Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tạ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc đồng đại bái gia bình bắc ninh.

.PDF
111
2
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ĐỖ QUANG SÁNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI – GIA BÌNH – BẮC NINH NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 608502 LUẬN VĂN THẠC SĨ Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Quốc Lập Hà Nội, 2015 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô trong trường Đại học Thủy Lợi nói chung và các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường nói riêng đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy những kiến thức bổ ích và hữu ích trong thời gian tôi tham gia học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thủy Lợi. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Quốc Lập đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Đại Bái, Ban quản lý cụm công nghiệp Đại Bái, UBND huyện Gia Bình, Sở Tài Nguyên và Môi trường Bắc Ninh, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh, người dân địa phương xã Đại Bái và sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình trong thời gian qua để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong quá trình làm luận văn, bên cạnh những kết quả đạt được của luận văn thì luận văn vẫn còn nhiều sai sót. Kính mong các quý thầy cô, các chuyên gia và các bạn đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện tốt luận văn hơn nữa. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Đỗ Quang Sáng LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: ĐỖ QUANG SÁNG Mã số học viên: 138440301025 Lớp: 21KHMT21 Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60–85–02 Khóa học: 2013 – 2015 Tôi xin cam đoan luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Quốc Lập với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc đồng Đại Bái – Gia Bình – Bắc Ninh”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN ĐỖ QUANG SÁNG MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG I .................................................................................................................5 TỔNG QUAN VỀ CÁC LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG VÀ GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI ....................................................................................5 1.1. Tổng quan về các làng nghề đúc đồng Việt Nam và các nghiên cứu liên quan ..5 1.1.1. Tổng quan về các làng nghề đúc đồng ..............................................................5 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan về làng nghề đúc đồng .............................................7 1.2. Giới thiệu về làng nghề đúc đồng Đại Bái ...........................................................8 1.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................8 1.2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................9 1.2.1.2. Khí hậu ...........................................................................................................9 1.2.1.3. Điều kiện thủy văn .......................................................................................10 1.2.1.4. Địa hình, địa mạo, địa chất ..........................................................................10 1.2.1.5. Hiện trạng sử dụng đất trong làng nghề .......................................................10 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................12 1.2.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội .................................................................................15 1.2.3.1. Dân số và hạ tầng cơ sở................................................................................15 1.2.3.2. Đặc điểm kinh tế ..........................................................................................18 1.3. Sản phẩm của làng nghề Đại Bái .......................................................................20 1.4. Sơ lược về các vấn đề môi trường chủ yếu của làng nghề đúc đồng Đại Bái ...21 CHƯƠNG II ..............................................................................................................24 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG .............24 ĐẠI BÁI ....................................................................................................................24 2.1. Đặc điểm và các hoạt động chủ yếu của làng nghề đúc đồng Đại Bái ..............24 2.1.1. Đặc điểm sản xuất của làng nghề Đại Bái ......................................................24 2.1.2. Đặc điểm quy trình sản xuất và dòng thải gây ô nhiễm môi trường ...............26 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề Đại Bái .............................29 2.2. Đánh giá ảnh hưởng môi trường làng nghề .......................................................30 2.2.1. Môi trường tự nhiên ........................................................................................30 2.2.1.1. Môi trường không khí ..................................................................................31 2.2.1.2. Môi trường đất .............................................................................................35 2.2.1.3. Môi trường nước ..........................................................................................38 2.2.1.4. Hệ sinh thái ..................................................................................................48 2.2.2. Môi trường kinh tế – xã hội ............................................................................49 2.2.2.1. Kinh tế ..........................................................................................................49 2.2.2.2. Xã hội ...........................................................................................................50 2.2.2.3. Sức khỏe .......................................................................................................51 2.3. Hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại làng nghề Đại Bái .............53 2.3.1. Các vấn đề về quản lý .....................................................................................53 2.3.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề ..............................55 2.3.2.1. Các vấn đề về công nghệ xử lý nước thải ....................................................55 2.3.2.2. Các vấn đề về công nghệ xử lý khí thải .......................................................58 2.3.3. Một số vấn đề khác .........................................................................................59 2.3.3.1. Môi trường không khí ..................................................................................59 2.3.3.2. Chất thải rắn .................................................................................................60 2.3.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ........................................................................62 2.4. Những vấn đề tồn tại về môi trường cần giải quyết trong phát triển làng nghề Đại Bái.......................................................................................................................63 CHƯƠNG III ............................................................................................................67 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI .....................................................................67 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................................................67 3.1.1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................67 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................67 3.2. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.................................68 3.2.1. Xử lý khí thải...................................................................................................68 3.2.1.1. Một số biện pháp giảm thiểu lượng khí thải ................................................68 3.2.1.2. Mô hình hệ thống xử lý khí thải ...................................................................70 3.2.2. Xử lý nước thải................................................................................................72 3.2.2.1. Đối với các hộ sản xuất trong CCN Đại Bái ................................................73 3.2.2.2. Đối với các hộ sản xuất trong làng nghề ......................................................78 3.2.3. Xử lý chất thải rắn ...........................................................................................80 3.2.4. Các biện pháp làm giảm tiếng ồn ....................................................................81 3.3. Một số định hướng quy hoạch phát triển làng nghề đúc đồng Đại Bái .............82 3.3.1. Hiện trạng quy hoạch của làng nghề Đại Bái..................................................82 3.3.2. Đề xuất giải pháp quy hoạch không gian hộ sản xuất trong làng nghề ..........84 3.3.3. Đề xuất giải pháp sắp xếp công đoạn sản xuất trong xưởng sản xuất ............85 3.3.4. Quy hoạch thu gom phân luồng và xử lý nước thải trong làng nghề ..............86 3.4. Các giải pháp quản lý môi trường ......................................................................87 3.4.1. Tuyên truyền và giáo dục môi trường .............................................................87 3.4.1.1. Đối với các cán bộ quản lý ...........................................................................87 3.4.1.2. Đối với các doanh nghiệp, các hộ gia đình sản xuất ....................................88 3.4.1.3. Đối với người dân ........................................................................................88 3.4.2. Tổ chức quản lý môi trường ............................................................................89 3.4.2.1. Nâng cao năng lực quản lý ...........................................................................89 3.4.2.2. Áp dụng các công cụ pháp luật trong quản lý môi trường ...........................89 3.4.2.3. Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường...............................90 3.4.2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường ở làng nghề Đại Bái ......................91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................95 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tiếng Việt 1 BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa 2 BTNMT Bộ TN&MT 3 BVMT Bảo vệ môi trường 4 CCN Cụm Công nghiệp 5 COD Nhu cầu oxy hóa học 6 DO Nồng độ ôxy hòa tan 7 KT – XH Kinh tế xã hội 8 NXB Nhà xuất bản 9 PTBV Phát triển bền vững 10 QCCP Quy chuẩn cho phép 11 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 12 QHBVMT Quy hoạch bảo vệ môi trường 13 QHTT Quy hoạch tổng thể 14 TMDV Thương mại dịch vụ 15 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 16 TP Thành phố 17 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 VSMT Vệ sinh môi trường DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Đại Bái – huyện Gia Bình – Bắc Ninh ................................9 Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao đông theo nhóm ngành của xã Đại Bái từ 2004 – 2014 .............................................................................................16 Hình 2.1. Mối quan hệ giữa 3 quy trình sản xuất chính của làng nghề Đại Bái .......26 Hình 2.2. Sơ đồ quy trình đúc kèm dòng thải ...........................................................28 Hình 2.3. Sơ đồ quy trình chế tác kèm dòng thải ......................................................28 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình cô đúc phế liệu kèm dòng thải.........................................29 Hình 2.5. Biểu đồ hện trạng môi trường không khí làng nghề tháng 11/2014 .........33 Hình 2.6. Biểu đồ số liệu thể hiện sự ô nhiễm kim loại nặng trong đất tại làng nghề Đại Bái.......................................................................................................................36 Hình 2.7. Biểu đồ nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong môi trường nước thải làng nghề Đại Bái ......................................................................................................41 Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện nồng độ một số chất ô nhiễm đặc trưng trong MT nước mặt làng nghề Đại Bái ...............................................................................................46 Hình 2.9. Biểu đồ kết quả điều tra sức khỏe lao động ..............................................52 Hình 2.10. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải CCN Đại Bái .......................56 Hình 2.11. Biểu đồ kết quả về hiện trạng xử lý nước thải từ phiếu điều tra .............57 Hình 2.12. Đánh giá ý kiến về tầm quan trọng của việc xử lý khí thải.....................58 Hình 2.13. Kết quả điều tra về hiện trạng chất lượng lò đúc theo phiếu điều tra .....60 Hình 2.14. Biểu đồ thể hiện tỉ trọng chất thải rắn nguy hại trong chất thải rắn sản xuất ............................................................................................................................62 Hình 2.15. Kết quả điều tra về tình trạng tập kết CTR sản xuất ...............................62 Hình 2.16. Đánh giá ý kiến về tầm quan trọng của xử lý giảm thiểu tiếng ồn trong sản xuất ......................................................................................................................63 Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải làng nghề Đúc đồng Đại Bái .....................71 Hình 3.2. Sơ đồ cải tiến hệ thống xử lý nước thải sản xuất CCN Đại Bái................75 Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại CCN Đại Bái. .....................77 Hình 3.4. Mô hình xử lý nước thải tại cơ sở đúc đồng nhỏ ......................................78 Hình 3.5. Đề xuất mô hình bể tự hoại cải tiền BASTAF ..........................................79 Hình 3.6. Đề xuất mô hình hệ thống thu gom, tập kết rác thải của làng nghề ..........81 Hình 3.7 Đề xuất mô hình tổ chức tại hộ sản xuất trong khu vực làng nghề Đại Bái ...................................................................................................................................85 Hình 3.8.Đề xuất mô hình tổ chức không gian cho các công đoạn sản xuất ............86 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tại xã Đại Bái ......................11 Bảng 1.2. Phân bố dân cư trong làng nghề Đại Bái [23] ..........................................15 Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế theo lực lượng lao động xã Đại Bái năm 2014.................19 Bảng 1.4. Phân loại các sản phẩm làng nghề đúc đồng Đại Bái ...............................20 Bảng 2.1. Số hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp của đúc đồng làng Đại Bái ............24 Bảng 2.2. Phân loại hộ sản xuất trong làng nghề Đại Bái năm 2014 [6] ..................25 Bảng 2.3. Các loại nguyên, nhiên liệu chính trong sản xuất làng nghề Đại Bái .......26 Bảng 2.4. Bảng ước tính lượng bụi và khí thải trong sản xuất của làng Đại Bái năm 2014 [18] ...................................................................................................................31 Bảng 2.5. Vị trí lấy mẫu không khí ...........................................................................32 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát bụi và khí thải tháng 11/2014 .......................................32 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả khảo sát tiếng ồn tháng 11/2014 ..................................34 Bảng 2.8. Vị trí lấy mẫu môi trường đất ...................................................................35 Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất ...........................................35 Bảng 2.10. Tải lượng chất ô nhiễm sinh hoạt tạo ra/ngày đêm tại khu vực làng nghề Đại Bái.......................................................................................................................38 Bảng 2.11. Vị trí lấy mẫu môi trường nước tháng 11/2014 ......................................39 Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng nghề Đại Bái tháng 11/2014 ...................................................................................................................................40 Bảng 2.13. Kết quả phân tích chất lượng nước thải CCN Đại Bái tháng 11/2014 ...42 Bảng 2.14. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt làng nghề Đại Bái tháng 11/2014 ...................................................................................................................................44 Bảng 2.15. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại làng Đại Bái tháng 11/2014 ...................................................................................................................................46 Bảng 2.16. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt (N12) của CCN Đại Bái.....47 Bảng 2.17. Số người mắc bệnh xã Đại Bái năm 2014 ..............................................52 Bảng 2.18. Thống kê hiện trạng lò đúc trong làng nghề Đại Bái .............................59 Bảng 2.19. Số liệu thống kê chất thải rắn sản xuất từ 2008 – 2014 ..........................61 Bảng 3.1. Một vài tiêu chí để hộ sản xuất tham gia vào CCN Đại Bái [1] ...............84 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, sự phát triển của các làng nghề tại vùng nông thôn đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề cũng đã làm nảy sinh những vấn đề môi trường nghiêm trọng đòi hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương và cộng động nơi có làng nghề phát triển. Bắc Ninh là một tỉnh có hơn 62 làng nghề truyền thống chiếm 10% số làng nghề truyền thống trong cả nước, chủ yếu trong lĩnh vực: sản xuất giấy, đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng. Trong đó, làng nghề đúc đồng Đại Bái – huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với lịch sử phát triển lâu đời. Hiện nay, làng đúc đồng Đại Bái có hơn 184 lò đúc đang hoạt động . Khói và bụi từ hoạt động của các lò đúc đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong và xung quanh làng nghề. Nước thải sau quá trình sản xuất có chứa các hóa chất như axit, kim loại nặng... cũng chưa được xử lý mà đổ thẳng ra sông, ao, hồ nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm trong làng nghề. Môi trường đất tại một số vị trí trong làng nghề có hàm lượng Cu, Zn vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất của làng nghề đúc đồng Đại Bái đã và đang làm phát sinh nhiều bệnh tật cho người dân như các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh mất ngủ, các bệnh lý về mắt ... Ngoài ra, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái xung quanh làng nghề và đặc biệt ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của chính làng nghề. Vì vậy, cần phải có những giải pháp để giảm thiểu tối đa việc ô nhiễm môi trường tại làng nghề Đại Bái. Đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc đồng Đại Bái – Gia Bình – Bắc Ninh” nhằm phân tích và đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề Đại Bái, 2 trên cơ sở đó nhằm đề xuất các giải pháp để góp phần bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Đại Bái. 2. Mục đích của đề tài – Phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề đúc đồng Đại Bái. – Đề xuất một số biện pháp bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp cho làng nghề đúc đồng Đại Bái. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Chất lượng môi trường làng nghề đúc đồng Đại Bái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Làng nghề đúc đồng Đại Bái – huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận từ tìm hiểu hiện trạng sản xuất và các vấn đề trong sản xuất của làng nghề đúc đồng Đại Bái. Từ đó xác định các công đoạn, nguồn thải gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất ở làng nghề. - Tiếp cận hệ thống: các vấn đề liên quan đến môi trường, chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế tại làng nghề Đại Bái, tỉnh Bắc Ninh. - Tiếp cận tổng hợp: các giải pháp về thu gom và xử lý nước thải hiện có tại làng nghề Đại Bái, cụm công nghiệp Đại Bái; những chính sách, cách tổ chức quản lý, công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và bảo vệ môi trường tại làng nghề. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa các tài liệu và kết quả nghiên cứu đã công bố từ các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài, các kết quả từ báo cáo của các cơ quan liên quan tại khu vực nghiên cứu ; 3 4.2.2. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu Thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đại Bái và các số liệu về thực trạng ngành đúc đồng; số liệu về thực trạng thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn làng nghề Đại Bái. 4.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin Điều tra thu thập thông tin số liệu tại khu vực nghiên cứu qua hệ thống phiếu hỏi và phỏng vấn phục vụ đánh giá hiện trạng sản xuất, xác định nguồn gây ô nhiễm môi trường, đánh giá hiệu quả hoạt động từ các biện pháp xử lý môi trường hiện có. Thực hiện lấy phiếu điều tra tại 30 hộ sản xuất tại làng nghề Đại Bái về quy mô sản xuất, lượng sử dụng nguyên liệu và biện pháp bảo vệ môi trường hiện có tại hộ sản xuất. 4.2.4. Phương pháp chuyên gia Tham thảo ý kiến các chuyên gia thông về các biện pháp xử lỷ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề Đại Bái qua việc trao đổi, thảo luận với giáo viên hướng dẫn. 5. Nội dung và kết quả dự kiến đạt được 5.1. Nội dung tóm tắt – Tổng quan về các làng nghề đúc đồng tại Việt Nam, giới thiệu về làng nghề đúc đồng tại xã Đại Bái, điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của làng nghề. – Hiện trạng sản xuất của làng nghề đúc đồng Đại Bái về quy mô và phân bố các cơ sở sản xuất, nguyên liệu đầu vào, công nghệ sản xuất, thông tin liên quan đến lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, các nguồn gây ô nhiễm chính và thành phần các chất thải gây ô nhiễm môi trường. – Đánh giá, phân tích hiện trạng môi trường không khí, nước, đất của làng nghề đúc đồng Đại Bái. – Đề xuất giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề đúc đồng Đại Bái. 5.2. Kết quả dự kiến đạt được 4 – Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí của làng nghề đúc đồng Đại Bái. – Phân tích, đánh giá các ảnh hưởng từ quá trình sản xuất đến môi trường làng nghề đúc đồng Đại Bái. – Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho làng nghề đúc đồng Đại Bái. – Cung cấp cơ sở khoa học để có thể áp dụng giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề đúc đồng khác. 5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG VÀ GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI 1.1. Tổng quan về các làng nghề đúc đồng Việt Nam và các nghiên cứu liên quan 1.1.1. Tổng quan về các làng nghề đúc đồng Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay Việt Nam có hơn 3000 làng nghề, trong đó có khoảng 400 làng nghề truyền thống với hơn 53 nhóm nghề. Mỗi làng nghề có nguồn gốc và lịch sử phát triển khác nhau, tương ứng với mỗi làng nghề là các sản phẩm đặc trưng mang nhiều giá trị về mặt truyền thống của người dân tại địa phương đó. Các làng nghề hiện nay phát triển theo xu thế sản xuất hàng hóa, các sản phẩm không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nhiều nước trên thế giới và nhận được sự đánh giá cao. Nghề đúc đồng là một nghề truyền thống trong 53 nhóm nghề truyền thống của Việt Nam. Nghề đúc đồng của người Việt ra đời từ rất lâu, có thể thấy được những tinh hoa nghệ thuật và thành tựu kỹ thuật của nghề đúc đồng qua trống đồng của nền văn hóa Đông Sơn. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nghề đúc đồng của người Việt bị mai một cho đến đầu thế kỷ thứ XI nghề đúc đồng được phục hưng nhờ ông tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không và ông tổ nghề gò đồng Nguyễn Công Truyền. Từ đó đến nay, nghề đúc đồng phát triển trở thành một nghề truyền thống nổi tiếng với nhiều làng nghề lớn nhỏ trên cả nước [13]. Số lượng làng nghề đúc đồng còn hoạt động trong cả nước hiện nay là khoảng 16 làng nghề [12], phân bố khắp nơi trong Việt Nam, nhiều nhất tại vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Các làng nghề đúc đồng nổi tiếng và có truyền thống lâu đời có thể kể đến làng nghề đúc đồng Tống Xá và Vạn Điểm (Ý Yên, Nam Định), làng nghề đúc đồng Đại Bái (Gia Bình, Bắc Ninh), làng nghề đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Đình, Hà Nội), làng nghề đúc đồng Trà Đông (Thiệu Hóa, Thanh Hóa), làng nghề đúc đồng Phường Đúc (phường Xuân Thủy,Tp. Huế), làng nghề đúc đồng An Hội (quận Gò Vấp,Tp. Hồ Chí Minh ). 6 Mặc dù hoạt động trong cùng nhóm nghề đúc đồng nhưng giữa các làng nghề đúc đồng có sự khác nhau rõ rệt về mẫu mã sản phẩm và quy mô, hình thức sản xất. Vễ mẫu mã sản phẩm, những làng nghề đúc đồng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung sản xuất những mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú hơn những làng nghề ở khu vực miền Nam. Sản phẩm chung của các làng nghề đúc đồng rất đa đạng như đồ gia đụng, đồ thờ cúng, chuông đồng, tượng đồng, hoành phi … Nhờ kinh tế thị trường phát triển và sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, các làng nghề đúc đồng hiện nay đang có nhiều sự thay đổi quy mô sản xuất và loại hình sản phẩm. Không chỉ đơn thuần là sản xuất theo quy một hộ gia đình, cụm hộ gia đình mà tại các làng nghề đã xuất hiện nhiều cơ sở xuất quy mô lớn, các doanh nghiệp và công ty có khả năng sản xuất theo đơn đặt hàng đạt chất lượng cao để xuất khẩu ra thị trường thế giới [12]. Quy trình đúc đồng giữa các làng nghề đúc đồng ở Việt Nam có sự tương đồng các công đoạn chủ yếu như: lựa chọn nguyên liệu, tạo mẫu, tạo khuôn, nấu chảy nguyên liệu, rót nguyên liệu vào khuôn, làm nguội sản phẩm, hoàn thiện và kiểm tra sản phẩm [12]. Do đặc điểm quy trình sản xuất, mà các thành phần môi trường trong các làng nghề đúc đồng ở Việt Nam thường ô nhiễm rất nặng. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các làng nghề đúc đồng chủ yếu là đồng thứ phẩm, kẽm và chì vụn, nhôm thứ phẩm, một số chất hóa học khác (gôm, xút, axít..). Chính vì vậy, tồn tại giữa các làng nghề đúc đồng là các xưởng thu mua, tái chế, phân loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đúc đồng. Hóa chất tẩy rửa trong quá trình tái chế nhôm, đồng, chì, kẽm thứ cấp không được xử lý mà xả thải trực tiếp qua cống thải khiến môi trường nước tại các làng nghề đúc đồng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do đặc điểm của quy trình sản xuất, trong công đoạn tạo mẫu và làm khuôn đều phát sinh nhiều chất thải rắn, nguyên liệu thô khiến nhiều nơi trong làng nghề trở thành nơi tập kết chất thải rắn, những điểm tập kết này thường không được che chắn và xử lý gây ra ô nhiễm môi trường và cảnh quan trong làng nghề. Các lò nung nguyên liệu của các làng nghề đúc đồng ở Việt Nam thường có ống khói thấp hoặc không có ống khói và sử dụng nguyên liệu đốt chính là than nên gây ra ô nhiễm môi trường 7 không khí xung quanh làng nghề. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm của làng nghề đúc đồng yêu cầu cần phải cán và dát mỏng nên cũng tạo ra tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong làng. Trước thách thức về môi trường và để đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề, nhiều cơ sở sản xuất của các làng nghề đúc đồng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ sản xuất mới và đang dần thay đổi theo hướng sản xuất sạch và tiết kiệm hơn. Một số địa phương nơi có làng nghề đúc đồng đã tiến hành thực hiện nhiều biện pháp như khuyến khích các hộ sản xuất tham gia cụm công nghiệp trong làng nghề, xây dựng các chương trình thu gom chất thải rắn trên địa bàn làng nghề, đặt ra khung thời gian sản xuất để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân… nhằm cải thiện hiện trạng môi trường trong làng nghề. Bên cạnh những thành tựu đạt được, các địa phương vẫn còn rất nhiều khó khăn chưa thể khắc phục trước mặt. Để khắc phục những khó khăn đó cần có sự tham gia góp sức mạnh mẽ của cộng đồng người dân trong các làng nghề đúc đồng. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan về làng nghề đúc đồng Trong bộ sách “Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam” do PGS.TS Trương Minh Hằng chủ biên đã đề cập đến nghề đúc đồng là một trong những nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng bên cạnh những nghề truyền thống như dệt vải, làm giấy, làm gốm, chạm gỗ … Nghề đúc đồng có lịch sử lâu đời và là nghề mở đầu cho các dạng nghề sử dụng nguyên liệu chính là kim loại (đồng, vàng, bạc...). Đúc đồng đã phát triển nhanh và lan rộng ra các vùng lãnh thổ, các sản phẩm đúc đồng cùng với đồ gốm đã trở thành tiêu biểu minh chứng lịch sử các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. Cuốn sách cũng đề cập đến lịch sử phát triển của một số làng nghề nổi tiếng trong nước như đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội), Đại Bái (Bắc Ninh), Ý Yên(Nam Định) . Trong “Nghiên cứu tình trạng hô hấp của người thợ đúc tại làng nghề Phường Đúc, thành phố Huế ” của tác giả Đặng Thị Anh Thư, Đại học Y Dược Huế đã đánh giá về mối liên quan giữa các yếu tố môi trường liên quan đến quy 8 trình đúc với các vấn đề về hô hấp của những người thợ đúc tại làng nghề đúc đồng truyền thống Phường Đúc, thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thợ đúc mắc bệnh hô hấp ở mức cao, trong đó nhóm ít sử khẩu trang trong khi làm việc có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nhóm sử dụng khẩu trang. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thợ đúc có sử dụng trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 36%) và môi trường lao động cho thấy hầu như các cơ sở đúc không có các hướng dẫn về an toàn lao động, nhân viên giám sát an toàn lao động hay các phương tiện sơ cứu ban đầu trong trường hợp có tai nạn xảy ra. Trong nghiên cứu “Giải pháp quản lý chất thải rắn tại làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng” của ThS. Phạm Quốc Ka, sở Tài Nguyên và Môi Trường Tp. Hải Phòng đã chỉ ra hiện trạng ô nhiễm tại làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng và đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đang áp dụng tại làng nghề này. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã đưa ra một vài giải pháp cho các chủ nguồn thải như áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, đầu tư lắp đặt hệ thống lò điện thay thế lò đúc truyền thống, thay thế vật liệu làm khuôn mẫu và đề xuất áp dụng cơ chế 4R trong sản xuất. Tác giả cũng cho rằng về lâu dài không thể để các cơ sở sản xuất nằm trong các khu dân cư mà cần có quy hoạch nhằm di dời các cơ sở sản xuất này. Bên cạnh những nghiên cứu quản lý môi trường, hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường liên quan đến làng nghề đúc đồng thì cũng đã có những dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến như: chuyển giao “Công nghệ đúc hút chân không vào sản phẩm mỹ nghệ từ hợp kim đồng” từ sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho một số xưởng sản xuất trong làng nghề đúc đồng Ngũ Xã, dự án “Áp dụng công nghệ lò nấu đồng sử dụng điện năng” do sở Khoa Học và Công nghệ Bắc Ninh đang áp dụng thử nghiệm tại một số hộ sản xuất tại làng nghề đúc đồng Đại Bái. Nhìn chung, những công trình chuyển giao và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất đã đạt những kết quả đáng khích lệ. 1.2. Giới thiệu về làng nghề đúc đồng Đại Bái 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 9 1.2.1.1. Vị trí địa lý Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Đại Bái – huyện Gia Bình – Bắc Ninh – Huyện Gia Bình là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 10.752ha, dân số hơn 90.000 người. Huyện Gia Bình gồm 1 thị trấn và 13 xã; phía Bắc giáp huyện Quế Võ; phía Nam giáp huyện Lương Tài; phía Tây giáp huyện Thuận Thành. Sông Đuống chảy ở phía Bắc huyện, ngăn cách với huyện Quế Võ và Sông Lục Đầu ở phía Đông, ngăn cách với tỉnh Hải Dương thuận lơị cho giao thông đường thủy, giao thương giữa các địa phương lân cận. – Xã Đại Bái có diện tích tự nhiên 621,28 ha chia thành 3 thôn là Đại Bái, Ngọc Xuyên, Đoan Bá. Dân số đến năm 2014 là 9388 người. Xã Đại Bái cách thị trấn Gia Bình 1,5 km về phía Tây Nam. Có vị trí địa lý như sau: + Phía Đông giáp thị trấn Gia Bình và xã Quỳnh Phú + Phía Tây giáp huyện Thuận Thành + Phía Nam giáp huyện Lương Tài + Phía Bắc giáp xã Đông Cứu, xã Lãng Ngâm. 1.2.1.2. Khí hậu Nằm trong khu vực đồng bằng Bắc bộ nên khí hậu xã Đại Bái mang đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa 10 mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 23,8°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,6°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14,5°C (tháng 1) [23]. ● Lượng mưa trung bình :1400 — 1600mm ● Độ ẩm tương đối trung bình : 79% ● Hướng gió chủ đạo :Đông Nam (mùa hè); Đông Bắc (mùa đông) ● Tốc độ gió trung bình : 2,2 m/s (mùa hè); 2,7 m/s (mùa đông) 1.2.1.3. Điều kiện thủy văn Xã Đại Bái có sông Bái Giang chảy qua với chiều dài 1,4km, con sông đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát và hệ thống mương tiêu thủy lợi cho người dân trong xã. Xã Đại Bái có hồ xóm Sôn với diện tích hơn 3,8ha là hồ lớn nhất trong xã, bên cạnh đó xã còn có nhiều ao hồ nhỏ khác vì vậy tổng lưu lượng mặt của xã khá dồi dào. Tầng nước ngầm chứa nước cách mặt đất trung bình 3 – 5m và có bề dày khoảng 40m, trước đây chất lượng nước ngầm tốt nhưng hiện nay chất lượng nước ngầm tại xã Đại Bái đã bị suy giảm nghiêm trọng. Nguồn nước ngầm được khai thác phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của xã. 1.2.1.4. Địa hình, địa mạo, địa chất Địa hình của xã Đại Bái tương đối bằng phẳng, hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ của sông Bái Giang. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn. Trong xã một số khu vực thấp trũng ven đê. Nhiều vũng trũng xung quanh sông Bái Giang từ lâu đã được người dân trong xã ngăn đắp để hình thành hệ thống hồ trữ nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Đất thuộc xã Đại Bái có thành phần cơ giới tương đồng: hàm lượng sét 44,6%; tổng cấp hạt li–môn 57,2%; dung trọng 1,1 – 1,3g/cm3; độ xốp 48 – 59%; độ trữ ẩm cực đại 41 – 46%. Đất tính axít nhẹ đến trung tính; thành phần dinh dưỡng ở mức trung bình [19]. 1.2.1.5. Hiện trạng sử dụng đất trong làng nghề
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan