Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ch...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề sơn mài duyên thái thường tín hà nội

.PDF
104
2
144

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các quý thầy cô trong trường nói chung; các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường nói riêng đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy những kiến thức vô cùng lý thú và bổ ích trong thời gian học tập và nghiên cứu tại mái trường Đại học Thủy Lợi. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Lê Đình Thành và TS. Ngô Trà Mai đã giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Trong thời gian khảo sát thực địa, tôi xin cảm ơn các cán bộ Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, UBND xã Duyên Thái, UBND huyện Thường Tín, Sở TN&MT Hà Nội cùng với sự đón tiếp nhiệt tình của người dân địa phương xã Duyên Thái và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình trong thời gian qua để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong quá trình làm luận văn, bên cạnh những kết quả đạt được của luận văn chắc chắn còn nhiều sai sót, kính mong các quý thầy cô, các chuyên gia và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn, giúp tôi có hành trang vững chắc trong công việc và cuộc sống sau này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHẠM THỊ YẾN LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: PHẠM THỊ YẾN Mã số học viên: 138440301028 Lớp: 21KHMT21 Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02 Khóa học: 2013 - 2015 Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Lê Đình Thành và TS. Ngô Trà Mai với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề sơn mài Duyên Thái – Thường Tín – Hà Nội”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN PHẠM THỊ YẾN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LÀNG NGHỀ SƠN MÀI ........... 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM VÀ LÀNG NGHỀ SƠN MÀI VIỆT NAM .....................................................................................................3 1.1.1. Tổng quan về các làng nghề Việt Nam ......................................................3 1.1.2. Đặc điểm của làng nghề .............................................................................5 1.1.2.1. Một số làng nghề ngoài nước ...............................................................5 1.1.2.2. Một số làng nghề trong nước ...............................................................5 1.1.3. Các làng nghề sơn mài ở Việt Nam ......................................................7 1.2. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ SƠN MÀI DUYÊN THÁI .........................8 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề sơn mài Duyên Thái ...........8 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................10 1.2.2.1. Vị trí địa lý .........................................................................................10 1.2.2.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn ...............................................................13 1.2.2.3. Hệ sinh thái ........................................................................................13 1.2.2.4. Đất đai ................................................................................................13 1.2.3. Điều kiện kinh tế, xã hội .........................................................................14 1.2.3.1. Đặc điểm xã hội ................................................................................14 1.2.3.2. Đặc điểm kinh tế [19] ........................................................................16 1.3. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CỦA LÀNG NGHỀ SƠN MÀI DUYÊN THÁI 18 1.3.1. Đặc điểm nghề sơn mài Duyên Thái [6] ..................................................18 1.3.2. Quy trình sản xuất sơn mài và các dòng thải gây ô nhiễm môi trường....19 1.3.2.1 . Phân bố các cơ sở sản xuất và đặc điểm quy trình sản xuất .............19 1.3.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm chính ............................................................24 1.3.2.3. Ô nhiễm môi trường ...........................................................................24 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ SƠN MÀI DUYÊN THÁI ................................................................................................ 26 2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ............26 2.1.1. Nguyên nhân khách quan .........................................................................26 2.1.2. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................27 2.2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ........................28 2.2.1. Môi trường tự nhiên: ................................................................................28 2.2.1.1. Môi trường không khí .....................................................................28 2.1.1.2. Môi trường đất ...................................................................................34 2.1.1.3. Môi trường nước ................................................................................38 2.1.1.4. Hệ sinh thái ........................................................................................49 2.2.2. Môi trường kinh tế - xã hội ......................................................................51 2.2.2.1. Kinh tế ................................................................................................51 2.2.2.2. Sức khỏe .............................................................................................51 2.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BVMT LÀNG NGHỀ .....................................53 2.3.1. Các vấn đề về quản lý ..................................................................................53 2.3.2. Các vấn đề về công nghệ xử lý nước thải ................................................54 2.3.3. Một số vấn đề khác ...................................................................................57 2.3.3.1. Môi trường không khí ........................................................................57 2.3.3.2. Chất thải rắn ......................................................................................57 2.3.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ..............................................................58 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ SƠN MÀI DUYÊN THÁI ............................................. 60 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP......................................................................60 3.1.1. Chính sách pháp luật ................................................................................60 3.1.2. Căn cứ hiện trạng môi trường làng nghề sơn mài Duyên Thái ................60 3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững (PTBV) ..................................................60 3.2. CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI SƠN MÀI LÀNG NGHỀ .............61 3.2.1. Xử lý khí thải ............................................................................................61 3.2.1.1. Một số biện pháp giảm thiểu lượng khí thải ......................................61 3.2.1.2. Mô hình hệ thống xử lý hơi dung môi ...............................................63 3.2.2. Xử lý nước thải .........................................................................................67 3.2.2.1. Đối với các hộ sản xuất trong CCN sơn mài Duyên Thái. ................67 3.2.2.2. Đối với các hộ gia đình sản xuất sơn mài trong làng nghề ................70 3.2.3. Xử lý chất thải rắn ....................................................................................71 3.2.4. Các biện pháp làm giảm tiếng ồn .............................................................72 3.3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ SƠN MÀI ........................................................................................................................73 3.3.1. Hiện trạng quy hoạch làng nghề hiện có ..................................................73 3.3.2. Giải pháp ghép hoạt động du lịch với sản xuất làng nghề. ......................77 3.3.3. Giải pháp về quy hoạch khu nhà ở cũ và khu sản xuất cũ .......................77 3.4. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ..............................................78 3.4.1. Tuyên truyền, giáo dục môi trường ..........................................................78 3.4.1.1. Đối với các cán bộ quản lý.................................................................78 3.4.1.2. Đối với các doanh nghiệp, các hộ gia đình sản xuất. .........................78 3.4.1.3. Đối với người dân ..............................................................................79 3.4.2. Tổ chức quản lý môi trường .....................................................................80 3.4.2.1. Nâng cao năng lực quản lý.................................................................80 3.4.2.2. Áp dụng các công cụ pháp luật trong quản lý môi trường.................81 3.4.2.3. Áp dụng các công cụ kinh tế và kỹ thuật trong quản lý môi trường..82 3.4.2.4. Nâng cao vai trò và phối hợp sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề BVMT làng nghề. ...........................................................................................83 3.4.3. Giải pháp áp dụng Kỹ thuật “sản xuất sạch hơn”.....................................84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 88 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 90 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường PTBV Phát triển bền vững KT - XH Kinh tế xã hội QHBVMT Quy hoạch bảo vệ môi trường QHTT Quy hoạch tổng thể QCVN Quy chuẩn Việt Nam BTNMT Bộ TN&MT CCN Cụm Công nghiệp TN&MT Tài nguyên và Môi trường TP Thành phố TTCN Tiểu thủ công nghiệp NXB Nhà xuất bản DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Duyên Thái - Thường Tín - Hà Nội .................................12 Hình 1.2. Biểu đồ mô phỏng biến động số hộ làm nghề sơn mài .............................18 Hình 1.3. Quy trình sản xuất sơn mài .......................................................................20 Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ làng nghề sơn mài kèm dòng thải [7] ............................23 Hình 2.1. Biểu đồ chuỗi số liệu thể hiện nồng độ bụi và các khí độc gây ra ô nhiễm môi trường làng nghề Duyên Thái T12/2014 ...........................................................31 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường khu vực .......................32 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện các thông số gây ô nhiễm môi trường không khí (2010 – 2014)..........................................................................................................................34 Hình 2.4. Biểu đồ chuỗi số liệu thể hiện các chỉ tiêu đánh giá môi trường đất tại Duyên Thái (2010-2014) ........................................................................................................38 Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong môi trường nước ...........................................................................................................................43 Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong môi trường nước (2010 – 2014) ..................................................................................................46 Hình 2.7. Mô tả công nghệ xử lý nước thải CCN sơn mài Duyên Thái ...................55 Hình 3.1. Quy trình phun sơn gia nhiệt .....................................................................62 Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải làng nghề sơn mài ......................................62 Hình 3.3. Mặt cắt ngang buồng phun sơn có kính chắn. ...........................................66 Hình 3.4. Sơ đồ cải tiến trạm xử lý nước thải hiện có ..............................................69 Hình 3.5. Mô hình xử lý nước thải tại cơ sở sản xuất sơn mài nhỏ ..........................70 Hình 3.6. Hệ thống thu gom, tập kết rác thải của làng nghề ....................................71 Hình 3.7. Mô hình tổ chức tại hộ gia đình cho các hộ sản xuất sơn mài không ở trong CCN sơn mài Duyên Thái ...............................................................................76 Hình 3.8. Quy trình sản xuất sạch hơn ......................................................................84 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1.Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tại xã Duyên Thái [19] .........14 Bảng 1.2. Số hộ gia đình làm nghề sơn mài xã Duyên Thái [19] .............................17 Bảng 2.1. Bảng ước tính lượng bụi và khí độc do sản xuất sơn mài gây ra ô nhiễm môi trường [21] .........................................................................................................29 Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu không khí ...........................................................................29 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát bụi và khí độc tháng 12/2014 ........................................30 Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát tiếng ồn tháng 12/2014 ..................................32 Bảng 2.5. Bảng số liệu phân tích mẫu không khí và tiếng ồn (2010 – 2014) [3] ...........33 Bảng 2.6. Vị trí lấy mẫu môi trường đất ...................................................................35 Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất ...........................................35 Bảng 2.8. Bảng số liệu phân tích mẫu đất từ 2010 - 2014 ........................................36 Bảng 2.9. Tải lượng chất bẩn sinh hoạt tạo ra/ngày đêm ..........................................39 Bảng 2.10. Vị trí lấy mẫu môi trường nước ..............................................................40 Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất so với QCVN 40:2011/BTNMT.......................................................................................................41 Bảng 2.12. Số liệu tổng hợp phân tích mẫu nước thải làng nghề (2010 – 2014) [3] 45 Bảng 2.13. Phân tích các chỉ tiêu nước mặt ..............................................................47 Bảng 2.14. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ...............................................48 Bảng 2.15. Số người mắc bệnh xã Duyên Thái năm 2014 .......................................53 Bảng 3.1. Tiêu chí để đưa các cơ sở sản xuất vào CCN ...........................................74 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, việc BVMT là một trong những định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong đó, vấn đề môi trường tại các làng nghề truyền thống đang được quan tâm chú trọng. Làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Vai trò của làng nghề cũng được Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định rõ: “Phát triển các ngành nghề truyền thống và cả các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp (TTCN), công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân”. Làng nghề sơn mài Duyên Thái – Thường Tín – Hà Nội là một trong những làng nghề sản xuất sơn mài truyền thống với trên 200 năm tuổi đã và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây môi trường tại làng nghề ngày càng bị ô nhiễm gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng dân cư và đến sự tồn tại, phát triển của chính làng nghề. Vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp hợp lý để giảm thiểu tối đa việc ô nhiễm môi trường tại làng nghề. Luận văn “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề sơn mài Duyên Thái – Thường Tín - Hà Nội” đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hợp lý để góp phần BVMT theo hướng PTBV. 2. Mục đích của luận văn - Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề sơn mài Duyên Thái - Đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp cho làng nghề sơn mài Duyên Thái. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng: - Chất lượng môi trường làng nghề sơn mài Duyên Thái 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Làng nghề sơn mài Duyên Thái – Thường Tín – Hà Nội 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Thu thập số liệu hiện có liên quan đến đề tài, thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Nhằm điều tra, thu thập số liệu về các nguồn thải tại khu vực nghiên cứu; - Phương pháp tham vấn cộng đồng - Phương pháp kế thừa - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phân tích: Số lượng mẫu : 07 mẫu khí, 07 mẫu tiếng ồn; 08 mẫu nước (04 mẫu nước thải; 02 mẫu nước mặt, 02 mẫu nước ngầm); 02 mẫu đất. + Thời gian lấy mẫu: từ ngày 20/12/2014 đến hết ngày 22/12/2014 + Địa điểm lấy mẫu: UBND xã Duyên Thái, trường tiểu học xã Duyên Thái, ven đường giao thông và tại một số điểm sản xuất của xã Duyên Thái. 5. Nội dung chính của luận văn - Tổng quan được các vấn đề về: Làng nghề Việt Nam; điều kiện tự nhiên, KT-XH khu vực xã Duyên Thái. - Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề Duyên Thái. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể về công nghệ và quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề Duyên Thái. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LÀNG NGHỀ SƠN MÀI 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM VÀ LÀNG NGHỀ SƠN MÀI VIỆT NAM 1.1.1. Tổng quan về các làng nghề Việt Nam Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số làng nghề đã trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008 cho thấy ở nước ta, làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm 60%), ở miền Trung 30% và miền Nam 10%. Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6 nhóm ngành chính gồm: thủ công mỹ nghệ; chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật liệu xây dựng, khai thác đá; tái chế phế liệu và các ngành nghề khác. Mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ. Tính từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế làng nghề phát triển mạnh, nhưng cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ công, đơn giản; công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, ý thức người dân làng nghề trong việc BVMT sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người còn hạn chế,.... Những yếu kém và hạn chế nói trên đã tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của chính làng nghề và cộng đồng xung quanh. Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là môi trường của không ít làng nghề đang bị suy thoái Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân. Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm 2013, ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất; ô nhiễm nước diễn ra đặc biệt do lượng nước thải của các làng nghề chưa qua xử lý mà được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Ngoài ra, chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để gây tác động xấu tới cảnh 4 quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Theo dự báo, ô nhiễm không khí, nước và đất ở các làng nghề sẽ còn diễn biến phức tạp nếu không kịp thời áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật. Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, tập trung vào một số bệnh, như: Các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt…. Đặc biệt, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao ở một số làng nghề. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và thấp hơn từ 5 đến 10 năm so với làng không làm nghề. Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của chính làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng [4]. Trước thực trạng trên, Bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề là vấn đề được quan tâm của cả xã hội. Nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đã ban hành đề cập đến vấn đề này, như: Nghị quyết 41/NQ-TƯ năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 định hướng đến năm 2020; Luật BVMT năm 2014 và các văn bản, như: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7-7-2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 113/TT-BTC ngày 28-122006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT; Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT… Một số địa phương có làng nghề cũng đã chú ý đến việc ban hành các văn bản liên quan nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương mình. Một số làng nghề đã từng bước ứng dụng các công nghệ mới trong xử lý chất thải, giảm 5 thiểu ô nhiễm môi trường. Công tác xã hội hóa BVMT làng nghề của nhà nước đã bắt đầu được chú ý và đã huy động được sự tham gia của cộng đồng. 1.1.2. Đặc điểm của làng nghề 1.1.2.1. Một số làng nghề ngoài nước Làng nghề, tồn tại ở nhiều nước trên thế giới: Đức, Thụy Điển, Hy Lạp... đặc biệt là một số nước Châu Á: Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Philipin, Ấn Độ,.... Đây là nét văn hóa và bản sắc riêng của từng quốc gia. Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây khi mà nét văn hóa truyền thống của từng quốc gia được đề cập đến nhiều hơn, những công trình nghiên cứu về làng nghề trên thế giới phát triển hơn. Làng nghề lúc này được xem xét dưới mọi khía cạnh: Kinh tế, xã hội học, môi trường, tổ chức sản xuất, quy hoạch phát triển,.... Tất cả các nghiên cứu này đều hướng tới 03 mục đích: Giữ gìn bản sắc văn hóa của từng đơn vị làng nghề; phát triển kinh tế; BVMT làng nghề. Bước vào thế kỷ XXI, hầu hết ở tất cả các quốc gia có “Làng nghề” đều nhận thức rõ ràng hơn về sự suy thoái môi trường và khái niệm PTBV được đưa vào thực hiện. PTBV là “sự phát triển thỏa mãn các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của thế hệ tương lai và các nhu cầu của tương lai”. PTBV trở thành mục tiêu chi phối của tất cả các chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề. 1.1.2.2. Một số làng nghề trong nước Việt Nam là một nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, ở nông thôn lấy “làng” làm đơn vị cơ sở. Làng xã Việt Nam liên kết với nhau một cách chặt chẽ, tạo thành một kết cấu vững chắc trước những biến động của tự nhiên và xã hội. Làng xã chính là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt và văn hoá ở nông thôn: “Làng vốn là một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá cộng đồng” [14]. Các làng nghề phía Bắc được hình thành từ khá sớm, cách đây 4-5 thế kỷ. Đầu thế kỷ XX, khi nghiên cứu về làng nghề ở Việt Nam, nhà xã hội học Pierre Gourou (Pháp) đã liệt kê có khoảng 108 làng nghề ở vùng châu thổ Sông Hồng, sử dụng 450.000 lao động, khoảng 8% số dân cư ở độ tuổi trưởng thành. 6 Làng nghề tập trung ở nhiều nơi: Ven sông Hồng; Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình...; ở miền Trung và miền Nam số làng nghề không nhiều như miền Bắc. Trong số những làng đã được phát hiện, có mức độ chuyên môn hoá cao, khoảng 40% dân số ở tuổi lao động đã chuyển hẳn sang sản xuất phi nông nghiệp hoặc bán nông nghiệp [4]. Hà Nội là một trong những nơi có số lượng làng nghề lớn nhất trong của vùng đồng bằng sông Hồng, đã đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Có nhiều làng nghề ở Hà Nội sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ chất lượng cao đã thành công khi tiêu thụ sản phẩm, kể cả xuất khẩu ra thị trường quốc tế như Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Duyên Thái. Hiện nay, số lượng các làng nghề Việt Nam có xu hướng tăng; chất lượng sản phẩm cũng được chú trọng nên các áp lực tới môi trường từ hoạt động của làng nghề ngày một lớn. Hệ thống làng nghề ở Hà Nội được hình thành và phân bố tập trung hai bên tả hữu ngạn sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích. Theo điều tra của Tổng cục Thống kê (2012), Hà Nội hiện có 174 xã, 282 làng có nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN), trong đó có 120 làng nghề đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) quyết định cấp bằng công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề. Những huyện có nhiều làng nghề là Thường Tín 26 làng, Phú Xuyên 24 làng, Thanh Oai 20 làng, Quốc Oai 13 làng, Hoài Đức 10 làng, Chương Mỹ 9 làng, còn lại các huyện, thị khác có từ 2 đến 7 làng [17]. Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các làng nghề khoảng 160.000 người trong đó số lao động chuyên TTCN khoảng 16%, lao động kiêm TTCN khoảng 58%, lao động dịch vụ khoảng 5%, lao động thuần nông khoảng 21%. Nói chung các làng nghề ngoài thành Hà Nội đã đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Có nhiều làng nghề sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm đã có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu. Mặt khác nhiều làng nghề khác sản xuất các mặt hàng truyền thống và các mặt hàng thông dụng cho tiêu thụ nội địa lại đang gặp nhiều khó khăn. 7 Trong những năm gần đây, có khá nhiều các nghiên cứu về làng nghề, vấn đề môi trường làng nghề đang được nhiều người quan tâm và thực tế thì vấn đề này đang gây nhiều bức xúc và nan giải đối với kinh tế xã hội nói chung như Đề tài "Nghiên cứu thực trạng môi trường sức khỏe ở làng nghề làm bún Phú Đô, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp cần thiết", Luận án tiến sĩ Y học của Lê Đức Thọ, năm 2008;... Bên cạnh đó có nhiều nghiên cứu về sức khỏe làng nghề cho thấy tình trạng sức khỏe các làng nghề phía Bắc đều trong tình trạng báo động. Tỷ lệ người lao động có phương tiện bảo hộ đạt Tiêu chuẩn vệ sinh lao động thấp (22,5%); 100% các hộ sản xuất chế biến lương thực – thực phẩm nước thải không qua xử lý, đổ thẳng ra cống rãnh. Nồng độ các chất khí gây ô nhiễm trong môi trường (H2S, NH3…) có đến 3/5; 1/5 mẫu không đạt yêu cầu. Tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp chiếm 34,7%, bệnh về da chiếm tới 37,3%... [10] Nhìn chung, đối với các làng nghề truyền thống, vấn đề ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh. Mỗi làng nghề có những điều kiện và thực tế khác nhau do đó nguồn gây ô nhiễm không giống nhau. 1.1.3. Các làng nghề sơn mài ở Việt Nam Nghề sơn từ thời tiền sử đến năm 1858: Đồ sơn nước ta xuất hiện khá sớm ở châu thổ Bắc Bộ. Kết quả khai quật cho thấy niên đại của những di vật và những dụng cụ làm sơn trong các ngôi mộ tương đương với thời gian tồn tại của văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay trên hai nghìn năm. Các di vật và thư tịch không được liên tục, nhưng cũng đã đánh dấu sự hưng khởi của đồ sơn ở thời kỳ độc lập và phát triển của Phật giáo bằng sự có mặt trong một số loại hình đơn giản, trong đồ thờ, đồ tùy táng… gắn liền với kiến trúc chùa chiền, dinh thự. Đồ sơn trở thành đối tượng sử dụng trong cuộc sống đời thường của nhân dân và phát triển cao trong các giai đoạn tiếp sau từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX ở khắp các làng xã Việt Nam với số lượng và loại hình đa dạng… Đồ sơn không chỉ phục vụ kiến trúc tôn giáo mà đã đi vào nhu cầu của người dân, không chỉ là những vật dung đơn thuần mà trong nó đã được nâng lên thành hàng hóa, mang tính thẩm mỹ [25]. 8 Năm 1925, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời tại Hà Nội. Sơn mài Việt Nam bắt đầu trở thành nền kinh tế mới cho ngành mỹ thuật. Và Sơn mài trở thành một trong những nghề quan trọng của Việt Nam. Nước ta có khoảng 1450 làng nghề, trong đó có khoảng 8 – 10 làng nghề sơn mài, phân bố ở khắp nơi trong nước Việt Nam, nhiều nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ như Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định... Doanh thu từ nghề sơn mài được khoảng 20 – 30 tỷ đồng/năm. Ta thấy, nghề sơn mài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hôi của Việt Nam. Nước ta có nhiều làng nghề sơn mài nổi tiếng và có truyền thống lâu đời như làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng nghề sơn mài Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)… [25]. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, làng nghề sơn mài có lượng nước thải không lớn chỉ khoảng 2 – 5 m3/ngày/cơ sở; nhưng nước thải chứa chất ô nhiễm cao. Nước thải sơn mài chứa bị mài nhỏ mịn làm tăng hàm lượng cặn, chứa nhiều chất ô nhiễm như dung môi. Hàm lượng COD, BOD5 trong nước thải thường vượt Quy chuẩn cho phép. Qua tìm hiểu, ở Việt Nam có công trình nghiên cứu về làng nghề sơn mài Duyên Thái – Thường Tín – Hà Nội của sinh viên Chử Thị Thùy Linh, với tên đề tài “Xử lý nước thải làng nghề sơn mài xã Duyên Thái – huyện Thường Tín – TP Hà Nội”. Đề tài mới dừng lại ở việc xử lý nước thải cho CCN sơn mài Duyên Thái và 1 phần các hộ sản xuất trong làng nghề Hạ Thái, đề tài chưa triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường tại Duyên Thái do sản xuất sơn mài gây ra. 1.2. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ SƠN MÀI DUYÊN THÁI 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề sơn mài Duyên Thái Đầu thế kỷ 20, nghề sơn mài hiện nay được ra đời do nghệ nhân, cụ Đinh Văn Thành cải tiến từ nghề sơn dầu cổ. Hình thành những làng nghề có tiếng ở khắp nơi trong cả nước như: Làng nghề sơn mài Phù Lào (Tiên Sơn - Bắc Ninh), làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp- Bình Dương, làng nghề sơn mài khảm thôn Bối Khê- Phú Xuyên,....nhưng điển hình về sản xuất sơn mài phải kể đến làng nghề sơn mài xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP Hà Nội [4]. 9 Trong sự phát triển nghề sơn mài, Duyên Thái cũng trải qua các bước phát triển khác nhau. Sản xuất các sản phẩm sơn mài đã có tại nhiều nơi, nó đã trở thành một nghề kiếm sống của cả một khu vực dân cư. - Trước năm 1945 nghề sơn mài phát triển chủ yếu là hoành phi, câu đối và đồ thờ cúng. - Sau năm 1945 trong thời kỳ bao cấp các sản phẩm chính của làng là đồ mỹ nghệ. Trong thời kỳ này đồ thời cúng ít được tiêu thụ và vì vậy hầu như không còn sản xuất. - Từ khi bắt đầu mở cửa, nghề sơn mài phát triển với một diện mạo mới, sản phẩm và hình thức sản xuất cũng đa dạng hơn. Hiện nay theo thống kê có tới trên 2000 mẫu mã sản phẩm: Trong nước, sản phẩm của Duyên Thái như tranh phong cảnh, lễ hội, văn hóa đặc trưng các vùng miền, ảnh Bác Hồ, đồ thờ, lốc lịch.... Thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật, Đức với các sản phẩm như bàn ghế sơn mài, bình hoa, khung gương, album ảnh... Ước tính khoảng 50% tổng sản lượng của làng phục vụ xuất khẩu và doanh thu khoảng trên 5 tỷ đồng/năm [4]. - Giá trị văn hóa của các sản phẩm của làng được gắn với giá trị truyền thống, với phương thức sản xuất ở đây chủ yếu là bằng tay và những dụng cụ thủ công, giá trị nghệ thuật được thể hiện qua từng sản phẩm. Với vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô, làng nghề xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội vốn nổi tiếng với nghề sơn mài truyền thống. Trước đây, làng nghề Duyên Thái chỉ chuyên làm hàng sơn đồ nét, đó chủ yếu là đồ thờ cúng, tượng phật, tranh sơn mài, tranh sơn khắc…Trên chất liệu gỗ và sơn ta, những sản phẩm truyền thống của làng nghề được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Tuy nhiên, khoảng 30 năm trở lại đây cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, những sản phẩm sơn mài trang trí như: lục bình, lọ hoa các loại, tranh sơn mài, khay, đĩa trang trí…lại chiếm ưu thế [5]. Nắm bắt sự thay đổi của thị trường, người dân Duyên Thái nhanh chóng chuyển sang sản xuất những sản phẩm sơn mài nội thất, trang trí. Kết hợp với sự 10 thay đổi về mẫu mã, chất liệu của sản phẩm cũng được người dân Duyên Thái thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh chất liệu gỗ truyền thống, Duyên Thái hiện sử dụng cả gốm, tre, nứa, mây, composite…để tạo hình sản phẩm. Và đặc biệt màu men trên các sản phẩm sơn mài được cải tiến rõ rệt bóng trong, sâu thẳm. Tính đến nay, nghề sơn mài Duyên Thái đã có truyền thống hơn 200 năm. Sự phát triển nhanh chóng cũng như giá trị kinh tế của sơn mài trang trí mang lại đã không chỉ tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ cho cuộc sống của người dân Duyên Thái mà còn thu hút một lượng lớn lao động ở các địa phương khác về làm nghề. Hàng năm, Hiệp hội làng nghề Duyên Thái kết hợp với Trung tâm khuyến nông, Trung tâm khuyến công của TP tổ chức đào tạo mới, đào tạo nâng cao tay nghề cho hàng trăm lao động mỗi năm. Đồng thời, chú trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là nguồn nhân lực có tay nghề cao. Hiện nay, Duyên Thái đang có một số lượng lớn lao động trẻ được đào tạo một cách chính quy bài bản trong các trường mỹ thuật. Chính những người thợ này đang từng ngày tạo nên những sản phẩm mới, những sản phẩm đặc sắc mang tính thẩm mỹ cao cho làng nghề để phục vụ xuất khẩu [4]. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.2.1. Vị trí địa lý - Huyện Thường Tín nằm ở cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp huyện Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Phú Xuyên và phía Bắc giáp huyện Thanh Trì; có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua, đồng thời có tuyến giao thông đường sông là 2 con sông Hồng và sông Nhuệ.Với : Diện tích: 127,7km2. Dân số : 200.589 người Vậy Thường Tín là huyện có vị trí địa lý hết sức quan trọng. Nó là đầu mối giao thông quan trọng , là đường chung chuyển quốc gia với quốc lộ 1A , đường tránh Hà Nội – cầu Giẽ và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Việc giao lưu hàng hóa từ các tỉnh phía Nam đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hầu hết đều đi qua địa 11 phận của huyện. Vì vậy, Thường Tín đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước [3]. Làng nghề sơn mài xã Duyên Thái ở vị trí đầu huyện Thường Tín (phía đông bắc huyện), nằm dọc theo đông quốc lộ 1A, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 18 km về phía Bắc, cách trung tâm thị trấn huyện Thường Tín về phía Nam 3 km, có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp với xã Đông Mỹ và xã Liên Ninh thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. - Phía Nam giáp với xã Văn Bình thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. - Phía Đông và Đông Nam giáp với xã Ninh Sở và xã Liên Phương thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. - Phía Tây giáp xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Địa hình: Xã Duyên Thái có tổng diện tích tự nhiên là 388,43 ha. Địa hình toàn xã tương đối bằng phẳng, có xu thế nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Độ cao trung bình 2,5 - 3,0 m so với mặt nước biển, nơi cao nhất 5m, nơi thấp nhất là 1,4m [19]. 12 Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã Duyên Thái - Thường Tín - Hà Nội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan