MTA Khóa : 57 Ngành : MÔI TRƯỜNG LỜI CAM ĐOAN Thời gian qua tôi đã đi thực tế tại thị trấn Phát Diệm từ ngày 09/8/2015 đến ngày 08/1/2016 nhằm tìm hiểu hiện trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phát Diệm và viết khóa luận tốt nghiệp dựa vào những thông tin đã thu thập và điều tra. Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi và các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực. Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2016 Sinh viên Hoàng Thị Thu LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, các cơ quan, các cán bộ và các hộ dân trên địa bàn thị trấn Phát Diệm. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi Trường và các thầy cô giáo trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý giá. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đinh Hồng Duyên, giáo viên khoa Môi Trường trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị công tác tại i Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Kim Sơn, Trung Tâm VSMT và quản lý đô thị huyện Kim Sơn, Ủy ban nhân dân thị trấn Phát Diệm đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2016 Sinh viên Hoàng Thị Thu MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii Mục lục ......................................................................................................... iii Danh mục bảng ............................................................................................. vi Danh mục hình ............................................................................................. vii Danh mục viết tắt ........................................................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Phần 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.1 Tổng quan về rác thải sinh hoạt .......................................................... 3 1.1.1 Các khái niệm chung .......................................................................... 3 1.1.2 Đặc điểm, nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt ............................... 4 1.1.3 Thành phần của rác thải sinh hoạt ....................................................... 4 ii 1.1.4 Những tác động của rác thải sinh hoạt ................................................ 7 1.1.5 Cơ sở pháp lý về quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ......................... 11 1.2 Hiện trạng phát sinh, tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới .... 12 1.2.1 Hiện trạng phát sinh rác thải trên Thế giới ........................................ 12 1.2.2 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới ............................................. 13 1.3 Hiện trạng phát sinh, tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam .... 17 1.3.1 Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại một số tỉnh Việt Nam ...... 17 1.3.2 Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh của Việt Nam ................... 18 1.4 Một số phương pháp xử lý RTSH được áp dụng tại một số tỉnh ....... 20 1.4.1 Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt ................................. 20 1.4.2 Xử lý rác thải bằng phương pháp ủ phân hữu cơ (Compost) ............. 24 1.4.3 Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp ........................ 24 1.5 Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại một số huyện của tỉnh Ninh Bình...................................................... 25 Phần 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 28 2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 28 2.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 28 2.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 28 2.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 28 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 28 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................. 29 2.4.3 Phương pháp tính khối lượng rác ...................................................... 29 2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 30 2.4.5 Phương pháp dự báo khối lượng RTSH phát sinh ............................. 30 Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 31 3.1 3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thị trấn Phát Diệm ................ 31 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 31 iii 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 32 3.1.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................... 34 3.1.4 Vệ sinh môi trường ........................................................................... 35 3.2 3.2.1 Hiện trạng phát sinh RTSH trên địa bàn thị trấn Phát Diệm .............. 36 Nguồn phát sinh ............................................................................... 36 3.2.2 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại thị trấn Phát Diệm .......... 38 3.2.3 Thành phần rác thải sinh hoạt ........................................................... 40 3.3 Thực trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Phát Diệm ......................................................................................... 41 3.3.1 3.3.2 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Phát Diệm ............... 41 Cơ sở vật chất, kỹ thuật, mức lương của các vệ sinh môi trường tại thị trấn Phát Diệm ........................................................................ 44 3.3.3 Tình hình thu gom, phân loại ............................................................ 45 3.3.4 Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt ..................................................... 51 3.4 Dự báo khối lượng RTSH phát sinh giai đoạn 2015 – 2020 .............. 54 3.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phát Diệm ...................................................................... 56 3.5.1 Giải pháp về chính sách .................................................................... 56 3.5.2 Giải pháp đầu tư ............................................................................... 57 3.5.4 Đề xuất phương án thu gom, vận chuyển RTSH ............................... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62 PHỤ LỤC .................................................................................................... 65 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Thành phần phân loại của rác thải sinh hoạt ở Việt Nam ................. 5 Bảng 1.2 Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị .................................... 6 Bảng 1.3 Thành phần RTSH của một số tỉnh thành phố .................................. 7 Bảng 1.4. Kết quả phân tích trứng giun và coliform trong các mẫu đất ........ 9 tại bãi rác ................................................................................................... 9 Bảng 3.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phát Diệm năm 2015 ............................................................................................... 39 Bảng 3.2 Tổng lượng rác phát sinh từ khu dân cư của thị trấn Phát Diệm .... 40 Bảng 3.3 Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn.......... 41 Bảng 3.4 Thành phần RTSH của 1 hộ gia đình .............................................. 42 Bảng 3.5 Điểm tập kết trên địa bàn thị trấn Phát Diệm .................................. 47 Bảng 3.6 Khối lượng RTSH thu gom của thị trấn Phát Diệm ........................ 49 Bảng 3.7 Dự báo dân số thị trấn Phát Diệm đến năm 2020............................ 56 Bảng 3.8 Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt tại thị trấn Phát Diệm từ .... 57 năm 2015-2020 ....................................................................................... 57 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Các nguồn phát sinh rác thải tại Việt Nam ...................................... 4 Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện triệu chứng bệnh tật của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng ............................................................................ 10 Hình 3.1 Nguồn phát sinh rác thải tại thị trấn Phát Diệm............................. 36 Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH tại khu dân cư trên địa bàn thị v trấn Phát Diệm .............................................................................. 42 Hình 3.3 Hoạt động thu gom rác thải của thị trấn Phát Diệm ....................... 45 Hình 3.4 Điểm tập kết rác thải sinh hoạt tại thị trấn Phát Diệm ................... 47 Hình 3.5 Biểu đồ đánh giá của người dân về mức thu phí VSMT................ 49 Hình 3.6 Biểu đồ đánh giá mức độ tham gia phong trào cải thiện môi trường của người dân .................................................................... 51 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 3R Giảm thiểu, tái chế, sử dụng BCL Bãi chôn lấp vi BVMT Bảo vệ môi trường CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm quốc nội LPSCTRĐT Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ONMT Ô nhiễm môi trường UBND Uỷ ban nhân dân THCS Trường trung học cơ sở THPT Trường trung học phổ thông TNHH Trách nhiệm hữu hạn VSMT Vệ sinh môi trường RT Rác thải RTSH Rác thải sinh hoạt WB Ngân hàng thế giới WHO Tổ chức y tế thế giới vii ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, các vấn đề liên quan đến môi trường ngày càng được nhiều người, nhiều tổ chức trên Thế Giới quan tâm. Những vấn đề này không phải của riêng một quốc gia nào đó mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn cầu vì môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người và các sinh vật trên Trái Đất. Cùng với sự phát triển của Thế Giới, Việt Nam cũng đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tham gia vào các tổ chức quốc tế. Quá trình này làm cho đất nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, mức sống của con người được nâng lên, các nhu cầu trong hoạt động sinh hoạt, vui chơi, giải trí càng lớn đã tạo ra lượng rác thải ngày càng nhiều, gây sức ép lớn đối với môi trường đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Thị trấn Phát Diệm nằm ở vị trí trung tâm của huyện Kim Sơn, chiếm một vị trí to lớn trong sự phát triển kinh tế của huyện với tốc độ tăng trưởng khá cao 12,5% (Năm 2015). Các hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ với nhiều hình thức khác nhau trên địa bàn thị trấn ngày càng được đầu tư phát triển mạnh nhất là trong lĩnh vực du lịch thu hút nhiều du khách mỗi năm đã góp phần vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn, nâng cao thu nhập của người dân. Cùng với sự phát triển đó, kéo theo một lượng lớn rác thải từ các cơ quan trường học, chợ, quán ăn,..đặc biệt là rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình với sự đa dạng về thành phần được thải ra ngoài môi trường. Lượng rác thải sinh hoạt tại thị trấn chưa được thu gom hết. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt chưa có sự quan tâm từ chính quyền địa phương. Chính vì vậy, cần đưa ra một số giải pháp, quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn để giải 1 quyết thực trạng trên. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp, quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Phát Diệm - huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình”. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Yêu cầu nghiên cứu Sử dụng phiếu điều tra để xác định khối lượng, thành phần RTSH tại thị trấn Phát Diệm. Thu thập thông tin, tìm tài liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phát Diệm. Đưa ra giải pháp phù hợp công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt có tính thực tiễn, có khả năng áp dụng tránh ô nhiễm môi trường. Phần 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 1.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt 1.1.1. Các khái niệm chung 1.1.1.1. Khái niệm chất thải Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Luật Bảo vệ môi trường 2014). 1.1.1.2. Khái niệm chất thải rắn Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại (Nghị định số 59 về Quản lý chất thải, 2007). 1.1.1.3. Khái niệm rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại...RTSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, thực phẩm thừa, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả,..(Trần Hiếu Nhuệ, 2008). 1.1.1.4. Hoạt động quản lý chất thải rắn Hoạt động quản lý chất thải rắn: Bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người (Nghị định số 59 về Quản lý chất thải rắn, 2007). Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn (Nghị định số 59 về Quản lý chất thải rắn, 2007). 3 1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt 1.1.2.1. Đặc điểm của rác thải sinh hoạt Trong tất cả các loại rác thải thì rác thải sinh hoạt là loại rác thải có thành phần phức tạp. Do đó, rác thải sinh hoạt thường không đồng nhất về thành phần nên khó kiểm soát nguồn phát sinh chúng. Thông thường trong RTSH chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (thức ăn thừa, rau củ, quả, lá cây,...) chiếm trên 50% và còn lại các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học và các chất vô cơ (nilon, nhựa, cao su, sành sứ, gạch đá,...) 1.1.2.2. Nguồn gốc RTSH phát sinh chủ yếu từ các nguồn: Các hộ gia đình (nhà ở, khu tập trung, khu dân cư,...); các trung tâm thương mại (chợ, văn phòng, khách sạn, trạm xăng dầu,...); các công trường xây dựng, dịch vụ công cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi biển,...). khu dân cư Cơ quan, trường học Nơi vui chơi, giải trí Chợ, bến xe, nhà ga Rác thải Bệnh viện, cơ sở y tế Giao thông, xâydựng Chính quyền địa phương KCN, nhà máy, xí nghiệp Nhà dân, Hình 1.1: Các nguồn phát sinh rác thải tại Việt Nam (Nguồn: Trần Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Trung Việt, 2007) 1.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt Khác với các loại rác thải khác, RTSH là một tập hợp không đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được các nghiên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không đồng nhất này tạo 4 ra một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của RTSH. Không chỉ vậy thành phần của RTSH rất đa dạng đặc trưng cho từng loại đô thị, mức độ văn minh phát triển của xã hội, phụ thuộc vào mức sống, mùa, tín ngưỡng, và chính sách quản lý. Một trong những đặc điểm nhận thấy rõ nhất ở rác thải sinh hoạt đô thị Việt Nam có thành phần chất hữu cơ với tỷ lệ cao chiếm tới 55 – 65%, còn ở một số nước đang phát triển với mức sống cao thì tỷ lệ rác thải hữu cơ trong rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ thấp chỉ từ 35 – 40% (Nguyễn Xuân Thành, 2010). 1.1.3.1. Thành phần vật lý Bao gồm các chỉ tiêu: Trọng lượng riêng, độ ẩm, độ thấm nước, kích cỡ hạt và phân bố. Bảng 1.1: Thành phần phân loại của rác thải sinh hoạt ở Việt Nam % Trọng lượng Độ ẩm% Hợp phần Khoảng giá Trung KGT trị (KGT) bình Chất thải thực phẩm Giấy Catton Chất dẻo Cao su Da vụn Sản phẩm vườn Gỗ Thuỷ tinh Vỏ đồ hợp Kim loại không thép Kim loại thép Bụi, tro, gạch 6-25 25-45 3-15 2-8 0-2 0-2 0-2 1-4 4-16 2-8 0-1 1-4 0-10 15 40 4 3 0,5 0,5 12 2 8 6 1 2 4 100 50-80 4-10 4-8 1-4 1-4 8-12 30-80 15-40 1-4 2-4 2-4 2-6 6-12 15-40 Trọng lượng riêng (kg/m3) TB KGT TB 70 6 5 2 2 10 60 20 2 3 2 3 8 20 128-80 32-128 38-80 32-128 96-192 96-256 84-224 128-200 160-480 48-160 64-240 128-1120 320-960 180-420 228 81,6 49,6 64 128 160 104 240 193,6 88 160 320 480 300 (Nguồn: Quản lý chất thải rắn - GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ) 5 1.1.3.2 Thành phần hóa học Nghiên cứu thành phần hóa học của rác thải sinh hoạt có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp xử lý. Đối với các loại rác thải sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao thì có thể đưa vào sản xuất vi sinh để làm phân bón. Các loại rác thải sinh hoạt có chứa các hợp chất khó phân hủy như: Cao su, nhựa thủy tinh, nilon, có thể tái chế, tái sử dụng hay đốt cháy; còn các loại chất phóng xạ có thể xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Theo Lê Văn Nhương (1998 – 2000), để nghiên cứu thành phần hóa học của rác thải ta cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu: - Độ ẩm theo % trọng lượng của rác. - Chất dễ cháy nổ, tro bụi. - Hàm lượng: C, H, O, N. - Thành phần không cháy nổ, tro bụi. - Thành phần các chất độc hại. Bảng 1.2: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị Cấu tử hữu cơ Thành phần (%) C H O N S Tro Thực phẩm Giấy 48,0 43.5 6,4 6,0 37,6 44,0 2,6 0,3 0,4 0,2 5,0 6,0 Caton 4,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0 Chất dẻo 0,0 7,2 22,8 - - 10,0 Vải 55,0 6,6 31,2 1,6 0,15 - Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0 Da 60,0 8,0 11,6 10 0,4 10,0 Gỗ 49.5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5 (Nguồn: Lê Văn Nhương, 1998 - 2000) Qua bảng số liệu ta thấy: RTSH chủ yếu chứa thành phần cấu tử hữu cơ là C, 6 O. Các cấu tử khác chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều nhưng có vai trò trong việc xác định thành phần hóa học của RTSH. Thành phần rác thải sinh hoạt tại một số vùng, tỉnh thành phố (tính theo % khối lượng) Bảng 1.3: Thành phần RTSH của một số tỉnh thành phố Thành phần (%) Hà Nội Hải Phòng TP.HCM Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật Giấy 50,27 2,72 50,07 2,82 62,24 0,59 Giẻ rách, củ, gỗ 6,27 2,72 0,25 Nhựa, nilon, cao su 0,71 2,02 0,46 Vỏ ốc, xương 1,06 3,69 0,50 Thủy tinh 0,31 0,72 0,02 Rác xây dựng 7,42 0,45 10,04 Kim loại 1,02 0,14 0,27 Tạp chất khó phân hủy 30,21 23,9 15,27 (Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2010) Qua bảng 1.3 ta thấy: Thành phần RTSH có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy như lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật chiếm trên 50%. Các RTSH chứa thành phần khác như giấy, giẻ rách, củ, gỗ, nhựa, nilon, cao su,...chiếm tỷ lệ nhỏ. 1.1.4. Những tác động của rác thải sinh hoạt Việc quản lý RTSH không xử lý, xử lý RTSH không hợp kỹ thuật vệ sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng . 1.1.4.1. Gây ô nhiễm môi trường không khí CTR, đặc biệt là RTSH có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 – 63,8%, CO2 – 33,6%, và một số khí khác). Trong 7 đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 – 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính khoảng 30% các khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên mặt đất mà không cần có sự tương tác nào. Khi vận chuyển và lưu trữ RTSH sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Bên cạnh hoạt động chôn lấp, việc xử lý CTR bằng biện pháp thiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. 1.1.4.2. Gây ô nhiễm môi trường nước RTSH không được thu gom, thải vào rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc ngẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích của nước với không khí dẫn đến giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong môi trường nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vât trong nguồn nước mặt bị suy thoái, CTR phân hủy và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu. Tại các bãi chôn lấp rác thải, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao, nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào các nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2010 thì nước ngầm tại Hà Nội bị ô nhiễm amoni Hàm lượng amoni trong nước của Nhà máy nước Tương Mai là 7-10mg/l. Nhà máy nước Hạ Đình 10-15mg/l, có lúc lên đến 40mg/l. Nhà máy nước 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan